Nhân
Quyền Đâu Rồi?
(05/16/2013)
Tác
giả : Trần Khải
Trong
khi Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam đã được thông qua ở một tiểu bang Hạ Viện Liên
Bang Hoa Kỳ hôm Thứ Tư 15-5-2013, nhà nước Hà Nội vẫn xiết chặt thêm các hoạt
động của các nhà dân chủ tại VN.
Trang báo Mạch Sống (http://machsong.org) hôm 15-5-2013 cho biết:
“Hôm nay, tiểu ban đặc trách nhân quyền của Uỷ Ban Đối Ngoại ở Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR 1897, do DB Christopher Smith đưa ra cách đây đúng một tuần.
DB Smith, Chủ Tịch của tiểu ban này, phát biểu trước khi các thành viên của tiểu ban bỏ phiếu: “Chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm cả một dãy những quyền con người căn bản.”
Đề cập đến buổi điều trần mà Ông đã triệu tập trước đó, DB Smith nói : “Lời điều trần mà chúng tôi nghe được xác nhận rằng đàn áp tôn giáo, chính trị, và sắc tộc tiếp diễn và giới chức chính quyền Việt Nam đồng loã trong nạn buôn người.”
Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết rằng kế hoạch của cuộc vận động mà tổ chức của Ông đua ra lần này là đẩy cho HR 1897 được thông qua Hạ Viện thật sớm, để còn có nhiều thời gian vận động cho nó ở Thượng Viện.
“Đây là trọng tâm chính của Ngày Vận Động Cho Việt Nam vào ngày 4 tháng 6 tới đây”, Ông nói.
Hiện nay trên 400 đồng hương ở nhiều tiểu bang đã xác nhận tham gia cuộc tổng vận động này.
Đảng nắm quyền ở Hạ Viện đã hưởng ứng cuộc tổng vận động này bằng “Ngày Gặp Gỡ Người Mỹ Gốc Việt”, gồm có buổi họp khoáng đại ở Hội Trường Quốc Hội vào buổi sáng, bữa cơm trưa với các dân biểu, và sau đó là 4 buổi họp song song giữa các vị dân biểu hữu trách với các nhóm chuyên đề của phái đoàn người Mỹ gốcV iệt.
Cùng ngày, DB Smith sẽ triệu tập buổi điều trần về tình trạng tài sản của người Mỹ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt.
Theo ban tổ chức Ngày Vận Động Cho Việt Nam, song song với những sinh hoạt kể trên, phái đoàn người Việt sẽ chia thành nhiều chục toán nhỏ để đi gặp từng dân biểu và thượng nghị sĩ một nhằm vận động họ ủng hộ Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam.
“Đồng thời chúng tôi cũng sẽ kêu gọi các vị dân cử đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền một cách cụ thể nếu muốn tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương”, Ts. Thắng nói.
Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương là một thương ước về mậu dịch tư do giữa nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, mà Tổng Thống Obama dự định sẽ đề nghị lưỡng viện Quốc Hội biểu quyết vào cuối năm nay.
BPSOS cho biết là chiều ngày 3 tháng 6, một bộ phẩn gồm 150 thành viên của phái đoàn người Việt sẽ vào Toà Bạch Ốc.” (hết trích)
Trong khi đó, bản tin VOA hôm Thứ Năm đã phỏng vấn Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, về trường hợp Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày Thứ Năm 16/5. Bản tin VOA ghi lời ông Robertson:
“Hoạt động của Uyên và Kha là phát tán truyền đơn, tức thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do căn bản của con người. Đây không phải là tội phải bị bỏ tù. Việt Nam ngày càng trở nên độc tài và vi phạm nhân quyền của công dân. Chiến dịch đàn áp ngày càng gia tăng đối phó với những người cổ võ cho thay đổi cải cách. Cái điều luật mà nhà nước Việt Nam dùng để buộc tội các nhà hoạt động ôn hòa hoàn toàn đi ngược lại cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia khi ký vào Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân. Luật pháp nội địa của Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam vững mạnh trong đường lối kinh tế-chính trị thì họ đã không tống giam những sinh viên rải truyền đơn chỉ trích nhà nước.”
Mặt khác, bài viết của Phạm Lê Vương Các, Sinh viên Luật từ Sài Gòn, đăng trên BBC cho rằng:
“...Nếu hai thanh niên này xếp hàng để khóc như trẻ con khi đuợc nắm tay các sao Hàn thì đã không sao. Nếu họ sử dụng tư duy để luyện tập lắng nghe một-hai-hay ba nốt nhạc để phán đoán bài hát thì cũng chẳng có vấn đề gì.
Còn nếu như họ hoạt động theo kiểu phong trào được ban phát từ Đoàn và Hội sinh viên có khi còn được thăng tiến và trọng dụng.
Nhưng hai sinh viên này đã không làm thế. Họ đã chọn cách lắng nghe tiếng gọi của dân tộc, viết bằng máu trên những mảnh vải có nội dung lên án giặc ngoại xâm.
Họ đã sử dụng tư duy của mình để phán đoán dòng chảy của nhân loại và cuối cùng lựa chọn con đường dấn thân đấu tranh chính trị thay vì có thái độ bàng quan như bao người cùng trang lứa...
...Nếu Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha phải chịu án tù thì họ chính là những người trẻ đã viết nên những trang đầu tiên làm lay động tâm thức xã hội.
Đó là đem vào đời sống chính trị Việt Nam hình ảnh của những người trẻ có tinh thần dân tộc, có lý tưởng sống nhưng phải đối diện với tù tội.
Nó đã thách thức lương tri của những tri thức hàng đầu của đất nước và đặt ra câu hỏi cho hàng triệu thanh niên sinh viên còn đang bàng quan với thời cuộc...”(hết trích)
Nhà hoạt động Lê Thăng Long, Phong trào Con đường Việt Nam, trong bài viết mới trên mạng Bauxite VN, viết rằng:
“Sự kiện gia đình bạn Nguyễn Hoàng Vi gồm toàn phụ nữ: Hoàng Vi, mẹ Hoàng Vi, em Hoàng Vi bị đánh tàn nhẫn ngay giữa ban ngày tại cơ quan công quyền, có làm ai bàng hoàng, đau xót? Những người, những tổ chức bảo vệ phụ nữ tại Việt Nam ở đâu, sao không lên tiếng? Vì sao họ bị đánh như vậy? Chỉ vì họ đi dã ngoại quyền con người, để tuyên truyền “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người” cho mọi người hiểu để xã hội, đất nước được tốt hơn. Chỉ vì họ bảo vệ, đòi lại những tài sản của họ bị cưỡng đoạt trắng trợn, vi phạm quyền làm người.
Và những người đàn ông đâu mất rồi?
À có đấy! Lúc đó, họ đang bao vây xung quanh mấy người phụ nữ này để đánh hội đồng. Em gái bạn Hoàng Vi đã bị những người này đánh văng ra mấy cái răng. Mẹ Hoàng Vi bị họ dí thuốc là đang cháy vào mặt. Họ đánh ba người đến thân tàn ma dại, kêu khóc thảm thiết. Một bạn trai lúc đó có mặt đã xông vào bảo vệ nhưng cũng bị đánh cho tơi tả, không làm gì được.
Những người đàn ông đâu mất rồi?
Tôi đau xót cho những người phụ nữ dũng cảm, kiên cường và đầy nhân ái của nước tôi đã, đang và sẽ phải đối diện với những sự tàn bạo, vô nhân tính….
Và ngày mai, một bạn gái trẻ yêu nước đã bị đánh bầm dập trong trại tạm giam, có lẽ sẽ tiếp tục bị “đánh” hội đồng trong một phiên tòa tại Long An. Đó là sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Và một thanh niên – Đinh Nguyên Kha sẽ bị “đánh” đồng thời vì anh là người yêu nước.
Những người đàn ông đâu mất rồi?”(hết trích)
Chuyện quê nhà lúc nào cũng đau lòng như thế.
Câu hỏi là: nhân quyền đâu rồi?
Trang báo Mạch Sống (http://machsong.org) hôm 15-5-2013 cho biết:
“Hôm nay, tiểu ban đặc trách nhân quyền của Uỷ Ban Đối Ngoại ở Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR 1897, do DB Christopher Smith đưa ra cách đây đúng một tuần.
DB Smith, Chủ Tịch của tiểu ban này, phát biểu trước khi các thành viên của tiểu ban bỏ phiếu: “Chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm cả một dãy những quyền con người căn bản.”
Đề cập đến buổi điều trần mà Ông đã triệu tập trước đó, DB Smith nói : “Lời điều trần mà chúng tôi nghe được xác nhận rằng đàn áp tôn giáo, chính trị, và sắc tộc tiếp diễn và giới chức chính quyền Việt Nam đồng loã trong nạn buôn người.”
Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, cho biết rằng kế hoạch của cuộc vận động mà tổ chức của Ông đua ra lần này là đẩy cho HR 1897 được thông qua Hạ Viện thật sớm, để còn có nhiều thời gian vận động cho nó ở Thượng Viện.
“Đây là trọng tâm chính của Ngày Vận Động Cho Việt Nam vào ngày 4 tháng 6 tới đây”, Ông nói.
Hiện nay trên 400 đồng hương ở nhiều tiểu bang đã xác nhận tham gia cuộc tổng vận động này.
Đảng nắm quyền ở Hạ Viện đã hưởng ứng cuộc tổng vận động này bằng “Ngày Gặp Gỡ Người Mỹ Gốc Việt”, gồm có buổi họp khoáng đại ở Hội Trường Quốc Hội vào buổi sáng, bữa cơm trưa với các dân biểu, và sau đó là 4 buổi họp song song giữa các vị dân biểu hữu trách với các nhóm chuyên đề của phái đoàn người Mỹ gốcV iệt.
Cùng ngày, DB Smith sẽ triệu tập buổi điều trần về tình trạng tài sản của người Mỹ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt.
Theo ban tổ chức Ngày Vận Động Cho Việt Nam, song song với những sinh hoạt kể trên, phái đoàn người Việt sẽ chia thành nhiều chục toán nhỏ để đi gặp từng dân biểu và thượng nghị sĩ một nhằm vận động họ ủng hộ Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam.
“Đồng thời chúng tôi cũng sẽ kêu gọi các vị dân cử đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền một cách cụ thể nếu muốn tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương”, Ts. Thắng nói.
Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương là một thương ước về mậu dịch tư do giữa nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, mà Tổng Thống Obama dự định sẽ đề nghị lưỡng viện Quốc Hội biểu quyết vào cuối năm nay.
BPSOS cho biết là chiều ngày 3 tháng 6, một bộ phẩn gồm 150 thành viên của phái đoàn người Việt sẽ vào Toà Bạch Ốc.” (hết trích)
Trong khi đó, bản tin VOA hôm Thứ Năm đã phỏng vấn Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, về trường hợp Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày Thứ Năm 16/5. Bản tin VOA ghi lời ông Robertson:
“Hoạt động của Uyên và Kha là phát tán truyền đơn, tức thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do căn bản của con người. Đây không phải là tội phải bị bỏ tù. Việt Nam ngày càng trở nên độc tài và vi phạm nhân quyền của công dân. Chiến dịch đàn áp ngày càng gia tăng đối phó với những người cổ võ cho thay đổi cải cách. Cái điều luật mà nhà nước Việt Nam dùng để buộc tội các nhà hoạt động ôn hòa hoàn toàn đi ngược lại cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia khi ký vào Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân. Luật pháp nội địa của Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam vững mạnh trong đường lối kinh tế-chính trị thì họ đã không tống giam những sinh viên rải truyền đơn chỉ trích nhà nước.”
Mặt khác, bài viết của Phạm Lê Vương Các, Sinh viên Luật từ Sài Gòn, đăng trên BBC cho rằng:
“...Nếu hai thanh niên này xếp hàng để khóc như trẻ con khi đuợc nắm tay các sao Hàn thì đã không sao. Nếu họ sử dụng tư duy để luyện tập lắng nghe một-hai-hay ba nốt nhạc để phán đoán bài hát thì cũng chẳng có vấn đề gì.
Còn nếu như họ hoạt động theo kiểu phong trào được ban phát từ Đoàn và Hội sinh viên có khi còn được thăng tiến và trọng dụng.
Nhưng hai sinh viên này đã không làm thế. Họ đã chọn cách lắng nghe tiếng gọi của dân tộc, viết bằng máu trên những mảnh vải có nội dung lên án giặc ngoại xâm.
Họ đã sử dụng tư duy của mình để phán đoán dòng chảy của nhân loại và cuối cùng lựa chọn con đường dấn thân đấu tranh chính trị thay vì có thái độ bàng quan như bao người cùng trang lứa...
...Nếu Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha phải chịu án tù thì họ chính là những người trẻ đã viết nên những trang đầu tiên làm lay động tâm thức xã hội.
Đó là đem vào đời sống chính trị Việt Nam hình ảnh của những người trẻ có tinh thần dân tộc, có lý tưởng sống nhưng phải đối diện với tù tội.
Nó đã thách thức lương tri của những tri thức hàng đầu của đất nước và đặt ra câu hỏi cho hàng triệu thanh niên sinh viên còn đang bàng quan với thời cuộc...”(hết trích)
Nhà hoạt động Lê Thăng Long, Phong trào Con đường Việt Nam, trong bài viết mới trên mạng Bauxite VN, viết rằng:
“Sự kiện gia đình bạn Nguyễn Hoàng Vi gồm toàn phụ nữ: Hoàng Vi, mẹ Hoàng Vi, em Hoàng Vi bị đánh tàn nhẫn ngay giữa ban ngày tại cơ quan công quyền, có làm ai bàng hoàng, đau xót? Những người, những tổ chức bảo vệ phụ nữ tại Việt Nam ở đâu, sao không lên tiếng? Vì sao họ bị đánh như vậy? Chỉ vì họ đi dã ngoại quyền con người, để tuyên truyền “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người” cho mọi người hiểu để xã hội, đất nước được tốt hơn. Chỉ vì họ bảo vệ, đòi lại những tài sản của họ bị cưỡng đoạt trắng trợn, vi phạm quyền làm người.
Và những người đàn ông đâu mất rồi?
À có đấy! Lúc đó, họ đang bao vây xung quanh mấy người phụ nữ này để đánh hội đồng. Em gái bạn Hoàng Vi đã bị những người này đánh văng ra mấy cái răng. Mẹ Hoàng Vi bị họ dí thuốc là đang cháy vào mặt. Họ đánh ba người đến thân tàn ma dại, kêu khóc thảm thiết. Một bạn trai lúc đó có mặt đã xông vào bảo vệ nhưng cũng bị đánh cho tơi tả, không làm gì được.
Những người đàn ông đâu mất rồi?
Tôi đau xót cho những người phụ nữ dũng cảm, kiên cường và đầy nhân ái của nước tôi đã, đang và sẽ phải đối diện với những sự tàn bạo, vô nhân tính….
Và ngày mai, một bạn gái trẻ yêu nước đã bị đánh bầm dập trong trại tạm giam, có lẽ sẽ tiếp tục bị “đánh” hội đồng trong một phiên tòa tại Long An. Đó là sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Và một thanh niên – Đinh Nguyên Kha sẽ bị “đánh” đồng thời vì anh là người yêu nước.
Những người đàn ông đâu mất rồi?”(hết trích)
Chuyện quê nhà lúc nào cũng đau lòng như thế.
Câu hỏi là: nhân quyền đâu rồi?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment