Văn Quang – Viết từ Sài
Gòn
Hối lộ 1 triệu USD cho
ai, để làm gì?
Vào những ngày đầu năm, các sinh hoạt bình
thường đã trở lại. Tất nhiên những vụ “đại án” sẽ lại tiếp tục xét xử. Câu
chuyện mà người dân bàn tán trong lúc “trà dư tửu hậu” thăm viếng nhau, ngồi
tâm sự 3 ngày Tết vẫn là hậu quả sau khi tuyên án Huyền Như phải bồi thường
4.000 tỉ cho các người bị hại chứ không phải Vietinbank. (Tôi đã tường thuật
trong số trước).
Hầu như ai cũng có tí tiền gửi ngân hàng nên họ trở nên hoài
nghi, lo lắng. Có người không biết ngân hàng mình gửi tiền có phải là “vốn của
nhà nước không”. Nếu thế thì phải xét lại việc chọn lựa gửi tiền vào đâu. Hầu
như khi mang tiền đi gửi chẳng ai chú ý đến việc này. Bây giờ họ mới quýnh
quáng đi hỏi bà con anh em hoặc vào net tìm kiếm thông tin. Phải chăng họ đang
đắn đo có nên gửi ở ngân hàng vốn nhà nước không?
Sau đó vẫn lại là vụ xử hai anh em Dương Chí
Dũng, dư luận của người dân VN vẫn không ngớt bàn tán và đặt dấu hỏi về những gì
sẽ xảy ra. Người ta không “thắc mắc” hay “bức xúc” gì về bản án đã tuyên như vụ
Huyền Như mà lại muốn biết tại sao có người lại mang tới một triệu USD đi hối
lộ, hối lộ cho ai, để làm gì?
Ai sẽ điều tra ông Trưởng ban điều tra của Bộ
CA?
Có những câu hỏi không phải chỉ để hỏi nhau mà
chính là hỏi những vị có thẩm quyền cầm cây nẩy mực ở những cấp cao hơn bởi
người bị Dương Chí Dũng tố cáo là một vị thứ trưởng Bộ Công An đương quyền và
là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines. Vập cấp nào có
quyền điều tra và xét xử vụ này? Qua báo chí, người ta cũng đã thấy được những
câu trả lời khá rõ ràng. Đó là Viện Kiểm Sát tối cao đồng thời Ban Nội chính
tham gia điều tra lời khai của Dương Chí Dũng.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương cho
biết, sẽ thành lập tổ công tác liên ngành để điều tra lời khai của Dương Chí
Dũng về người mật báo cho mình cũng như thông tin đưa tiền cho một Thứ trưởng.
Ông Tuấn cho biết:
Toa án Hà Nội đã giao cho Viện Kiểm Sát Nhân Dân
(VKSND) thành phố điều tra vì đây là cơ quan duy trì thực hành công tố tại tòa
theo quy định của pháp luật.
Sau khi được giao, Viện KSND Hà Nội phải báo cáo
Viện KSND Tối cao. Mà việc này lại do Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an)
đang điều tra nên chắc rằng tới đây sẽ phải thành lập tổ công tác liên ngành
hỗn hợp tham gia điều tra. Ông nói: "Việc thành lập tổ công tác liên ngành
hỗn hợp nhằm tránh trường hợp “chuyện trong nhà”. Cụ thể thế nào trong vài ngày
tới sẽ có quyết định cuối cùng.
Và người dân hy vọng lần này cuộc điều tra cũng
sẽ “không có vùng cấm”. Bất cứ anh là ai cũng sẽ được điều tra đến nơi đến
chốn, mọi người đều “bình đẳng trước pháp luật”. Như thế không có chuyện nể
nang hoặc “chìm xuồng”. Đó là câu trả lời dứt khoát của người thay mặt “nhà nước”.
Tuy nhiên người dân vốn chỉ mong nhìn thấy kết quả cụ thể nên họ muốn được nhìn
thấy những bước tiến rõ ràng của cuộc điều tra đúng người, đúng tội, không lọt
tội phạm nào và cũng không để ai bị oan sai như những vụ án trước.
Lý do “lót đường” bằng 1 triệu USD
Một câu hỏi khác mà rất nhiều người chưa rõ. Đó
là lời khai của Dương Chí Dũng Ngoài việc đút tiền cho các cán bộ cấp cao để
thoát tội trong phi vụ ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng còn khai nhận 20 tỉ đồng (1
triệu USD) để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát (TP.Sài Gòn) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch.
Tại tòa, Dương Chí Dũng đã khai nhận như sau:
"Chị Lan nhờ chuyển cho một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi,
chị Lan bảo là: Sẽ có người ở Hà Nội chuyển cho anh, khi gặp người đó thì anh
đừng trao đổi số tiền này để đưa cho ai, hoặc làm gì. Chị còn dặn tôi như thế.
Và anh Tiệp là người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải
mình tôi".
Đồng thời, Dương Chí Dũng còn nói rõ thêm, thông
qua sự giới thiệu của ông Lê Công Minh, Tổng giám đốc Cảng Sài Gòn, Dũng mới
quen biết và hợp tác với bà Trương Mỹ Lan.
Sau khi người của bà Lan tại Hà Nội đưa tiền
đến, ông Dũng đã chuyển cho ông Ngọ. Vậy tại sao phải đưa một số tiền lớn như
thế để làm gì?
Trên thực tế, dự án chuyển đổi công năng liên
quan do ai quản lý, điều phối vận hành với chức năng, nhiệm vụ, mục đích gì?
Ông Thứ Trưởng Bộ Công an không có quyền thay
đổi công năng một bến cảng không thuộc quyền điều hành của ông. Vậy số tiền 1
triệu USD đó phải được chuyển đến một nhân vật khác có đầy đủ quyền hành làm
việc này. Vị đó là ai?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án chuyển đổi
công năng Cảng Sài Gòn có tên gọi đầy đủ là “Đề án di dời cảng Sài Gòn ra Hiệp
Phước và chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội (Q.4, TP Sài Gòn).
Đề án này của công ty một thành viên Cảng Sài Gòn – Tổng công ty Hàng Hải Việt
Nam và do công ty này quy hoạch, đầu tư xây dựng, thực hiện theo quy định của
Nhà nước và của TP.Sài Gòn.
Mong chiếm quyền sở hữu khu đất vàng
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, mục đích của việc
di dời để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển tại khu vực đồng thời
bảo đảm điều kiện hoạt động ổn định và phát triển của cảng Hiệp Phước.
Theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị tỷ lệ 1/2000 định hướng không gian kiến trúc khu vực bờ Tây sông Sài Gòn
(trong đó có khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội của Cảng Sài Gòn), sau khi
chuyển đổi công năng, khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội sẽ trở thành khu vực
giáo dục, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, giải trí, khách sạn,
khu dân cư, khu phức hợp ga tàu khách quốc tế, quảng trường, cây xanh,
phố đi bộ…
Như thế rõ ràng đây là “khu đất vàng", có
vị trí đắc địa, nằm trong tầm ngắm của nhiều tập đoàn bất động sản. Nếu bà
Trương Mỹ Lan có bỏ ra 20 tỉ đồng đưa cho ông Dương Chí Dũng cũng không nằm
ngoài mục đích giành quyền sở hữu khu đất này. Đó là “một khu đất vàng” công ty
lớn nào cũng mơ ước. Con gà đẻ ra hàng trăm quả trứng vàng mỗi ngày. Chính vì
lẽ đó bà Trương Mỹ Lan mới lót đường “chạy chọt” với khoản tiền lớn như thế. Ở
VN ít có vụ nào “khủng” như vụ này. Chắc chắn nó còn dây dưa đến rất nhiều cơ
quan, nhiều nhân vật tầm cỡ khác nữa.
Tuy nhiên, đến nay, dự án chuyển đổi công năng
tại khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội đã hoàn tất, trong đó không có sự tham gia
của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Phía Cảng Sài Gòn nhấn mạnh, lời khai của
Dương Chí Dũng về mối quan hệ với bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát trong dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội chỉ
là mối quan hệ cá nhân, hoàn toàn không liên quan, không ảnh hưởng đến việc lựa
chọn đối tác tham gia dự án của Cảng Sài Gòn.
Một hệ thống mưu mẹo loanh quanh
Sau khi báo chí đưa tin danh tính các quan chức
Bộ Công An có liên quan đến vụ án tham nhũng Vinalines, nhiều người trong dư
luận bày tỏ ý kiến “bức xúc” với những lời khai liên quan đến những con số của
khoản hối lộ đó mà nhiều người cho là “lùng bùng lỗ tai” hay “không thể tin
được”. Có người còn so sánh việc dân phải lo chạy ăn từng bữa trong khi các
quan chức sử dụng hàng trăm, thậm chí hàng triệu đô-la Mỹ để làm “quà biếu”
ngay trên đất nước Việt Nam. Có dư luận còn cho rằng rất có thể còn nhiều vụ
hối lộ “khủng” như thế hay hơn thế mà mọi việc trót lọt nên không bị “khui ra”
trước công luận hoặc chưa bị khui ra hay không thể khui ra.
Trong khi đó, một luồng dư luận khác tỏ ra hoàn
toàn không ngạc nhiên, trái lại hoài nghi về diễn tiến mới của vụ án. Một trong
những trí thức phản biện nổi tiếng tại Việt Nam, nhà giáo Phạm Toàn, cho rằng
lời khai của ông Dương Chí Dũng có thể là do tác động về mặt tâm lý trong lúc
tuyệt vọng, nhưng cũng có thể là điều mà ông gọi là “hệ thống mưu mẹo loanh
quanh”. Ông nói:
“Một hệ thống mưu mẹo gì đấy mà cuối cùng nó lại
bảo vệ nhau, có khi nó lại ra nước ngoài một cách trot lọt bởi vì cái vòi bạch
tuộc mafia của những nhóm lợi ích bây giờ cấu kết với nhau quá chặt. Tóm lại
chả có gì đáng tin cậy là có thật ở Việt Nam cả. Có một điều duy nhất có thật
là không ai còn tin gì đang là có thật ở đất nước mình nữa”.
Một số cư dân mạng còn dự đoán trước các kịch
bản kết cục có thể diễn ra từ kinh nghiệm của nhiều vụ án lớn trước đây như “xử
lý nội bộ”, cách chức, cho hưởng án treo đối với quan chức cấp cao có tội, hoặc
“tự vẫn” trong nhà giam đối với kẻ tiết lộ bí mật.
Lần này,Thủ tướng chính phủ VN cũng đã có những
chỉ thị dứt khoát về vần đề chống tham nhũng và thu hồi tài sản của bọn tham
nhũng. Tuy nhiên chỉ thị vẫn còn là chỉ thị, điều quan trọng hơn là ngay trong
những vụ đại án như thế này, sự thực hiện những chỉ thị đó ra sao. Người dân
đang chờ một vụ án nghiêm minh, lấy lại được niềm tin bấy lâu nay cứ ngày một
bào mòn đến độ không còn ai dám tin vào việc bài trừ tham nhũng nữa. Nhà nước
và nhân dận cùng chịu thua cả sao? Hãy cho người dân một niềm tin, ít ra cũng
là một chút an ủi.
Tập đoàn tư nhân giàu “kinh khủng”
Nguồn tin “lo lót 1 triệu USD” của Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát (TP.Sài Gòn) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch khiến nhiều người giật
mình và chính bản thân tôi, người viết bài này, khi tìm hiểu về sự giàu sang
của tập đoàn này cũng “há mồm” vì không thể ngờ ở VN lại có một gia đình giàu
sang đến cỡ đó, không thể hiểu nổi trong vài chục năm gọi là “đổi mới”, họ làm
gì mà giàu có đến như thế được?
Cứ như cái máy in tiền. Không biết ở VN còn bao
nhiêu gia đình giàu như thế nữa? Tôi chịu thua. Mời bạn đọc ghé mắt nhìn qua
cái gia tài “khiêm nhường” của tập đoàn này. Một tập đoàn không phải của nhà
nước, cũng không phải của một quan chức nào. Ít ra là đến lúc này người ta chưa
tìm được sự liên quan nào với các quan chức lớn hay nhỏ hoặc của một công ty
nước ngoài. Đó là một công ty tư nhân VN.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giàu đến cỡ nào?
Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty
gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam. Thông tin về những người chủ đều chỉ có
một vài dòng ngắn gọn trên website và gần như không tiếp xúc với giới truyền
thông.
Những thông tin giới thiệu trên trang web cho
thấy, tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập năm 1992 với tiền thân là Công ty Trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) Vạn Thịnh Phát. Ban đầu, doanh nghiệp này chuyên hoạt động
trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn, nhưng sau đó, Vạn
Thịnh Phát kinh doanh trên nhiều lĩnh vực liên quan đến bất động sản với vốn
điều lệ 12.800 tỷ đồng.
Độ giàu có của Tập đoàn này có thể được thể hiện
qua một số bất động sản được điểm tên dưới đây. Rất tiếc bài báo có hạn nên tôi
chỉ nêu sơ lược vài nét chính những dinh cơ đồ sộ đó, không thể diễn tả rõ chi
tiết hơn. Mỗi dinh cơ này cũng có già vài trăm tỉ đồng.
1 - Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood
Residence
Địa chỉ: 127 đường Pasteur, quận 3, TP.Sài Gòn
Sherwood Residence là loại cao ốc căn phòng du
lịch, có 240 căn (trong đó có 12 căn penthouse) được trang bị nội thất và
nhiều tiện ích sinh hoạt, giải trí phục vụ suốt ngày đêm.
2 - Trung tâm Dịch vụ văn phòng Vạn Thịnh Phát
Địa chỉ: 8 đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.Sài Gòn
Là cao ốc văn phòng 15 tầng tọa lạc ở khu vực
sấm uất nhất của trung tâm thành phố, luôn đạt 100% công suất mặt bằng cho
thuê.
3- Khách sạn Thương mại An Đông
Địa chỉ: 18 đường An Dương Vương, quận 5, TP.Sài
Gòn
Là khách sạn đầu tiên do tư nhân Việt Nam đầu tư
và quản lý, đạt tiêu chuẩn 5 sao của Tổng cục Du lịch Việt Nam, gồm 400 phòng lưu trú, 1
trung tâm thương mại, các nhà hàng đặc sắc, phòng hội nghị có sức chứa đến
1.800 người và nhiều tiện nghi giải trí.
4 - Trung tâm thương mại Thuận Kiều
Địa chỉ: 190 đường Hồng Bàng, quận 5, TP.Sài Gòn
5 - Khu dân cư Bonville Land
Địa điểm: Khu 9B - Đô thị mới Nam thành phố,
huyện Bình Chánh, TP.Sài Gòn
Diện tích: 56,293 m2
Đây là khu dân cư hiện đại bao gồm 114 căn nhà
phố liên kế, 312 căn nhà cao cấp và một trường học hòa với khu công viên cây
xanh.
6 - Khu dân cư cao cấp Sterling Residence
Địa điểm: Khu 6A - Đô thị mới Nam thành phố, xã
Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Diện tích: 264.633 m2
7 - Khu đô thị mới ở Nam thành phố
Gồm các chung cư cao tầng, khu nhà liên kế,
khu biệt thự sang trọng, trường học và các công trình tiện ích công cộng giữa
vùng đất ven sông.
8- Khu thể dục thể thao Olympia Field
Địa điểm: Khu 5.1 - Đô thị mới Nam thành phố, xã
Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.Sài Gòn. Diện tích: 12,5 ha. Là một khu phức
hợp các công trình phục vụ nhu cầu rèn luyện thân thể của cư dân và thi đấu thể
thao cấp quốc gia, bao gồm sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm hội nghị, khách
sạn và các tiện ích công cộng.
9- Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence
Địa chỉ: 220-220A đường Pasteur, quận 3, TP.Sài
Gòn. Diện tích: 2.523,4 m2
Cao ốc căn phòng cao cấp 16 tầng tọa lạc tại khu
cư trú của ngoại giao đoàn.
10- Cao ốc Harmony Point
Địa chỉ: 147bis đường Nguyễn Tất Thành, quận 4,
TP.Sài Gòn. Diện tích: 10.220 m2
Một công trình phức hợp 35 tầng gồm các chức
năng văn phòng, thương mại và căn hộ bên bờ sông Sài Gòn với tầm nhìn rộng sang
khu đô thị mới Thủ Thiêm.
11 - Cao ốc căn hộ Elegance Residence
Địa chỉ: 8 đường Hưng Long, quận 10, TP.Sài Gòn.
Diện tích: 1.814 m2
Cao ốc căn hộ 15 tầng đầy đủ tiện nghi và dịch
vụ.
12- Khu phức hợp An Đông 2
Địa chỉ: 100 đường Hùng Vương, quận 5, TP.Sài
Gòn. Diện tích: 7.798 m2
Một công trình có chức năng văn phòng và thương
mại tại trung tâm quận 5
13- Khu công viên mũi đèn đỏ và nhà ở đô thị Sài
gòn Peninsula
Địa điểm: phường Phú Thuận, quận 7, TP.Sài Gòn.
Diện tích: 1.177.881 m2
Một khu đô thị bao gồm công viên chuyên đề, cụm
dân cư (biệt thự cao cấp và cao ốc căn hộ), các tòa nhà văn phòng, khách sạn sang
trọng, trung tâm mua sắm, quảng trường, bến tàu khách du lịch quốc tế và nhiều
công trình tiện ích công cộng.
14- Khu dân cư L'amour Villas
Địa điểm: Khu 5.2 - Đô thị mới Nam thành phố, xã
Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.Sài Gòn. Diện tích: 4.7 ha
Khu dân cư sang trọng ven sông bao gồm các biệt
thự cao cấp, nhà liên kế vườn, khách sạn quốc tế và nhà trẻ.
15- Cao ốc Times Square
Địa chỉ: 22-36 đại lộ Nguyễn Huệ & 57-69F
đường Đồng Khởi, quận 1, TP.Sài Gòn.
Diện tích: 4.573 m2.
Đây chính là nơi mà nam nghệ sĩ Thanh Bùi đã tổ
chức lễ kết hôn với 35 triệu/bàn tiệc với cô dâu của gia tộc danh giá này.
Quả thật với 15 địa chỉ trên đây đủ sức so sánh
với những ông hoàng xứ dầu hỏa. Còn xe cộ, nhà riêng, nhà con, nhà cháu, của
chìm của kín khác làm sao biết hết được. Ban đã thấy hoa mắt chưa?
- Ban PHẠM LONG viết trên báo Tuổi trẻ: Phi lý
Có một tình tiết trong lời khai của Dương Chí
Dũng vô lý. Một triệu đôla mà bà Lan, công ty Vạn Thịnh Phát nhờ hối lộ
cho ông Ngọ chẳng vì mục đích gì cả. Ông Ngọ không phụ trách xét duyệt việc
chuyển công năng cảng Sài Gòn thì hà cớ gì phải hối lộ ông ta. Số tiền đó có
thể không phải của ông Ngọ, phải chăng ông Ngọ nhận giúp 1 ai khác?
Câu hỏi chưa được trả lời.
Văn Quang – 08-2-2014
Hình:
01-Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh
Phát
02- Khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội thuộc Cảng Sài
Gòn.
03- Phối cảnh khu Cảng Nhà Rồng
04- Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence
05- Khu phúc hợp An Đông
06- Trung tâm thương mại Thuận Kiều
On Wednesday, 12 February 2014 3:18 PM, Do Quang <> wrote:
Một chế độ thổ tả thì nhìn đâu cũng buồn ói!
Nguyên Anh (Danlambao) - Nước VN là một quốc gia nghèo mạt rệp! Ai cũng công nhận điều đó
chứ không phải là bôi bác, về kinh tế thì suy thoái trầm trọng kéo dài nhiều
năm liền, vấn nạn thất nghiệp, người dân không có ruộng đất canh tác gần như bế
tắc, nạn nhân mãn với diện tích nhỏ hẹp với dân số hơn 90 triệu người đã tạo
nên những cảnh đời cơ cực khiến cho người dân phải bôn ba tha phương khắp nơi
kiếm sống, mới đây nhất thông tin cho biết đội quân bán vé số Việt Nam đã tràn
qua Campuchia để hành nghề, thật là tội cho nhưng công dân Việt Nam phải chấp
nhận qua một đất nước cách đây không xa còn thua kém hơn mình mà ngày nay họ
lại gọi người Việt là Duôn với lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy...
Thế nhưng những quốc sách của nhà cầm quyền vẫn
không xem trọng phát triển kinh tế, dân trí người dân mà chỉ toàn làm những
chuyện ruồi bu kiến đậu không giống ai mà những tấm bằng công nhận của Unesco
luôn được hô hào ầm ĩ và xem như đó là niềm vinh hạnh của đất nước!
Dưới thời bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, hắn đã lập
hồ sơ xin vinh danh hàng loạt những di tích thiên nhiên ban tặng hoặc những sản
phẩm phi vật thể mà mới đây nhất là buổi lễ nhận bằng chứng nhận cho đàn ca tài
tử vùng sông nước phía nam đã được tổ chức rình rang sặc mùi cải lương chi bảo
với sự tham dự của thủ tướng 3 Ếch.
Việc UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử
Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thể hiện sự trân
trọng của quốc tế đối với loại hình nghệ thuật đặc sắc này của Việt Nam. Đây
không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam Bộ, của người Việt Nam chúng ta mà
còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong
kho tàng văn hóa thế giới.
Đồng thời cũng là một minh chứng sống động về sức
sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập
của văn hóa thế giới; làm cho bạn bè quốc tế hiểu nhiều hơn với sự ngưỡng mộ về
một vùng Đất không chỉ anh dũng kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân
tộc mà còn là một vùng quê trù phú - lúa thơm trái ngọt, một vùng sông nước
mênh mang luôn đồng vọng tiếng đờn lời ca sâu nặng nghĩa tình. (1)
Có lẽ cái tố chất cải lương và khoác lác đã ngấm
sâu vào trong máu của những người CS cho nên họ lấy làm hãnh diện chứ người dân
Việt thì điềm nhiên tọa thị xem như một vở diễn hài...
Unesco vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ
thì có ích gì cho các nghệ nhân?
Chả có gì gọi là có ích khi tuyệt đại đời sống
các ca sỹ cải lương, các nghệ nhân đàn hát nghèo vẫn hoàn nghèo (dĩ nhiên vẫn
có một thiểu số khấm khá do có danh tiếng) và có thật bạn bè thế giới sẽ phải
ngưỡng mộ như lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng hay không?
Chắc chắn rằng sẽ không quốc gia nào ngưỡng mộ
vì không một nước nào lại không có bản sắc riêng của mình và cho dù Unesco
không công nhận (vì họ không cần!) họ vẫn phát triển nhanh và mạnh khắp thế
giới được nhiều người hâm mộ..
Chúng ta hãy nhìn về các quốc gia khác để so
sánh, khoan hãy nói đến Mỹ, Úc với ban nhạc Bee Gees nổi đình nổi đám thập niên
80 nhiều năm liền, Thụy Điển với Abba làm say đắm lòng biết bao người khắp hành
tinh mà giờ đây bản nhạc Happy New Year vẫn còn được sử dụng tại Việt Nam hay
gần đây nhất là điệu nhảy Gangnam Style của anh chàng Hàn quốc Park Jae Sung đã
chấn động giới trẻ và ngay cả người già cũng thấy vui lây, tất cả họ đâu có cần
Unesco phải công nhận mình bằng tấm bằng chứng nhận?
Tại Mỹ, không chỉ có một thể loại nhạc đồng quê
(country music) mà còn có các dòng nhạc rock, pop, jazz, blues, R&B soul,
hip hop, folk, electronic, dance và nhiều dòng khác và những ngôi sao gần như
bất diệt như Karen Carpenter, Michael Jackson, Taylor Swift...
Họ có những giải thưởng dành cho âm nhạc của
hiệp hội thu âm hay giải thưởng Grammy của viện thu âm và nghệ thuật quốc gia
mà ngày nay đã phổ cập toàn thế giới và điều tối quan trọng tại đó là một khi
đã phát triển tài năng được các cơ quan trên công nhận tao giải thưởng thì
người được vinh danh ngoài sự nổi tiếng còn nhận được một số tiền không nhỏ và
lời mời gọi của các nhà sản xuất.
Bây giờ hãy cùng nhìn lại cái nền âm nhạc dưới
chế độ CSVN...
Với sự kềm kẹp của ban tuyên giáo TƯ thì tất cả
các sản phẩm từ văn học cho đến ca nhạc đều có một nhiệm vụ: đánh bóng, tô hồng
chế độ và ngay cả nền âm nhạc mới được vinh danh là đờn ca tài tử cũng không
ngoại lệ cho nên Nguyễn Tấn Dũng mới phát biểu như trên thì làm gì có chuyện
hát hò, sáng tác theo ý mình ngoài những vở tuồng cải lương tình yêu ướt át vô
bổ vô hại?
Ngoài lễ vinh danh của Unesco rình rang trên
ngành nghệ thuật Việt Nam mà còn phải đối diện với vấn nạn sao chép in lậu
hoành hành gần như giết chết nhà sản xuất với sự làm ngơ hoặc nếu bị phát hiện
thì cũng gọi là được vạ thì má đã sưng!
Người nghệ sỹ Việt Nam, ngoài các ngôi sao nhạc
trẻ sớm nở tối tàn với các bài hát mau chóng bị quên lãng đã là một sự khó sống
còn các nghệ nhân cải lương đờn ca tài tử còn khổ hơn khi họ không hề có một chế
độ hổ trợ nào ngoài tiền thù lao khiêm tốn và nhà cầm quyền thì tư duy lại
không có được sự văn minh như các quốc gia khác thành ra họ chỉ biết tự an ủi
mình lỡ chọn kiếp cầm ca...
Chỉ khi nào cái ban tuyên giáo khốn nạn biến mất
toàn cõi Việt Nam thì giá trị đích thực của nền văn hóa, âm nhạc thực thụ mới
trở về trên quê hương nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với chế độ cầm quyền không
còn tồn tại...
Vì vậy cái được gọi là Unesco vinh danh nghệ
thuật đờn ca tài tử Việt Nam chỉ là một trò đểu lấy vải thưa che mắt thánh, tổ
chức ồn ào tự sướng trên sự nghèo hèn khốn khó của một bộ phận hoạt động nghệ
thuật nước nhà.
Một chế độ thổ tả thì nhìn đâu cũng buồn ói!
----------
Forwarded message ----------
From: Toma Thien <
Date: 2014-02-11 20:04 GMT-08:00
Subject: Re: [BTGVQHVN-2] LE DIEN DUC :Nói láo, nói láo, đại nói láo
To: BTGVQHVN
From: Toma Thien <
Date: 2014-02-11 20:04 GMT-08:00
Subject: Re: [BTGVQHVN-2] LE DIEN DUC :Nói láo, nói láo, đại nói láo
To: BTGVQHVN
Nói láo, nói láo, đại nói láo
Bạo tàn, bạo tàn, đại bạo tàn.
Dối trá cách bình thản, tàn ác cách lạnh lùng, tham lam cách vô
độ, ngu dốt cách cố chấp.
Đó là Cộng sản!
2014-02-11 20:32 GMT+07:00 Thuy Huong >:
Nói láo, nói láo, đại nói láo
Lê Diễn Ðức
Dối trá và bạo lực là bản chất và
đặc tính của hệ thống chính trị độc tài toàn trị. Trong hệ thống này, nhà nước
thả sức thao túng bằng các phương tiện truyền thông độc quyền, nhồi sọ dân
chúng những lý thuyết mị dân, che giấu bộ mặt xấu xa trước dư luận quốc tế.
Ðáng tiếc, thời buổi thông tin ngày nay không cho phép họ thực thi được hoàn toàn những ý định của mình. Nhờ phương tiện Internet phổ cập, dư luận xã hội đã có những phản ứng mau lẹ và kịp thời, vạch trần sự lừa mị giáo điều và giả dối.
Cuộc kiểm điểm định ký phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc UPR tại Genève trong những ngày đầu tháng 2 năm 2014 đã minh chứng rất rõ. Chính quyền cộng sản Việt Nam đưa ra những tuyên bố cũ rích, đã được sử dụng không biết bao nhiêu lần. Trước những câu hỏi và kiến nghị về cải thiện nhân quyền, phái đoàn Việt Nam như những con vẹt bị bịt tai, bịt mắt, cúi gằm mặt xuống đọc bài được soạn sẵn, thậm chí không ăn nhập gì với trọng tâm của câu hỏi.
Họ nói láo không biết ngượng, rằng, “Việt Nam có tự do ngôn luận”, “Việt Nam không có tù nhân chính trị”, “Việt Nam không kiểm duyệt Internet”, “Tòa án xét xử công bằng”, bla, bla,...
Xin hỏi ngoài 800 tờ báo đảng và hàng chục đài phát thanh, truyền hình trong hệ thống tuyên truyền của đảng, có tờ báo tư nhân nào không?
Tự do ngôn luận ở đâu, khi Bộ Thông Tin và Truyền Thông khẳng định Việt Nam sẽ không có báo chí tư nhân và điều 258 của Bộ Luật Hình Sự sẵn sàng quy chụp, bỏ tù những ai có ý kiến khác với nhà cầm quyền? Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Pháp trong bản phúc trình thường niên, một lần nữa liệt kê Việt Nam vào danh sách 5 nước “kẻ thù của Internet 2013” trên thế giới, đứng ở vị trí gần cuối bảng 172/179, chỉ sau Trung Quốc về số nhà báo bị cầm tù.
Không kiểm duyệt Internet, cớ sao ngày 5 tháng 5 năm 2010, tại Hội Nghị Toàn Quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí do Ban Tuyên Giáo Trung Ương chủ trì, tướng công an vũ Hải Triều khoe khoang “bộ phận kỹ thuật đã phá sập 300 mạng và blog cá nhân xấu”?
Tự do Internet ở đâu, khi mà nghị định của chính phủ số 72/2013/NÐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet nhằm kiểm soát chia sẻ thông tin trên mạng xã hội?
Tự do Internet và ngôn luận ở đâu, khi Nghị định 174/2013/NÐ-CP áp dụng từ ngày 15 tháng 1, 2014 phạt từ 70 đến 100 triệu đồng các hành vi hành vi nói xấu nhà nước trên mạng xã hội.
Bài “Sự bùng nổ của Facebook và một số vấn đề đặt ra” trên tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng, ngày 6 tháng 1 năm 2014, là gì, nếu không phải là dọn đường cho sự ngăn chặn hoàn toàn mạng xã hội với 19,6 triệu người sử dụng này?
Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ viết một số bài trên mạng, trả lời phỏng vấn một số đài quốc tế BBC, RFA, VOA, kiện thủ tướng về vụ khai thác bauxite Tây Nguyên phá hoại môi sinh và an nguy cho an ninh quốc phòng, bị kết án tù 7 năm tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)”, thì không phải là kiểm soát người sử dụng Internet và quyền tự do ngôn luận?
Với những bài viết trên mạng kêu gọi lòng yêu nước, tố cáo sự xâm chiếm lãnh hải và thái độ khiêu khích, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Ðông, blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải bị kết án nặng nề 12 tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN Việt Nam”. Ðây không phải là kiểm duyệt thông tin, phỉ báng quyền tự do ngôn luận, thì là cái gì? Anh Nguyễn Văn Hải không phải là tù nhân chính trị ư?
Chỉ vì các bài viết phân tích các chính sách của đảng, vạch trần tham nhũng, đưa ra những nhận định chủ quan và khách quan về thời cuộc, về vai trò và uy tín của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt giam. Ðây không phải là đàn áp tự do ngôn luận, kiểm duyệt Internet, thì là cái gì?
Cô Phạm Thanh Nghiên chỉ tọa kháng tại nhà ở của mình với khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” mà nhận bản án 3 năm tù. Ông Vi Ðức Hồi viết báo trên mạng phê phán đảng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tố cáo nạn tham nhũng, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đều bị kết án nhiều năm tù, họ không phải tù nhân chính trị sao?
Biết bao nhiêu trường hợp khác nữa không thể nêu hết. Có sự lấp liếm, nói láo nào bỉ ổi hơn không? Một nhà nước ra trước diễn đàn quốc tế với một đội quân hùng hậu 30 người từ các bộ, mà sao lại có thể diễn trò tệ hại, nhục nhã như thế?
Còn về sự xét xử công bằng của tòa án? Xin lỗi, tòa án, viện kiểm sát hay chính xác là cả ngành tư pháp là công cụ của đảng cầm quyền.
Nói sao về 4 năm tù cho trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh đến chết ông Trịnh Xuân Tùng ngay giữa đồn công an? Nói sao về vụ xử côn đồ Văn Giang đánh người bị thương? Về 10 năm tù oan gia của ông Nguyễn Thanh Chấn? Nói gì về sự phi lý trong vụ án xử Huỳnh Thị Huyền Như và Vietinbank? Nói sao về các vụ xử các nhà bất đồng chính kiến, tuyên bố xử công khai mà an ninh mật vụ phong toả, bắt bớ, cấm dân chúng tới tham dự, kể cả những người thân ruột thịt của gia đình?
Trên sân nhà, họ còn trơ trẽn và nhục nhã đến mức, bài “Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền” trên tờ Vietnam.net ngày 5 tháng 2, 2014 và bài “Ðảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” của Giáo Sư Hoàng Chí Bảo trên tờ Thanh Niên, đã phải vội vã gỡ bỏ nhút nhấn “Like” và “Dislike”, chỉ vì nút nhấn “Dislike” quá nhiều (51) so với nút “Like” (2). Tương tự trên Vietnam.net, 5,595 “Dislike” so với 163 “Like”. Con đà điểu đã phải giấu đầu trong cát, không còn mặt nạ nào che giấu nổi trò “cả vú lấp miệng em” nữa!
Trong kỳ Kiểm Ðiểm Phổ Quát về nhân quyền lần này tại Genève, đoàn Việt Nam bị sửa lưng, vạch mặt nặng nề. Ngoại trừ “mèo khen mèo dài đuôi” của Trung Quốc, Cuba và vài nước Asean, hơn 100 nước đã đặt câu hỏi chất vấn và khuyến nghị. Ngay cả Miến Ðiện cũng đòi hỏi Việt Nam thúc đẩy dân chủ, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền. Ðặc biệt sự có mặt của những đại diện các nhóm nhân sự đến từ trong nước và anh chị em từ nhiều nước trên thế giới tới tham gia hội thảo và cung cấp thông tin độc lập cho các quốc gia thành viên tham dự UPR, đã gây cho đoàn của nhà nước cộng sản Việt Nam sự khó chịu thực sự.
Ðoàn Việt Nam do Thứ Trưởng Hà kim Ngọc dẫn đầu, đã ngụy biện rằng, vì những “dị biệt” văn hóa nên có sự nhìn nhận khác nhau về nhân quyền, cam kết sẽ tiếp thu các ý kiến và tiếp tục đối thoại.
Trong phần mở đầu bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chí Minh đã trích lời của Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Có nghĩa rằng, đã là con người, không phân biệt quốc tịch, màu da, văn hóa, đều được hưởng những quyền tự do như nhau, giống nhau, không có loại nhân quyền riêng nào cho người Việt Nam mũi tẹt, da vàng, mà cũng chẳng có thứ nhân quyền nào riêng cho ông Tây tóc vàng, mắt xanh. Nhân quyền là giá trị phổ quát đã được nhân loại khẳng định.
Còn cam kết và đối thoại của nhà nước cộng sản ư? Ðã có hàng tá cam kết khi đặt bút ký vào các công ước, hiệp ước quốc tế đã bị chà đạp!
Ðối thoại ư? Ðối thoại với ai? Chắc chắn không có sự đối thoại sòng phẳng, cởi mở với dân chúng, vì với họ đã có sẵn các điều 79, 88, 258 của Bộ Luật Hình Sự. Trấn áp bằng bạo lực là phương tiện “đối thoại” duy nhất mà bộ máy công quyến có thể áp dụng.
Dối trá và hứa lèo vốn là hai mặt song song của một căn bệnh mãn tính không thuốc chữa của chế độ cộng sản Việt Nam.
Như ông Benjamin ismail, giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức phóng viên không biên giới, kết luận:
“Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên Hiệp Quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách tàn bạo mà họ đang thực hiện.”
Ðáng tiếc, thời buổi thông tin ngày nay không cho phép họ thực thi được hoàn toàn những ý định của mình. Nhờ phương tiện Internet phổ cập, dư luận xã hội đã có những phản ứng mau lẹ và kịp thời, vạch trần sự lừa mị giáo điều và giả dối.
Cuộc kiểm điểm định ký phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc UPR tại Genève trong những ngày đầu tháng 2 năm 2014 đã minh chứng rất rõ. Chính quyền cộng sản Việt Nam đưa ra những tuyên bố cũ rích, đã được sử dụng không biết bao nhiêu lần. Trước những câu hỏi và kiến nghị về cải thiện nhân quyền, phái đoàn Việt Nam như những con vẹt bị bịt tai, bịt mắt, cúi gằm mặt xuống đọc bài được soạn sẵn, thậm chí không ăn nhập gì với trọng tâm của câu hỏi.
Họ nói láo không biết ngượng, rằng, “Việt Nam có tự do ngôn luận”, “Việt Nam không có tù nhân chính trị”, “Việt Nam không kiểm duyệt Internet”, “Tòa án xét xử công bằng”, bla, bla,...
Xin hỏi ngoài 800 tờ báo đảng và hàng chục đài phát thanh, truyền hình trong hệ thống tuyên truyền của đảng, có tờ báo tư nhân nào không?
Tự do ngôn luận ở đâu, khi Bộ Thông Tin và Truyền Thông khẳng định Việt Nam sẽ không có báo chí tư nhân và điều 258 của Bộ Luật Hình Sự sẵn sàng quy chụp, bỏ tù những ai có ý kiến khác với nhà cầm quyền? Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Pháp trong bản phúc trình thường niên, một lần nữa liệt kê Việt Nam vào danh sách 5 nước “kẻ thù của Internet 2013” trên thế giới, đứng ở vị trí gần cuối bảng 172/179, chỉ sau Trung Quốc về số nhà báo bị cầm tù.
Không kiểm duyệt Internet, cớ sao ngày 5 tháng 5 năm 2010, tại Hội Nghị Toàn Quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí do Ban Tuyên Giáo Trung Ương chủ trì, tướng công an vũ Hải Triều khoe khoang “bộ phận kỹ thuật đã phá sập 300 mạng và blog cá nhân xấu”?
Tự do Internet ở đâu, khi mà nghị định của chính phủ số 72/2013/NÐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet nhằm kiểm soát chia sẻ thông tin trên mạng xã hội?
Tự do Internet và ngôn luận ở đâu, khi Nghị định 174/2013/NÐ-CP áp dụng từ ngày 15 tháng 1, 2014 phạt từ 70 đến 100 triệu đồng các hành vi hành vi nói xấu nhà nước trên mạng xã hội.
Bài “Sự bùng nổ của Facebook và một số vấn đề đặt ra” trên tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng, ngày 6 tháng 1 năm 2014, là gì, nếu không phải là dọn đường cho sự ngăn chặn hoàn toàn mạng xã hội với 19,6 triệu người sử dụng này?
Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ viết một số bài trên mạng, trả lời phỏng vấn một số đài quốc tế BBC, RFA, VOA, kiện thủ tướng về vụ khai thác bauxite Tây Nguyên phá hoại môi sinh và an nguy cho an ninh quốc phòng, bị kết án tù 7 năm tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)”, thì không phải là kiểm soát người sử dụng Internet và quyền tự do ngôn luận?
Với những bài viết trên mạng kêu gọi lòng yêu nước, tố cáo sự xâm chiếm lãnh hải và thái độ khiêu khích, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Ðông, blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải bị kết án nặng nề 12 tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN Việt Nam”. Ðây không phải là kiểm duyệt thông tin, phỉ báng quyền tự do ngôn luận, thì là cái gì? Anh Nguyễn Văn Hải không phải là tù nhân chính trị ư?
Chỉ vì các bài viết phân tích các chính sách của đảng, vạch trần tham nhũng, đưa ra những nhận định chủ quan và khách quan về thời cuộc, về vai trò và uy tín của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt giam. Ðây không phải là đàn áp tự do ngôn luận, kiểm duyệt Internet, thì là cái gì?
Cô Phạm Thanh Nghiên chỉ tọa kháng tại nhà ở của mình với khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” mà nhận bản án 3 năm tù. Ông Vi Ðức Hồi viết báo trên mạng phê phán đảng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tố cáo nạn tham nhũng, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đều bị kết án nhiều năm tù, họ không phải tù nhân chính trị sao?
Biết bao nhiêu trường hợp khác nữa không thể nêu hết. Có sự lấp liếm, nói láo nào bỉ ổi hơn không? Một nhà nước ra trước diễn đàn quốc tế với một đội quân hùng hậu 30 người từ các bộ, mà sao lại có thể diễn trò tệ hại, nhục nhã như thế?
Còn về sự xét xử công bằng của tòa án? Xin lỗi, tòa án, viện kiểm sát hay chính xác là cả ngành tư pháp là công cụ của đảng cầm quyền.
Nói sao về 4 năm tù cho trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh đến chết ông Trịnh Xuân Tùng ngay giữa đồn công an? Nói sao về vụ xử côn đồ Văn Giang đánh người bị thương? Về 10 năm tù oan gia của ông Nguyễn Thanh Chấn? Nói gì về sự phi lý trong vụ án xử Huỳnh Thị Huyền Như và Vietinbank? Nói sao về các vụ xử các nhà bất đồng chính kiến, tuyên bố xử công khai mà an ninh mật vụ phong toả, bắt bớ, cấm dân chúng tới tham dự, kể cả những người thân ruột thịt của gia đình?
Trên sân nhà, họ còn trơ trẽn và nhục nhã đến mức, bài “Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền” trên tờ Vietnam.net ngày 5 tháng 2, 2014 và bài “Ðảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” của Giáo Sư Hoàng Chí Bảo trên tờ Thanh Niên, đã phải vội vã gỡ bỏ nhút nhấn “Like” và “Dislike”, chỉ vì nút nhấn “Dislike” quá nhiều (51) so với nút “Like” (2). Tương tự trên Vietnam.net, 5,595 “Dislike” so với 163 “Like”. Con đà điểu đã phải giấu đầu trong cát, không còn mặt nạ nào che giấu nổi trò “cả vú lấp miệng em” nữa!
Trong kỳ Kiểm Ðiểm Phổ Quát về nhân quyền lần này tại Genève, đoàn Việt Nam bị sửa lưng, vạch mặt nặng nề. Ngoại trừ “mèo khen mèo dài đuôi” của Trung Quốc, Cuba và vài nước Asean, hơn 100 nước đã đặt câu hỏi chất vấn và khuyến nghị. Ngay cả Miến Ðiện cũng đòi hỏi Việt Nam thúc đẩy dân chủ, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền. Ðặc biệt sự có mặt của những đại diện các nhóm nhân sự đến từ trong nước và anh chị em từ nhiều nước trên thế giới tới tham gia hội thảo và cung cấp thông tin độc lập cho các quốc gia thành viên tham dự UPR, đã gây cho đoàn của nhà nước cộng sản Việt Nam sự khó chịu thực sự.
Ðoàn Việt Nam do Thứ Trưởng Hà kim Ngọc dẫn đầu, đã ngụy biện rằng, vì những “dị biệt” văn hóa nên có sự nhìn nhận khác nhau về nhân quyền, cam kết sẽ tiếp thu các ý kiến và tiếp tục đối thoại.
Trong phần mở đầu bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chí Minh đã trích lời của Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Có nghĩa rằng, đã là con người, không phân biệt quốc tịch, màu da, văn hóa, đều được hưởng những quyền tự do như nhau, giống nhau, không có loại nhân quyền riêng nào cho người Việt Nam mũi tẹt, da vàng, mà cũng chẳng có thứ nhân quyền nào riêng cho ông Tây tóc vàng, mắt xanh. Nhân quyền là giá trị phổ quát đã được nhân loại khẳng định.
Còn cam kết và đối thoại của nhà nước cộng sản ư? Ðã có hàng tá cam kết khi đặt bút ký vào các công ước, hiệp ước quốc tế đã bị chà đạp!
Ðối thoại ư? Ðối thoại với ai? Chắc chắn không có sự đối thoại sòng phẳng, cởi mở với dân chúng, vì với họ đã có sẵn các điều 79, 88, 258 của Bộ Luật Hình Sự. Trấn áp bằng bạo lực là phương tiện “đối thoại” duy nhất mà bộ máy công quyến có thể áp dụng.
Dối trá và hứa lèo vốn là hai mặt song song của một căn bệnh mãn tính không thuốc chữa của chế độ cộng sản Việt Nam.
Như ông Benjamin ismail, giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức phóng viên không biên giới, kết luận:
“Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên Hiệp Quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách tàn bạo mà họ đang thực hiện.”
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment