|
__._,_.___
ĐẢNG CSVN CẢ
LŨ
TRỰC TIẾP HAY
GIÁN TIẾP
ĂN CƯỚP TIẾT
KIỆM CỦA DÂN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 09.05.2013
Tuần trước, ngày 09.05.2013, viết bài CSVN IN TIỀN CHO VÀO LƯU HÀNH ĂN CƯỚP
TIẾT KIỆM CỦA DÂN, chúng tôi nhấn mạnh đến Lạm phát ở khía cạnh Tiền tệ bằng
cho Tiền mới in vào Khối Tiền đang lưu hành. Có độc giả nêu thắc mắc tại sao
Chủ tịch FED Hoa kỳ, Giáo sư Tiến sĩ BERNANKE, cũng đã dùng biện pháp Phát
hành tiền mới vào lưu hành để cứu vãn Kinh tế Mỹ trong thời kỳ đình trệ thiếu
vốn. Chúng tôi xin trả lời vớ ba lý do của FED như sau:
1)
Khối Dollar lưu hành tại Hoa kỳ và trên Thế giới với lượng khổng lồ. Việc
tăng tiền mới sánh với khối tiền lưu hành khổng lồ ấy chỉ như muối bỏ bể. Hãy
tưởng tượng ngoài Hoa kỳ, hầu hết các Ngân Hàng trên Thế giới đều giữ dự trữ
bằng đồng Dollar. Tỉ dụ Khối Dllar lưu hành ở Hoa kỳ và trên Thế giới là
100’000’000 tỉ. Nếu chỉ thêm vào lưu hành 1’000 tỉ, thì độ nhúc nhích Lạm
phát mới chỉ có 0.000001% không thấm vào đâu cho Lạm phát. Ngoài ra tăng Lạm
phát này lại được chia ra một phần tương đối nhỏ cho Hoa kỳ, mà một phần lớn
cho lưu hành Dollar trên Thế giới. Trong khi ấy, khối Tiền Đồng lưu hành ở Việt
Nam là khối nhỏ, nên việc tăng Tiền mới cho vào lưu hành mang tầm Lạm phát lớn.
2)
Chủ tịch FED tăng Tiền mới vào lưu hành khối Dollar của Hoa kỳ và trên Thế giới
lại dưới hình thức dài hạn chứ không ngắn hạn như trả lương, mua nợ cấp bách
như ở Việt Nam, nghĩa là độ tăng 0.000001% tại Hoa kỳ được tản ra dài hạn
trong hàng chục năm trong khi ấy độ mất giá của Tiền Đồng VN xẩy ra cấp thời.
3)
Việc tăng Tiền mới in cho Khối lưu hành Dollar tại Hoa kỳ là nhằm nới rộng vốn
cho lãnh vực sản xuất Kinh tế thực. Thực vậy, theo Công thức của Fisher
(MV/T)=P, thì nếu tăng MV (Khối Tiền tệ) để T (lượng sản xuất Kinh tế thực)
cũng tăng cùng một tốc độ, thì việc Lạm phát Tiền tệ được hóa giải. Tại Việt
Nam, việc tăng Tiền mới ngắn hạn bằng trả lương công chức hay mua nợ, trong
khi ấy lượng sản xuất của Kinh tế thực của các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh,
không những không tăng mà lại giảm xuống, thì ảnh hưởng lên Lạm phát sẽ là
bình phương.
Nếu học tại Havard về tài chánh mà áp dụng những nguyên tắc tài chánh Mỹ cho
Việt Nam với mô hình Kinh tế Tập quyền định hướng “Xã Hội Bóc Lột “ thì trật
lấc.
Lạm phát tăng vọt, Đồng Tiền mất giá là ăn cướp Tiết Kiệm của Dân. Nhà Nước
in Tiền mới cho vào lưu hành làm mất giá đồng tiền là trực tiếp ăn cướp Tiết
Kiệm. Các Tập đoàn , Tổng Công ty Nhà nước giảm lượng sản xuất Kinh tế thực
là gián tiếp ăn cướp Tiết Kiệm qua ngả Lạm phát.
Trong bài của tuần trước, chúng tôi nói đến việc ăn cướp trực tiếp. Trong tuần
này, chúng tôi đề nhấn mạnh đến việc ăn cướp gián tiếp Tiết Kiệm của Dân do
các Tập đoàn, Tổng Công ty quốc doanh. Chúng tôi xin đề cập đến những khía cạnh
sau đây:
=>
Tình trạng Lạm phát, mất giá đồng Tiền VN đã liên tục xẩy ra từ lâu và tích
lũy
=>
Cung cách sử dụng vốn của các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước
=>
Hiệu năng sản xuất yếu kém của các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước
=>
Kết luận Nhà Nước CSVN đáng cho Dân dứt bỏ hẳn
Tình trạng Lạm
phát, mất giá đồng Tiền VN
đã liên tục xẩy ra
từ lâu và tích lũy
Phá giá đồng nội tệ đi song hành với tình trạng LẠM PHÁT tăng nhanh ở Việt
Nam. Viết về tình trạng tăng nhanh lạm phát, chúng tôi cũng trích dẫn chính
những phân tích và nhận định của những nhà Kinh doanh, những Ngân Hàng gia,
những Giáo sư Kinh tế/Tài chánh từ Quốc nội để đám Mafia CSVN không chống chế,
lừa gạt được Dân chúng bằng cách cố hữu nói trên báo đài độc chiều rằng đó là
do “thế lực thù địch” hải ngọai vu khống.
Một số Phóng viên, Ký giả đã phỏng vấn những Giáo sư, Cố vấn Kinh tế/Tài
chánh tại quốc nội về tình trạng Lạm phát hiện nay. Chúng tôi xin trích đăng
lại một số phát biểu trong Bài đăng trên Vietnamnet do Phước Hà thực hiện (Cập
nhật lúc 18:37, Thứ Năm, 28/02/2008 (GMT+7))
Chỉ số tăng giá tiêu dùng hai tháng đầu năm lên đến 6,02%, đã đi được 2/3 so
với chỉ tiêu Quốc hội đề ra, trong khi vẫn còn 10 tháng ở phía trước. Các
chuyên gia kinh tế tỏ ra không có nhiều bất ngờ và cho rằng cần có các giải
pháp đồng bộ hơn để chặn đứng lạm phát.
*
Ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ
tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam:
“Tốc độ tăng giá 2 tháng đầu năm lên tới 6,02% là quá cao. Đặc biệt, có những
nguyên nhân chủ quan, trong đó có một nguyên nhân chính là ngân hàng đã bỏ lượng
tiền lớn ra mua USD chưa thu về hết được, đầu tư nhưng hiệu quả còn thấp,
ngân sách bội chi tăng lên.”
*
Giáo sư TSKH Ngô Trí Long, Học viện Tài chính:
“Con số 6,02% tăng cao quá. Nhìn cả một quá trình, đây là tăng cao nhất trong
hơn 10 năm lại đây. Đây là một cảnh báo đối với nền kinh tế. Những tháng tới,
nếu có tăng 0,5% thôi như dự báo tháng 3 của Tổ điều hành thị trường, thì cả
năm cũng không thể thực hiện nghị quyết Quốc hội đề ra. Biện pháp tiền tệ đã
được thực hiện. Giá cả đang lao nhanh như thế thì những biện pháp ra chỉ có
tính ngăn chặn thôi. Trong kiềm chế lạm phát, giải pháp tài chính tiền tệ có
ý nghĩa quan trọng, trong đó giải pháp tiền tệ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Lạm pháp do tiền tệ !”
*
Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
“Việc chống lạm phát năm 2008 này phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu, hơn cả
mục tiêu tăng trưởng. Vì suốt bốn năm liền lạm phát cao, cộng lại đã lên tới
40%. Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá, đội giá thành sản phẩm
lên cao, tăng thêm dự án treo, còn đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng.
Như vậy, về phương diện đối nội, phân phối nguồn lực đã bị lệch và tác động đến
đời sống.
Cùng điều kiện, hoàn cảnh, các nước trong khu vực lạm phát thấp hơn của mình.
Nếu môi trường VN vẫn bất ổn, lòng tin của nhà đầu tư sẽ giảm đi, ảnh hưởng đến
cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư bỏ đi cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng
trưởng dài hạn.
Lạm phát ảnh hưởng cũng sẽ làm cho sức cạnh tranh trong nước giảm đáng kể.
NHNN cũng đã vừa sử dụng kết hợp cả hai loại biện pháp dài hạn và tức thì. Biện
pháp hành chính như bán 20.300 tín phiếu.
Ngay sau đó NHNN lại bơm ra 39.000 tỷ đồng. Điều này khiến sự vận động của
dòng tiền thành bất thường, gây hiệu ứng tiêu cực.”
*
GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh,
chia sẻ them về vấn đề này:
“Ngân Hàng Nhà Nước quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng
USD và tiền đồng VN tăng thêm 603 đồng tương đương với 3,3%. Tôi cho rằng việc
này cũng coi như một sự phá giá của đồng VN, tức là cái tình trạng nhập siêu
của Việt Nam ngày nay lại càng gia tăng. Mà hiện nay, nếu theo tỷ giá này thì
nó càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, điều đó là điều hiển
nhiên rồi.”
