Saturday, February 15, 2014

AI LÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ ?


AI LÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ ?

Lê Duy San

Trong chiến tranh Việt Nam, bọn Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền rằng lính Việt Nam Cộng Hòa là lính đánh thuê cho Mỹ vì chính Mỹ đã trả lương cho lính Việt Nam Cộng Hòa để đánh lại Quân Đội Nhân Dân của Hà Nội. Sự tuyên truyền này của Việt Cộng không phải chỉ có người dân quê ít học mới tin, mà ngay cả một số lớn sinh viên, trí thức cũng tin theo. 

Nhục nhất là ngay cả Nguyễn Cao Kỳ, một tướng lãnh của Việt Nam Cộng Hòa, đã từng làm Chủ Tịch Ủy ban Hành Pháp Trung Ương, một chức vụ như Thủ Tướng và Phó Tổng Thống thời đệ nhị VNCH cũng không ngượng miệng khi tuyên bố rằng quân đội VNCH là lính đánh thuê cho Mỹ.

Gần đây, chúng ta lại thấy ở Việt Nam có một đền thờ to lớn thờ tên Việt Cộng Lê Duẩn mà trên cổng chính của đền thờ có khẩu hiệu như sau: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc” Vậy thì ai là linh đánh thuê ? Quân Đội VNCH hay Quân Đội Nhân Dân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ?



I/ Lính đánh thuê là lính gì ?

Lính đánh thuê là những người được một nhóm người hay chính phủ của một nước thuê mướn để tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang ở trong nước  của họ hoặc để tham chiến ở một  nước khác là thuộc địa của chính phủ nước thuê mướn. Lính đánh thuê có thể là các loại cựu quân nhân hoặc người thường docủa các công ty chuyện đào tạo lính đánh thuê cung cấp

Lính đánh thuê cũng có thể là quân nhân thuộc biên chế chính thức của một nước. Ngày nay, hầu hết lính đánh thuê đều do các công ty quản lý và họ được thuê từ các chính phủ cần dẹp phiến loạn, hoặc để ổn định tình thế tại một khu vực quan trọng nào đótrong nước mà chính quân đội của họ không làm được.

Trong lịch sử quân sự thế giới, những đội quân đánh thuê xuất hiện từ rất sớm. Thời đế quốc La Mã đã có các binh đoàn lính đánh thuê người Sparta. Tại Pháp, việc tuyển mộ lính đánh thuê người nước ngoài đã có từ thế kỷ 12 dưới triều vua Philippe Auguste dưới hình thức "những đại đội tự do". 

Đội quân Lê dương Pháp ra đời năm 1831 là đội quân đánh thuê chuyên nghiệp,nhưng nó có đặc điểm riêng là ra đời nhằm phục vụ những cuộc chiến tranh xâm lược và bảo vệ những thuộc địa của Pháp.

II/ Quân đội VNCH hay Quân đội Nhân Dân là lính đánh thuê ?
Ngày 7-7-1954 chính phủ do Thủ Tướng Ngô Đình Diện được thành lập. Thành phần chính phủ gồm có:
-Ngô Đình Diệm, Thủ Tướng kiêm Nội Vụ và Quốc Phòng,
-Trần Văn Chương, Quốc Vụ Khanh,
-Trần Văn Đỗ, Tổng Trưởng Ngoại Giao,
-Trần Văn Của, Tổng Trưởng Tài Chánh và Kinh Tế,
-Nguyễn Tăng Nguyên, Tổng Trưởng Lao Động và Thanh Niên,
-Trần văn Bạch, Tổng Trưởng Công Chính,
-Phạm Hữu Chương, Tổng Trưởng Y Tế và Xã Hội,
-Phan Khắc Sửu, Tổng Trưởng Canh Nông,
-Nguyễn Dương Đôn, Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục,
-Trần Chánh Thành, Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng,
-Lê Quang Luật, Thông Tin,
-Phạm Duy Khiêm, Công vụ Phủ Thủ Tướng,
-Nguyễn Ngọc Thơ, Nội Vụ,
-Lê Ngọc Chấn, Quốc Phòng,
-Hồ Thông Minh, Thứ Trưởng Quốc Phòng,
-Bùi Văn Thinh, Tư Pháp,
-Nguyễn Văn Thoại, Kinh Tế,

Năm 1955, Quân đội Pháp hòan tòan rút ra khỏi miền Nam Việt Nam và trao trả hoàn toàn chủ quyền độc lập cho VN. Ngày 26-10-1956 VIỆT NAM CỘNG HOÀ ra đời và được Hoa Kỳ cũng như các nước trong thế giới tự do công nhận.

Hoa Kỳ viện trợ cho VNCH vì muốn giúp cho miền Nam VN đủ sức chống lại sự bành trướng của Cộng Sản và bảo vệ nền độc lập cùng lý tưởng tự do cho miền Nam Việt Nam chứ không phải để giúp cho Hoa Kỳ giữ được miền Nam Việt Nam vì VNCH không phải là thuộc địa của Hoa Kỳ.

 VNCH cũng không hề được Hoa Kỳ yêu cầu đem quân đội tới Hoa Kỳ để ổn định tình thế tại một khu vực nào tại Hoa Kỳ hay chiến đấu tại một nước nào thuộc quyền kiểm soát của Hoa Kỳ.  
Vậy không thể nói quân đội VNCH là lính đánh thuê cho Mỹ. Chỉ có bọn bọn Việt Cộng, bọn Việt Gian Cộng Sản và bọn người vô ý thức, trong đó có ông Nguyễn Cao Kỳ mới nói như vậy.

Trái lại, quân đội nhân dân của bọn Việt Cộng Hà Nội nghe theo quan thầy Liên Sô, Trung Cộng xâm chiếm miền Nam VN tức VNCH không phải là để bảo vệ lãnh thổ mà là để thi hành nghĩa vụ quốc tế của đảng Cộng Sản Nga Tầu. Chính Lê Duẩn, nguyên Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Việt Nam đã nói: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”  
Hơn nữa, năm 1974, Trung Cộng đánh chiếm Hòang Sa của Việt Nam, Hải quân VNCH đã anh dũng chống trả, nhưng bọn Việt Cộng Hà Nội cũng không hề lên tiếng.

Tóm lại, rõ ràng quân đội Nhân Dân của bọn Việt Cộng Hà Nội là lính đánh thuê cho Liên Xô, cho Trung Quốcđúng như lời Lê Duẩn, Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam đã nói.   Lời nói đó đi vào lịch sử và đã để lại ô nhục ngàn năm cho   đảng CSVN và cho chính Lê Duẩn. 

Lời nói của Lê Duẩn, Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam đã nói lên bản chất và mục tiêu thực sự của cuộc chiến Việt Nam không phải là “cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam” như bọn Việt Cộng đã rêu rao mà chỉ là một cuộc chiến ý thức hệ. Bọn Việt Cộng đánh cho Liên Xô để bành trướng đế quốc CS khắp toàn cầu theo chủ trương của Cộng Sản quốc tế. 

Ðánh cho Trung Cộng để mở rộng bờ cõi Ðại Hán xuống khắp vùng Ðông Nam Á theo ý đồ của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Ðoàn quân dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN rốt cục chỉ là một bọn lính đánh thuê không hơn, không kém. Vì thế khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, chúng đã hiện nguyên hình là một bọn ăn cướp. 

Cướp cho bõ những năm tháng thiếu thốn tại miền Bắc vì phải dồn sức cho cuộc chiến miền Nam. Cướp cho bõ những tháng ngày đói khổ trong các cánh rừng xâu thẳm hay trên dãy Trường Sơn cao vút, chỉ sống bằng những khẩu hiệu hoang đường hay những hứa hẹn viển vông.




Nhiều kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc

Phim tài liệu Chiến tranh biên giới Việt -Trung 1979 và tình hình Đông Dương -

http://safeshare.tv/w/vuZGUXUTVb
Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.
Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
14.02.2014
Các nhóm dân sự độc lập trong và ngoài nước kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ngày 17/2/1979.

Cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam đã gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam. Cho tới nay vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam và Hà Nội cũng chưa chính thức tưởng niệm sự kiện lịch sử nhuốm đầy xương máu này. 

Đánh dấu 35 năm cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc, hơn 70 nhân sĩ-trí thức trong nước bao gồm những vị có tên tuổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu...ngày 12/2 công bố Lời Kêu gọi trên các trạng mạng xã hội, lên án hành động xâm lược của Trung Quốc và yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn vinh những người đã hy sinh vì đất nước.

Những người ký tên trong Lời Kêu gọi nói cuộc tấn công của Trung Quốc là ‘tội ác’ và là một ‘điều sỉ nhục, hèn hạ’, đồng thời cũng bày tỏ phẫn nộ về việc nhà cầm quyền Việt Nam ‘nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và dã man này.’
Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chức năng, công an, an ninh hiểu được thiện ý rằng các hoạt động của chúng tôi là để bảo vệ Tổ quốc, thức tỉnh nhân dân đấu tranh xây dựng xã hội tự do-dân chủ.
Anh Nguyễn Lân Thắng, thành viên của NO-U Hà Nội.
Các nhân sĩ-trí thức Việt Nam nói sẽ ‘hèn hạ không kém nếu không dám công khai và quyết liệt vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù, càng phi đạo lý hơn nữa khi thỏa hiệp với luận điệu xảo trá về cái gọi là giữ gìn đại cục, chui đầu vào thòng lọng của mười sáu chữ lừa bịp để tự trói tay, trói chân mình, quay lại đàn áp nhân dân biểu tỏ lòng yêu nước, lên án giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.’

Nhóm nhân sĩ trí thức đề nghị nhà nước Việt Nam chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới 1979 bằng nhiều hình thức, trả lại vị trí xứng đáng cho những anh hùng-liệt sĩ đã hy sinh, và lấy ngày 17/2 hằng năm làm ngày kỷ niệm ‘cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc như cách ông cha từng làm với Giỗ Trận Đống Đa kỷ niệm chiến thắng đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh thế kỷ XVIII.’

Cùng lúc đó, nhóm hoạt động phản đối bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông với tên gọi ‘NO-U Hà Nội’ ra thông báo kêu gọi mọi người đến tham gia Lễ Kỷ niệm Ngày Biên giới Việt Nam để tri ân những liệt sĩ hy sinh bảo vệ đất nước trước ngoại xâm Trung Quốc.   
Người biểu tình giương biểu ngữ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 19 tháng 1, 2014.Người biểu tình giương biểu ngữ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 19 tháng 1, 2014.
Lễ Kỷ niệm dự kiến diễn ra lúc 9 giờ sáng chủ nhật, 16/2, tại Tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Gươm, Hà Nội.

Anh Nguyễn Lân Thắng, một thành viên tích cực của NO-U Hà Nội, cho biết thêm chi tiết:

“NO-U Hà Nội chúng tôi tổ chức sự kiện này để dâng hương, dâng hoa, đọc những lời tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho Tổ quốc. Tùy theo tình hình, chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động khác, còn chờ xem thái độ của chính quyền và sự ngăn trở của họ ra sao.”

Buổi tưởng niệm tương tự đúng ngày này năm ngoái ở Hà Nội đã gặp phải sự sách nhiễu của chính quyền địa phương. Anh Thắng nói những sự cản trở như vậy không hề làm cho việc tổ chức sự kiện này thất bại, vì:

“Chúng tôi không nghĩ rằng việc tổ chức trọn vẹn buổi lễ là thành công vì tất cả các hoạt động của chúng tôi là nhằm tưởng niệm các liệt sĩ và kêu gọi sự quan tâm của tất cả quần chúng nhân dân đến các vấn đề của đất nước. Đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan chức năng, công an, an ninh hiểu được thiện ý rằng các hoạt động của chúng tôi là để bảo vệ Tổ quốc, thức tỉnh nhân dân đấu tranh xây dựng xã hội tự do-dân chủ.”

NO-U Hà Nội kêu gọi chính quyền và các lực lượng an ninh của nhà nước bảo đảm an toàn cho buổi lễ, không tổ chức hát hò, vui chơi thể thao và thi công trong khu vực quanh Hồ Gươm cũng như không gây khó dễ cho những người tham gia Lễ Kỷ niệm này.

Anh Nguyễn Lân Thắng tiếp lời:

“Nếu như họ có bất kỳ động thái nào ngăn trở người tham gia lễ tưởng niệm, ném mắm tôm, cắt đá, hay dùng loa phá rối sẽ là thông điệp gửi cho thế giới về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với nhân dân, đối với xương máu của bao nhiêu đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc như thế nào.”

Cùng lúc đó, cộng đồng người Việt tại Philippines cũng ra thông báo kêu gọi đồng hương đang sinh sống, học tập, và làm việc ở Manila tham gia buổi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới 1979 được tổ chức trước đại sứ quán Trung Quốc.
Nếu họ có bất kỳ động thái nào ngăn trở người tham gia lễ tưởng niệm...sẽ là thông điệp gửi cho thế giới về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với nhân dân, đối với xương máu của bao nhiêu đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc như thế nào.
Anh Nguyễn Lân Thắng.
Ban tổ chức cho biết các sinh hoạt tưởng niệm từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều ngày 17/2 sẽ bao gồm thắp nến, cầu nguyện, hát quốc ca, kêu gọi gìn giữ hòa bình, và lên án tội ác chiến tranh.

Cuối năm ngoái, báo chí nhà nước dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng loan báo chính phủ Việt Nam sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm cuộc hải chiến Việt-Trung ở Hoàng Sa (19/1/1974) và 35 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ở phía Bắc (17/2/1979).

Tờ Thanh Niên trích phát biểu của ông Dũng tại buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử rằng: ‘Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định’, ‘chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm’.

Bản tin này sau đó đã bị gỡ xuống và hầu như tất cả báo chí trong nước đều ngưng đưa tin về cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 một hôm trước ngày tưởng niệm 19/1.
Nhiều kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc
Chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân ‘Hướng về Hoàng Sa’ dự kiến diễn ra tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng) cũng bị hủy vào giờ chót với lời cáo lỗi của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, rằng ‘do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo’.

 

Vì sao gỡ bài về chiến tranh biên giới?

Cập nhật: 08:32 GMT - thứ sáu, 14 tháng 2, 2014

Media Player

Bình luận với BBC về việc một số báo Việt Nam gần đây gỡ bài viết về cuộc chiến biên giới năm 1979, nhà báo Nguyễn Công khế, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên cho rằng nhiều khả năng đây không phải do chỉ đạo từ cấp trên.
"Có hai trường hợp, có thể người ta ngại ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc nên người ta bảo rút. Nhưng tôi nghĩ khả năng đó thấp thôi," ông nói.
"Các tổng biên tập báo trong nước người ta cũng tự kiểm duyệt, khi người ta đăng lên rồi người ta cũng vì sợ hay ngại cái gì đó mà tự rút thì cũng có."
"Chính ông Nguyễn Thế Kỷ là Phó Ban Tuyên giáo Trung ương mà đã nói là không có lệnh cấm đó, thì tôi cũng tin một phần nào đó là không có chuyện đó."


'Hội sử học VN không tổ chức tưởng niệm'

Cập nhật: 13:33 GMT - thứ sáu, 14 tháng 2, 2014

Media Player

Cựu binh Trung Quốc
Cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung năm nay tròn 35 năm.
Đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho hay Hội sẽ không tiến hành tổ chức đánh dấu 35 năm cuộc chiến tranh Biên giới Việt Trung (17/2/1979-17/2/2014) vì "điều kiện chưa cho phép", nhưng kêu gọi các Hội viên tùy nghi tưởng niệm sự kiện.
Trao đổi với BBC hôm 14/2, Giáo sư Trần Đức Cường, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam, nguyên Viện Trưởng Viện Sử học nói:
"Vì hiện nay chưa có điều kiện để tổ chức một hình thức tưởng niệm nào riêng của Hội Khoa học Lịch sử, chúng tôi động viên các Hội viên của mình tham gia trực tiếp vào các nơi, các địa phương, hoặc các lĩnh vực công tác mà họ đang đảm nhiệm."
Tuy nhiên sử gia từng giữ cương vị Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn VN (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN) cũng cho hay Trung ương Hội khoa học lịch sử Việt Nam về trung và dài hạn đang đảm nhiệm một công trình sử học trong đó phản ánh các cuộc chiến tranh của Việt Nam trong cận đại, bao gồm chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979, chiến tranh biên giới Tây Nam 1979 và kể cả các cuộc xung đột vũ trang trên Biển Đông, liên quan Hoàng Sa, Trường Sa v.v...

'Bác bỏ quan điểm Trung Quốc'

"Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng ở trong một tư thế như thế nào đó để cho đất nước được giàu mạnh, để sẵn sàng đối phó với bất kỳ một người nào có thể nói những lời tốt đẹp, nhưng họ lại sẵn sàng chĩa bom đạn, chĩa mũi súng vào đất nước chúng ta, có lẽ đối với chúng ta thì đấy cũng là một bài học"
GS Trần Đức Cường
Giáo sư Cường nói: "Hội khoa học lịch sử vừa qua được giao cho việc xây dựng một đề án để biên soạn một bộ lịch sử Việt Nam nhiều tập mà chúng tôi dự kiến là 24 tập và tập hợp đội ngũ các nhà sử học ở tất cả các vùng miền, cũng như các cơ sở nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học và cũng tính đến mời các nhà sử học ở nước ngoài cùng tham gia,
"Trong đó chúng tôi cũng nói rõ rằng để phản ánh trung thực lịch sử của dân tộc ta, trong đó khi chúng tôi thảo luận, chúng tôi cũng nói về cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc, phía Tây Nam cũng như các vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, thì chúng tôi cũng sẽ đưa vào công trình này."
Trong cuộc trao đổi hôm thứ Sáu, sử gia bác bỏ các quan điểm cho rằng sự kiện chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 là chiến tranh "phản vệ" hay "tự vệ" của phía Trung Quốc và rằng Trung Quốc đã "chiến thắng" trong cuộc chiến.
Nhân dịp này Giáo sư Cường cũng chia sẻ một bài học mà cá nhân ông rút ra từ cuộc xung đột 35 về trước giữa hai quốc gia láng giềng cộng sản.
"Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng ở trong một tư thế như thế nào đó để cho đất nước được giàu mạnh, để sẵn sàng đối phó với bất kỳ một người nào có thể nói những lời tốt đẹp, nhưng họ lại sẵn sàng chĩa bom đạn, chĩa mũi súng vào đất nước chúng ta, có lẽ đối với chúng ta thì đấy cũng là một bài học."
Phim tài liệu Chiến tranh biên giới Việt -Trung 1979 và tình hình Đông Dương -

http://safeshare.tv/w/vuZGUXUTVb

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link