Wednesday, May 15, 2013

Trung Quốc : ô nhiễm không lối thoát


 
ĐIỂM BÁO - 
Bài đăng : Thứ ba 14 Tháng Năm 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 14 Tháng Năm 2013

Trung Quốc : ô nhiễm không lối thoát

Ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc. Ảnh chụp 24/02/2013.
Ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc. Ảnh chụp 24/02/2013.
REUTERS/Stringer

Lê Vy  RFI

Biểu tình phản đối ô nhiễm, báo động kinh tế đang mắc nợ tại Trung Quốc, bầu cử tại Bulgari, đánh thuế lên các máy kết nối internet và hiện tượng tạo sơ yếu lý lịch giả tại Pháp là các đề tài xuất hiện trên các tờ báo Paris.

Nạn ô nhiễm tại Trung Quốc lâu nay vốn là một đề tài nóng bỏng và được báo chí quan tâm nhiều. Hôm nay, báo Libération có bài viết cho biết tại nhiều địa phương trên toàn quốc, người dân xuống đường biểu tình phản đối các dự án xây dựng công xưởng và các nhà máy lọc dầu. Sự phẫn nộ của dân chúng phần nào buộc chính quyền phải minh bạch hóa hơn các hồ sơ dự án.

Tờ báo nhắc lại một số vụ biểu tình trước đây tại Trung Quốc lên án nạn ô nhiễm như biểu tình phản đối dự án nhà máy lọc dầu ở Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) vào ngày 4/5 vừa qua. Cuộc biểu tình này đã quy tụ hàng nghìn người xuống đường. Họ yêu cầu chính phủ phải quan tâm hơn đến ý kiến người dân. Mới đây vào thứ sáu tuần trước, bất chấp lực lượng cảnh sát đông đảo, hàng trăm người tại Thượng Hải vẫn xuống đường biểu tình chống việc xây dựng một xưởng sản xuất pin lithium, nguồn gốc gây ô nhiễm cho cuộc sống tại đây.

Biểu tình phản đối nạn ô nhiễm môi trường do công nghiệp gây ra tại Trung Quốc diễn ra khắp nơi với những mức độ lớn nhỏ khác nhau. Đôi khi có tới 70 000 người tham gia  và thỉnh thoảng những cuộc tập hợp đó dẫn tới bạo động. Nếu chính phủ Trung Quốc cứ nhắm mắt làm ngơ trước các làn sóng biểu tình trên thì khủng hoảng về môi trường sẽ biến thành một vấn đề chính trị và xã hội vô cùng đau đầu cho giới chức trách Trung Quốc.

Theo thống kê, 70% sông hồ tại Trung Quốc và 90% mạch nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng thậm chí là không thể cho súc vật uống. Giới chuyên gia đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh còn đáng sợ hơn cả dịch bệnh hô hấp cấp tính nặng SARS.

Theo những người biểu tình, việc xây dựng các khu công nghiệp sẽ không gây tác hại đến môi trường và sức khỏe con người, nếu như nó tôn trọng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Đằng này, dường như chính quyền đang đồng lõa với các nhà công nghiệp trong các hồ sơ này, bởi hình phạt cho việc gây ô nhiễm rất nhẹ. Hầu như tòa án không bao giờ chấp thuận đơn kiện của nạn nhân nhắm vào một cơ sở gây ô nhiễm.

Theo một báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới, hằng năm, có 760 000 người Trung Quốc chết trước tuổi do ô nhiễm môi trường không khí, nước. 
Trung Quốc : Lo ngại tăng trưởng quanh một nền kinh tế đang mắc nợ
Báo chí vẫn luôn ca tụng mức độ tăng trưởng kinh tế vũ bão của Trung Quốc, một siêu cường trong tương lai. Thế nhưng, báo Kinh tế Les Echos hôm nay đăng tin là ngày càng có nhiều nhà kinh tế học nhận thấy Trung Quốc đang tiêu một lượng tín dụng lớn để phục vụ mục tiêu tăng trưởng. Nợ của Trung Quốc cao hơn hẳn các quốc gia đang trỗi dậy khác.\

Les Echos báo động nền kinh tế Trung Quốc trượt dốc. Mối quan ngại về nợ nần của kinh tế Trung Quốc ngày càng rõ rệt. Vào tháng 3/2013, ngân hàng Nomura của Nhật cảnh báo nguy cơ khủng hoảng tài chính. Tiếp đến tháng 4, cơ quan thẩm định tài chính Fitch hạ điểm tín nhiệm đối với các khoản nợ của Trung Quốc được phát hành bằng đồng nhân dân tệ. Tín dụng của Trung Quốc tăng quá nhanh. Vừa mới hôm qua, hai cơ quan tài chính CLSA và Moody’s cũng vừa đánh chuông báo động cho tình trạng trên.

Tờ báo nhận định rằng nợ của Trung Quốc đã gần đuổi kịp Hoa Kỳ. Nhìn sang các nền kinh tế đang trỗi dậy, thì nợ của Trung Quốc cao hơn hẳn so với Brazil, Ấn Độ, Nga. Trong bốn năm nay, các luồng tín dụng mới đã tăng gần gấp 3 lần tăng trưởng GDP. Tờ báo đặt câu hỏi liệu có nên hoảng hốt trước tình hình này hay không. Câu trả lời là có lẽ là không. Bởi vì theo như nhận xét của một số chuyên gia thuộc ngân hàng UBS, nợ tích lũy của chính phủ địa phương và trung ương hiện ở mức 55% tổng sản phẩm nội địa.

Điều này chứng tỏ trong trường hợp suy thoái, Bắc Kinh vẫn có phương tiện để cứu vãn nền kinh tế của mình. Thế nhưng, hình ảnh bộ máy vận hành Trung Quốc cũng suy giảm phần nào vì điều đó chứng tỏ tính không hiệu quả của nền tài chính Trung Quốc.
 
 
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-1/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link