Theo Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam,
trong 4 năm, đồng Tiền VN mất giá 40%. Điều này có nghĩa là việc mất giá của
đồng tiền VN không phải là có tính cách nhất thời, giai đọan với những lý do
bất thường mà Nhà Nước CSVN thường nêu ra để cắt nghĩa cho dân chúng để chữa
lỗi. Lý do mất giá đồng Tiền Việt Nam mang tính cách thường xuyên và trường kỳ.
Dưới chủ trương Kinh tế tập quyền chỉ huy, chúng tôi không nói đến làm gì vì
nền Kinh tế này thất bại hòan tòan. Nhưng hãy kể từ 10 năm nay, từ thời đổi mới,
mở cửa và tuyên bố chấp nhận nền Kinh tế Tự do và Thị trường, thì đồng Tiền
VN có thể nói là mất giá 100%, nghĩa là lạm phát, vật giá tăng 100%.
Cung cách sử dụng
vốn
của các Tập đoàn, Tổng
Công ty nhà nước
Những Công ty, Tổng Công ty Nhà Nước làm việc với vốn, Tiền của quốc gia. Vốn,
Tiền của quốc gia được thả lỏng cho những Công ty Nhà Nước. Những dự án thi
nhau trình lên Nhà Nước để lấy vốn. Phải có dự án, thì mới có dịp ăn bẩn ăn
thỉu. Thi đua dự án có nghĩa là thi đua cắt xén “đúng chỉ tiêu “. Có ba lọai
dự án chính:
*
Những dự án thuộc ngành nghiệp chuyên môn
*
Những dự án thuộc hệ thống Bộ
*
Những dự án thuộc vùng, mỗi Tỉnh
Thời kỳ đầu của đổi mới, mở cửa, những dự án của những Công ty quốc doanh được
coi như việc thưởng công chiến tranh. Dần dần sau này, những dự án dễ dàng được
cấp vốn thường là do những con ông cháu cha có quyền trong đảng.
Việc cấp vốn là theo tiêu chuẩn liên hệ quyền hành trong đảng, chứ không tất
nhiên theo tieo tiêu chuẩn cần thiết và hiệu quả Kinh tế. Ví tính cách liên hệ
quyền lực trong đảng, nên việc kiểm sóat xử dụng vốn cũng không thể xiết chặt
giữa các quyền lực trong đảng được bởi lẽ cùng ăn bẩn như nhau thì bỏ qua những
bẩn thỉu của nhau. Những chủ dự án nếu làm ăn không thành công hay thua lỗ,
thì đã có vốn nhà nước cấp phát thêm.
Đối với mỗi dự án từ vốn nhà nước, trước hết chủ dự án phải nghĩ đến cắt xén
cho túi riêng mình. Sau đó việc chi tiêu trong Công ty hay Tổng Công ty cũng
không được người Trách nhiệm kiểm sóat chặt chẽ bởi lẽ nếu người Trách nhiệm
khắt khe kiểm sóat, thì những người dưới kiểm sóat ngược lại khắt khe với
mình. Đây là cả hệ thống lãng phí vốn quốc gia.
*
Chúng tôi xin trích bài viết của Bloger Người Buôn Gió :
“Phát triển kinh tế hay tư duy nhiệm kỳ?
Mấy chữ “tư duy nhiệm kỳ” nghe mà phát ghét. Ở đó bao hàm tất cả những cái gì
là hủ bại nhất trong tính cách dân tộc, nhất là cái tính cách ăn xổi ở thì.
Ăn xổi ở thì thì làm bất kỳ việc nào cũng cốt qua loa cho xong đi, để mà còn
nặng túi trở về với gia đình, chăm sóc cái tổ ấm vốn đã lo đâu vào đấy trong
khi đang tại chức. Cho nên mọi việc anh làm, tiếng là vì dân, nhân danh thật
to tát, cuối cùng chỉ là đổ vỏ ra đấy để cho kẻ đến sau đi hót. Và chu trình
cứ thế lặp đi lặp lại, trở thành một đại họa cho dân. Một thành phố Hà Nội mà
càng cải tạo lại càng nhếch nhác chẳng phải vì thế thì còn gì. Nghe đâu ngài
đương kim trọng thần của nhiệm kỳ này đang cố tranh thủ một mảnh đất nào đấy ở
Hồ Mây, cái đích ngài cố ngắm cho trúng, chứ đâu phải là nghĩ suy về những
quy hoạch tổng thể cho Hà Nội ngàn năm “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như cụ Hồ
nói. Trách gì mới vài năm trước khi nước mưa biến cả thành phố thành sông thì
có vị quan to đã có ngay một câu thật nổi tiếng: Dân Hà Nội bây giờ quen dựa
dẫm vào Nhà nước mất rồi. Thì chính là vì dựa dẫm vào Nhà nước mà dân chúng
Thủ đô chúng tôi cứ tưởng rồi sẽ có đường phố khang trang, đi lại thông
thoáng hơn, nào hay bây giờ ra đường đã thấy ngay những con đường do Nhà nước
cải tạo đã đang tắc ứ. Còn các khu Hà Nội mới mở từ khi Thủ đô ta giải phóng
đến nay nhất là từ khi có đồng vốn vay nước ngoài để làm kinh tế thị trường,
thì nhiều nơi lại còn ngõ ngách chật hẹp, chen chúc, lúc nhúc còn hơn cả Hà Nội
36 phố phường thuở xưa. Những nơi ấy xe cộ tha hồ mà tắc.”
Những Giáo sư, Cố vấn Kinh tế cho Cơ Chế CSVN, không ai không nhắc đến lý do
thiếu kiểm sóat chặt chẽ Tiền, Vốn của Nhà Nước.
*
Ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ
tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam nói đến “đầu tư nhưng hiệu quả còn thấp,
ngân sách bội chi tăng lên.”
*
Giáo sư TSKH Ngô Trí Long, Học viện Tài chính, nhấn mạnh “Chính sách tài
chính phải xem lại để làm sao chi đầu tư phải hiệu quả, chi thường
xuyên phải tiết kiệm, cái nào cần phải giảm, cái nào phải bỏ. Đầu tư phải hiệu
quả, mua sắm tài sản công phải tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí... Chi
tiêu công phải siết chặt lại, chống lãng phí, tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm
sản xuất - hạ giá thành sản phẩm, đầu tư hiệu quả.”
*
GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh,
nói thẳng đến các Dự án và chi tiêu của Chính phủ: ”Theo các chuyên gia kinh
tế nhận định thì rất nhiều công trình có đầu tư lớn của nhà nước đang còn dở
dang và những công trình này không thể ngừng lại được. Để giải quyết chúng
nhà nước phải chấp nhận bỏ thêm một số tiền rất lớn trong ngân sách. Bây giờ
không thể kềm chế được cho nên biện pháp quan trọng nhất hiện nay là phải xem
xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của chính phủ. Còn các
công nghiệp khác ở trong nước thì ODA và FDI rất là ít cho nên chúng tôi cũng
chưa biết là chính phủ sẽ làm như thế nào, nhưng mà chúng tôi cũng có khuyến
cáo là chính phủ nên xem xét lại, tức là cơ cấu lại các khoản chi của chính
phủ, không dàn trải, phải nâng cao hiệu quả.
Khi lượng Tiền, Vốn bỏ ra, thả lỏng cho những Dự án chuyên môn, cho những Dự
án Bộ hay những Dự án Địa phương (Tỉnh), mà hiệu quả Kinh tế không đạt được,
thì đồng Tiền không Hội nhập đầy đủ, nghĩa là không có tương đương Hàng hóa
hay Dịch vụ bảo đảm Giá trị của đồng Tiền. Đồng Tiền mất giá, lạm phát
đã nhiều năm trường là do sự thả lỏng này. Nhà Nước lấy Tiền, Vốn đâu mà thả
lỏng ra như vậy ? Tại sao không có thể nghĩ rằng trong suốt những năm trường,
Nhà Nước độc tài đã ra lệnh cho Ngân Hàng Nhà Nước in tiền mới (chưa Hội nhập
Kinh tế), thả vào nền Kinh tế để đánh lận với đồng Tiền thực (đã Hội nhập
Kinh tế) mà dân chúng đang giữ.
Hiệu năng sản xuất
yếu kém
của các Tập đoàn,
Tổng Công ty nhà nước
Người làm Kinh tế có câu nói: “Làm ra Tiền đã khó, mà tiêu Tiền còn khó hơn”.
Thực vậy, tiêu Tiền không phải là vất Tiền ra cửa sổ. Tiêu Tiền theo ý nghĩa
Kinh tế là phải làm thế nào để một đồng chi ra, phải thu vào tối thiểu hơn một
đồng, nghĩa là nếu không có lợi nhuận, thì thà đừng tiêu. Việt Nam cũng có
câu :”Tiêu Tiền Chùa”, nghĩa là tiêu Tiền của chung thì dễ dàng phung phí,
không cần nghĩ đến hiêu quả. Phải nghĩ đến hiệu quả trước khi quyết định chi
tiêu.
Những Công ty, Tổng Công ty quốc doanh không làm ăn cho có hiệu quả tương xứng
vì những lý do sau đây:
*
Đây là Công ty Nhà Nước, lợi nhuận làm ra do cố gắng làm việc hữu hiệu, cũng
thuộc về Nha Nước. Vì vậy không cần cố gắng nhiều.
*
Người đứng trách nhiệm Công ty nghĩ đến cắt xén thưởng công cho mình trước
khi làm Kinh tế thực sự để sinh lợi nhuận.
*
Những sản phẩm công nghệ ngày nay là sự chắp nối những linh kiện rời trong hệ
thống sản xuất từng phần (sous-traitance). Những Công ty Nhà Nước khó lòng
phân công với nhau để sản xuất từng phần trong mục đích giảm giá thành sản phẩm
cuối cùng. Những Công ty công nghệ Nhà nước chọn những dễ dãi là nhập siêu những
thành phần từ nước ngòai để đem về ráp nối chặng chót. Vì vậy sản phẩm chặng
chót có giá thành cao lên vì nhập siêu những linh kiện.
*
Mỗi lần nhập siêu linh kiện là mỗi lần những chủ Công ty nhà nước lại có dịp
thông đồng kín đáo với người bán từ nước ngòai để tăng giá mua, cắt xén cho
vào túi riêng của mình.
*
Cuối cùng, nếu Công ty không làm việc cho có hiệu lực, thua lỗ, thì đã có Tiền,
Vốn quốc gia bù thêm vào.
Theo Công thức tóm tắt của FISHER mà chúng tôi đã cắt trong bài viết tuần trước
và mới nhắc lại trên đây, thì khi nền Kinh tế không có hiệu quả, số sản phảm
(T) giảm, thì Khối Tiền lưu hành (M.V) không có Hàng hóa và Dịch vụ tương xứng.
Đồng Tiền mất giá, lạm phát, đồng tiền mua được ít hàng, nghĩa là vật giá
tăng.
*
Bloger Người Buôn Gió viết rất đúng về thái độ làm việc của những người trách
nhiệm các Công ty Nhà Nước:” Các kế hoạch xây dựng càng xây càng hỏng, nào hầm
Thủ Thiêm, đường hầm Kim Liên…; có nhà máy như Dung Quất tưởng đã vận hành từ
lâu thì nay lại phát hiện thêm 100 lỗi trong khi thi công nên phải tạm ngưng,
không biết sẽ còn ngưng đến bao giờ. Các đại tập đoàn đứng sau Nhà nước, tưởng
lập ra là cốt tăng thêm GDP, giúp cho an sinh được cải thiện, dân đỡ khổ hơn,
nào hay anh nào cũng dài mồm than lỗ, mới ra Tết mọi thứ sản phẩm của họ đã
tăng giá vùn vụt, nghĩa là họ chỉ góp phần vào bĩ cực mà chẳng thấy có thái
lai.”
*
Giáo sư TSKH Ngô Trí Long, Học viện Tài chính, nhấn mạnh như một hiệu lệnh:
“Đầu tư phải hiệu quả”.
*
GSTS Vũ Văn Hóa, Trưởng Khoa Kinh Tế Tài Chánh - Đại Học Quản Lý Kinh Doanh,
cũng nhất thiết khuyến cáo: “Phải nâng cao hiệu quả”.
*
Chúng tôi xin trích một đọan của bài viết của Oâng VŨ QUANG VIỆT đăng trên
báo Lao Động (số 197, ngày 25.8, và số 198, ngày 27.8.2007) :“Tôi rất đồng ý
với các nhà kinh tế đã nhận định là ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào lạm
phát có nguyên nhân in tiền nhiều quá. Tại sao lại in tiền nhiều ? Vì nhà nước
chi nhiều hơn số thuế thu được. Vấn đề là nhà nước bắt ông Ngân hàng Nhà nước
mua trái phiếu. Điều này có nghĩa là bắt NHNN in tiền. Tiền nhiều hơn hàng
làm ra thì tất phải lạm phát. Thời chống lạm phát cuối những năm 1980, hầu hết
mọi người trong chính phủ đều cho rằng phải tăng năng suất, phải tăng cung để
giảm lạm phát. Tôi đã đặt cho các bạn ấy một câu hỏi. Thế khả năng tăng sản
xuất thật một năm là bao nhiêu ? Cao nhất như Trung Quốc thì cũng chỉ 10-15%
là cùng, nhưng các ông lại đang tăng tiền tới cả vài trăm phần trăm một năm.
Các ông có tăng sản xuất nổi vài trăm phần trăm một năm không ?“
Kết luận: Nhà Nước
CSVN
đáng cho Dân dứt bỏ
hẳn
Xin nhắc lại lời của Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế
Việt Nam, nói: “Cùng điều kiện, hoàn cảnh, các nước trong khu vực lạm phát thấp
hơn của mình.“.
Có lẽ Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam,
không dám nói ra một điều làm Việt Nam khác với các nước trong khu vực vì ngại
sợ rằng Công an CSVN lại mời ông lên làm việc, rồi truy tố ông ra tòa theo Điều
88 Bộ Hình Luật. Riêng tôi, tôi đã nói từ lâu rằng cái Cơ Chế CSVN làm Kinh tế,
gọi là nền Kinh tế Tự do và Thị trường định hướng XHCN, khác hẳn với việc làm
Kinh tế Tự do và Thị trường ở những nước trong khu vực. Nền Kinh tế Tự do và
Thị trường của những nước trong khu vực tôn trọng Môi trường Chính trị—Luật pháp
dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique démocratique adéquat),
trong khi ấy Việt Nam cố thủ chủ trương Chính trị độc tài nắm trọn độc quyền
Kinh tế. Cái khác là ở chỗ đó và chính cái khác này làm cho Lạm phát và đồng Tiền
mất giá cao hơn nhiều sánh với những nước trong khu vực.
Kinh tế Việt Nam là Kinh tế nhóm đảng Mafia CSVN độc tài cướp bóc của cải dân
chúng và quốc gia cho riêng mình, chứ không phải nền Kinh tế do Dân và cho
Dân. Vì nắm giữ cả hai quyền, nên Tiền, Vốn nhà nước bỏ lỏng ra để Khối Tiền
lưu hành (M.V) tăng theo ý đảng và họat động Kinh tế không cần hiệu quả để
không đủ sản phẩm tương xứng (T) bảo đảm cho giá trị đồng Tiền. Lạm phát, Phá
giá đồng Tiền là như vậy.
Khi viết về cuộc Khủng hỏang Tài chánh Á-châu năm 1997 làm đồng tiền một số lớn
những nước Á châu mất giá, Bà Francoise NICOLAS đã đưa ra tỉ dụ tình trạng lạm
phát đã làm dân chúng đói nghèo nổi dậy đạp đổ chế độ độc tài SUHARTO sau 32
năm cai trị.
Thực vậy khi vật giá tăng vọt, đồng tiền mà họ tiết kiệm mất giá do chính Cơ
chế Nhà Nước CSVN, một đàng trực tiếp do in thêm Tiền mới cho vào lưu hành, một
mặt gián do những Tập đoàn, Tổng Công ty quốc doanh, thì những người lãnh
lương như công nhân, công chức thì không được tăng lương là bao nhiêu, đa số
rơi vào cảnh nghèo đói. Những người giữ quyền hành Chính trị, đặc quyền làm
ăn bóc lột thì giầu có, vẫn tiêu pha, nhập siêu. Việc nổi dậy của đại đa số
dân chúng nghèo đói không đến từ một thế lực ngọai lai nào khuyến dụ mà từ BỤNG
ĐÓI của Dạ Dầy. Sức mạnh nổi dậy trước khi bị chết đói làm họ không sợ chết nữa.
Nếu họ biết rằng việc mất giá Tiền tiết kiệm và Tiền lương của họ là do sự
gian lận in tiền mới ra để lừa đảo đánh lận con đen với Tiền thực của họ và
do những Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước một mặt cắt xén bỏ túi riêng, mặt
khác làm việc cho có lệ nên yếu kém năng suất, thì cuộc nổi dậy còn
tăng thêm thù hận đến giết lát nữa.
Để Kết luận, chúng tôi xin lấy lời nhận định của Oâng Jacques DIOUF, Tổng
Giám Đốc FAO, tuyên bố với báo Financial Times:” Si les prix continuent à
augmenter, je ne serais pas surpris que l’on assiste à des émeutes de faim.”
(Nếu giá cả tiếp tục tăng, thì tôi không ngạc nhiên về việc người ta chứng kiến
những nổi dậy vì đói khổ) (LE MONDE, No.19523, Thứ Tư 31.10.2007)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.05.2013
Web: http://VietTUDAN.net
|
DÂN CHỦ HÓA
KINH TẾ
LÀM NỀN TẢNG
XÂY DỰNG DÂN CHỦ
HOÁ CHÍNH TRỊ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.05.2013
Một số Độc giả nói rằng chúng tôi viết về CÁCH MẠNG HIẾN PHÁP mà nói nhiều về
việc BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP, dành lại QUYỀN KINH TẾ CHO DÂN, mà ít nói đến việc đấu
tranh đòi đa nguyên đa đảng như giải pháp nền tảng xây dựng DÂN CHỦ CHÍNH TRỊ.
Chúng tôi có những lý do sau đây để nhấn mạnh lúc này đến việc đòi BỎ ĐIỀU 4 HIẾN
PHÁP và đòi QUYỀN KINH TẾ CHO DÂN:
1)
Chúng ta đang đấu tranh trong tình hình phá sản Kinh tế Quốc gia do Cơ chế CSVN
hiện hành. Đây là TỬ HUYỆT mà CSVN sợ nhất nên chúng ta phải nhằm TỬ HUYỆT đó
mà đánh.
2)
Cái Mô hình Kinh tế hiện giờ tạo ra phá sản bởi THAM NHŨNG LÃNG PHÍ là do sự gắn
liền Độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế. Khi BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP tức là cắt
đi Độc tài Chính trị, thì Kinh tế không còn Độc quyền nữa. Mọi người đều phải
làm kinh tế để kiếm cơn nuôi thân. Khi không còn Độc quyền Kinh tế, thì việc
làm ăn thuộc về mọi người, nghĩa là cho toàn Dân. Đó là QUYỀN KINH TẾ CHO DÂN.
3.
Việc Dân chủ hóa Kinh tế là nền tảng để Dân chủ hóa Chính trị. Đời sống Kinh tế
là cụ thể và thiết thân của mọi người. Nó là nền tảng để xây dựng một môi trường
Chính trị—Luật pháp Dân chủ cho phù hợp (Environnement Politico-Juridique
démocratique adéquat). Đó là Dân chủ hóa Chính trị-Luật pháp vậy. Có thể nói việc
Dân chủ hóa Kinh tế cụ thể tự động dẫn tới Dân chủ hóa Chính trị (La
Démocratisation Economique réelle mène automatiquement à la Démocratisation
Politico-Juridique).
Lúc này, Kinh tế Mafia CSVN phá sản, chúng ta nhấn mạnh về cuộc đấu tranh Kinh
tế sẽ phù hợp và lôi cuốn được đại đa số quần chúng hơn, nhất là dân nghèo.
Hồng y BERGOGLIO, tức là Giáo Hoàng PHANXICÔ hiện nay, đã gọi những kẻ gây ra
nghèo khó cho quần chúng là những tên khủng bố lớn nhất tạo phá hoại tập thể.
Năm 2009, chúng tôi xuất bản cuốn sách DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN bởi cái
Cơ Chế này chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Khi hai cái quyền
ấy xậm xụi cấu kết với nhau, thì THAM NHŨNG và LÃNG PHÍ lan tràn làm bại họai
việc PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
Đã từ mấy năm nay, chúng tôi không kêu gọi việc Dân chủ hóa Chính trị nữa, mà
chỉ yêu cầu việc Dân chủ hóa Kinh tế, nghĩa là Kinh tế phải vì Dân và cho Dân.
Dưới chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ, chúng tôi mới đưa ra so sánh hướng phát triển
Kinh tế của Aán Độ do Dân và cho Dân và chủ trương Kinh tế tập quyền của Trung
quốc do nhóm đảng và cho nhóm đảng. Chủ trương Kinh tế tập quyền này có cái
đuôi là “định hướng XHCN” nhưng chính là “định hướng bóc lột Xã hội Dân sự” cho
cá nhân nhóm đảng.
Chính Oâng Gia Bảo biết rõ và lo sợ những hậu quả của chủ trương Kinh tế tập
quyền nhóm đảng này. Oâng tuyên bố:
“L’inflation, plus une
redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la
stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó
là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại
đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang
16).
Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội đảng năm 2011 đã không tháo gỡ
cho nền Kinh tế Việt Nam theo hướng Dân chủ hóa Kinh tế, mà ngược lại còn tiếp
tục trói buộc nền Kinh tế trong quyền lực độc tài độc đảng Chính trị. Thực vậy,
Dự thảo Cương lĩnh từ Hội Nghị Trung Ương 12 đã viết rõ rệt: “Kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo”.
Đại Hội đảng kỳ trước đã quyết định cho phép đảng viên làm Kinh tế. Khi mà đảng
viên giữa quyền độc tài Chính trị từ Trung ương đến Tỉnh, Quận..., thì khi có
quyền làm Kinh tế, những đảng viên này giữ ưu tiên làm ăn cho cá nhân mình hay
gia đình mình.
Một đàng thì Nhà Nước đưa ra và tài trợ những Công ty, Tổng Công ty nhà nước để
nắm chủ đạo nền Kinh tế với quyền lực độc đảng, một đàng thì những cá
nhân đảng viên , với quyền Chính trị trong tay, nắm những họat động kinh tế gọi
là tư doanh, nhưng với quyền thao túng chính trị độc đóan quyết định đặc quyền
đối với những tư doanh không phải là đảng viên CSVN. Đảng và Nhà Nước CSVN còn
nắm trọn trong tay Đất đai và những tài nguyên Quốc gia (Ressources naturelles)
và nguồn nhân lực (Ressources humaines).
Như vậy, cả một hệ thống xử dụng quyền lực Chính trị độc tài để nắm trọn nền
Kinh tế Quốc gia:
=>
Hệ thống Công ty, Tổng Công ty, dưới danh nghĩa Tập đòan Kinh tế Nhà Nước, có
quyền chủ đạo Kinh tế, nghĩa là những Tập đòan tư doanh không gồm đảng viên
CSVN phải tùy thuộc những Tập đòan Kinh tế nhà nước gọi là chủ đạo.
=>
Những cá nhân đảng viên CSVN, với quyền Chính trị độc đóan từ Trung ương đến Địa
phương, tất nhiên dành những ưu tiên làm Kinh tế đối với những cá nhân tư doanh
không phải là đảng viên CSVN.
Một hệ thống Kinh tế như vậy, do quyền lực Chính trị độc tài thống trị, từ cá
nhân đảng viên đến những tập đòan dưới danh nghĩa nhà nước, mang đến những yếu
kém, nếu không nói là phá họai, được tóm tắt ở những điểm sau đây:
*
Thiếu hiệu năng bởi vì những tác nhân Kinh tế thiếu khả năng hay thiếu cố
gắng sáng tạo, mà chỉ dùng quyền lực nắm những ưu tiên Kinh tế thu lợi cho cá
nhân.
*
Thiếu tính tóan căn cơ Tài chánh trong họat động kinh tế để có kết quả tương xứng.
Nếu thua lỗ, thì có Tài chánh nhà nước bù đắp.
*
Lãng phí ngân sách vì đây là tiêu tiền rồi tính sổ cho nhà nước chịu. Mà tiền
nhà nước lại là tiền từ dân.
*
Lợi dụng quyền lực Chính trị và quyền chủ đạo Kinh tế để ăn hối lộ, làm tham
nhũng. Vì là độc đảng, nên hối lộ, tham nhũng được đảng che chở cho nhau.
Những điểm tóm tắt về những yếu kém
hay phá họai Kinh tế trên đây được chứng minh bằng những gương Lịch sử để dẫn đến
kết luận rằng phải tản quyền Kinh tế nếu muốn phát triển trong bền vững và lâu
bền. Chúng tôi khai triển những phương diện sau đây:
=>
Hai quan điểm về sở hữu nền tảng cho hai hệ thống Kinh tế
=>
Cấu trúc lạm quyền và sự thất bại của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy
=>
Hậu quả nào cho Kinh tế Tự do Thị trường Mafia nhóm đảng “định hướng XHCN”
=>
Sự bền vững phát triển của nền Kinh tế tản quyền: Dân chủ hóa Kinh tế
Trong bài viết của Ký giả
Thomas FULLER đăng trên trang nhất của New York Times này 24.04.2013, Ký giả nhận
định: “Nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn
vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền
lãnh đạo, và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận
hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.”. Những người bảo thủ này duy trì ĐIỀU 4 HIẾN
PHÁP để theo đúng Marx và “Tư tưởng Hồ Chí Minh “. Chính vì vậy mà trong những
khai triển dưới đây, chúng tôi nói dài về Marx cùng những thất bại của mô hình
Kinh tế Chỉ huy Tập quyề và những thành công của mô hình Kinh tế Tự do Thị trường
đặt nền tảng trên TƯ HỮU, nghĩa là trên QUYỀN KINH TẾ CỦA DÂN.
Hai quan điểm về sở
hữu
nền tảng cho hai hệ
thống Kinh tế
Sự phân biệt hai hệ thống quản
trị phát triển Kinh tế mà chúng ta thấy ngày nay lấy nền tảng từ quyền SỞ HỮU
(propríeté) những phương tiện sản xuất (production) và những hiệu quả của sản
xuất dành cho tiêu thụ (consommation). Sở hữu được hiểu theo hai quan điểm: (i)
TƯ HỮU (propriété privée) và (ii) CÔNG HỮU (propriété collective).
(i)
TƯ HỮU
Tư hữu được coi là quyền tự
nhiên bởi lẽ thân xác và trí tuệ là của riêng của mỗi cá nhân được sinh ra ở đời.
Để nuôi sống thân xác và phát triển trí tuệ, mỗi cá nhân có quyền sở hữu những
phương tiện làm ăn nuôi xác và mở mang trí tuệ. Sức lao động bắp thịt tăng cường
bởi hiểu biết là tư hữu tuyệt đối. Việc chuyển nhượng tư hữu lao động chỉ có ở
dưới thời nô lệ khi mà người có quyền không coi người khác giống mình. Khi nói
đến Tư hữu thì phải chấp nhận việc Tự do xử đụng tư hữu nếu không tư hữu không
còn ý nghĩa nữa. Khi những cá nhân bỏ chung tư hữu với nhau để lập thành Công
ty, Tập đòan, thì Tư hữu vẫn giữ tính cách cá nhân và sự Tự do xử dụng. Cái quyền
lực điều hành trong Công ty, Tập đòan vẫn dựa trên tầm quan trọng sở hữu của mỗi
cá nhân.
Quan điểm TƯ HỮU này là nền tảng
xây dựng hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường trong đó sự cạnh tranh giữa những
Cá nhân, những Công ty, những Tập đòan là động lực thúc đẩy sự kiện tòan phát
triển sinh họat Kinh tế. Dựa trên Tư hữu, hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường
không thể lọai bỏ nguyên tắc DÂN CHỦ làm phương tiện giải quyết những tranh chấp
giữa những CÁ NHÂN tạo thành Tập thể hay Xã hội. Kinh tế Tự do và Thị trường phải
được phát triển trong một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp
(Environnement Politico-Juridique Démocratique adéquat).
(ii)
CÔNG HỮU
Xin phân biệt ngay từ đầu sự
khác biệt giữa CÔNG HỮU (propriété COLLECTIVE) và SỞ HỮU NHÀ NƯỚC (propriété
ETATIQUE). Công hữu là Sở hữu thuộc về Tòan Dân bao gồm mọi Cá nhân thành phần.
Sở hữu Nhà nước là Sở hữu mà Nhà nước lấy Ngân qũy Nhà nước mua tậu hay do Tập
thể Cá nhân hoặc Nước khác tặng nhượng. Nhà nuớc có quyền xử dụng Sở hữu Nhà nước
nhưng Nhà nước không có tòan quyền xử dụng CÔNG HỮU vì nó thuộc về Tòan Dân,
thì phải có sự quyết định của Tòan Dân.
Nếu hệ thống Kinh tế Tự do và
Thị trường cạnh tranh là Hệ luận tất nhiên của quyền Tư hữu, thì hệ thống Kinh
tế tập quyền chỉ huy là sự cấu trúc lạm quyền từ quan điểm CÔNG HỮU lẫn lộn với
SỞ HỮU NHÀ NƯỚC. Chúng tôi sẽ nói lại Lịch sử cấu trúc lạm quyền này khi khai
triển hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy. Vì sự cấu trúc lạm quyền của hệ thống
Kinh tế tập quyền chỉ huy, nên hệ thống này từ chối Môi trường Chính trị—Luật
pháp Dân chủ (Environnement Politico-Juridique Démocratique) hay nói đúng hơn cần
một Môi trường Chính tri-Luật pháp Độc tài biện minh (Environnement
Politico-Juridique Dictatorial justificatif)
Cấu trúc lạm quyền
và sự thất bại
của nền Kinh tế tập
quyền chỉ huy
Nền Kinh tế tập quyền chỉ huy
chỉ là cấu trúc lạm quyền và ảo tưởng từ sự lẫn lộn giữa CÔNG HỮU và SỞ HỮU NHÀ
NƯỚC. Nếu TƯ HỮU và hệ luận là Kinh tế Tự do và Thị trường có tính cách tự
nhiên, thì hệ thống Kinh tế tập quyền và chỉ huy có một Lịch sử cấu thành lầm lẫn
và từ những mơ mộng ảo tưởng (utopique). Chúng tôi nói đến Lịch sử hình thành hệ
thống Kinh tế này trước khi nêu ra những thất bại của hệ thống.
Vài nét Lịch sử
hình thành quan điểm về Sở hữu
và ảo tưởng về
Xã hội thiên đàng
Việc cấu trúc chủ trương Kinh
tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy đã được thuyết lý dựa trên những quan niệm
mang tính cách triết học xa với thực tế và mang tính mơ mộng ảo tưởng
(utopique).
Các lý thuyết gia của chủ
trương này đã chạy ngược lên mãi thời Triết gia PLATON. Thực vậy, trong những
cuốn “La République“, “Les Lois“, Platon đã nói đến “La Cité Communiste“ trong
đó những người trách nhiệm làm Luật không được có gia đình và do đó không cần
tư hữu cho con cháu.
Thời Trung Cổ Aâu châu, phía
Thiên Chúa Giáo đã khai triển những Dòng Tu được coi là những Cộng đồng Cộng sản
về Kinh tế.
Nhưng phải đợi đến đầu Thế kỷ
thứ XVI, với Thomas MOORE (1477-1553), thì lý thuyết về một Chủ thuyết Xã Hội
Kinh tế mới được phát triển có hệ thống. Thomas MOORE là người tôn sùng đạo
Thiên Chúa. Được Vua HENRI VIII Anh quốc trọng dụng, nhưng vì cương trực phản đối
lại Vua về vấn đề rắc rối vợ con, nên Oâng đã bị hành quyết. Năm 1516, cuốn
sách Utopie ra đời và ông chủ trương Nhà Nước Utopie (Etat d’Utopie). Bắt đầu từ
Thế kỷ XVI, Xã hội Tây phương có những xáo trộn về mọi phương diện: Tôn giáo,
Tư duy, Nghệ thuật, Kinh tế, Xã hội... Oâng tìm kiếm một Thể chế có trật tự mà
mẫu Cộng đồng trật tự nhất là các Dòng Tu. Giáo sư Sử học Kinh tế Jean-Marie VALARCHE
đã viết: “Il (Thomas MOORE) prévoit un dirigisme absolu de l’Etat“ (Oâng
(Thomas MOORE) dự trù một chủ thuyết Chỉ huy tuyệt đối của Nhà Nước).
Chúng tôi nhắc đến tác giả này
vì muốn lấy ra những điểm mà Karl MARX đã chịu ảnh hưởng: ảnh hưởng của một
Dòng Tu làm việc theo chỉ thị của người đứng đầu, cộng chung những sản phẩm,
tiêu thụ theo nhu cầu từng người, chỉ có hệ thống phân phối giữa cung và cầu mà
không có thương mại.
Từ đây, bắt đầu những cấu trúc
Xã Hội Chủ Nghĩa qua những tác giả khác cho đến thời Karl MARX. Karl Heinrich
MARX sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 vùng Rhénanie, Đức, trong một gia đình gốc Do
thái. Cha là Luật sư, nên Marx học Luật, sau chuyển sang Triết học theo HEGEL.
Oâng chỉ làm quen và suy tư về những vấn đề Xã Hội, Kinh tế, Đấu tranh khi phải
di chuyển sống ở nhiều nơi và viết báo. Sống ở một thời đại hậu bán Thế kỷ XIX
có nhiều những cực đoan: Kỹ nghệ hóa vượt mức, Giới Tư sản nắm quyền hành, Cách
xa Giới Chủ và Giới Thợ, Tình trạng thất nghiệp và đói nghèo, Cách Mạng 1848, những
Ý tưởng Quốc gia cực đoan phát sinh. Trong sự hỗn loạn của những cực đoan ấy,
Oâng lưu ý khai triển những vấn đề sau đây:
=>
Chủ thuyết Duy vật Lịch sử.
Với Chủ thuyết này, Oâng nhấn mạnh đến
sự vong thân tôn giáo để kết luận rằng:“Tôn giáo là cái bông ghê tởm mọc trên đống
phân tư bản. Bởi vậy nếu hốt đống phân đi, thì hoa cũng tàn...“ Cũng trong Chủ
thuyết này, tương quan Xã hội được chính yếu nhấn mạnh vào hạ tầng cơ sở quyết
định thượng tầng kiến thiết. Hạ tầng cơ sở gồm những tương quan sản xuất vật chất,
thượng tầng kiến thiết gồm những phương diện Luật pháp, Chính trị quy định Xã hội.
=>
Giai cấp Xã hội và Đấu tranh Giai cấp.
Cái nguyên nhân tạo ra những Giai cấp
Xã hội là sự đấu tranh chiếm hữu. Oâng nhìn thấy hiện tượng vô sản hóa Giai cấp
Thợ thuyền. Xã hội phân chia ra hai Giai cấp chính: Giai cấp chiếm hữu và nắm
quyền, Gai cấp Thợ thuyền bị khai thác và bị bóc lột. Oâng thuyết giải về tính
cách Vong thân Lao động, nghĩa là một mặt đối với chính mình, người Lao động sản
xuất, nhưng bị tước đoạt sản phẩm; mặt khác đối với tương giao xã hội trước người
khác, người lao động biến thành cái máy làm theo quyết định của chủ bóc lột chứ
không có sáng kiến tự mình.
=>
Ảnh hưởng bởi Lý thuyết của David RICARDO.
Theo David RICARDO, Giá trị sản phẩm
được đo lường bằng chính Giá trị Lao động hàm ngụ trong sản phẩm. Tư sản cũng
chỉ là sự tích lũy Giá trị sản phẩm từ Giá trị Lao động. Oâng chủ trương Đấu
tranh Giai cấp và hệ luận là Giai cấp Lao động phải dành lấy quyền làm chủ sản
phẩm của mình. Cần một cuộc nổi dậy Cách Mạng dù bằng bạo động và Giai cấp Vô sản
phải nắm trọn quyền hành độc tài tổ chức Xã hội.
Lénine lạm quyền
cấu trúc hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy
Nếu Karl MARX cấu trúc hệ thống
mang đậm tính cách lý luận do ảnh hưởng Triết học và Lý tưởng xã hội đậm hình
thức tổ chức Cộng đồng Dòng Tu theo kiểu Thomas MOORE, thì LENINE, một người
Chính trị, đã lấy những ý tưởng của MARX để đấu tranh chiếm quyền hành và tổ chức
cai trị xã hội. LENINE sinh năm 1870 vùng Simbirsk, giữa Oural và Moscou. Người
anh cả của Oâng thuộc một tổ chức Khủng bố, đã muốn ám sát Nga Hoàng, nhưng bị
bại lộ và người anh này đã bị treo cổ. Lúc ấy Lénine mới có 17 tuổi và đã bị đi
lưu đầy và sống lần lượt tại Anh, Thụy sĩ và Pháp. Năm 1905, sau khi Nga bại trận
đối với Nhật, nhóm của Lénine đã phát động nổi dậy, nhưng thất bại.
Năm 1917, Nga lại thất trận đối
với Đức. Nhờ tài hùng biện của Lénine và tài chiến thuật của TROTSKY, cuộc CÁCH
MẠNG VÔ SẢN tháng 10 đã thành công. LENINE trở thành Nguyên Thủ Quốc gia cho đến
năm 1924, năm Oâng chết.
Tổ chức cai trị Xã hội được tiếp
tục và trở thành khuôn khổ độc đoán dưới thời STALINE.
Xã hội Cộng sản được tổ chức
thực hiện những chủ trương của MARX:
=>
Cuộc đấu tranh đẫm máu thanh trừng Giai cấp tiếp tục khắt khe và vô nhân đạo dưới
thời Staline. Giai cấp Tôn giáo, Trí thức và Tư bản bị tiêu diệt.
=>
Truất hữu toàn vẹn những tư hữu. Tất cả trở thành CÔNG HỮU;
=>
Giai cấp VÔ SẢN nắm quyền độc tài, mà đại diện Giai cấp này là Đảng Cộng sản
duy nhất, nghĩa là quyền hành cai trị Xã hội và quản trị CÔNG HỮU thuộc về Đảng
Cộng sản lãnh đạo Giai cấp vô sản.
=>
Vì những phương tiện sản xuất là CÔNG HỮU, nên chỉ có Nhà Nước (Đảng Cộng sản)
có quyền điều hành để sản xuất Kinh tế. Không còn Kinh tế tư nhân nữa mà chỉ
còn Kinh tế do Nhà Nước hoạch định qua những Kế Hoạch (Ngũ niên);
=>
Thực hiện một Xã hội bình đảng, không giai cấp, nên cá nhân được bao cấp tiêu
thụ theo nhu cầu;
=>
Một cuộc Cải Cách Ruộng Đất được thực hiện. Không còn tư hữu đất đai. Những đất
nông nghiệp được chia ra làm hai loại canh tác: Kolkhoz và Soukhoz. Dù canh tác
thuộc loại nào chăng nữa, nông dân trở thành những Công nhân (Ouvriers
agricoles)
=>
Thương mại không những không được coi là sản xuất giá trị, mà còn bị coi là ăn
bám sản xuất, nên bị bỏ đi. Thay vào đó, Nhà Nước tổ chức những Hợp tác xã để
phân phối hàng hóa giữa sản xuất và tiêu thụ.
=>
Dưới thời Staline, Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản được phát động để mang Cách Mạng Vô
sản đến những nước khác. Theo đúng chủ trương đấu tranh giai cấp bằng bạo động
của Karl Marx, Nga cung cấp vũ khí để làm bất ổn tại những Quốc gia khác để tạo
cơ hội chiếm quyền hành.
Những lý do thất
bại của hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy
Khi lên nắm quyền năm 1985,
Gorbatchev đứng trước một tình trạng Kinh tế tập quyền chỉ huy hòan tòan thiếu
thốn thực sự kéo theo một tình trạng xã hội hòan tòan đồi tệ.
Oâng Andrei GRETCHEV, cố vấn
Chính trị của Gorbatchev đã phải tuyên bố rằng tình trạng suy thóai tận cùng
Kinh tế, sự đồi trụy của xã hội và tình trạng ươn hèn của đảng viên đã buộc
Gorbatchev phải phất cờ trắng xin hàng với Thế giới Tự do trong cuộc Chiến
tranh Lạnh. Nga không còn phương tiện giữ 500'000 lính canh chừng chế độ tại những
nước chư hầu Đông Au và không thể tài trợ để giữ những cơ sở Ngọai giao và nuôi
những nhân viên vừa ngọai giao vừa gián điệp khắp Thế giới.
Giới công nhân trong guồng máy
Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã lưu truyền câu nói: “Ils font semblant de nous
payer, on fait semblant de travailler“ (Chúng (nhà nước) làm giống như trả tiền
lương, người ta cũng làm giống như có làm việc), nghĩa là họ không trả tiền thì
mình cũng không làm việc.
David KINGS, trong cuốn
MIKHAIL S.GORBATCHEV do Tác giả David KINGS, xuất bản năm 1988 do Time
Incorporated N.York, được dịch ra Pháp ngữ dưới tựa đề MIKHAIL GORBATCHEV,
BIOGRAPHIE INTIME, đã tả tình trạng bại họai của những công chức nhà nước như
sau: Tất cả mọi người, từ ngưới gác cổng đến Bộ trưởng, đều phải ăn hối lộ nhỏ
lớn. Ngay cả những Huy chương cũng đem ra đổi lấy một lượng xúc xích
(saucisses) để ăn. (Même les décorations de guerre pouvaient s’échanger
contre la quantité de saucisses (Ngay cả những Huy chương chiến chanh cũng có
thể đem ra đổi lấy một số lượng xúc xích để ăn) (Sách đã trích dẫn MIKHAIL
GORBATCHEV, trang 154)
Tình trạng thê thảm Kinh tế
này càng đẩy mạnh mọi người vào say sưa Vodka, vào ma túy, vào ly dị, đĩ điếm.
Một câu khuyên rằng nếu muốn kêu thợ đến sửa điện, thì đừng kêu họ đến lúc sau
trưa vì họ có thể làm cháy nhà vì đã say khướt rượu từ buổi sáng rồi.
Sau khi Bức tường Bá Linh sụp
đổ, chính bản thân tôi đã sang Mạc Tư Khoa và chứng kiến tận mắt cảnh nghèo khó
Kinh tế của Thủ đô quyền lực độc tài này. Tôi đã đến và ăn Phở trong chính Đôm
5 cũ, Tòa nhà Viện Hàn Lâm Khoa học, ngày nay vì nghèo quá, những phòng được
phá thủng để bán chạp phô, mở tiệm phở. Tôi đã thăm Đôm 5 mới, tại đây tôi đã
được ăn thịt chó (chó Berger KGB) lần đầu tiên từ khi rời Việt Nam năm 1965.
Tình trạng tồi tàn Kinh tế, bại
họai xã hội, hòan tòan xười ra của cán bộ và tham nhũng đến những hớp Vodka là
một ĐỊNH MỆNH làm sụp đổ chế độ. Tình trạng giống như trái cây đã chín rữa và sắp
tự động rơi xuống đất để thối ra. Nếu lấy dây cột treo nó vào cành, thì may ra
nó chưa rụng ngay. Cuộc Cải Cách mà GORBATCHEV tuyên bố chỉ là tìm những sợi
dây hy vọng cột lại phần nào cho trái cây chín rũa sắp rơi khỏi cành.
Năm 1989, Liên Xô và những nước
chư hầu Cộng sản Đông Aâu lần lượt sụp đổ mà lý do chính yếu là đời sống Dân
chúng quá đói nghèo, nghĩa là sự thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập
quyền và Chỉ huy.
Hãy thử tìm hiểu những lý do
thất bại của hệ thống Kinh tế Trung ương Tập quyền và Chỉ huy này.
=>
Nỗ lực sản xuất Kinh tế không nhằm về phát triển Kinh tế, mà nhằm củng cố cho Đảng
Cộng sản và Chính trị của Đảng. Khả năng phát triển Kinh tế Quốc gia đã bị tiêu
dùng cho mục đích Chính trị. Trong suốt những năm sản xuất, Liên xô sản xuất vũ
khí nhiều hơn việc sản xuất những hàng thường dùng của người lao động. Lấy một
vài tỉ dụ hiện giờ : Trung Cộng tiêu tốn gần 50 tỉ Mỹ Kim cho sự vẻ vang Chế độ
Chính trị của mình, hơn là phục vụ đời sống thực của Dân chúng; một số những
xây cất ở Việt Nam cũng nhằm phục vụ cho Đảng và thể chế Chính trị, chứ không nhằm
mục đích Kinh tế cho người Dân nghèo.
=>
Khi Nhà Nước nắm giữ những chi tiêu và điều hành những Tập đoàn sản xuất công,
thì việc chi tiêu chắc chắn không được căn cơ cho có hiệu lực. Câu nói “Chi
tiêu tiền chùa“ hay “Cha chung không ai khóc“ cho thấy thực trạng lãng phí ắt
phải xẩy ra, đó là chưa kể đến chủ tâm cắt xén của chung làm của riêng. Đây là
một điều tự nhiên. Câu ngạn ngữ Kinh tế tư bản:“Làm ra tiền đã khó, nhưng chi
tiêu tiền bạc còn khó hơn“. Đối với Kinh tế tư bản, khi chi tiêu, đã phải tính
mình thu vào bao nhiêu lợi nhuận, nghĩa là tính cuyện làm sinh lời Kinh tế thực
sự trước khi bỏ một đồng ra tiêu. Chỉ có tiền tư hữu riêng của mỗi người,
thì người đó mới căn cớ tính toán để chi tiêu cho đúng.
=>
Nói về việc tiêu thụ, người lao động cũng dễ lười biếng khi thấy rằng mình cố gắng
làm việc mà chỉ được hưởng đồng đều như người không chịu khó làm việc. Chính việc
tư hữu những sản phẩm làm ra và được tiêu thụ là động lực kích thích sự chịu
khó làm việc. Người ta nói rằng con gái Nga đẹp, nhưng thiếu nụ cười, bởi vì nụ
cười của người con gái trong Kinh tế tự do có tư hữu được thưởng công, trong
khi đó người con gái của Kinh tế chỉ huy có cười cả ngày cũng chỉ lĩnh được phần
tiêu thụ đồng đều như người không cười. Vậy thì cười làm gì để trại quai hàm.
=>
Về sản xuất tại những Soukhoz, Kolkhoz, chính hệ thống Kinh tế Trung ương Tập
quyền và Chỉ huy cũng đã phải sửa sai. Hiệu năng nông nghiệp của Soukhoz và
Kolkhoz thấp xuống, Nhà Nước đã phải cấp cho mỗi Gia đình một khoảng đất tư để
trồng trọt riêng cho Gia đình. Thửa đất tư có rau cỏ mọc tươi tốt, nhưng thửa
ruộng công thì cây cỏ dễ khô héo. Cũng vậy con bò tư thì to béo và nhiều sữa,
nhưng con bò nhà nước thì gầy còm, chỉ nhỏ giọt sữa.
=>
Một tình trạng làm nản cố gắng sản xuất nữa, đó là những người cố gắng sản xuất,
sản phẩm không những chỉ được bao cấp đồng đều mà còn bị chính cán bộ đảng
không chân lấm tay bùn, có quyền chia cho mình phần lớn hơn để tiêu xài phung
phí. Giảm cố gắng vì thấy người ngồi mát ăn bát vàng tham nhũng, hối lộ.
=>
Những sinh hoạt Kinh tế quốc gia Cung, Cầu được hoạch định bằng những Kế Hoạch
Ngũ Niên không được chính xác vì những người làm Kế hoạch thiên về Chính trị
hơn là chuyên môn Kinh tế và vì sự phù hợp giữa Cung và Cầu có tính cách sinh động
cập nhật ngắn hạn chứ không cứng nhắc dài hạn.
Hậu quả nào cho Kinh
tế Tự do Thị trường
Mafia nhóm đảng “định
hướng XHCN”
Chiếm được Miền Nam Việt Nam
năm 1975, CSVN vẫn áp dụng Kinh tế tập quyền chỉ huy để đi từ thất bại những
vùng Kinh tế mới đến dân đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa phải ăn bo bo. Năm
1989, Thế giới Cộng sản sụp đổ, không còn viện trợ nữa, dân chúng sống trong cảnh
nghèo đói cùng cực.
CSVN buộc phải mở cửa chấp nhận
hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường để cứu vãn Kinh tế. Bề mặt tuyên bố chấp
nhận hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường nhưng thêm vào mấy chữ “định hướng
XHCN” để che đậy cho một nội dung vẫn là Kinh tế tập quyền chỉ huy. Đây là việc
vá víu che đậy.
Chúng tôi thường ví việc vá
víu này như việc CSVN đi vá VÁY ĐỤP của những bà nhà quê Miền Bắc thời nghèo
khó Pháp thuộc. Marx-Lénine vẽ mẫu và may cho XHCH một chiếc VÁY lý tưởng
bắt Dân mặc. Dân mặc không được vì chiếc váy không hợp, còn dầy vò thắt bụng
dân đến đau đớn. Váy đã cũ kỹ không mặc được nữa. Dân Nga và Đông Aâu cởi phăng
nó ra vất đi để tự mình đi kiếm may váy mới. Nhưng vì chiếc váy được vẽ mẫu bởi
Marx-Lénine và còn đeo tòng teng nhãn hiệu Xã Hội Chủ Nghĩa, nên CSVN đã gọi
chiếc VÁY ĐỤP ấy là Kinh tế Tự do Thị trường Định hướng XHCN.
Dù có tuyên bố mấy đi nữa về
việc chấp nhận hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường thì người ta vẫn thấy cái bản
chất cũ của cái váy là Tập quyền và Chỉ huy qua những sự việc sau đây:
=>
Vẫn giữ độc đảng và độc tài để thiết lập một Môi trường Chính trị-Luật pháp độc
tài cho Kinh tế, nói cách khác phủ nhận một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân
chủ phù hợp đòi hỏi bởi một hệ thống Kinh tế Tự do và Thị trường đích thực.
=>
Xử dụng hệ thống Công ty, Tổng Công ty, dưới danh nghĩa Tập đòan Kinh tế Nhà Nước,
có quyền chủ đạo Kinh tế, nghĩa là những Tập đòan tư doanh không gồm đảng viên
CSVN phải tùy thuộc những Tập đòan Kinh tế nhà nước gọi là chủ đạo.
=>
Đại Hội đảng kỳ trước đã quyết định cho phép đảng viên làm Kinh tế. Khi mà đảng
viên giữa quyền độc tài Chính trị từ Trung ương đến Tỉnh, Quận..., thì khi có
quyền làm Kinh tế, thì những đảng viên này giữ ưu tiên làm ăn cho cá nhân mình
hay gia đình mình. Những cá nhân đảng viên CSVN, với quyền Chính trị độc đóan từ
Trung ương đến Địa phương, tất nhiên dành những ưu tiên làm Kinh tế đối với những
cá nhân tư doanh không phải là đảng viên CSVN.
=>
Đảng và Nhà nước CSVN vẫn nắm trọn trong tay Đất đai và những tài nguyên Quốc
gia (Ressources naturelles) và nguồn nhân lực (Ressources humaines) là SỞ HỮU
NHÀ NƯỚC hay đúng hơn là SỞ HỮU ĐẢNG. Họ có tòan quyền bán hay phân phối sở hữu
này cho dân hay cho tài phiệt nước ngòai. Việc nhượng đất đầu nguồn 50 năm cho
Tầu mới đây là tỉ dụ điển hình. Nếu CSVN còn coi Đất đai, Tài nguyên là CÔNG HỮU,
nghĩa là thuộc về Tòan Dân, thì họ buộc phải hỏi ý kiến Dân. Điều tồi tệ hơn cả
là họ coi người Việt Nam như dưới thời Nô lệ để họ bán sức lao động cho tài phiệt
nước ngòai, thậm chí bán phụ nữ phục vụ tình dục.
=>
Vì chủ trương sản xuất cấp bách những hàng thô sơ phục vụ cho Thị trường nước
ngòai, nhất là Tây phương, để ăn xổi ở thì cho thu nhập của nhóm đảng Mafia,
nên CSVN đã hầu như bỏ quên việc phát triển Nông nghiệp, nền tảng tự nhiên của
Kinh tế quần chúng Việt Nam. Thậm chí họ còn cướp đất nông nghiệp để phục vụ
cho chế xuất ngọai lai. Phong trào Dân Oan đang đứng lên chống lại sự bất công
này.
=>
Nếu trong thời hệ thống Kinh tế tập quyền chỉ huy còn dựa trên một Ý thức hệ
Mác-Lê ảo mộng (Marxisme-Leninisme utopique) với hai chữ BAO CẤP gắn liền cho hữu
lý, thì Cơ Chế Kinh tế tập quyền chỉ huy của CSVN hiện nay, mặc dầu mang “định
hướng XHCH”, nhưng gạt ra ngòai hai chữ BAO CẤP, nghĩa là họ không còn trách
nhiệm đối với dân nghèo nữa mà chỉ biết vơ vét của chung thành của riêng cho
nhóm đảng Mafia độc tài.
Đứng về mặt kỹ thuật làm ăn trong một thế giới cạnh tranh mà họ đã Mở cửa, vào
APEC, vào WTO, thì Cơ Chế Kinh tế Mafia tập quyền chỉ huy của CSVN hiện nay sẽ
mang Kinh tế Việt Nam đến tụt hậu sánh với những nền Kinh tế trong vùng, bởi những
tệ hại thực tiễn sau đây:
*
Thiếu hiệu năng bởi vì những tác nhân Kinh tế thiếu khả năng hay thiếu cố
gắng sáng tạo, mà chỉ dùng quyền lực nắm những ưu tiên Kinh tế thu lợi cho cá
nhân.
*
Thiếu tính tóan căn cơ Tài chánh trong họat động kinh tế để có kết quả tương xứng.
Nếu thua lỗ, thì có Tài chánh nhà nước bù đắp.
*
Lãng phí ngân sách vì đây là tiêu tiền rồi tính sổ cho nhà nước chịu. Mà tiền
nhà nước lại là tiền từ dân.
*
Lợi dụng quyền lực Chính trị và quyền chủ đạo Kinh tế để ăn hối lộ, làm tham
nhũng. Vì là độc đảng, nên hối lộ, tham nhũng được đảng che chở cho nhau.
Hiện nay, nhóm đảng Mafia CSVN
không quan tâm đến tương lai phát triển Kinh tế bền vững Đất nước, mà chỉ chú
tâm đến những sinh họat Kinh tế ăn xổi ở thì thu vào túi riêng cho đảng và những
cá nhân đảng viên.
Cơ chế Kinh tế tập quyền chỉ
huy nhóm đảng này cũng giống như Cơ chế tại Trung quốc. Hai Cơ chế trong một thời
gian, bóc lột sức lao động quốc nội để sản xuất những hàng hóa thô sơ phục
vụ nước ngòai, đã có những kết quả trong việc thu nhập nhất thời cho một nhóm
người chứ không nhằm tạo mãi lực quần chúng để bảo đảm tính cách độc lập của một
nền Kinh tế. Một Cơ chế Kinh tế như vậy không thể nói là sự phát triển bền vững
lâu dài cho đại đa số quần chúng.
Chúng tôi thấy Tờ Financial
Times ngày 09.03.2010, trang 10, viết tóm gọn và xác thực về Kinh tế/ Thương mại
tập quyền chỉ huy nhóm đảng ở Trung quốc cũng như ở Việt Nam như sau:
“It is absurd that a poor
country (national income per capita was some $3,000 las year) should be
devoting its human and physical resources to producing gadgets for the
enjoyment of consumers elsewhere when ordinary Chinese are not reaping the
fruits from this effort. A large part of proceeds is instead saved and recycled
into lending to rich western countries” (Thật là phi lý một nước nghèo (thu nhập
quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật
chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi
khác trong khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những
thành quả từ sự cố gắng ấy. Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển
thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay).
Chính nhóm đảng chủ trương Cơ
chế Kinh tế như vậy đang lo sợ những bạo lọan có thể xẩy ra cho chính Chế độ
Chính trị.
Tại Việt Nam, những Cố vấn, những
Chuyên viên, những Giáo sư Kinh tế đã lên tiếng cảnh cáo cho sự bấp bênh và
tình trạng đi xuống của Kinh tế. Chúng tôi đã đăng tải nhiều lần về tình trạng
này và không cần lập lại ở đây. Gần nhất, ngày 13.04.2010, Thông tấn AFP, từ Hà
Nội, đánh đi bản tin:
“La stabilité macro-économique
plus que la croissance rapide est nécessaire au développement durable du
Vietnam, a estimé la Banque Asiatique de Développement (BAD) dans un rapport
publié mardi” (Sự vững bền của nền Kinh tế tổng thể hơn là đà phát triển nhanh
chóng là cần thiết cho việc phát triển lâu dài của Việt Nam, Ngân Hàng Phát triển
Á châu thẩm định như vậy trong bản phúc trình tuyên bố ngày thứ ba)
Tại Trung cộng, chính Thủ tướng
Oân Gia Bảo đã phát biểu ngày 14.03.2010 trước Quốc Hội Nhân Dân nỗi lo lắng về
thực trạng của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy của nhóm đảng Mafia:
“L’inflation, plus une
redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la
stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó
là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại
đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang
16)
Chính nhật báo Le Monde cũng tả hố sâu nghèo nàn của quần chúng nông thôn và
thiểu số giầu nứt khố của nhóm đảng Mafia như sau:
“La Chine est alarmée par le
fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le
pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.” (Trung quốc
bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm
ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực
nông thôn)
Cách đây 6 năm, số người giầu
từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã
tăng lên 1’000 người (Le Monde 16.03.2010, p.16).
Thú nhận những điểm như trên
đây rồi, chính Ôn Gia Bảo tuyên bố một điều làm cho những ai thường ca tụng “cường
quốc Kinh tế Trung quốc” phải ngạc nhiên:
“Cela prendra cent ans, même
plus pour que la Chine devienne un pays moderne” (Điều đó còn cần 100 năm, ngay
cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang
16).
Với chủ trương Kinh tế tập quyền
chỉ huy nhóm đảng Mafia, chắc Việt Nam phải nói là trên 100 năm nữa, Việt Nam mới
có một nền Kinh tế tân tiến.
Sự bền vững phát triển
của nền Kinh tế
tản quyền: Dân chủ
hóa Kinh tế
Hội Nghị Trung Ương 12 CSVN sửa sọan cho Đại Hội Đảng năm 2011 đã viết rõ rệt:
“Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, nghĩa là nhóm Mafia CSVN vẫn tiếp tục
chủ trương Kinh tế tập quyền chỉ huy cho nhóm đảng. Trước tình trạng quần chúng
nghèo và ngay cả giới trí thức phản đối về những bất công, bóc lột của Cơ chế
Kinh tế như vậy, dường như nhóm đảng Mafia CSVN đang tìm những mánh khóe tuyên
truyền lừa đảo để an dân, tỉ dụ:
=>
Cần sự ổn định xã hội để phát triển.
Tuyên truyền điều này, họ nhằm
bịt miệng tất cả những ai muốn đứng lên chống lại những bất công từ Cơ chế Kinh
tế tập quyền chỉ huy bóc lột cho nhóm đảng mà họ đang chủ trương. Thực ra ổn định
xã hội không phải là sự câm nín trước bạo lực mà họ đang dùng để bịt miệng tòan
dân trong một nhà tù lớn. Oån định xã hội phải là một tình trạng hài hòa, công
lý được tôn trọng đồng đều. Tỉ dụ họ bịt miệng Lm NGUYỄN VĂN LÝ để nhốt Ngài
vào tù là có ổn định được Cha Lý. Chỉ có sự ổn định trong con người của Cha Lý
khi Ngài thấy rằng việc bất công nhốt tù Ngài không còn nữa. Một nước ao tù,
bình lặng bề mặt, mà bên dưới đầy trùng độc, thì không thể gọi là nước ao yên
lành. Để xã hội có ổn định, quyền lợi của từng cá nhân phải được tôn trọng đồng
đều. Không có CÔNG LÝ, thì không có HÒA BÌNH, nghĩa là không có xã hội ổn định.
=>
Nêu ra Ý thức hệ Mác-Lê và tư tưởng Hồ chí Minh.
Ca ngợi cái Ý thức hệ Mác-Lê
và tư tưởng Hồ chí Minh để họ lấy cái cớ mà giữ lại cái Cơ chế Chính trị độc
tài nắm trọn độc quyền Kinh tế. Cái Ý thức hệ Mác-Lê chỉ là ảo tưởng và đã bị
chôn vùi từ 1989. Trước đây Cộng sản đã dùng Ý thức hệ ảo tưởng ấy để nắm độc
tài Chính trị và tước đọat TƯ HỮU, một quyền tự nhiên gắn liền với con người.
Súc vật với nhau, chúng cũng biết tôn trọng vùng săn mồi mà con vật khác đã
dùng dấu hiệu ghi quyền tư hữu của mình. Chính CSVN hiện nay, miệng nói là theo
Ý thức hệ Mác-Lê, nhưng chúng đã giết chính Ý thức hệ này để trở thành tư bản đỏ,
bóc lột tàn nhẫn dân nghèo vô sản. Hãy tôn trọng nhân phẩm và CÔNG LÝ giữa người
với người, đó là Ý thức hệ muôn thuở.
=>
Nêu ra chiêu bài Hòa Giải Hòa Hợp để dụ dỗ
Chiêu bài này thường được CSVN
nêu ra nhằm mục đích dụ dỗ những thành phần ham chia phần bánh vẽ với CSVN. Việc
Hòa Giải Hòa Hợp giữa những thành phần giữ quyền hành điều hành Quốc gia để vẫn
giữ độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, thì đó chỉ là việc dàn xếp để những
thành phần điều hành chia nhau miếng ăn bóc lột được. Chúng tôi cũng kêu gọi
Hòa Giải Hòa Hợp, nhưng đó là việc Hòa Giải Hòa Hợp giữa quyền lực độc tài hiện
hành với người Dân quốc nội đang bị đàn áp và bóc lột bất công do CSVN nắm trọn
quyền hành gây ra. Tỉ dụ lập ra một đảng thứ hai để hai đảng ngồi chung chia
quyền hành trị nước, đây không phải là Hòa Giải Hòa Hợp mà chỉ là mưu mô xảo
quyệt để hai đảng cùng đè nén, bốc lột Dân nữa.
=>
Nới rộng Dân chủ
Trước việc đòi hỏi Dân chủ,
CSVN có thể tuyên bố tham khảo ý kiến quần chúng như là nới rộng Dân chủ. Dân
chủ không phải là sự ban phát từ những người có quyền. DÂN CHỦ là một nguyên tắc
do chính những cá nhân quy định với nhau để giải quyết những tranh chấp khi những
cá nhân ấy sống chung với nhau, để cùng tuyển chọn những người điều hành công
việc chung. Như vậy, Dân chủ cũng là phương tiện để giữ sự ổn định xã hội.
Chúng tôi đã viết về hệ thống
Kinh tế Tự do và Thị trường mà Aán độ đang áp dụng để phát triển bền vững và
lâu dài Đất nước của họ. Đây là bài học DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ.
Khi chúng tôi kêu gọi DỨT
KHÓAT PHẾ BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH ĐỂ PHÁT TRIỂN, không phải là chúng tôi kêu gọi
đấu tranh Chính trị cực đoan hay phản đối Ý thức hệ Mác-Lê đã chết từ lâu.
Chúng tôi hòan tòan đứng ở phương diện quyền lợi Kinh tế của Đất Nước mà
kêu gọi. Phải chấm dứt cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị NẮM Độc quyền
Kinh tế và thực hiện việc DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ nghĩa là một nền Kinh tế phải vì
Dân và cho Dân.
Việc tản quyền Kinh tế đến mọi
người Dân là việc giữ thăng bằng phát triển Kinh tế trong lâu dài và bền vững.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.05.2013
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment