NGÀY 19 THÁNG
5?
Trần Gia Phụng
Theo tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), Hồ Chí Minh (HCM)
sinh ngày 19-5-1890. Tuy nhiên, trong đơn xin vào học Trường Thuộc
Địa Paris (Pháp) năm 1911, lúc đó HCM có tên là Nguyễn Tất Thành, đã tự viết tay là ông sinh năm 1892. Trong đơn gia nhập hội Tam Điểm
Paris năm 1922, do một người thợ chạm tên là Boulanger giới thiệu, HCM lúc đó lấy tên Nguyễn Ái Quấc (Quốc), tự đề là sinh ngày 15-2-1895. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie colonial”, Revue française d'Histoire d'Outre-mer, Tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Française d'Histoire d'Outre-mer, tr. 105.) Những ngày nầy đều do HCM tự ghi theo từng giai đoạn trong cuộc đời ông. Vậy thật sự khó biết HCM sinh ngày nào? Một câu hỏi được đặt ra là tại sao cuối cùng HCM chọn ngày 19-5-1890 là ngày sinh của HCM?
1.- NGÀY RA MẮT CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH
Trước hết, ngày 19-5 là ngày HCM và đảng Cộng Sản (CS) ra mắt công
khai mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (VNĐLĐMH), gọi tắt là
Việt Minh (VM) tại Cao Bằng. Nguyên thủy, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội không do HCM thành lập mà do Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần thành lập năm 1936 tại Nam Kinh do nhu cầu liên kết những nhà hoạt động cách mạng Việt Nam ở Nam Kinh (Nanjing/Nan-ching, Trung Hoa) với sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ). Ngoài Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, các hội viên nòng cốt khác là Nguyễn Thức Canh, Đặng Nguyên Hùng, Hoàng Văn Hoan [bí danh là Lý Quang Hoa, thuộc chi bộ Vân Quý tức Vân Nam (Yunnan) và Quý Châu (Guizhou) của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD).]
Năm 1937, Hồ Học Lãm đến hoạt động ở tỉnh Hồ Nam (Hunan, Trung Hoa), và lấy tên là Hồ Chí Minh. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 168.) Cũng trong năm nầy, trước hiểm họa xâm lăng của Nhật Bản, hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa liên minh lần thứ hai ngày 22-9-1937. Trong khi đó, những hoạt động của VNĐLĐMH mờ lạt dần. Hồ Học Lãm lại già yếu, di tản theo các đoàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa chống Nhật, nên VNĐLĐMH chỉ còn trên danh xưng chứ không hoạt động gì nhiều.
Nhờ sự giới thiệu của Hồ Học Lãm, vào gần cuối năm 1940, một số đảng viên CSVN dưới lớp vỏ VNĐLĐMH đến Quế Lâm (Guilin/Kweilin) tỉnh Quảng Tây tiếp xúc với Lý Tế Thâm, một nhân vật cao cấp trong THQDĐ, thân
cận với Tưởng Giới Thạch. Theo lời một đảng viên CS có mặt trong cuộc
tiếp xúc nầy là Lý Quang Hoa (Hoàng Văn Hoan), thì "Qua cuộc nói
chuyện với Lý Tế Thâm như vậy, cái danh nghĩa Việt Minh thực tế đã
được thừa nhận, và cái danh nghĩa Biện sự xứ Việt Minh cũng mặc nhiên
thành ra hợp pháp." (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, hồi ký.
Portland, Oregon: Nhóm tìm hiểu lịch sử, 1991, tr. 135.) Các đảng
viên nầy thuộc cơ sở hải ngoại của đảng CSĐD, liên lạc và hoạt động
với Hồ Quang, một gián điệp mới được Đệ tam Quốc tế Cộng sản gởi trở
lại Trung Hoa năm 1938. Hồ Quang chính là HCM.
Sau đó, HCM về Việt Nam, tổ chức hội nghị Ban chấp hành Trung ương
đảng CSĐD lần thứ 8 từ ngày 10-5-1941 tại lán Khuổi Nậm thuộc vùng
Pắc Bó (Cao Bằng). Ngoài HCM, hội nghị chỉ có bốn uỷ viên Trung ương
đảng CSVN tham dự là Đặng Xuân Khu, Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang), Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, và một số đại diện các xứ ủy Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Không có đại diện Nam Kỳ. Hội nghị kết thúc ngày 19-5-1941 với các quyết định sau đây: 1) Ra mắt công khai mặt trận VNĐLĐMH (tức VM), bao gồm các hội Cứu quốc, như Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Hội văn hóa cứu quốc... 2) Đưa Đặng Xuân Khu, sau có bí danh là Trường Chinh lên làm tổng bí thư đảng CSĐD. 3) Đề ra chủ
trương chuẩn bị võ trang khởi nghĩa. (Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, Lịch
sử Việt Nam tập II, Hà Nội: Nxb. Uỷ ban Khoa học Xã hội, 1985, tt.
320-323.)
Qua diễn tiến trên đây, rõ ràng Nguyễn Ái Quốc lấy tên HCM của Hồ Học
Lãm làm tên của mình và lấy tên tổ chức VNĐLĐMH (tứcVM) làm tên mặt
trận của đảng CSĐD và công khai hóa hoạt động của mặt trận nầy tại Cao
Bằng ngày 19-5-1941.
2.- TÌNH HÌNH DIỄN TIẾN
Tại Âu Châu, sau khi Đức thất trận và đầu hàng Đồng minh ngày
7-5-1945, đại diện Hoa Kỳ là tổng thống Harry Truman, đại diện nước
Anh lúc đầu là thủ tướng Winston Churchill, sau là Clement Attlee
(lãnh tụ đảng Lao Động, thắng cử ngày 25-7, lên làm thủ tướng thế
Churchill), đại diện Liên Xô là Joseph Stalin, bí thư thứ nhất đảng
CSLX, cùng họp hội nghị thượng đỉnh tại thị trấn Potsdam, cách 17 dặm
về phía tây nam Berlin (Đức), từ ngày 17-7 đến 2-8-1945. Hội nghị có
mục đích bàn về các vấn đề hậu chiến tại Đức, chung quanh việc phân
chia các khu vực chiếm đóng, việc tái thiết nước Đức và các điều kiện
đưa ra cho nước Đức thất trận.
Bên cạnh đó, cũng tại Potsdam, đại diện các nước Hoa Kỳ, Anh và Trung
Hoa (tổng thống Tưởng Giới Thạch không họp, nhưng đồng ý qua truyền
thanh), không tham khảo ý kiến của Pháp, cùng gởi một tối hậu thư cho
Nhật Bản ngày 26-7-1945. Lúc đó, Nhật Bản còn tiếp tục chiến đấu ở Á
Châu. Liên Xô không tham dự vào tối hậu thư vì Liên Xô chưa tham
chiến ở Á Châu và chưa tuyên chiến với Nhật Bản. Tối hậu thư Potsdam
buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện, chấp nhận những điều kiện
của Đồng minh, như chấm dứt quân phiệt, giải giới quân đội, từ bỏ đế
quốc... Riêng về Đông Dương, tối hậu thư quyết định rằng quân Nhật sẽ
bị giải giới do quân Trung Hoa ở bắc và do quân Anh ở nam vĩ tuyến 16.
(Spencer C. Tucker, Editor, Encyclopedia of the Vietnam War, Volume
Two, Santa Barbara, California: ABC-CLIO, 1998, tr. 583.)
Tối hậu thư không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội
Nhật bị giải giới và rút về nước, nghĩa là không đưa ra một giải pháp
chính trị cho tương lai Đông Dương, ngầm mở đường cho Pháp trở lại
Đông Dương. Lúc đó, Truman (Hoa Kỳ) chủ trương tôn trọng chủ quyền
của Pháp tại Đông Dương để Pháp ủng hộ Hoa Kỳ tại châu Âu. (Robert S.
McNamara, In Restrospect, New York: Times Books, 1995, tr. 31. Spencer
C. Tucker, sđd. tr. 888.) Lợi dụng việc nầy, khi Trung Hoa và Anh đưa
quân vào Việt Nam giải giới quân đội Nhật Bản, Pháp thương thuyết với
Trung Hoa và Anh để trở lại Đông Dương.
Sau khi Nhật đầu hàng ngày 14-8-1945, HCM và mặt trận VM cướp chính
quyền và thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945.
Theo tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), Hồ Chí Minh (HCM)
sinh ngày 19-5-1890. Tuy nhiên, trong đơn xin vào học Trường Thuộc
Địa Paris (Pháp) năm 1911, lúc đó HCM có tên là Nguyễn Tất Thành, đã tự viết tay là ông sinh năm 1892. Trong đơn gia nhập hội Tam Điểm
Paris năm 1922, do một người thợ chạm tên là Boulanger giới thiệu, HCM lúc đó lấy tên Nguyễn Ái Quấc (Quốc), tự đề là sinh ngày 15-2-1895. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie colonial”, Revue française d'Histoire d'Outre-mer, Tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Française d'Histoire d'Outre-mer, tr. 105.) Những ngày nầy đều do HCM tự ghi theo từng giai đoạn trong cuộc đời ông. Vậy thật sự khó biết HCM sinh ngày nào? Một câu hỏi được đặt ra là tại sao cuối cùng HCM chọn ngày 19-5-1890 là ngày sinh của HCM?
1.- NGÀY RA MẮT CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH
Trước hết, ngày 19-5 là ngày HCM và đảng Cộng Sản (CS) ra mắt công
khai mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (VNĐLĐMH), gọi tắt là
Việt Minh (VM) tại Cao Bằng. Nguyên thủy, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội không do HCM thành lập mà do Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần thành lập năm 1936 tại Nam Kinh do nhu cầu liên kết những nhà hoạt động cách mạng Việt Nam ở Nam Kinh (Nanjing/Nan-ching, Trung Hoa) với sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ). Ngoài Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, các hội viên nòng cốt khác là Nguyễn Thức Canh, Đặng Nguyên Hùng, Hoàng Văn Hoan [bí danh là Lý Quang Hoa, thuộc chi bộ Vân Quý tức Vân Nam (Yunnan) và Quý Châu (Guizhou) của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD).]
Năm 1937, Hồ Học Lãm đến hoạt động ở tỉnh Hồ Nam (Hunan, Trung Hoa), và lấy tên là Hồ Chí Minh. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 168.) Cũng trong năm nầy, trước hiểm họa xâm lăng của Nhật Bản, hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa liên minh lần thứ hai ngày 22-9-1937. Trong khi đó, những hoạt động của VNĐLĐMH mờ lạt dần. Hồ Học Lãm lại già yếu, di tản theo các đoàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa chống Nhật, nên VNĐLĐMH chỉ còn trên danh xưng chứ không hoạt động gì nhiều.
Nhờ sự giới thiệu của Hồ Học Lãm, vào gần cuối năm 1940, một số đảng viên CSVN dưới lớp vỏ VNĐLĐMH đến Quế Lâm (Guilin/Kweilin) tỉnh Quảng Tây tiếp xúc với Lý Tế Thâm, một nhân vật cao cấp trong THQDĐ, thân
cận với Tưởng Giới Thạch. Theo lời một đảng viên CS có mặt trong cuộc
tiếp xúc nầy là Lý Quang Hoa (Hoàng Văn Hoan), thì "Qua cuộc nói
chuyện với Lý Tế Thâm như vậy, cái danh nghĩa Việt Minh thực tế đã
được thừa nhận, và cái danh nghĩa Biện sự xứ Việt Minh cũng mặc nhiên
thành ra hợp pháp." (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, hồi ký.
Portland, Oregon: Nhóm tìm hiểu lịch sử, 1991, tr. 135.) Các đảng
viên nầy thuộc cơ sở hải ngoại của đảng CSĐD, liên lạc và hoạt động
với Hồ Quang, một gián điệp mới được Đệ tam Quốc tế Cộng sản gởi trở
lại Trung Hoa năm 1938. Hồ Quang chính là HCM.
Sau đó, HCM về Việt Nam, tổ chức hội nghị Ban chấp hành Trung ương
đảng CSĐD lần thứ 8 từ ngày 10-5-1941 tại lán Khuổi Nậm thuộc vùng
Pắc Bó (Cao Bằng). Ngoài HCM, hội nghị chỉ có bốn uỷ viên Trung ương
đảng CSVN tham dự là Đặng Xuân Khu, Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang), Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, và một số đại diện các xứ ủy Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Không có đại diện Nam Kỳ. Hội nghị kết thúc ngày 19-5-1941 với các quyết định sau đây: 1) Ra mắt công khai mặt trận VNĐLĐMH (tức VM), bao gồm các hội Cứu quốc, như Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Hội văn hóa cứu quốc... 2) Đưa Đặng Xuân Khu, sau có bí danh là Trường Chinh lên làm tổng bí thư đảng CSĐD. 3) Đề ra chủ
trương chuẩn bị võ trang khởi nghĩa. (Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, Lịch
sử Việt Nam tập II, Hà Nội: Nxb. Uỷ ban Khoa học Xã hội, 1985, tt.
320-323.)
Qua diễn tiến trên đây, rõ ràng Nguyễn Ái Quốc lấy tên HCM của Hồ Học
Lãm làm tên của mình và lấy tên tổ chức VNĐLĐMH (tứcVM) làm tên mặt
trận của đảng CSĐD và công khai hóa hoạt động của mặt trận nầy tại Cao
Bằng ngày 19-5-1941.
2.- TÌNH HÌNH DIỄN TIẾN
Tại Âu Châu, sau khi Đức thất trận và đầu hàng Đồng minh ngày
7-5-1945, đại diện Hoa Kỳ là tổng thống Harry Truman, đại diện nước
Anh lúc đầu là thủ tướng Winston Churchill, sau là Clement Attlee
(lãnh tụ đảng Lao Động, thắng cử ngày 25-7, lên làm thủ tướng thế
Churchill), đại diện Liên Xô là Joseph Stalin, bí thư thứ nhất đảng
CSLX, cùng họp hội nghị thượng đỉnh tại thị trấn Potsdam, cách 17 dặm
về phía tây nam Berlin (Đức), từ ngày 17-7 đến 2-8-1945. Hội nghị có
mục đích bàn về các vấn đề hậu chiến tại Đức, chung quanh việc phân
chia các khu vực chiếm đóng, việc tái thiết nước Đức và các điều kiện
đưa ra cho nước Đức thất trận.
Bên cạnh đó, cũng tại Potsdam, đại diện các nước Hoa Kỳ, Anh và Trung
Hoa (tổng thống Tưởng Giới Thạch không họp, nhưng đồng ý qua truyền
thanh), không tham khảo ý kiến của Pháp, cùng gởi một tối hậu thư cho
Nhật Bản ngày 26-7-1945. Lúc đó, Nhật Bản còn tiếp tục chiến đấu ở Á
Châu. Liên Xô không tham dự vào tối hậu thư vì Liên Xô chưa tham
chiến ở Á Châu và chưa tuyên chiến với Nhật Bản. Tối hậu thư Potsdam
buộc Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện, chấp nhận những điều kiện
của Đồng minh, như chấm dứt quân phiệt, giải giới quân đội, từ bỏ đế
quốc... Riêng về Đông Dương, tối hậu thư quyết định rằng quân Nhật sẽ
bị giải giới do quân Trung Hoa ở bắc và do quân Anh ở nam vĩ tuyến 16.
(Spencer C. Tucker, Editor, Encyclopedia of the Vietnam War, Volume
Two, Santa Barbara, California: ABC-CLIO, 1998, tr. 583.)
Tối hậu thư không đề cập đến ai sẽ cai trị Đông Dương sau khi quân đội
Nhật bị giải giới và rút về nước, nghĩa là không đưa ra một giải pháp
chính trị cho tương lai Đông Dương, ngầm mở đường cho Pháp trở lại
Đông Dương. Lúc đó, Truman (Hoa Kỳ) chủ trương tôn trọng chủ quyền
của Pháp tại Đông Dương để Pháp ủng hộ Hoa Kỳ tại châu Âu. (Robert S.
McNamara, In Restrospect, New York: Times Books, 1995, tr. 31. Spencer
C. Tucker, sđd. tr. 888.) Lợi dụng việc nầy, khi Trung Hoa và Anh đưa
quân vào Việt Nam giải giới quân đội Nhật Bản, Pháp thương thuyết với
Trung Hoa và Anh để trở lại Đông Dương.
Sau khi Nhật đầu hàng ngày 14-8-1945, HCM và mặt trận VM cướp chính
quyền và thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945.
Trong khi đó, thi hành tối hậu thư Potsdam, ngày 13-9-1945, tướng
Douglas Gracey chỉ huy lực lượng Anh giải giới quân đội Nhật, có mặt ở
Sài Gòn. Ngày 14-9-1945, tướng Lư Hán dẫn quân Trung Hoa đến Hà Nội.
Ngày 8-10-1945, tại London, đại diện hai chính phủ Anh và Pháp ký Tạm
ước hành chánh và tư pháp phía nam vĩ tuyến 16 ở Việt Nam, theo đó,
Anh quyết định: 1) Yểm trợ Pháp tái chiếm Việt Nam. 2) Chấp nhận chính
quyền Pháp ở Sài Gòn. 3) Giao quyền cai trị Nam vĩ tuyến 16 cho Pháp.
(Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1996,
tt. 275-276.)
Ngày 28-2-1946 tại Trùng Khánh (Chongqing, Trung Hoa), ngoại trưởng
Trung Hoa là Vương Thế Kiệt (Wang Shih-chiek) và đại sứ Pháp tại Trung
Hoa là Jacques Meyrier ký kết Hiệp ước Pháp-Hoa về việc quân Pháp thay
thế quân Trung Hoa ở phía bắc vĩ tuyến 16 tại Đông Dương, theo đó
Trung Hoa chịu rút quân ra khỏi Việt Nam từ ngày 1 đến 15-3, và chậm
nhất là ngày 31-3-1946. Ngược lại, Pháp trả về cho Trung Hoa các tô
giới Pháp ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Đông, Quảng Châu Loan, bán cho Trung Hoa thiết lộ Vân Nam, sửa đổi quy chế người Hoa ở Đông Dương, miễn thuế người Hoa ở Hải Phòng, và người Hoa chuyên chở hàng hóa ngang qua Bắc Kỳ sẽ khỏi phải chịu thuế. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn 1970, tr. 300.)
Sau khi ký kết tạm ước London với Anh, Pháp tái chiếm Nam Kỳ rồi đổ
quân ra Bắc Kỳ. Ký kết xong hiệp ước Trùng Khánh với Trung Hoa, hạm
đội Pháp đưa quân đến Hải Phòng ngày 6-3-1946. Quân Trung Hoa rút về
nước, giao lại Bắc Kỳ cho quân Pháp.
Tại Hà Nội, được tin hạm đội Pháp xuất hiện ở ngoài khơi Hải Phòng vào
chiều ngày 5-3-1946 và chuẩn bị đổ bộ vào sáng ngày hôm sau
(6-3-1946), HCM báo cho Jean Sainteny, đại diện Pháp tại Hà Nội, biết
là ông ta đồng ý ký hiệp ước với Pháp, mà Pháp đã bí mật giao bản dự
thảo ngày 7-12-1945. Vào chiều ngày 6-3-1946, tại số 38 đường Lý Thái
Tổ, Hà Nội, HCM, với tư cách chủ tịch chính phủ Liên hiệp kháng chiến,
ký thỏa ước Sơ bộ với Jean Sainteny.
Theo thỏa ước nầy: Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do
(état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng
trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp; Việt Nam sẵn sàng
tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp
quân đội Nhật. Bên cạnh đó, cũng trong ngày 6-3-1946, hai bên ký
một phụ ước quân sự, minh định hoạt động quân đội mỗi bên. Theo điều
1 của phụ ước nầy, VM đồng ý để quân đội Pháp thay quân đội Trung Hoa
ở phía bắc vĩ tuyến 16, nghĩa là quân đội Trung Hoa sẽ rời khỏi Việt
Nam, dầu Việt Nam không ký kết thỏa ước với Trung Hoa. Lực lượng Pháp
tại Bắc Kỳ lên đến 15,000 quân. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A:
1939-1946, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1996, tt. 313-318.)
Như thế VM không chống Pháp mà lại chính thức hợp thức hóa sự hiện
diện của quân đội Pháp tại Việt Nam. Điều nầy hoàn toàn trái ngược
với lời thề chống Pháp của HCM khi trình diện chính phủ vào ngày
2-9-1945, gây sự bất bình trong các giới chính trị và trong đại đa số
quần chúng. Dân chúng tố cáo rằng HCM và VM đã rước thực dân Pháp trở lại Việt Nam. Nguyên văn lời thề cuối cùng trong ba lời thề ngày 2-9
như sau: “Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không
đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho
Pháp, không đưa đường cho Pháp.” (Tô Tử Hạ và nhiều tác giả, 60 năm
chính phủ Việt Nam [sách song ngữ Việt-Anh], Hà Nội: Nxb.Thông
Tấn,2005, tr. 26.).
3.- TẠI SAO SINH NHẬT NGÀY 19-5?
Sau khi tái chiếm Nam Kỳ, Pháp lần lượt tiến quân qua Cao Miên, Lào,
lên phía trên vĩ tuyến 16 và Bắc Kỳ. Ổn định xong tình hình các nơi,
đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu, cao ủy Pháp tại Đông Dương, quyết
định mở cuộc kinh lý khu vực phía bắc vĩ tuyến 16 ngày 14-5-1946.
D'Argenlieu đến Vạn Tượng (Vientiane, Laos) ngày 17-5-1946, rồi đến Hà
Nội chiều ngày 18-5-1946.
Lúc đó, nhà cầm quyền VM ra lệnh treo quốc kỳ (cờ đỏ sao vàng) trong
ba ngày , từ ngày 18-5 đến hết ngày 20-5 nói là để mừng sinh nhật chủ
tịch Hồ Chí Minh là ngày 19-5. Ngày nầy khác với ngày tháng năm sinh
trong các đơn HCM xin vào học trường Thuộc Địa Paris và đơn gia nhập
Hội Tam Điểm Pháp. Từ khi bước vào hoạt động chính trị, HCM hoàn toàn
không đề cập đến sinh nhật của ông ta, thì tại sao nhân cuộc viếng
thăm của D'Argenlieu lại có chuyện sinh nhật HCM ngày 19-5?
Vì vậy, dư luận dân chúng cho rằng HCM ngụy tạo sinh nhật để treo cờ,
nhằm đón tiếp D'Argenlieu theo nghi thức ngoại giao. D'Argenlieu là
cao uỷ Pháp tại Đông Dương. Hồ Chí Minh ký hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), đặt Việt Nam nằm trong Liên Bang Đông Dương, thuộc Liên Hiệp Pháp. D'Argenlieu là đại diện của chính phủ Pháp tại Đông Dương, đứng đầu Liên bang Đông Dương, nên HCM phải treo cờ đón tiếp D'Argenlieu.
Nếu treo cờ để đón đại diện chính phủ Pháp thì HCM và nhà cầm quyền VM sợ dân chúng phản đối và kết tội phản bội, nên HCM mượn cớ treo cờ
mừng sinh nhật của mình, để tránh sự bất bình của dân chúng vì lúc đó
tinh thần chống Pháp của dân chúng rất cao. Cần chú ý, ngày 19-5 là
ngày ra mắt công khai mặt trận Việt Minh năm 1941 ở Pắc Bó, Cao Bằng.
(Đã viết ở trên.)
Như thế, ngày 19-5 không phải là ngày sinh của HCM mà vì lý do chính
trị, HCM và nhà cầm quyền VM công bố ngày nầy để treo cờ, đón tiếp cao
ủy Pháp tại Đông Dương, đô đốc D'Argenlieu. Tư đó, CSVN chọn luôn
ngày nầy làm lễ kỷ niệm sinh nhật HCM. Xin để ý thêm là CSVN chỉ kỷ
niệm sinh nhật HCM, nhưng không kỷ niệm sinh nhật của những lãnh tụ
khác, kể cả Lê Duẫn, bí thư thứ nhất Trung ương đảng Lao Động từ 1960
đến 1976 và tổng bí thư đảng CSVN từ 1976 đến 1986, nghĩa là 26 năm
cầm đầu đảng LĐ rồi đảng CSVN, hoặc Phạm Văn Đồng, thủ tướng CSVN từ 1955 đến 1987 (thủ tướng 32 năm).
Ngày sinh HCM không rõ, mà HCM sinh năm nào cũng không rõ. Trong đơn xin vào học trường Thuộc địa Paris, HCM tự viết tay ông sinh năm 1892.
Douglas Gracey chỉ huy lực lượng Anh giải giới quân đội Nhật, có mặt ở
Sài Gòn. Ngày 14-9-1945, tướng Lư Hán dẫn quân Trung Hoa đến Hà Nội.
Ngày 8-10-1945, tại London, đại diện hai chính phủ Anh và Pháp ký Tạm
ước hành chánh và tư pháp phía nam vĩ tuyến 16 ở Việt Nam, theo đó,
Anh quyết định: 1) Yểm trợ Pháp tái chiếm Việt Nam. 2) Chấp nhận chính
quyền Pháp ở Sài Gòn. 3) Giao quyền cai trị Nam vĩ tuyến 16 cho Pháp.
(Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1996,
tt. 275-276.)
Ngày 28-2-1946 tại Trùng Khánh (Chongqing, Trung Hoa), ngoại trưởng
Trung Hoa là Vương Thế Kiệt (Wang Shih-chiek) và đại sứ Pháp tại Trung
Hoa là Jacques Meyrier ký kết Hiệp ước Pháp-Hoa về việc quân Pháp thay
thế quân Trung Hoa ở phía bắc vĩ tuyến 16 tại Đông Dương, theo đó
Trung Hoa chịu rút quân ra khỏi Việt Nam từ ngày 1 đến 15-3, và chậm
nhất là ngày 31-3-1946. Ngược lại, Pháp trả về cho Trung Hoa các tô
giới Pháp ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Đông, Quảng Châu Loan, bán cho Trung Hoa thiết lộ Vân Nam, sửa đổi quy chế người Hoa ở Đông Dương, miễn thuế người Hoa ở Hải Phòng, và người Hoa chuyên chở hàng hóa ngang qua Bắc Kỳ sẽ khỏi phải chịu thuế. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn 1970, tr. 300.)
Sau khi ký kết tạm ước London với Anh, Pháp tái chiếm Nam Kỳ rồi đổ
quân ra Bắc Kỳ. Ký kết xong hiệp ước Trùng Khánh với Trung Hoa, hạm
đội Pháp đưa quân đến Hải Phòng ngày 6-3-1946. Quân Trung Hoa rút về
nước, giao lại Bắc Kỳ cho quân Pháp.
Tại Hà Nội, được tin hạm đội Pháp xuất hiện ở ngoài khơi Hải Phòng vào
chiều ngày 5-3-1946 và chuẩn bị đổ bộ vào sáng ngày hôm sau
(6-3-1946), HCM báo cho Jean Sainteny, đại diện Pháp tại Hà Nội, biết
là ông ta đồng ý ký hiệp ước với Pháp, mà Pháp đã bí mật giao bản dự
thảo ngày 7-12-1945. Vào chiều ngày 6-3-1946, tại số 38 đường Lý Thái
Tổ, Hà Nội, HCM, với tư cách chủ tịch chính phủ Liên hiệp kháng chiến,
ký thỏa ước Sơ bộ với Jean Sainteny.
Theo thỏa ước nầy: Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do
(état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng
trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp; Việt Nam sẵn sàng
tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp
quân đội Nhật. Bên cạnh đó, cũng trong ngày 6-3-1946, hai bên ký
một phụ ước quân sự, minh định hoạt động quân đội mỗi bên. Theo điều
1 của phụ ước nầy, VM đồng ý để quân đội Pháp thay quân đội Trung Hoa
ở phía bắc vĩ tuyến 16, nghĩa là quân đội Trung Hoa sẽ rời khỏi Việt
Nam, dầu Việt Nam không ký kết thỏa ước với Trung Hoa. Lực lượng Pháp
tại Bắc Kỳ lên đến 15,000 quân. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A:
1939-1946, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1996, tt. 313-318.)
Như thế VM không chống Pháp mà lại chính thức hợp thức hóa sự hiện
diện của quân đội Pháp tại Việt Nam. Điều nầy hoàn toàn trái ngược
với lời thề chống Pháp của HCM khi trình diện chính phủ vào ngày
2-9-1945, gây sự bất bình trong các giới chính trị và trong đại đa số
quần chúng. Dân chúng tố cáo rằng HCM và VM đã rước thực dân Pháp trở lại Việt Nam. Nguyên văn lời thề cuối cùng trong ba lời thề ngày 2-9
như sau: “Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không
đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho
Pháp, không đưa đường cho Pháp.” (Tô Tử Hạ và nhiều tác giả, 60 năm
chính phủ Việt Nam [sách song ngữ Việt-Anh], Hà Nội: Nxb.Thông
Tấn,2005, tr. 26.).
3.- TẠI SAO SINH NHẬT NGÀY 19-5?
Sau khi tái chiếm Nam Kỳ, Pháp lần lượt tiến quân qua Cao Miên, Lào,
lên phía trên vĩ tuyến 16 và Bắc Kỳ. Ổn định xong tình hình các nơi,
đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu, cao ủy Pháp tại Đông Dương, quyết
định mở cuộc kinh lý khu vực phía bắc vĩ tuyến 16 ngày 14-5-1946.
D'Argenlieu đến Vạn Tượng (Vientiane, Laos) ngày 17-5-1946, rồi đến Hà
Nội chiều ngày 18-5-1946.
Lúc đó, nhà cầm quyền VM ra lệnh treo quốc kỳ (cờ đỏ sao vàng) trong
ba ngày , từ ngày 18-5 đến hết ngày 20-5 nói là để mừng sinh nhật chủ
tịch Hồ Chí Minh là ngày 19-5. Ngày nầy khác với ngày tháng năm sinh
trong các đơn HCM xin vào học trường Thuộc Địa Paris và đơn gia nhập
Hội Tam Điểm Pháp. Từ khi bước vào hoạt động chính trị, HCM hoàn toàn
không đề cập đến sinh nhật của ông ta, thì tại sao nhân cuộc viếng
thăm của D'Argenlieu lại có chuyện sinh nhật HCM ngày 19-5?
Vì vậy, dư luận dân chúng cho rằng HCM ngụy tạo sinh nhật để treo cờ,
nhằm đón tiếp D'Argenlieu theo nghi thức ngoại giao. D'Argenlieu là
cao uỷ Pháp tại Đông Dương. Hồ Chí Minh ký hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), đặt Việt Nam nằm trong Liên Bang Đông Dương, thuộc Liên Hiệp Pháp. D'Argenlieu là đại diện của chính phủ Pháp tại Đông Dương, đứng đầu Liên bang Đông Dương, nên HCM phải treo cờ đón tiếp D'Argenlieu.
Nếu treo cờ để đón đại diện chính phủ Pháp thì HCM và nhà cầm quyền VM sợ dân chúng phản đối và kết tội phản bội, nên HCM mượn cớ treo cờ
mừng sinh nhật của mình, để tránh sự bất bình của dân chúng vì lúc đó
tinh thần chống Pháp của dân chúng rất cao. Cần chú ý, ngày 19-5 là
ngày ra mắt công khai mặt trận Việt Minh năm 1941 ở Pắc Bó, Cao Bằng.
(Đã viết ở trên.)
Như thế, ngày 19-5 không phải là ngày sinh của HCM mà vì lý do chính
trị, HCM và nhà cầm quyền VM công bố ngày nầy để treo cờ, đón tiếp cao
ủy Pháp tại Đông Dương, đô đốc D'Argenlieu. Tư đó, CSVN chọn luôn
ngày nầy làm lễ kỷ niệm sinh nhật HCM. Xin để ý thêm là CSVN chỉ kỷ
niệm sinh nhật HCM, nhưng không kỷ niệm sinh nhật của những lãnh tụ
khác, kể cả Lê Duẫn, bí thư thứ nhất Trung ương đảng Lao Động từ 1960
đến 1976 và tổng bí thư đảng CSVN từ 1976 đến 1986, nghĩa là 26 năm
cầm đầu đảng LĐ rồi đảng CSVN, hoặc Phạm Văn Đồng, thủ tướng CSVN từ 1955 đến 1987 (thủ tướng 32 năm).
Ngày sinh HCM không rõ, mà HCM sinh năm nào cũng không rõ. Trong đơn xin vào học trường Thuộc địa Paris, HCM tự viết tay ông sinh năm 1892.
Khi gia nhập hội Tam
Điểm Pháp, phiếu của ông đề sinh năm 1895. Nay
nhân dịp phải đưa ra ngày sinh để treo cờ, thì HCM lại cho biết ông ta
sinh năm 1890? Trong ba năm nầy, thì năm nào đúng, hay cũng không năm nào đúng cả?
Chỉ có một điều rõ ràng là HCM chết ngày 2-9-1969, trùng với ngày quốc
khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nên đảng Lao Động do Lê Duẫn đứng đầu, sợ xui xẻo, phải đổi ngày chết của HCM qua thành ngày 3-9-1969.
nhân dịp phải đưa ra ngày sinh để treo cờ, thì HCM lại cho biết ông ta
sinh năm 1890? Trong ba năm nầy, thì năm nào đúng, hay cũng không năm nào đúng cả?
Chỉ có một điều rõ ràng là HCM chết ngày 2-9-1969, trùng với ngày quốc
khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nên đảng Lao Động do Lê Duẫn đứng đầu, sợ xui xẻo, phải đổi ngày chết của HCM qua thành ngày 3-9-1969.
Cho đến năm 1989, ba năm sau khi Lê Duẫn chết, bộ Chính trị đảng CSVN
do Nguyễn Văn Linh lãnh đạo mới cải chính lại HCM chết ngày 2-9-1969.
Cũng nhân dịp cải chính nầy, bộ Chính trị đảng CSVN công bố nguyên văn
bản gốc di chúc của HCM, thay thế bản di chúc của HCM đã bị Lê Duẫn
sửa sau khi HCM chết ngày 2-9-1969. (Nhà xuất bản Thanh Niên, Toàn văn di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, không đề năm xuất bản.)
KẾT LUẬN
Lối giải thích thông thường của CSVN là vì HCM hoạt động chính trị nên
phải nhiều lần thay đổi tên họ, thay đổi ngày tháng năm sinh. Điều đó
không có gì đáng nói. Điều đáng nói là HCM thay đổi tên họ, ngày
tháng năm sinh, để hoạt động gián điệp cho Đệ tam quốc tế cộng sản,
phục vụ quyền lợi ngoại bang.
Con đường nầy đã đưa HCM trở thành nhà độc tài thứ 11 trong 13 nhà
độc tài tàn ác nhất trên thế giới trong thế kỷ 20, gây ra cái chết của
1,700,000 người Việt, theo bảng sắp hạng của Polska Times tức Thời Báo
Ba Lan ngày 5-3-2013. (Đàn Chim Việt Online Edition ngày 20-3-2013).
Cũng chính con đường nầy đã đưa đất nước và dân tộc Việt Nam càng ngày càng suy vong, và nguy hiểm nhất hiện nay là hiểm họa xâm lăng và đồng hóa của kẻ thù truyền kiếp là bá quyền Trung Quốc.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, Canada)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment