Monday, May 13, 2013

Nghi ngờ trong vô minh


 



12/05/13 | Tác giả: Nguyễn Văn Thạnh

Nghi ngờ trong vô minh


cau-hoi1. Đau khổ vì vô minh:

Đức Phật đã dạy chúng ta rằng “vô minh làm ta đau khổ”. Quả đúng vậy, rất nhiều đau khổ mà con người phải chịu đựng là đến từ sự vô minh. Một trong số đó là nghi ngờ (nghi kỵ) trong vô minh.

Tôi có thể không thích mô hình nhà nước do Lenin dựng lên, nhưng tôi ấn tượng với một số lời nói của ông vì nó đúng đắn. Một trong số đó là câu nói “tin tưởng là tốt nhưng kiểm soát còn tốt hơn”, để kiểm soát tốt, ta phải nghi ngờ. Vì nghi ngờ mà ta chịu khó suy tư, tìm hiểu; chính điều này đưa ta đến gần chân lý hơn. Nghi ngờ là đúng đắn, cần thiết trong cuộc sống chứ không có gì sai hay xấu.

Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu ta hoài nghi trong lý trí, thì đó là điều tốt; nếu ta hoài nghi trong vô minh thì nhiều khi lại rất tai hại.

Tôi có bà chị họ, tuổi xấp xỉ 40, rất xinh nhưng lại ế chồng. Cơ duyên nên nỗi thế, có phần là do tính nghi ngờ của chị. Bất cứ ai đến với chị, chị đều nghi ngờ là sở khanh là ham muốn thân xác, là âm mưu muốn chiếm đoạt chị. Sự nghi ngờ quá đáng đã làm hại chị, làm chị mất đi cơ hội cho người yêu thương mình thật lòng.

Nhân đây, tôi cùng muốn với quí bạn đọc điểm lại một số sự tích nghi ngờ trong vô minh làm chúng ta đau khổ:

- Khi những giáo sĩ Kito giáo vượt hàng nghìn km đại dương từ Âu Châu đến nước ta để truyền một đức tin mới. Một số người VN ta đã tin theo đức tin đó, lẽ ra chúng ta cũng nên xem đó như một chuyện bình thường trong đời sống đa dạng, cũng như việc cách đó hàng trăm năm dân tộc ta được truyền đức tin của đạo Phật, của đạo Nho,….thì người dân và các bậc vua chúa đã nghi ngờ những con người này. Chúng ta đã nghi ngờ họ là gián điệp cho Tây trong vô minh để rồi ra tay đàn áp, bách hại. Sự nghi ngờ trong vô minh đó để lại những án oan thảm khốc của việc cấm đạo, diệt đạo.

- Khi những nhà tư bản dong thuyền đến nước ta để tìm kiếm cơ hội, buôn bán mở rộng thị trường. Lẽ ra ta nên mở cửa đón tiếp họ giao thương để cùng giàu có, thịnh vượng như Nhật Bản thì chúng ta lại nghi ngờ họ đến để cướp nước ta. Sự nghi ngờ trong vô minh dẫn đến chúng ta đóng chặt cửa, bế quan tỏa cảng. Kết quả là chúng ta suy yếu và bị thâu tóm.

- Khi những người CS nắm chính quyền, với giáo lý đấu tranh giai cấp, họ nhìn đời bằng con mắt nghi ngờ cao độ, đâu cũng là kẻ thù của giai cấp, của chế độc. Với họ luôn luôn có thế lực thù địch đang âm mưu, đang rình mò. Chính điều này dẫn đến nhiều sai lầm phá hủy lý tưởng, mục tiêu tốt đẹp của họ.

Khi chúng ta nhìn đời bằng cặp mắt nghi ngờ trong vô minh thì mọi cái đều trở nên âm mưu, trở nên nguy hiểm và xấu xa.

2. Hoài nghi giết chết những nỗ lực tốt đẹp:

Một câu chuyện đang được bàn luận là PT CĐVN và mục đích của nó. Từ khi ra đời đã dấy lên nhiều mối nghi nghờ dành cho nó. Cũng chính đáng và dễ hiểu thôi. Người khởi xướng nó là ông Lê Thăng Long-người vừa mới ra tù nhờ ân xá do nhận tội với cơ quan an ninh. Rất nhiều bài viết của nhiều người nổi tiếng đã xuất bản chia sẻ với bạn đọc mà không cần dấu diếm nghi ngờ của mình. Nhiều kịch bản được đưa ra như: chim mồi, cánh tay nối dài của an ninh CS, giải pháp hạ cánh an toàn,…thậm chí có người còn gọi là PT vô liêm sỉ (họ cho rằng đây là phong trào nhằm lừa và gom ai chống đối nhà nước lại để hốt một mẻ).

Dự luận phản ứng như vậy cũng là điều dễ hiểu. Như con chim sợ cành cong, chúng ta có bài học đau đớn về sự cả tin, do vậy nghi ngờ là một điều nên có, nó tốt cho cuộc sống. Sự nghi ngờ giúp chúng ta cẩn thận hơn trước mọi sai lầm cũng như cạm bẫy.

Tuy nhiên, tôi tin chắc một điều, những người nghi ngờ đó chưa dành thời gian đọc kỹ để xem nội dung thực chất của PT là muốn gì và làm gì? Hoặc họ có xem nhưng họ không hiểu lắm, hoặc họ không thấy PT này nó giống với một PT nào đó đã diễn ra để lấy làm bài học so sánh.

Nếu chịu khó tìm hiểu, suy ngẫm và quan sát, hẳn sự hoài nghi sẽ mất dần, nhất là qua thời gian, phong trào đã bắt đầu hành động đúng như những gì nó khởi xướng và kêu gọi: Quyền Con Người. Tôi nghĩ qua một loạt hoạt động (in sách, phát động cuộc thi, lên tiếng bảo vệ quyền con người,….) và các bài viết giúp độc giả hiểu hơn về PT thì sự nghi ngờ sẽ hết. Xua tan không khí nghi ngờ cũng là một thắng lợi cho tiến trình đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.

Nhưng tôi đã lầm, nhiều người vẫn không hiểu và vẫn nghi ngờ về PT. Điển hình như tác giả Bình Minh với bài viết “Từ Dã Ngoại Nhân Quyền đến “Chọn đường” của Phạm Thị Hoài và “Khi đảng cộng sản tự giải thể” của Ngô Nhân Dụng”. Bài viết toát lên sự nghi ngờ như trước đây: cánh tay nối dài của an ninh, giúp người cầm quyền hạ cánh an toàn,… Sự nghi ngờ của tác giả Bình Minh nói riêng và của nhiều người khác nói chung cũng là chính đáng nhưng đến giờ phút này, tôi cho rằng sự đó là “sự hoài nghi trong vô minh”. Tác giả chỉ hoài nghi và hoài nghi, gần như không dùng trí tuệ để suy luận, phán xét vấn đề.

Thay vì nghi ngờ và nghi ngờ, chúng ta hãy thử tìm hiểu PT CĐVN nó là cái gì? Nó làm gì? Từ những dự liệu đó, ta suy ra nó sẽ như thế nào? Nếu được dựng lên thì nó sẽ đi đến đâu? Nó có thể làm gì và không thể làm gì? Chúng ta có thể ủng hộ nó đến mức nào hay “lợi dụng” nó đến mức nào?…Hay cao thủ hơn chúng ta có thể điều khiển nó theo ý ta thế nào?…..

Tôi hy vọng sự nghi ngờ hiện nay sẽ không giết chết được sáng kiến tổ chức các buổi dã ngoại trò chuyện về quyền con người cũng như các sáng kiến nhằm phổ biến tài liệu quyền con người đến với người dân. Buổi dã ngoại sẽ liên tục được tổ chức vào các ngày chủ nhật cho đến khi nào ba chữ Quyền Con Người trở thành tiếng nói thiêng liêng trong tất cả người Việt Nam chúng ta.

3. Ngoài vô minh, hoài nghi còn đến từ động cơ khác:

Một người bạn đã nói với tôi rằng “sự nghi ngờ trong vô minh đáng buồn hơn là đáng sợ, cái đáng sợ là sự nghi ngờ ẩn dấu các động cơ khác. Đã là con người, chúng ta có nhiều thuộc tính tự nhiên, một trong số đó là sự đố kỵ và ganh ghét. Ít ai thừa nhận chúng ta đố kỵ hay ganh ghét nhưng nhiều khi thuộc tính trên nó đến với chúng ta một cách tự nhiên và vô hình, nó chi phối suy nghĩ, hành động của ta trong tâm thức. Chúng ta thấy, người càng có bản lĩnh thì thuộc tính tự nhiên trên càng mạnh. Chúng ta cần cảnh giác với nó. Nó có thể là nguồn cơn sinh ra sự chia rẽ, hoài nghi, chê bai,…để rồi cuối cùng giết chết một ý định tốt đẹp cho dân, cho nước; một cách vô tình”.

4. Kết luận:

Nhân bài viết này, tôi cũng muốn chia sẻ vài suy nghĩ của mình. Rất nhiều người nhiệt tình, mong muốn có sự thay đổi tốt đẹp cho đất nước nhưng suy nghĩ của họ thật là khác thường. Một số cho rằng đằng nào ĐCS cũng phải đổ, phải bị đào thải, cứ để chuyện gì đến phải đến, từng có mó tay vào “đống phân” đó mà bẩn tay. Tôi nghĩ thật lạ, dù đơn giản như dọn đống phân đi, không ai mó vào thì làm sao nó mất đi để sạch sẽ?

Một số khác thì phân biệt rạch rồi bạn thù như thời chiến tranh lạnh. Họ chỉ muốn đảng cộng sản sụp đổ, các lãnh đạo hoặc đảng viên phải bị trừng phạt, không cho chúng hạ cánh, không cho chúng thoát,…Và chủ trương của họ là chửi, kích động, hô hào một cuộc xuống đường,… Các hành động nâng cao dân trí, cổ xúy dân quyền họ cũng tẩy chay vì họ lo sợ chuyển biến xã hội xảy ra trong êm đềm hòa bình, không thỏa mãn mong muốn trả thù.

Tôi suy nghĩ cách họ muốn liệu có nên xảy ra và liệu có tốt?

© Nguyễn Văn Thạch

© Đàn Chim Việt 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link