Friday, February 14, 2014

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979



Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979

Trần Quang Thành - RadioCTM
biengioi 79
Cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung là
một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ
Ngày 17.2.1979 quân Trung quốc xâm lược đã đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía bắc nước ta. Trong khoảng 1 tháng xâm lược đó chúng đã tàn phá, cướp bóc tài sản và tàn sát người dân Việt Nam một cách dã man tàn bạo.
Để bảo vệ đất nước trước cuộc xâm lược này của quân Trung Quốc đã có rất nhiều chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh.
Ngày 17.2.2014 sắp tới là kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc để bảo vệ tổ quốc, người dân Việt Nam đã có nhiều hình thức để tưởng niệm các anh hùng tử sĩ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đất nước này. Tuy nhiên riêng nhà cầm quyền CSVN cho tới nay không có một buổi tưởng niệm tổ chức cấp nhà nước nào. Trái lại họ vẫn im lặng một cách khó hiểu khiến cho người dân rất bức xúc.
Đề cập về sự việc này, nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã cho Phóng viên Trần Quang Thành biết cảm tưởng của mình, mời quý thính giả cùng theo dõi.

 

Phái đoàn Vận Động NQVN tiếp tục hành trình UPR tại Australia

Vietnam UPR

 Hôm 12-2, phái đoàn vận động nhân quyền Việt Nam tiếp tục hành trình UPR tại Australia với hàng loạt cuộc gặp tại Quốc hội nước này ở thủ đô Canberra, theo lời mời của Hạ nghị sĩ Luke Donnellan và cộng đồng người Việt Nam tại đây. 
Phái đoàn tới Australia lần này gồm luật sư Trịnh Hội, ông Trần Văn Huỳnh (cha của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức), bà Nguyễn Thị Trâm (mẹ của tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân), blogger Nguyễn Anh Tuấn và luật gia Trịnh Hữu Long.

Đoàn đã tiếp xúc với bà Tanya Plibersek - Phó Thủ lãnh Đảng Lao động, ông Chris Hayes, Cố vấn trưởng của Đảng Lao động, Thượng nghị sĩ Scott Ryan, Hạ nghị sĩ Graham Perrett, Hạ nghị sĩ Philip Ruddock và ông Stephen Conroy - Bộ trưởng Quốc phòng của nội các đối lập (*).

Các chính khách mà phái đoàn gặp gỡ đều có những mối quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam do từng tham gia quyết định các chính sách đối với người Việt Nam tị nạn, cộng đồng người Việt Nam tại Australia, cũng như thông qua tiếp xúc với các phái đoàn vận động nhân quyền khác của người Việt Nam trước đây và phiên điều trần UPR của Việt Nam vừa qua tại Thụy Sĩ. Một số dân biểu bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới Nghị định 72 năm 2013 về quản lý Internet và tình hình giam giữ một số tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Phái đoàn Việt Nam đã cung cấp cho các chính khách nêu trên các báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam cũng như cập nhật phiên điều trần UPR ngày 5-2 vừa qua của Việt Nam. Đặc biệt, phái đoàn đã đề nghị các nhà lập pháp tác động chính phủ Australia nói chung và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam nói riêng theo dõi cũng như thúc đẩy chính phủ Việt Nam thực hiện các khuyến nghị UPR của Australia.

Các khuyến nghị này bao gồm: (i) tạo không gian cho báo chí phi nhà nước, (ii) cụ thể hóa các điều 79, 88, 258 của Bộ luật Hình sự và sửa đổi sao cho phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền trong lĩnh vực tự do ngôn luận của Việt Nam, và (iii) ban hành các đạo luật về tự do tụ tập và biểu tình ôn hòa phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).

Các chính khách đều bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực vận động vì nhân quyền của đoàn và cam kết hỗ trợ các nỗ lực này. Một số cuộc gặp với các chính khách quan trọng khác tại Canberra đã được họ thu xếp ngay trong ngày hôm nay 12-2. Vietnam UPR sẽ cập nhật tới bạn đọc về các cuộc gặp này trong những ngày tới.

(*) Hạ viện Australia được chia làm hai phe: phe đảng cầm quyền và phe đảng đối lập. Mỗi phe đều có nội các riêng của mình với các chức vụ tương tự nhau dựa trên quy định của luật. Tùy thuộc đảng nào cầm quyền mà nội các của đảng đó sẽ nắm các chức vụ chính thức trong bộ máy nhà nước. Hiện nay, Đảng Tự do đang cầm quyền tại Australia, còn Đảng Lao động là đảng đối lập.



*
Sáng nay, 13-3, tại Bộ Ngoại giao Australia ở thủ đô Canberra, phái đoàn vận động nhân quyền Việt Nam đã gặp và làm việc với ông Allaster Cox - Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Australia, đặc trách về khu vực Đông Nam Á.

Điều đặc biệt là ông Allaster Cox đã từng có 4 năm công tác tại Việt Nam trong vai trò Đại sứ, từ 2008 đến 2012. Do vậy, ông tỏ ra đặc biệt am hiểu tình hình Việt Nam và nắm rõ các vấn đề mà phái đoàn đề cập.

Trong phạm vi quyền hạn của mình, ông Allaster Cox cam kết sẽ nỗ lực tối đa để ủng hộ các hoạt động đấu tranh vì nhân quyền của người Việt Nam, mở ra các kênh đối thoại nhân quyền thường xuyên và rộng rãi hơn giữa các cơ quan ngoại giao Australia với các tổ chức dân sự Việt Nam.



Bát hương mùa giỗ giữa bầu trời biên giới


Cu Làng Cát
(BÁT HƯƠNG ẤY CHẲNG THẾ LỰC NÀO DÁM BIÊN TẬP
MÂM GIỖ ẤY CHẲNG KẺ BẠO QUYỀN NÀO DÁM ĐỤC BỎ).

Ba bài đăng trên báo điện tử Một Thế Giới về sự kiện 35 năm quân xâm lược Trung Quốc đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc đã bị gỡ bỏ. Nhưng các trang mạng đã kịp dẫn về và cũng đủ để truyền cảm hứng cho những ai biết quan tâm. Câu chuyện cũng đủ để biết các cảm xúc khác trộn lẫn trong mùa kỷ niệm này. Người ta ngầm hiểu, ai như thế nào, ra làm sao. Cho dù hôm nay người ta cố tình quên, nhưng hàng vạn, hàng vạn gia đình có người hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới bi hùng đó vẫn nhớ những ngày tháng 2, tháng 3 của năm 1979. Trên trang thờ của các làng bản vẫn nghi ngút khói hương. Ở các nghĩa trang liệt sĩ, từng que nhang cũng được thắp lên bởi những bàn tay sần sùi của người thân và bao con người có tấm lòng hướng về. Chỉ trừ kẻ muốn quên.
Mâm cỗ cúng từng mạng người bị giết hại, từng liệt sĩ hy sinh tuẫn tiết cho giang sơn tổ quốc cũng được đủ đầy từ người thân ở các bản làng xa ngái heo hút phía Bắc đến những xóm làng
miền Trung can trường và của cả phía miền Nam có con em chiến đấu chống quân nazi Trung Quốc năm 1979. Có kẻ muốn quên đi sự linh thiêng trong mỗi chân nhang, mỗi mâm cổ thương nhớ bởi phù hoa phiếm họa nồng say sai lạc. Nhưng từng gia đình có người thân mất trong cuộc chiến bi hùng đó đều thổi lên bát nhang nghi ngút mỗi năm mùa giỗ. Bát nhang ấy ở từng nhà có phần lẻ loi, nhưng hãy hình dung, trong những tháng ngày đó, mùa giỗ đến, cả bản, cả làng, rồi cả miền thương nhớ thổi lên bát nhang khổng lồ giữa đất trời Đại Việt. Bát nhang ấy là lịch sử, ghi mãi, truyền đời, linh thiêng. Bát nhang ấy là lời thề mãnh liệt, là bát nhang của khát khao, cháy bỏng, là bát nhang truyền cảm hứng cho cháu con, cho bản quán quê hương. Bát nhang ấy cũng là lời thề đanh thép trước bạo quyền ngang ngược bất nhơn.
Bát nhang giữa gầm trời Đại Việt ấy, chẳng có mệnh lệnh hành chính nào có thể phủi tắt, cũng chẳng có ý chí nào có thể rút xuống. Cũng chẳng một ai chuyên quyền có thể cấm đốt lên.
Bát nhang đó vĩnh cửu, minh chứng cho sự bền dai của lòng dân, của nguồn cội tri ân, uống nước nhớ nguồn. Bát nhang đó, cao hơn hẳn các mệnh lệnh vô hình. Và đó cũng là lời thề rõ ràng của người còn sống với người xả thân vì hương hỏa cha ông. Bát nhang đó cũng là hình ảnh nhận diện những kẻ quanh dưới chân nhang mang gương mặt nào của phản bội và đớn hèn.
Bát nhang ấy cũng nhắc những trang sử không thể quên. Cũng ẩn dụ cho bao kẻ phải tự răn mình. Cũng dạy cho ai đó đừng phản bội tổ tiên.
Mâm cỗ chẳng có gì cao lương mỹ vị, chỉ là món thịt bản quê mùa, món gà làng nuôi được rồi những sắn, khoai, bắp nương, nếp rẫy, làm dưới bàn tay sần sùi rơm rạ, chút rượu nếp cay nồng như lời thề chung nghĩa đất nước được dâng lên mùa giỗ. Mâm cúng ấy đã 35 năm đến ngày lại xướng. Và mãi mãi về sau, đến mùa bi tráng ấy, mùa giỗ vẫn len lỏi trong vạn ngóc ngách tâm hồn để nâng bước cảm hứng yêu thương, tự hào về cuộc chiến biên giới 1979 mà sử sách không thể lơ là.
 
Nguồn:
https://www.facebook.com/Culangcat/posts/528727000573868?comment_id=2906556&offset=0&total_comments=0&ref=notif&notif_t=feed_comment#_=_
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link