Chuyển đổi đất nước bằng con đường ôn hòa – gánh nặng nhọc nhằn trên vai (Phần 1)
Phan Thành Đạt
Người Việt dù đang sống ở trong nước hay ở nước ngoài, đều yêu quê hương và mong muốn làm được một điều gì đó cho quê hương.
Chúng ta hãy
cùng nhau bàn về lòng yêu nước và những trăn trở của người Việt với vận nước từ xưa đến nay, trong thời kỳ phong kiến, cả trong thời hiện đại, để hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong quá
trình chuyển hóa đất nước sang thể chế dân chủ. Xin nêu ra một số tấm gương sáng của người xưa khi bàn về trách nhiệm với đất nước:
Khi quân dân nhà Trần đánh tan giặc Nguyên Mông lần thứ hai và lần thứ ba năm 1285 và
năm 1288. Tướng Trần Quang Khải được lệnh đi đón nhà vua cùng toàn bộ triều đình về kinh thành Thăng
Long. Ông đã xúc động ứng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư nổi tiếng:
Thăng Long cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
Bài thơ thể hiện gánh nặng trách nhiệm của người quân tử trong chiến tranh cũng như trong thời bình, mỗi người cần góp sức xây dựng đất nước vì trăm họ. Là người có trách nhiệm, luôn phải biết “Lo thì lo trước thiên hạ, vui thì vui sau
thiên hạ”.
Phạm Ngũ Lão, là một vị tướng tài của Trần Hưng Đạo, ông xuất thân từ con nhà nghèo, nhưng là người có chí lớn. Ông luôn nghĩ đến vận nước và trách nhiệm của mình đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Một hôm, ông ngồi đan giỏ giữa đường, vừa đan vừa nghĩ đến sách lượng đánh giặc, khi đoàn tùy
tùng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đi qua, những người lính đi trước dẹp đường, họ yêu cầu người thanh niên ngồi vào bên vệ đường để cho đoàn đi, vì mải suy nghĩ, Phạm Ngũ Lão không nghe thấy, chàng thanh
niên cứ ngồi yên đan giỏ như không có chuyện gì xảy ra, ngay cả khi bị mũi giáo của người lính đâm vào
đùi, ông cũng không hề lay chuyển. Sau này thành tướng tài, ông vẫn không quên trách nhiệm với đất nước. Ông để lại bài thơ Thuật hoài:
Múa giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân hùng khí át sao ngưu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe, chuyện Vũ Hầu
Là vị tướng vào sinh ra tử, lập nhiều chiến công, được Trần Hưng Đạo quý mến gả con gái nuôi là
công chúa Phất Kim cho, nhưng ông vẫn băn khoăn cảm thấy mình hèn kém vì
chưa đóng góp được gì. Ông tự nhận mình không tài trí bằng Gia Cát Lượng bên Tàu. Cái thẹn của người quân tử càng khẳng định thêm đức tính sẵn sàng hy sinh vì
nước vì dân và khát vọng muốn cống hiến.
Xã hội phong kiến Việt Nam cho dù có
nhiều ngang trái bất công (mức độ không khốc liệt bằng xã hội châu Âu thời Trung cổ), nhưng đã đào tạo được những con người tài đức vẹn toàn và cha ông đã giữ vững được giang sơn trước giặc ngoại xâm, không hề đánh mất một tấc đất cho giặc phương Bắc. Trong thế kỷ XX, người Việt Nam đã không làm
được những điều đó.
Trong buổi giao thời giữa cái cũ và cái mới ở nửa đầu thế kỷ XX, những tư tưởng về dân chủ tự do của phương Tây được du nhập vào Việt Nam, do có sự giao lưu giữa hai nền văn hóa khác
nhau. Các nhà trí thức lớn như Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng… là những người đi tiên phong
trong sự nghiệp khai dân trí, củng cố dân quyền, ủng hộ dân chủ cho Việt Nam. Thật đáng tiếc khi sự nghiệp của họ bị đứt gánh giữa đường do hoàn cảnh lịch sử phức tạp, do không có người tiếp nối và vì thế hệ những người Việt Nam tiếp theo đã lựa chọn một con đường khác.
Các nhà trí thức Việt Nam hôm nay đang
tiếp tục con đường dang dở của những bậc tiền bối đi trước, họ lựa chọn khẩu hiệu “Khai dân trí,
chấn dân khí, hậu dân sinh” của nhà trí thức Phan Chu Trinh.
Họ ủng hộ dân chủ bằng cách chuyển đổi đất nước theo cách ôn
hòa. Con đường sẽ còn nhiều chông gai nhưng chắc chắn thành công vì thời thế đã có nhiều thay đổi.
Tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ, ước mơ trước đây đang dần trở thành hiện thực (I) bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động của những người yêu nước tiến bộ. (II) Phương pháp này đã đem lại
công cho nhiều nước trên thế giới, tiếp đến sẽ là trường hợp của Việt Nam.
công cho nhiều nước trên thế giới, tiếp đến sẽ là trường hợp của Việt Nam.
I. Con đường đấu tranh cho dân chủ tự do đầu thế kỷ XX, hay ước mơ chưa thành hiện thực
Đầu thế kỷ XX, các phong
trào dân chủ của các nhà trí thức Việt Nam phát triển khá mạnh. Lương Văn Can với phong trào Đông
Kinh Nghĩa Thục nhằm thúc đẩy truyền bá chữ quốc ngữ và mở mang dân trí cho
đồng bào, Phan Bội Châu với phong trào Đông
Du và Phan Chu Trinh với phong trào cải lương và Duy Tân. Những tư tưởng lớn gặp nhau và có chung mục đích giành độc lập tự do cho Việt Nam (A). Nhiều nhà trí thức Việt Nam trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng triết học của thời kỳ ánh sáng (B),
họ mong muốn thay đổi chế độ quân chủ sang chế độ cộng hòa.
A. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, hai nhà tư tưởng lớn và hai con đường đấu tranh khác biệt
Các trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX là những người tiếp nối phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi
phát động. Các cuộc khởi nghĩa của các nhà khoa bảng lớn đều thất bại. Vua Hàm Nghi bị đày sang Algéri. Hai gương mặt tiêu biểu tiếp nối sau phong trào Cần Vương là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, hai nhà trí thức đã có thời gian gặp nhau ở Nhật đề cùng bàn bạc về con đường cứu nước.
Phan Bội Châu trong thời gian đầu chủ trương sử dụng các biện pháp bạo lực để giành độc lập, nhằm xóa bỏ chế độ thực dân, như vụ mưu sát hụt quan toàn quyền Varene tại Trung Quốc. Phan Bội Châu lập ra tổ chức Quang Phục Hội nhằm thu hút các
thanh niên yêu nước cùng gánh vác nhiệm vụ cứu quốc và xây dựng một Việt Nam dân chủ, tiến bộ. Để thực hiện được sứ mệnh này, Phan Bội Châu hướng về nước Nhật, ông cho rằng người Nhật là người châu Á máu đỏ da vàng như người Việt Nam. Họ có tri thức và có nền kinh tế phát triển. Người Việt Nam cần phải học tập người Nhật, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của họ để giành độc lập từ tay người Pháp. Phan Bội Châu thành lập phong trào Đông
Du, gửi sang Nhật hàng trăm thanh niên để học tập và tìm ra phương pháp đấu tranh hiệu quả cho Việt Nam. Ông còn mong muốn Nhật sẽ giúp đỡ Việt Nam về quân sự để giành độc lập. Người Pháp ý thức được nguy hiểm từ phong trào Đông
Du đã yêu cầu chính quyền Nhật trục xuất Phan Bội Châu và các
thanh niên về nước. Ông và một số đồng chí khác phải sang Trung Quốc hoạt động và gây dựng lại phong trào.
Phan Chu Trinh là người phát động quần chúng chống sưu cao thuế nặng ở Trung Kỳ. Ông tổ chức các cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn nông dân. Phong trào đã bị dập tắt, nhiều vụ bắt bớ đã diễn ra. Phan Chu Trinh bị kết án tử hình. Nhờ có sự can thiệp của một tổ chức nhân quyền ở Pháp, ông được giảm án xuống còn chung thân,
bị đày ra Côn Đảo, sau đó bị tiếp tục lưu đày sang Pháp.
Có thể một số sự kiện quan trọng như việc cha ông tham gia
phong trào Cần Vương, sau đó bị nghi ngờ và bị giết hại khi ông mới 13 tuổi, hay những tổn thất về người trong vụ biểu tình chống sưu thuế năm 1908 đã khiến ông chọn con đường đấu tranh bất bạo động?
Phan Chu Trinh không tán thành đường lối đấu tranh bằng bạo lực của Phan Bội Châu. Khi hai người có dịp gặp nhau trong thời gian vài tuần tại Tokyo, ông nói với Phan Bội Châu: “Trình độ của họ rất cao (chỉ người Pháp), còn trình
độ người của ta quá thấp, làm sao mà
chúng ta không trở thành nô lệ?
Chỉ có vài sinh viên
đang được theo học tại các trường của Nhật đã là cố gắng lớn của tiên sinh. Xin tiên sinh cứ ở lại Tokyo để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và dành thời gian để viết. Tiên sinh không nên kêu gọi chống Pháp. Tiên sinh
chỉ cần đòi các quyền dân sinh và mở mang dân trí, khi mà các quyền đó được thực hiện, chúng ta có thể nghĩ đến những thứ khác” (dịch từ văn bản tiếng Pháp).
Phan Chu Trinh cũng không đồng ý sáng kiến nhờ người Nhật đuổi Pháp, vì Nhật cũng là đế quốc, chẳng khác gì “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”. Ông chủ trương điều đình với Pháp, công nhận nền bảo hộ của họ tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu người Pháp phải tiến hành cải cách để đảm bảo cho người dân sống dễ dàng hơn. Ông đề cao dân chủ và mong muốn người Việt cần biết tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của Pháp và châu Âu để thay đổi đất nước. Ông đồng ý nhiệm vụ khai hóa văn minh mà người Pháp vẫn thường lấy đó làm lý do giải thích cho sự có mặt của mình tại Đông Dương.
Nhưng ông phản đối việc người Pháp duy trì đồng thời hệ thống quản lý của chế độ phong kiến bên cạnh hệ thống riêng của chế độ thực dân, vì như vậy, người dân, đặc biệt là nông dân dễ bị bóc lột. Hai hệ thống hành chính song
song tồn tại sẽ ngăn cản sự phát triển kinh tế, công nghiệp của đất nước, tạo điều kiện cho các tiêu cực, khiến đời sống người dân sẽ khổ hơn. Người Pháp muốn đảm bảo quyền lợi của mình tại Đông Dương, thì cần loại bỏ hệ thống quan lại phong kiến. Như vậy là, Phan Chu Trinh không muốn duy trì chế độ phong kiến, ông muốn thiết lập nền hành chính kiểu mới để hướng đến nền cộng hòa.
Trái với quan điểm của Phan Chu Trinh,
Phan Bội Châu vẫn còn vương vấn với chế độ phong kiến, nhưng ông cũng ủng hộ những thay đổi về kinh tế, chính trị cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Rất có thể chế độ quân chủ lập hiến sẽ bảo tồn các giá trị truyền thống và tiếp thu những cái mới là mô hình chính trị phù hợp với Phan Bội Châu. Thực tế đã chứng minh chế độ quân chủ lập hiến đem lại nhiều lợi ích trong quá
trình chuyển đổi thể chế tại các nước như Nhật, Thái mà không
gây ra những xáo trộn chính trị. Chính Montesquieu cũng là người đánh giá cao mô
hình này, khi quan sát chế độ nghị viện của Anh, thế kỷ XVIII.
Hai nhà trí thức đều có ý tiếp thu những tư tưởng triết học của thời kỳ ánh sáng, đặc biệt là tư tưởng của Jean-Jacques
Rousseau.
B. Ảnh hưởng của triết học thời kỳ ánh sáng đến phong trào đấu tranh của các trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX
Trong giai đoạn giao thời giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, đã xuất hiện một đội ngũ trí thức tiêu biểu trong nửa đầu thế kỷ XX. Các nhân vật có ảnh hưởng lớn như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, nhóm Ngũ Long ở Pháp và các trí
thức trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu tại Nhật. Mỗi cá nhân hay tổ chức đều thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng
của mình.
Các nhà trí thức được đào tạo tại Pháp như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh biết tranh thủ sự giúp đỡ của các đảng phái cánh tả để đấu tranh cho độc lập tự do của xứ An Nam. Nhóm Ngũ
Long ra báo Người cùng khổ (le Paria) nhằm tố cáo công cuộc khai thác thuộc địa của chế độ thực dân. Họ muốn thức tỉnh một bộ phận các trí thức cánh tả ở Pháp có khuynh hướng bãi bỏ chủ nghĩa thực dân, đồng thời muốn nhận được sự ủng hộ của nhân dân Pháp
trong sự nghiệp đấu tranh cho tự do của người dân An Nam. Nhóm
Ngũ Long viết nhiều bài trên tờ Nhân đạo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Pháp. Các nhà trí thức biết vận dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp để diễn thuyết. Bản Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền, 1789 đề cao các quyền tự do, bình đẳng, chống sự áp bức của chính quyền đối với công dân luôn là
vũ khí hiệu quả cho các trí thức Việt Nam trên đất Pháp.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), đã
có 91.411 người Việt Nam tham gia chiến tranh bên cạnh người Pháp. 41.000 người trực tiếp chiến đấu trên các mặt trận, số còn lại làm việc trong các xưởng sản xuất vũ khí. Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường lập ra Hội đồng bào thân ái ngay từ năm 1912 và Hội ái hữu Đông Dương năm 1914 để bảo vệ quyền lợi cho những người lính và những người công nhân An Nam trên đất Pháp. Sau khi chiến tranh kết thúc, Phan Chu
Trinh yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam để đền đáp những đóng góp của người lính An Nam cho
nước Pháp, ông gọi là thuế máu (l’impôt du sang).
Phan Chu Trinh cũng như Phan Bội Châu là những người ngưỡng mộ tư tưởng triết học thuộc thời kỳ ánh sáng (thế kỷ XVII, XVIII). Hai
ông rất chú ý về nhân quyền và cách thức tổ chức nhà nước được các nhà tư tưởng đưa ra trong thời kỳ này. Hai ông
quan tâm đến khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” của Cách mạng Pháp, 1789. Cả hai đều đánh giá cao
quan điểm triết học về các quyền tự do của Jean-Jacques
Rousseau, Voltaire và Montesquieu, ba nhà tư tưởng lớn trong thế kỷ XVIII. Phan Chu
Trinh viết: “Bây giờ tôi sắp chết rồi, với thời gian, chỉ còn lại nắm xương tàn ở trên đất nước xa lạ này, cơn sóng đang đẩy tôi đến Tự do, Bình đẳng, Bác ái, những giá trị được Montesquieu và
Rousseau nghĩ ra sẽ không có một dấu vết nào trên mảnh đất An Nam, tôi cảm thấy mình hèn mọn và đau khổ” (dịch theo văn bản tiếng Pháp).
Phan Bội Châu cũng như Phan Chu Trinh thường nhắc đến Jean-Jacques
Rousseau trong các
văn bản. Tác giả của bản Khế ước xã hội, với câu mở đầu nổi tiếng: “Con người vốn sinh ra tự do, nhưng ở khắp nơi, con người phải sống trong vòng kìm
kẹp”. Phan Chu Trinh nhận xét quyền lực cần phải được kiểm soát, để đảm bảo các quyền tự do, ngành tư pháp với nhiệm vụ xét xử con người cần giữ tư thế độc lập và không chịu sức ép của bất kỳ cơ quan nào.
Như vậy ông đề cao nhân quyền và nguyên tắc tam quyền phân lập của Montesquieu. Hai
nhà trí thức không thống nhất về việc xây dựng một thế chế chính trị cho Việt Nam trong tương lai. Khi Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục Hội, ông đã nhận xét việc thành lập tổ chức này, nhằm trả lời câu hỏi: Đất nước nên theo chế độ quân chủ hay chế độ dân chủ. Sau này Phan Bội Châu ủng hộ trào lưu dân chủ và phủ nhận chế độ quân chủ.
Một câu hỏi đặt ra là liệu hai nhà trí thức họ Phan đã thực sự hiểu rõ tư tưởng của Montesquieu và
Jean-Jacques Rousseau hay không? Về vấn đề này, người viết không khẳng định có hay không,
nhưng xin đưa ra một số nhận xét: Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh là những nhà khoa bảng của chế độ phong kiến, kỳ thi cuối cùng của chế độ phong kiến là năm 1919 dưới triều vua Thành Thái.
Sau đó hình thức dạy học và thi cử được tiến hành theo cách của người Pháp. Các nhà trí thức lớp trước có nhiều khó khăn để hiểu sâu về triết học phương Tây so với các trí thức lớp sau, hay các trí thức có điều kiện tiếp thu nền giáo dục phương Tây từ sớm như trường hợp của Nguyễn Trường Tộ, Phan Văn Trường. Các thế hệ sau như Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Mạnh Tường… được đào tạo bài bản ở các trường Pháp. Tuy
nhiên, các nhà trí thức sau này lại không có cái nhìn tinh tế thấu hiểu về vấn đề dân sinh, dân quyền cũng như khát vọng của các tầng lớp nhân dân như các trí thức lớp trước, vì cơ bản họ đã bị “Tây hóa”.
Việc Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh xếp Montesquieu và Jean-Jacques Rousseau ngang hàng và coi tư tưởng của họ đều tiến bộ, điều đó có thể đúng ở một mức độ nào đó nhưng nếu phân tích kỹ, sẽ thấy nhiều điều không ổn. Hai nhà tư tưởng lớn này có nhiều điểm hoàn toàn trái
ngược.
Montesquieu là nhà quý
tộc, ông bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, ông đề cao quyền sở hữu, chế độ quân chủ lập hiến và chế độ cộng hòa. Ông coi tự do là làm tất cả những gì trong khuôn
khổ luật pháp cho phép.
Khi tác phẩm Tinh thần luật của Montesquieu được xuất bản năm 1748 tại Genève,
Jean-Jacques Rousseau chính là người phản đối các vấn đề về chính trị, xã hội và đặc biệt là nguyên tắc tam quyền phân lập được Montesquieu đề cập. Jean-Jacques Rousseau cho rằng việc phân chia quyền lực sẽ lấy đi chủ quyền của nhân dân.
Ông
luôn phủ nhận quyền sở hữu vì đây là nguồn gốc của mọi bất công trong xã hội. Ông đề cao quyền bình đẳng hơn quyền tự do. Con người chỉ thực sự có tự do trong điều kiện tự nhiên hoang dã. Ông nhấn mạnh chủ quyền nhân dân và phản đối chủ quyền quốc gia (được đại diện). Triết học của Jean-Jacques
Rousseau dễ dẫn đến bế tắc. Khi Karl Marx sử dụng các khái niệm “chuyên chính vô
sản” và “đấu tranh giai cấp”, Jean-Jacques
Rousseau đã là người bàn về những vấn đề này từ sớm, nhưng diễn đạt theo một cách khác.
Montesquieu đối lập tư tưởng với Jean-Jacques
Rousseau như Phan Chu Trinh đối lập với Phan Bội Châu.
Thêm một thế kỷ nữa sắp trôi qua nhưng Việt Nam vẫn chưa phải là một quốc gia dân chủ, tự do, giàu mạnh như ước mơ của hai nhà trí thức họ Phan và của nhiều người Việt Nam khác. Tư tưởng và khát vọng của họ cần được những người Việt hôm nay tiếp nối.
Tài liệu tham khảo
P.T.Đ.
(Còn tiếp)
Tác giả gửi BVN
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment