Saturday, May 18, 2013

Những chiến sĩ không tên tuổi


 

Những chiến sĩ không tên tuổi


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-05-14

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này



phuonguyen-305.jpg

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, ảnh chụp trước đây.

File photo

 

Nhân Ngày Nhớ Ơn Mẹ hôm Chủ Nhật 12 tháng 5 vừa rồi, blogger Bình Minh "xin gửi những nỗi niềm chia sẻ đến tất cả các bà Mẹ dân oan, các bà Mẹ đang nuôi chồng trong lao tù và tất cả các em thiếu nữ đang trong nhà tù lớn nhỏ của CSVN. Chính các em, chính các bà mẹ – là những người chiến sĩ không tên tuổi – đang tiếp tục viết những dòng sử bi tráng cho dân tộc Việt Nam". Nhân Ngày Mẹ, blogger Bình Minh hỏi giới cầm quyền trong nước rằng "Lương tâm các người ở đâu?"; và tác giả hỏi tiếp:

Dòng lệ của Mẹ, dòng lệ của con đến khi nào mới được hòa lẫn trên má trên môi ? “Hòa bình xum họp” là như thế này đấy ư khi mà cả triệu người bị chia lìa ly tán vì nhà tù Cộng sản? Nghĩ đến tâm can của những người Mẹ đau khổ khi các cô con gái bị hành hạ đánh đập trong tù, tôi cũng muốn gào to như mẹ Phương Uyên “Lương tâm các người ở đâu?” Rồi với vết cháy (của điếu thuốc) trên trán người Mẹ, chiếc răng gẫy của người em, chắc chắn Hoàng Vi cũng phải gào to “Lương tâm các người ở đâu?”... Sẽ có thêm bao nhiêu em thanh niên thiếu nữ nữa sẽ bị tù tội như Phương Uyên, sẽ bị đánh đập đổ máu như Nguyễn Hoàng Vi, như cô em gái Nguyễn Hoàng Vi, và những thanh niên nam nữ không tên tuổi khác…?

Nguyện dâng hiến


Lên tiếng với Đài ACTD mới đây, một thanh niên đấu tranh cho nhân quyền VN và đang tạm trú tại Úc, là Trương Quốc Việt, có lưu ý rằng:

Như chúng ta đã biết công an đã gia tăng đàn áp, bắt bớ, cụ thể như gia đình chị Nguyễn Hoàng Vy bị công an đánh đập rất dã man ! và Nguyễn Phương Uyên đã bị công an VN đánh đập dã man ở trong tù. Nhưng nếu chúng càng mạnh tay, thì lòng dân càng phẫn uất… Chúng ta hãy lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, blogger Tạ Phong Tần cùng nhiều nhà dân chủ, tranh đấu khác tại VN đang bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp.”

Và Trương Quốc Việt khẳng định:

Chính các em, chính các bà mẹ – là những người chiến sĩ không tên tuổi – đang tiếp tục viết những dòng sử bi tráng cho dân tộc Việt Nam".
-Blogger Bình Minh

Những người thanh niên của thế hệ trẻ chúng tôi nguyện với Tổ Quốc đem tấm thân này để đền đáp, dâng hiến cho độc lập, tự do và dân chủ thực sự tại VN.”

Trước tình cảnh Nguyễn Hoàng Vy và Nguyễn Phuơng Uyên bị “dập liễu vùi hoa” như vậy, nhà văn Hồ Đình Nghiêm từ Canada không khỏi xót xa và thương cảm rằng:

Nhà nước Việt Nam đã mạnh tay tàn phá mọi thứ, kể cả việc chẳng ngần ngại khi muốn hủy diệt nhan sắc một người con gái. Mình không thể nhẫn tâm chưng lên cho bạn xem những tấm ảnh “xấu xa” khác, bởi mình tôn trọng Nguyễn Hoàng Vi. Em gái cô, Nguyễn Thảo Chi, bị công an đánh gãy mất nhiều răng, môi sưng, máu chảy đẫm ngực áo. Mẹ cô thì bị chúng dụi điếu thuốc đang hút vào mặt, cháy bỏng…”

Hành động như vậy khiến nhà văn Hồ Đình Nghiêm không khỏi phẫn nộ mà nêu lên câu hỏi đại ý rằng “ Bạn là người hay thú?”; và ông nói thêm rằng “Câu hỏi đó được gióng lên trên những vùng đất còn biết đến tình người, họ e dè, đắn đo, run tay, dằn vặt, tự vấn lương tâm… nghĩa là những thứ tủn mủn vụn vặt đó không hề có trên đất nước mang tên Việt Nam”.

Qua bài “Made in VN”, nhà văn Hồ Đình Nghiêm bày tỏ nỗi niềm thương cảm cho thiếu nữ yêu nước Nguyễn Hoàng Vy, rằng “Người ta thường có khuynh hướng khi dễ những thứ ‘made in Vietnam’, nhưng một thiếu nữ Việt Nam như Nguyễn Hoàng Vi thì mình cực lòng chẳng biết dụng chữ nào khác, ngoài hai chữ ngưỡng mộ, hai chữ đáng quý…”.

Blogger David Thiên Ngọc nêu lên câu hỏi rằng “ Nếu không thay máu quỉ vào xác người thì làm sao có cảnh những cánh tay và thân hình hộ pháp mà đan tâm giáng thẳng hết sức những đòn thù vào thân xác, vào mặt của những cô gái chân yếu tay mềm như một cành hoa ở tuổi đôi mươi gây gãy nhiều răng và máu đổ đầy áo? Châm điếu thuốc đang cháy đỏ vào mặt người già đáng tuổi mẹ của mình ?”.

Xin ngã mũ nghiêng mình chào


bà Dương Thị Tân, người vợ cũ của nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

Qua bài “Viết cho Phương Uyên và tuổi trẻ yêu nước VN”, blogger David Thiên Ngọc tâm sự rằng trước khi viết những dòng này cho những người trẻ yêu nước ấy, tác giả “xin ngã mũ nghiêng mình chào các em với lòng bái phục”, dù tác giả “đi trước các em hơn một thế hệ trên quảng đường đời” – yếu tố mà theo David Thiên Ngọc, “không nói lên được điều gì khi mình chưa dấn thân vào con đường chông gai, máu lửa mà các em đang tiến bước”.

Tác giả cho biết ông từng có những đêm dài thức trắng, lật từng trang sử dân tộc, đọc từng dòng trong suốt chiều dài lịch sử để thấy lại những hình ảnh cùng hoàn cảnh mà các Anh hùng, Anh thư của dân tộc Việt,  từ ngày lập quốc cho đến tiền bán thế kỷ 20, đã đáp lời sông núi đứng lên diệt thù trong giặc ngoài, thì chưa có trường hợp nào, triều đại nào “mà cái thế lực gây hại cho nhân dân, giết chết nhân dân nhưng không hề một chút rùn tay thương xót... lại chính là những người cùng chung một huyết thống với toàn dân, lại chính là cái triều đại xưng là thay trời, là phụ mẫu chi dân, gây ra”. Ngay cả những kẻ đan tâm “cõng rắn cắn gà nhà” như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống…cũng chưa bao giờ hành hạ người dân như hiện nay. Tác giả David Thiên Ngọc nhận xét:

Đọc sử xưa tự hào cho dân tộc. Nhìn thẳng vào hoàn cảnh đất nước hiện nay từng giờ... từng giờ... trôi qua tôi lại thấy qúa xót xa và máu sôi sùng sục. So với hơn 4000 năm lịch sử chưa lúc nào đất nước VN đen tối như lúc này, nghịch cảnh oái oăm như hiện tại, dân tộc đau khổ chưa từng có, trớ trêu và mai mỉa thay cái thế lực cường quyền giết hại nhân dân, áp bức gông cùm nghĩa sĩ, đày đọa con dân tuổi trẻ yêu nước thương nòi không tiếc xương máu đổ ra để bảo vệ non sông đem lại hạnh phúc cho đồng bào ruột thịt lại chính là những đứa con của mẹ Âu Cơ đã dâng trái tim và linh hồn cho quỉ dữ. Lại chính là cái triều đình, cái chính quyền mà tự xưng là của dân, do dân và vì dân?”

Trong hoàn cảnh quê hương hiện nay, tác giả cảm thấy “đau khổ và xót thương thay cho tuổi trẻ yêu nước VN”. Tuổi trẻ - và cả sĩ phu, trí thức yêu nước – đang lâm cảnh khó khăn, nghiệt ngã là “lòng yêu nước đã và đang bị cầm tù” khi họ bày tỏ tinh thần ái quốc lại bị gán cho là phản động, bày tỏ lòng căm thù hay biểu tình chống giặc ngoại xâm lại bị quy kết là “thế lực thù địch”. David Thiên Ngọc cáo giác:

Kẻ bán nước đã hoàn toàn thay máu, trái tim và linh hồn đã dâng cho quỉ dữ. Có như thế mới có những đoạn giống như phim mà côn đồ đánh đập Phương Uyên bầm dập trong tù. Trong lúc Phương Uyên đâu thiếu sự hiền hòa và nhân ái cùng tầm hiểu biết của một sinh viên ở tuổi hai mươi đối với mọi người và tất nhiên không phải là đối tượng để tranh giành vật chất thấp hèn hầu phục vụ cho bản thân đối với bọn côn đồ cặn bã của xã hội nơi địa ngục chốn trần gian dành riêng cho hạng mặt người dạ thú.”

Blogger Thiên Ngọc nêu lên câu hỏi rằng “ Thù địch với ai ? Cả dân tộc này thù địch với ai nếu không phải là thù, đối nghịch với bọn xâm lược phương Bắc  ? Và những kẻ nào, thế lực nào đối nghịch với nhân dân tức là kẻ thù của dân tộc. Nhắc tới “đối nghịch với nhân dân”, tác giả không quên đề cập tới hành động của những kẻ “thay máu quỷ vào xác người” là trấn lột áo quần để làm nhục Nguyễn Hoàng Vy, đánh đập nhà yêu nước này cùng người thân khiến họ khó tránh bệnh hậu, hành hung dã man vợ con MS Nguyễn Công Chính, hành hạ blogger Tạ Phong Tần mà “không bút mực nào kể xiết” khiến thân mẫu của Tạ Phong Tần, là cụ bà Đặng Thị Kim Liêng, uất ức phải tự thiêu để tố cáo tội ác của những kẻ “thay máu quỷ vào xác người”, đoạ đày, biệt giam các blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày, bí mật chuyển họ tới nơi rừng sâu, núi thẩm, hành hạ người thân của những nhà bất đồng chính kiến theo kiểu “tru di tam tộc”…

Những tình cảnh như vậy có lẽ khiến nhà báo, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đắc Kiên không khỏi thốt lên những vầng thơ:

“Hãy nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt anh,

hỏi hắn xem có mẹ cha tiên tổ ?

Hãy nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt anh,

hỏi hắn xem có vợ con nòi giống ?

Hãy nhìn thẳng vào mắt kẻ bắt anh,

hỏi hắn xem phải chăng

Cha ông chưa bao giờ đổ máu,

Hỏi hắn xem đất dưới chân đang da diết kêu ai ?”

Và trong khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thân tặng những người biểu tình yêu nước vì Hoàng Sa-Trường Sa, rằng:

“Hãy ngẩng mặt lên,
cho tôi thấy đôi mắt bạn.


không cần hét hò,
xin hãy cứ lặng im.


Đất Mẹ có nói gì đâu,
Đất Mẹ biết hết rồi !”


Thì nhà thơ Gia Hiền xem chừng như cũng không quên tặng cho những kẻ “hèn với giặc”, rằng:

“Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngẩng đầu...
... vì...
... đôi lúc...
... phải cạo râu!”


Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi Tạp chỉ Điểm Blog, và xin hẹn với quý vị kỳ sau.

 

 

 

 

Bà Hồ Thị Bích Khương bị biệt giam, bà Tạ Phong Tần bị chuyển trại

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-05-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
image-305.jpg
Chị Hồ Thị Bích Khương (áo trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009.
RFA file
 
Hai nữ tù nhân lương tâm được nhiều người biết đến tại Việt Nam là bà Hồ thị Bích Khương và Tạ Phong Tần vừa được người nhà lên tiếng cho hay tình trạng đáng ngại của họ trong nhà tù.

Blogger Tạ Phong Tần, người chịu án 10 năm về tội tuyên truyền chống Nhà Nước cùng trong vụ án với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và blogger Anhba Saigon, chỉ vì công khai lên tiếng về tình hình bất công, tham nhũng tại Việt Nam nay bị chuyển trại từ Xuân Lộc, Đồng Nai ra Thanh Hóa.

Cô Tạ Minh Tú, em gái của blogger Công lý & Sự Thật Tạ Phong Tần cho biết mới được người chị từ nhà tù gọi điện về cách đây một hôm, và nay gia đình đang trên đường mang những thứ cần thiết để đến trại mới gặp blogger Tạ Phong Tần:
“Tin mới nhất là họ chuyển chị ra Thanh Hóa mà gia đình không hay, họ không thông báo cho gia đình. Mới cách đây một ngày chị có điện về nói ở Thanh Hóa rất lạnh. Chị thì bị bệnh viêm họng mãn tính và khớp mà hai thứ bệnh đó kỵ lạnh. Thời tiết như thế người ta vào nam để tránh mà đưa chị ra đó. Gia đình nhận định là họ gây khó cho gia đình thăm nuôi.”

Một tù nhân lương tâm khác là bà Hồ thị Bích Khương, hiện đang bị giam tại Trại giam Thanh Chương, Nghệ An, và gia đình cho biết bà bị biệt giam hơn chục ngày qua.

Lý do mà gia đình nhận định về việc biệt giam bà Hồ thị Bích Khương lâu nay luôn cương quyết không nhận tội, tiếp tục đấu tranh dù phải chịu tù tội. Dù bị đánh đập trong tù đến thương tích nhưng bà Hồ thị Bích Khương vẫn không nản chí. Bà kiên trì viết đơn tố cáo và tìm mọi cách để gửi ra bên ngoài.

Tin từ người nhà cho biết cách đây hơn 10 ngày, đứa con trai duy nhất chưa đến tuổi vị thành niên của bà Hồ thị Bích Khương được những người quen đưa đến để gặp mẹ trong tù.

Sau khi về, cháu nói lại về tình hình của bà mẹ cho người dì là bà Hồ thị Lan, và bà này cho biết như sau:
“Có người ở đó gọi điện lén về cho tôi, và cháu Đức được đưa đến đó và là người đang được nuôi dưỡng nên được cho gặp. Cháu được gặp và mẹ nói bị biệt giam. Cháu nói mẹ nhìn chậm chạp, ngơ ngẩn như mất trí.”

Bản thân bà Hồ Thị Lan cũng là người thân hằng tháng đều có đi thăm em gái là Hồ thị Bích Khương trong tù. Qua những lần thăm nuôi đó, bà có nhận xét về sức khỏe cũng như những yêu cầu từ bản thân bà Hồ thị Bích Khương như sau:
“Những lần tôi đi thăm trước thì Bích Khương có nói nhờ bên ngoài tác động và các cơ quan báo chí tác động để cho Khương được đi phẫu thuật lại cánh tay.

 Bây giờ cứ đau ê ẩm. Họ nói cho đi bệnh viện Thanh Hóa nhưng Khương không đồng ý, vì khi Khương bị tai nạn đưa vào bệnh viện Thanh Hóa họ không nhận, phải đưa đến bệnh viện Trung ương mới làm được, mà bây giờ lại đưa vào bệnh viện Thanh Hóa không thể bảo đảm được nên Khương không chịu. Bây giờ Khương muốn về lại nơi viện chữa trước đây nhưng họ không cho đi.

Khương đòi gặp đại diện quốc tế về nhân quyền để đối chất ba mặt một lời xem Khương có sai hay là bị hại.”

tpp-240912-200.jpg
Bà Tạ Phong Tần tại phiên phúc thẩm hôm 24/9/2012. RFA file
 
Đây không phải là lần đi tù thứ nhất của bà Hồ thị Bích Khương mà là lần thứ ba. Điều khiến bà Hồ thị Bích Khương phải đi tù là do từ uất ức bản thân bị oan ức vì tài sản, đất đai bị thu hồi, phá hết một cách phi pháp.

Bà đi khiếu kiện cho trường hợp của bản thân, từ đó giúp cho những người khác; và tố cáo những quan chức, nhân viên công quyền vi phạm pháp luật, cũng như những bất cập của chế độ hiện hành.

Bà Hồ thị Lan đưa ra nhận định về người em và việc cơ quan chức năng khép tội cho bà Hồ thị Bích Khương:
“Tôi rất thương em, từ ngày nhỏ chúng tôi mất mẹ, sau đó năm 84-85 tôi đi thoát ly. Ở nhà em tôi xây dựng được quán, ốp làm ăn khấm khá, giỏi giang. Nhưng họ phá quán, phá ốp nhiều lần. Phá mà không thỏa thuận, bồi thường. Khi Khương biết trong ‘hiến pháp 92’ nên từ năm 93 đến nay đi khiếu nại.

Khi đi khiếu nại thì gặp nhiều người cùng cảnh ngộ, nhưng đi đâu cũng bị ‘đá bóng’. Đi khiếu kiện đến khi không còn gì nữa, Khương uất ức lên. Họ ghét và đổ cho tội chống nhà nước. Khương là người yêu nước yêu dân, không có tội.

Vụ án này khi họ bắt Khương thì người dân chúng tôi cũng tưởng có tội; nhưng khi ra tòa thì có luật sư bào chữa. Luật sư là người học từ trường Cộng sản bảo vệ nói Khương không có tội, nên chúng tôi nhận thấy Khương không có tội. Nhưng Khương vẫn bị đi tù. Chúng tôi biết họ làm sai nhưng không biết làm sao cả.”
Xin phép được nhắc lại blogger Tạ Phong Tần từng là một đảng viên Cộng sản và làm trong ngành công an. Bà trở thành một nhà báo tự do và viết blog lên tiếng đấu tranh về những tệ trạng tham nhũng tại Việt Nam. Bà bị bắt hồi tháng 9 năm 2011 cùng với hai blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và AnhbaSaigon Phan Thanh Hải trong nhóm Câu Lạc Bộ Nhà báo tự do. Đến ngày 24 tháng 9 năm 2012 tòa sơ thẩm thành phố Hồ Chí Minh tuyên án blogger Tạ Phong Tần 10 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN.

Phiên phúc thẩm vào ngày 28 tháng 12 cùng năm giữ nguyên mức án do tòa sơ thẩm đã tuyên.

Hồi ngày 8 tháng 3 năm nay, blogger Tạ Phong Tần được ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vinh danh là một trong 10 phụ nữ can đảm trên thế giới.

Còn bà Hồ thị Bích Khương hồi năm 2005 bị tòa án quận Ba Đình, Hà Nội kết án 6 tháng tù về tội gọi là gây rối trật tự. Đến tháng 4 năm 2007, bà lại bị bắt và sau đó bị tòa án Nam Đàn, Nghệ An kết án 2 năm tù giam với tội danh ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà Nước, xâm phạm lợi ích công dân’.    

Vào tháng 12 năm 2010, bà bị bắt lại, và phiên tòa sơ thẩm vào ngày 29 tháng 12 năm 2011, tòa án tại Vinh xử bà 5 năm tù giam và ba năm quản chế. Phiên phúc thẩm vào ngày 30 tháng 5 năm 2012 tòa phúc thẩm y án sơ thẩm.

Bà Hồ thị Bích Khương được tổ chức Human Rights Watch trao giải Hellman Hammett năm 2011.
 
 
 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-1/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link