Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?
Hoàng An Vĩnh
Cuộc trao đổi qua đường dây nóng giữa ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng là lý do khiến Việt Nam đột ngột chấm dứt các hoạt động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35
năm Chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 1979?
Đèn xanh
2014 đánh dấu “năm chẵn” một loạt những sự kiện liên quan đến lịch sử bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Trong số này có 35 năm
Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
(7/1/1979), 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974)
và 35 năm ngày Trung Quốc tung 60 vạn quân quân nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn
tuyến biên giới phía Bắc (17/2/1979).
Trong khi sự kiện gắn với biên giới Tây Nam được tuyên truyền tương đối bình thường thì việc báo chí chính thống của Việt Nam nhắc tới Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 là điều gần như không có nếu không tính quãng thời gian từ 2009 trở lại đây.
Cũng cần phải nói rằng câu chuyện về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979 mới được hâm nóng trở lại trên các kênh
truyền thông chính thức ở Việt Nam được vài năm nay mà bắt đầu là bài viết “Biên Giới Tháng Hai” của ký giả nổi tiếng Huy Đức (http://www.viet-studies.info/kinhte/HuyDuc_BienGioiThangHai.htm) trên báo Sài Gòn Tiếp thị ra ngày 9/2/2009.
Lác đác trong những năm sau đó một số tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp luật Tp.HCM… đã có một số bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến sự kiện này trong đó nổi bật là báo Thanh
Niên, tờ báo của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Tháng 2/2011, báo Thanh Niên có bài viết về liệt sĩ Lê Đình Chinh
(http://tinyurl.com/pm76349)
và bài về chiến công chống quân Trung Quốc xâm lược của một đơn vị bộ đội tại Lạng Sơn năm 1979 (http://tinyurl.com/cas56wk) gây được sự chú ý của dư luận đặc biệt với hình ảnh về tấm bia ghi dấu chiến công bị đục bỏ.
Năm 2013, đúng vào ngày 17/2, báo Thanh Niên cũng cho đăng tải bài phỏng vấn tướng công an Lê Văn
Cương về việc phải công bố và đưa câu chuyện chiến tranh biên giới 1979 vào sách
giáo khoa (http://tinyurl.com/n6cwr8w).
Sau bài viết mang tính mở đường này nhiều tờ báo khác như Tuổi Trẻ, VietnamNet… cũng
đã liên tiếp lên tiếng.
Theo một nhà nghiên cứu, những diễn biến nóng trên Biển Đông trong những năm qua, nỗ lực của báo giới và những sức ép từ dư luận đã buộc chính quyền có độ mở nhất định đối với các thông tin về vụ Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988, chiến tranh biên giới 1979 trên các
kênh chính thức của Việt Nam.
Từ cuối tháng 12/2013 đầu 1/2014 một số tờ báo “lề phải” của Việt Nam bắt đầu đăng tải các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 với một sự thận trọng nhất định. Khởi đầu là Giaoduc.net.vn, tiếp sau đó là Tuổi Trẻ, Infonet.vn,
PetroTimes, Vietnamnet… Tờ báo điện tử có lượng truy cập hàng đầu Việt Nam là
Vnexpress.net đến gần sát thời điểm 19/1 cũng có một số bài. Các tờ báo chính thống như Nhân dân, Quân đội Nhân dân… như thường lệ không hề đả động gì đến những vấn đề vốn được mặc định là “nhạy cảm” này.
Thanh Niên, nhập cuộc muộn hơn, nhưng tổ chức khá bài bản loạt bài về Hoàng Sa trên báo điện tử thành một chuyên đề (http://tinyurl.com/nlm6tql) với nhiều bài viết đa dạng. Sự kiện Hoàng Sa 1974 được tờ báo này nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh khá mạnh dạn so với báo chí chính thống trong nước.
Việc báo chí có thể đăng tải thoải mái các tin bài
về sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm
1974, thậm chí động đến những chuyện khá “nhạy cảm” và gây tranh
cãi mà trước nay mới chỉ được đề cập trên các kênh phi chính thống. Trong số này có thể kể đến việc đòi đánh giá lại sự kiện Hoàng Sa, ca ngợi những hy sinh của binh lính Việt Nam Cộng Hòa và coi họ như những anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm… đã tạo dư luận cho rằng chính quyền đã bật đèn xanh cho việc tuyên truyền này.
Tưởng niệm hay không tưởng niệm?
Chiều 30/12/2013, báo Thanh Niên điện tử đã xuất hiện bản tin về việc “Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa
và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” (http://tinyurl.com/nfn9tgp).
Bản tin này sau đó đã bị gỡ bỏ sau đó chỉ vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên nội dung của nó đã được nhiều website đăng tải lại.
Theo bản tin này, trong cuộc làm việc với Hội Khoa học lịch sử VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang lên kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1/1974) và
35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (2/1979).
Bản tin của Thanh Niên còn
cho biết Thủ tướng đã trả lời trực tiếp tại Hội Khoa học Lịch sử rằng : “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa.
“Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”, ông Dũng được Thanh Niên điện tử trích dẫn.
Cú phanh đột ngột
Trong khi nhiều người tin rằng đúng ngày
19/1/2014 hàng loạt các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 sẽ được hàng loạt tờ báo bung ra thì một điều bất ngờ xảy đến: hầu hết các tờ báo đều đột ngột ngừng việc đưa tin về sự kiện này từ 18/1.
Sáng 18/1, trang web của UBND huyện Hoàng Sa cũng bất ngờ đăng lời cáo lỗi (http://tinyurl.com/ox8kf9w) của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện, về việc hủy chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa dự kiến sẽ được tổ chức vào 19h00 cùng ngày tại tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng.
Lý do được đưa ra là “do công
tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa đã không
thể diễn ra theo kế hoạch.
Cũng trong sáng 18/1, báo Thanh Niên điện tử cho đăng tải bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (http://tinyurl.com/nvzs2hl) liên quan đến chủ đề Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.
Tuy nhiên bài viết này sau đó cũng nhanh chóng bị gỡ xuống.
Đến thời điểm ấy người ta chỉ có thể lờ mờ phỏng đoán đã có một quyết định được đưa ra vào giờ chót, ngay trước 19/1/2014, nhằm ngăn cản việc tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa 1974 đồng thời “bịt miệng” báo chí trong nước.
Điều khó hiểu là quyết định này dường như được đưa ra khá bất ngờ chứ không phải như chủ trương “đèn xanh” như trước đó. Dường như đã có một sự thay đổi vào phút chót
trong việc kiểm soát thông tin của sự kiện này từ giới lãnh đạo Việt Nam.
Ngày 21/1, sau cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần của lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông với lãnh đạo các báo, đài, trên một số diễn đàn báo chí đã
lan truyền thông tin lãnh đạo báo Thanh Niên và Infonnet.vn đã bị “cạo” ra trò tại cuộc giao ban này.
Cũng xuất hiện thông tin nói rằng báo Thanh Niên
và báo Infonet.vn sẽ bị kỷ luật do không chấp hành chỉ đạo liên quan đến việc tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa 1974.
Chỉ thị mật
Điều có lẽ không nhiều người biết đó là vào ngày
16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí,
phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo
triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội.
Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974
và Chiến tranh biên giới 1979.
Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các Tổng biên tập đến để trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy ra. Thông thường các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi tin nhắn hoặc qua đường công văn.
Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo
yêu cầu trực tiếp từ Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ luật thông tin” trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.
Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo
đã ra lệnh cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ. Các báo, đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt đối không được đăng tiếp”.
Chỉ thị mật này cũng nêu rõ
khi cần báo, đài nào lên tiếng, Ban Tuyên giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể đồng thời răn đe, dọa dẫm, yêu cầu một cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí “không được tự tiện, manh động”.
Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông tin, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ mức độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và
không đẩy việc tuyên truyền lên mức cao hơn.
Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt đối không đưa thông tin kích động, gây tâm lý dân
tộc cực đoan, làm nóng dư luận, gây bất lợi về đối nội, đối ngoại” và chú ý đến các nội dung liên quan đến “đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên
tác đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”.
Trong chỉ thị này Ban Tuyên
giáo TƯ cho biết họ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc biệt” để chỉ đạo, theo dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo,
đài vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Đường dây nóng
Một nguồn thạo tin tại Hà Nội cho biết ngày 15/1/2014 phía Trung Quốc đã bất ngờ nêu yêu cầu trao đổi giữa Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đường dây nóng nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc
(18/1/1950-18/1/2014).
Nguồn tin không nói rõ thời điểm cuộc điện đàm được thực hiện, nhưng nhiều khả năng thời gian điện đàm từ 15-16/1/2014.
Điều đáng chú ý là theo thông tin công
khai trên báo chí thì có một cuộc điện đàm với lý do tương tự (http://tinyurl.com/pww2foa) nhưng được thực hiện vào ngày 22/1/2014 cũng giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình. Thông tin
công khai này không cho biết cuộc điện đàm bình thường hay được thực hiện qua đường dây nóng.
Không rõ đây chính là cuộc điện đàm được thực hiện trước thời điểm 16/1/2014 nhưng được ém thông tin và
đăng tải thành ngày 22/1/2014 hay là một cuộc điện đàm khác. Theo dự đoán của người viết thì nhiều khả năng chỉ có một cuộc điện đàm nhưng thời gian công bố đã có sự điều chỉnh.
Nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng trong cuộc điện đàm này phía Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu và được ông Nguyễn Phú Trọng đồng ý về việc Việt Nam hủy bỏ chương trình tưởng niệm Hoàng Sa 1974 và
Chiến tranh biên giới 1979 mà trước đó được dự kiến thực hiện.
Nếu điều này là sự thật thì có thể thấy một lần nữa Trung Quốc lại cho thấy sự cao tay trong việc “dắt mũi” giới lãnh đạo Việt Nam khi đặt Hà Nội vào thế bị động. Nó cũng cho thấy những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thiếu tầm nhìn trong việc ứng xử với Trung Quốc như thế nào, nguồn tin bình luận.
Hẳn là Hà Nội chưa quên bài học vừa mới xảy ra năm ngoái khi
họ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay trong thời điểm lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Việc những lá cờ rủ đã buộc phải thay đổi cấp tập thành cờ mừng đã gây ra một làn sóng dư luận phẫn nộ trong dân chúng.
Một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho rằng những ứng xử mang tính chất đối phó và dường như có phần quá nể sợ Trung Quốc của giới lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ sẽ chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ phía người láng giềng “khó chơi”.
“Người Trung Quốc vốn kính nể những đối thủ cứng rắn. Họ muốn các chư hầu thần phục nhưng cũng coi thường những kẻ thần phục. Đó là văn hóa của họ”.
“Điều mà tôi lo lắng là không biết đến bao giờ chúng ta mới có những thủ lĩnh đủ tầm trong ứng xử với Trung Quốc Nếu những nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta cứ mãi “trẻ con” thế này thì đất nước sẽ còn tiếp tục bị đè nén và sỉ nhục”.
Hà Nội ngày 4/2/2014
(Kỷ niệm 225 Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Xuân Kỷ Dậu 1789)
H.A.V.
Nguồn:
Võ văn Tạo ơi,
Bạn khôn và có những nhận xét rất chính xác. Bạn
sợ dân chúng không còn như thời xưa. Không! Dân chúng có thể hơn xưa vì họ
nghèo và khổ quá. CS chỉ sợ giao vũ khí cho họ sẽ ăn ngũ không yên giấc. Xưa
kia, ai cũng cùng thân phận; nay khác rồi. Đảng viên giàu có, nhờ gian manh và
xảo quyệt, ăn cướp của dân. Giờ để dân có súng trong tay, làm sao ngồi yên được
để huỡng mọi thứ như hôm nay. Chúng kháo với nhau rằng cho dù ngày nào đó, TQ
có chiếm VN, chúng cũng để đảng CS làm thái thú. Giống Đế quốc La mã ngày xưa,
thực dân Tây hôm truớc…luôn dùng dân dịa phuơng đứng ra thu thuế cho chúng, chứ
bọn thực dân dại gì đi làm chuyện đó.
From: hung vu <>
To: Dien Dan Cong Luan <
Sent: Tuesday, February 11, 2014 9:20 PM
Subject: [DDCL] Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?
To: Dien Dan Cong Luan <
Sent: Tuesday, February 11, 2014 9:20 PM
Subject: [DDCL] Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?
Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm
Chiến tranh biên giới 1979?
Điều có lẽ không nhiều người biết biết đó là
vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát
thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ
quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội... Họ được gọi lên để nhận
tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và
Chiến tranh biên giới 1979.
Hoàng An Vĩnh (Viet-Studies) - Cuộc trao đổi qua đường dây nóng
giữa ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng là lý do khiến Việt Nam đột ngột
chấm dứt các hoạt động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến
tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 1979?
Đèn xanh
2014 đánh dấu “năm chẵn” một
loạt những sự kiện liên quan đến lịch sử bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt
Nam. Trong số này có 35 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây
Nam (7/1/1979), 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa
từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc tung
60 vạn quân quân nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc
(17/2/1979).
Trong khi sự kiện gắn với biên giới Tây Nam được
tuyên truyền tương đối bình thường thì việc báo chí chính thống của Việt Nam
nhắc tới Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 là điều gần như không có
nếu không tính quãng thời gian từ 2009 trở lại đây.
Cũng cần phải nói rằng câu chuyện về cuộc chiến
tranh bảo vệ biên giới 1979 mới được hâm nóng trở lại trên các kênh truyền
thông chính thức ở Việt Nam được vài năm nay mà bắt đầu là bài viết “Biên Giới Tháng Hai” của
ký giả nổi tiếng Huy Đức trên báo Sài Gòn Tiếp thị ra ngày 9/2/2009.
Lác đác trong những năm sau đó một số tờ báo như
Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp luật Tp.HCM... đã có một số bài viết trực tiếp hoặc
gián tiếp nói đến sự kiện này trong đó nổi bật là báo Thanh Niên, tờ báo của
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Tháng 2/2011, báo Thanh Niên có bài viết về liệt
sĩ Lê Đình Chinh và
bài về chiến công chống quân Trung Quốc xâm lược của một đơn vị bộ đội tại Lạng Sơn năm 1979 gây
được sự chú ý của dư luận đặc biệt với hình ảnh về tấm bia ghi dấu chiến công
bị đục bỏ.
Năm 2013, đúng vào ngày 17/2, báo Thanh Niên
cũng cho đăng tải bài phỏng vấn tướng công an Lê Văn Cương về việc phải công bố
và đưa câu chuyện chiến tranh biên giới 1979 vào sách
giáo khoa. Sau bài viết mang tính mở đường này nhiều tờ báo khác như
Tuổi Trẻ, VietnamNet... cũng đã liên tiếp lên tiếng.
Theo một nhà nghiên cứu, những diễn biến nóng
trên Biển Đông trong những năm qua, nỗ lực của báo giới và những sức ép từ dư
luận đã buộc chính quyền có độ mở nhất định đối với các thông tin về vụ Hoàng
Sa 1974, Trường Sa 1988, chiến tranh biên giới 1979 trên các kênh chính thức
của Việt Nam.
Từ cuối tháng 12/2013 đầu 1/2014 một số tờ báo
“lề phải” của Việt Nam bắt đầu đăng tải các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974
với một sự thận trọng nhất định. Khởi đầu là Giaoduc.net.vn,
tiếp sau đó là Tuổi Trẻ, Infonet.vn, PetroTimes, Vietnamnet... Tờ báo điện tử
có lượng truy cập hàng đầu Việt Nam là Vnexpress.net đến gần sát thời điểm 19/1
cũng có một số bài. Các tờ báo chính thống như Nhân dân, Quân đội Nhân dân...
như thường lệ không hề đả động gì đến những vấn đề vốn được mặc định là “nhạy
cảm” này.
Thanh Niên, nhập cuộc muộn hơn, nhưng tổ chức
khá bài bản loạt bài về Hoàng Sa trên báo điện tử thành một chuyên đề với nhiều bài viết đa dạng. Sự kiện Hoàng Sa
1974 được tờ báo này nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh khá mạnh dạn so với báo
chí chính thống trong nước.
Việc báo chí có thể đăng tải thoải mái các tin
bài về sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, thậm chí động đến những
chuyện khá “nhạy cảm” và gây tranh cãi mà trước nay mới chỉ được đề cập trên
các kênh phi chính thống. Trong số này có thể kể đến việc đòi đánh giá lại sự
kiện Hoàng Sa, ca ngợi những hy sinh của binh lính Việt Nam Cộng Hòa và coi họ
như những anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm... đã tạo dư luận cho rằng chính
quyền đã bật đèn xanh cho việc tuyên truyền này.
Tưởng niệm hay không tưởng niệm?
Chiều 30/12/2013, báo Thanh Niên điện tử đã xuất
hiện bản tin về việc “Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa
và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc”.
Bản tin này sau đó đã bị gỡ bỏ sau đó chỉ vài
giờ đồng hồ. Tuy nhiên nội dung của nó đã được nhiều website đăng tải lại.
Theo bản tin này, trong cuộc làm việc với Hội
Khoa học lịch sử VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao
Việt Nam đang lên kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1/1974) và 35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên
giới phía Bắc (2/1979).
Bản tin của Thanh Niên còn cho biết Thủ tướng đã
trả lời trực tiếp tại Hội Khoa học Lịch sử rằng: “Phải kỷ niệm. Nhưng
kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải
Bộ Chính trị không quan tâm”.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại
giao Việt Nam đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng
Sa.
“Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội,
vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất
quan tâm đến việc kỷ niệm này”, ông Dũng được Thanh Niên điện tử trích dẫn.
Cú phanh đột ngột
Trong khi nhiều người tin rằng đúng ngày
19/1/2014 hàng loạt các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 sẽ được hàng loạt tờ
báo bung ra thì một điều bất ngờ xảy đến: hầu hết các tờ báo đều đột ngột ngừng
việc đưa tin về sự kiện này từ 18/1.
Sáng 18/1, trang web của UBND huyện Hoàng Sa
cũng bất ngờ đăng lời cáo lỗi của ông Đặng Công
Ngữ, Chủ tịch UBND huyện, về việc hủy chương trình tưởng
niệm, thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa dự kiến sẽ được tổ chức vào 19h00 cùng
ngày tại tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng.
Lý do được đưa ra là “do công tác chuẩn
bị chưa được chu đáo” nên chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê
hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa đã không thể diễn ra theo kế
hoạch.
Cũng trong sáng 18/1, báo Thanh Niên điện tử cho
đăng tải bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy
Niên liên quan đến chủ đề Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh
biên giới 1979.
Tuy nhiên bài viết này sau đó cũng nhanh chóng
bị gỡ xuống.
Đến thời điểm ấy người ta chỉ có thể lờ mờ phỏng
đoán đã có một quyết định được đưa ra vào giờ chót, ngay trước 19/1/2014, nhằm
ngăn cản việc tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa 1974 đồng thời “bịt miệng” báo
chí trong nước.
Điều khó hiểu là quyết định này dường như được
đưa ra khá bất ngờ chứ không phải như chủ trương “đèn xanh” như
trước đó. Dường như đã có một sự thay đổi vào phút chót trong việc kiểm soát
thông tin của sự kiện này từ giới lãnh đạo Việt Nam.
Ngày 21/1, sau cuộc giao ban báo chí định kỳ
hàng tuần của lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông với lãnh
đạo các báo, đài, trên một số diễn đàn báo chí đã lan truyền thông tin lãnh đạo
báo Thanh Niên và Infonnet.vn đã bị “cạo” ra trò tại cuộc giao ban này. Cũng
xuất hiện thông tin nói rằng báo Thanh Niên và báo Infonet.vn sẽ bị kỷ luật do
không chấp hành chỉ đạo liên quan đến việc tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa
1974.
Chỉ thị mật
Điều có lẽ không nhiều người biết biết đó là vào
ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh,
truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này
tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội.
Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật
liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979.
Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các
Tổng biên tập đến để trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy
ra. Thông thường các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi
tin nhắn hoặc qua đường công văn.
Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo
yêu cầu trực tiếp từ Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ
luật thông tin” trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên
giới phía Bắc năm 1979.
Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban
Tuyên giáo đã ra lệnh cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm,
tưởng niệm các sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ.
Các báo, đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt
đối không được đăng tiếp”.
Chỉ thị mật này cũng nêu rõ khi cần báo, đài nào
lên tiếng, Ban Tuyên giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể đồng thời răn đe, dọa dẫm,
yêu cầu một cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí“không được tự tiện,
manh động”.
Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông
tin, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
vẫn giữ mức độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và
không đẩy việc tuyên truyền lên mức cao hơn.
Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt
đối không đưa thông tin kích động, gây tâm lý dân tộc cực đoan, làm nóng dư
luận, gây bất lợi về đối nội, đối ngoại” và chú ý đến các nội dung
liên quan đến “đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên
tác đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong
quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”.
Trong chỉ thị này Ban Tuyên giáo TƯ cho biết họ
cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc
biệt” để chỉ đạo, theo dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo, đài
vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Đường dây nóng
Một nguồn thạo tin tại Hà Nội cho biết ngày 15/1/2014
phía Trung Quốc đã bất ngờ nêu yêu cầu trao đổi giữa Chủ tịch, Tổng Bí thư
Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đường dây nóng nhân
dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung
Quốc (18/1/1950-18/1/2014).
Nguồn tin không nói rõ thời điểm cuộc điện đàm
được thực hiện, nhưng nhiều khả năng thời gian điện đàm từ 15-16/1/2014.
Điều đáng chú ý là theo thông tin công khai trên
báo chí thì có một cuộc điện đàm với lý do tương tự (http://tinyurl.com/pww2foa)
nhưng được thực hiện vào ngày 22/1/2014 cũng giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông
Tập Cận Bình. Thông tin công khai này không cho biết cuộc điện đàm bình thường
hay được thực hiện qua đường dây nóng.
Không rõ đây chính là cuộc điện đàm được thực
hiện trước thời điểm 16/1/2014 nhưng được ém thông tin và đăng tải thành ngày
22/1/2014 hay là một cuộc điện đàm khác. Theo dự đoán của người viết thì nhiều
khả năng chỉ có một cuộc điện đàm nhưng thời gian công bố đã có sự điều chỉnh.
Nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng trong
cuộc điện đàm này phía Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu và được ông Nguyễn Phú
Trọng đồng ý về việc Việt Nam hủy bỏ chương trình tưởng niệm Hoàng Sa 1974 và
Chiến tranh biên giới 1979 mà trước đó được dự kiến thực hiện.
Nếu điều này là sự thật thì có thể thấy một lần
nữa Trung Quốc lại cho thấy sự cao tay trong việc “dắt mũi” giới
lãnh đạo Việt Nam khi đặt Hà Nội vào thế bị động. Nó cũng cho thấy những nhà
lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thiếu tầm nhìn trong việc ứng xử với Trung Quốc
như thế nào, nguồn tin bình luận.
Hẳn là Hà Nội chưa quên bài học vừa mới xảy ra
năm ngoái khi họ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay trong thời điểm lễ
Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc những lá cờ rủ đã buộc phải thay đổi
cấp tập thành cờ mừng đã gây ra một làn sóng dư luận phẫn nộ trong dân chúng.
Một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho rằng
những ứng xử mang tính chất đối phó và dường như có phần quá nể sợ Trung Quốc
của giới lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ sẽ chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ
phía người láng giềng “khó chơi”.
“Người Trung Quốc vốn kính nể những đối thủ cứng
rắn. Họ muốn các chư hầu thần phục nhưng cũng coi thường những kẻ thần phục. Đó
là văn hóa của họ”.
“Điều mà tôi lo lắng là không biết đến bao giờ
chúng ta mới có những thủ lĩnh đủ tầm trong ứng xử với Trung Quốc Nếu những nhà
lãnh đạo quốc gia của chúng ta cứ mãi “trẻ con” thế này thì đất nước sẽ còn
tiếp tục bị đè nén và sỉ nhục”.
Hà Nội ngày 4/2/2014
(Kỷ niệm 225 Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa,
Xuân Kỷ Dậu 1789)
Hoàng An Vĩnh
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 11-2-2014 viet-studies.info/kinhte/EpKhongTuongNiem.htm
Chiến tranh biên giới: Sự kiện 17/2/1979 và bài
học hôm nay
Võ Văn Tạo (Danlambao) - Cuối 1978 - đầu 1979, tin tức chính
thống trên đài, báo và truyền miệng trong dân về việc Trung Quốc gây hấn, xâm
lấn, sát hại quân và dân ta, cướp phá dọc biên giới Việt – Trung làm nhiều
người nặng lòng suy tư. Là bộ đội chuyển ngành về học tại Đại học Ngoại thương
Hà Nội, tôi cũng rất băn khoăn, không thể lý giải vì sao một nước XHCN, do đảng
cộng sản cầm quyền, lại gây chiến với Việt Nam – 'tiền đồn vinh quang' của cả
khối XHCN?
Tính chất, mức độ cuộc chiến ngày càng dữ dội.
Tại Hà Nội và nhiều địa phương khác, bên cạnh rất nhiều Hoa kiều lục tục bỏ về
Trung Quốc, số ở lại phần lớn bị dè chừng, bị nghi là “Đạo quân thứ 5” của
Trung Quốc, là điệp viên của “Cục tình báo Hoa Nam”... Để đề phòng có thể xảy
ra các vụ đầu độc hàng loạt người dân (có tin đồn công an Hà Nội bắt một người
Hoa lén bỏ mấy cục pin đã hết điện vào nồi nước phở). Người Hoa trong các cửa
hàng ăn uống của Nhà nước bị buộc nghỉ việc hoặc chuyển khỏi bộ phận có thể tiếp
cận với đồ ăn, thức uống, kể cả nhân viên trong các xí nghiệp sản xuất bánh
kẹo. Người Hoa làm việc ở các vị trí bị coi là “nhạy cảm” bị mất việc. Sinh
viên tiếng Trung lo ra trường không có việc làm. Có bạn người Việt gốc Hoa tự ý
bỏ học. Có bạn gốc Hoa, học tiếng Nhật (khi ấy rất quý hiếm) đã tốt nghiệp,
đành làm chân thủ thư ở thư viện của trường… Không khí căng thẳng, ngờ vực khắp
nơi.
Tại Trường Ngoại thương, lao xao tin vợ chồng
thầy Lý Chí Vinh (dạy Trung văn) đã bỏ về Trung Quốc, lên đài Bắc Kinh nói xấu
Việt Nam. Cô Kina bí mật ra vào Sứ quán Trung Quốc nghe chỉ thị, nhận nghị
quyết đem phát tán trong cộng đồng người Hoa ở Hà Nội... (cô Kina dạy tiếng
Nga, là con dâu Thứ trưởng, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng -
Đoàn Bộ Ngoại thương Lý Ban - một nhân vật bị coi là thân Trung Quốc. Cụ Lý Ban
từng có nhiều công tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc. Về mặt Đảng, cụ “to”
nhất Bộ. Bộ trưởng Phan Anh là trí thức ngoài Đảng). Cũng như 11 Tổng công
ty XNK khác của Bộ Ngoại thương, tại Tổng công ty XNK nông sản thực phẩm -
nơi tôi thực tập tốt nghiệp, chúng tôi được lệnh lục tìm các hợp đồng đã ký với
Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Rumani đem tiêu hủy. Hợp đồng với các nước khác
thì buộc chặt bằng cặp 3 dây, sắp xếp ngăn nắp, sẵn sàng bốc lên xe tải để di
tản cả cơ quan vào Thanh Hóa. Hết giờ thực tập, không được đi xa khỏi ký túc xá
trong trường (ở gần Chùa Láng). Có điện thoại truyền lệnh di tản gọi đến
trường, trong vòng 2 tiếng đồng hồ, phải có mặt tại cơ quan thực tập.
Trước đó, tại cuộc duyệt binh ngày 2-9-1975,
trong bài diễn văn của mình, Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng Lao động Việt Nam Lê
Duẩn hùng hồn tuyên bố: “Từ nay, đất nước ta vĩnh viễn bước vào kỷ
nguyên hòa bình, độc lập, tự do…”. Khi đọc bài diễn văn này trên báo Nhân
dân, không ít người trong lũ sinh viên chúng tôi đã băn khoăn thắc mắc, vì
triết học Mác – Lê Nin đã chẳng dạy rằng: sự vật luôn biến đổi, chẳng có cái gì
là bất biến, là vĩnh viễn (cũng môn Mác – Lê Nin được giảng dạy khi ấy cũng
khẳng định Bí thư Lê Duẩn có đóng góp to lớn vào triết học Mác – Lê Nin, với
luận điểm nổi tiếng “Chân lý là cụ thể. Không có chân lý tuyệt đối” –
được giới triết học toàn khối Xô viết đánh giá rất cao).
Trở lại những ngày tháng căng thẳng cuối 1978 –
đầu 1979. Mang băn khoăn chuyện biên giới Việt – Trung và diễn văn 2-9-1975 của
Bí thư Lê Duẩn trò chuyện cùng Bí thư chi bộ Đảng của lớp Phiên dịch 5 Trần
Thành Công (con trai cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa
tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trần Tử Bình. Công cũng là bộ đội chuyển ngành
đi học). Tôi hỏi: “Cụ Lê Duẩn nhận định như thế có sai không, khi chỉ
mới 4 năm sau, Trung Quốc đã gây chiến tranh với Việt Nam?”. Công hỏi
lại: “Ai bảo là chiến tranh?”. Tôi bảo: “Liên tục
có nổ súng, bắn giết, phá hoại thì không gọi là chiến tranh thì phải gọi là
gì?”.
Công bảo: “Ông không phải đảng viên, không được quán triệt
Nghị quyết mới đây của Trung ương Đảng. Nghị quyết gọi đó là “xung đột biên
giới”, không có chỗ nào trong nghị quyết gọi đó là chiến tranh (!?). Giữa Việt
Nam với Trung Quốc, làm sao có thể có chiến tranh?” Thân phận “sĩ
quan Bạch vệ” (lớp trưởng, nhưng ngoài Đảng), tôi đành “tắt tiếng”, nhưng chẳng
tâm phục khẩu phục. Hồi ấy, sinh viên nào làm bài mà “lỡ tay” viết rằng đồng
tiền Việt Nam bị “lạm phát”, là ăn điểm 2 cái chắc! Phải viết là “mất giá”!
“Lạm phát” là khái niệm chỉ dành cho các nền kinh tế ở khối tư bản tồi tệ, xấu
xa (!). Chuyện “lạm phát” hay “mất giá” vừa kể là thật 100% - xin thề độc!
Tương tự, hồi học phổ thông, lũ học sinh chúng tôi phải học Học thuyết Missurin
(một nhà làm vườn người Nga, chủ trương vật nuôi cây trồng tiến hóa theo hướng
có lợi cho con người là nhờ tăng cường chăm bón và môi trường phù hợp) mà không
được học Học thuyết di truyền của Menden (người Áo). Thực tế cho chúng ta biết
rằng, nuôi con heo lai (giống nhập ngoại), dù có sao nhãng thế nào, cũng có thể
nặng cả tạ. Nuôi con heo ta, dù cho ăn, chăm sóc, tưới tắm tối đa, cũng chỉ
nặng dăm chục ký.
Lại trở lại chuyện biên giới Việt – Trung hồi
ấy. Đùng một phát, ngày 17-12-1979, Đài tiếng nói Việt Nam loan tin sét đánh:
Trung Quốc phát động chiến tranh quy mô lớn, huy động nhiều sư đoàn tấn công
Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Nghe vậy, sợ “văn khẩu vô bằng”,
tôi kiên nhẫn chờ hôm sau mang tờ báo Nhân dân giơ cho Công xem. Công thấy trên
trang nhất cái tiêu đề lớn, in đậm, choáng hết bề ngang báo: “Trung quốc phát
động chiến tranh quy mô lớn trên biên giới Việt Trung”. Tôi mới bồi thêm: “Đây
nhé: Báo Nhân dân - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam!”. Lúc ấy,
đến lượt Công “tắt tiếng”!
*
Giờ đây, 35 năm đã trôi qua, nhớ lại ngày chiến
tranh biên giới Trung – Việt bùng phát, lại thấy bài học cũ không phải không
còn giá trị. Vẫn còn nhiều cái đầu nặng tư duy ý thức hệ lỗi thời đang chót vót
ngôi cao. Một khi họ ngộ ra thì… than ôi, sự đã rồi như câu chuyện Mỵ Châu –
Trọng Thủy khi xưa!
Chẳng phải thế sao, khi mọi lời phản biện, cảnh
báo và hành động của giới trí thức và người dân tâm huyết vì đất nước trước
liên tiếp những hành động tham tàn, bạo ngược của chủ nghĩa Đại Hán (làm khu
vực và thế giới quan ngại), đều bị người ta vu cho là phản động, bị thế lực xấu
bên ngoài lợi dụng… và thẳng tay đàn áp, khủng bố bằng mọi thủ đoạn xấu xa, ti
tiện ngoài sức tưởng tượng?
Có lần được “quán triệt” lập trường của chóp bu: “Việt
Nam nhỏ yếu, Trung Quốc lớn mạnh. Phải “tế nhị”, nhường nhịn”. Tôi chẳng
đồng tình. Tương quan Việt - Trung bây giờ chênh lệch thật. Nhưng đâu đã chênh
lệch bằng hồi quân dân nhà Trần ba lần chống quân Nguyên Mông? Thuở ấy, ta đơn
độc chống giặc Nguyên. Bây giờ, trong thời đại hội nhập, liên kết, có cả loài
người yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa bên cạnh ta (tuy một số quốc gia cũng
còn “lăn tăn” chuyện dân chủ, nhân quyền).
Chỉ tiếc, bây giờ không biết lòng dân có được
như hồi ấy sau Hội nghị Diên Hồng?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment