Thursday, May 1, 2014

Sài Gòn: Dân oan biểu tình, tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 bị CA đàn áp dã man


Sài Gòn: Dân oan biểu tình, tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 bị CA đàn áp dã man

Dân oan Hồ Giang Mỹ Lệ bị CA quật ngã, sau đó bị cưỡng chế lên xe
Facebook chị Trần Ngọc Anh vừa đăng thông báo của "Phong trào Liên đới Dân Oan tranh đấu" cho biết:

Cuộc biểu tình sáng nay 30-4-2014 do Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu tổ chức tại Sài Gòn, khởi hành từ công viên Lê Văn Tám đi hết đường Hai Bà Trưng thì đoàn Dân Oan bắt đầu bị côn an an ninh hành hung rồi cưỡng chế lên xe chở đi. 

Trong lúc Dân Oan bị đàn áp, có cô Hồ Giang Mỹ Lệ là dân oan quận Tư Sài Gòn, đặc biệt bị côn an an ninh bạo hành hung tợn hơn cả, cô Lệ (mặc quần hoa áo trắng) bị xô ngã bệt xuống đất rồi sau đó bị vật ngửa cưỡng chế lên xe. 

Trần Ngọc Anh thấy cô Lệ bị bạo hành quá hung tợn bèn giơ máy chụp ghi lại những hình ảnh đó thì năm sáu tên côn an ào tới miệng nói “đập chết mẹ con Ngọc Anh này đi” rồi xông vào co giò đạp Ngọc Anh té nhủi, sau lại đá đạp bồi thêm vào mạng sườn vào thắt lưng Ngọc Anh nữa, rồi cưỡng chế lên xe. Những chỗ bị đạp đá trên cơ thể Ngọc Anh đó giờ đang xưng tấy đau đớn, riêng thương tích tại lưng đau đớn khiến Ngọc Anh không thể đứng thẳng người lên được...

Xe chở số Dân Oan bị cưỡng chế tổng cộng gần 20 người, trong lúc trời đang đổ mưa tầm tã, khi xe chạy gần tới đường Hồ Học Lãm thì côn an cho dừng xe lại, yêu cầu ai là Dân Oan ở Sài Gòn và các tỉnh khác thì xuống xe, những Dân Oan còn lại thì xe sẽ chở thẳng xuống Long An với Tiền Giang. Tại đây, cô Hồ Giang Mỹ Lệ lại bị 6 tên côn an, 1 gái với 5 trai xúm vào túm tóc đấm đá túi bụi, rồi khiêng cô Lệ lên xe chở về quận Tư - Sài Gòn. 

Ngoài các Dân Oan nạn nhân trên, còn có 4 Dân Oan tỉnh Long An là Phùng Thị Ly, Mai Thị Kim Hương, Nguyễn Mai Trung Tuấn và Mai Thị Nguyệt bị chặn xe trên đường đi Sài Gòn để tham gia biểu tình.

Dân oan Nguyễn Mai Trung Tuấn, 14 tuổi, bị côn an điểm huyệt vào vai khiến Tuấn ngất xỉu, hiện vai của Tuấn bị bầm tím đau đớn.

Dân oan Mai Thị Hương bị một côn an cái cào trầy mặt.

Dân oan Mai Thị Nguyệt xông vào kéo em Tuấn đang điểm huyệt đến ngất xỉu ra thì bị một côn an đạp vào mặt ngã chúi, chân cẳng của bà Nguyệt hiện đang bị sưng vù lên.

Riêng bà Phùng Thị Ly, côn an bịa đặt cớ bắt bà là “có một người xem trên mạng rồi tố cáo rằng, ngày hôm qua bà đi biểu tình nói xấu đảng và nhà nước nên bây giờ côn an phải bắt giam bà để điều tra”. Trong giỏ xách của bà Ly lúc đó, côn an lục xét thấy có một cái áo tang kẻ hàng chữ “30-4 NGÀY TANG CỦA DÂN TỘC” mà Trần Ngọc Anh đã mặc đi biểu tình hôm qua 29-4-2014, côn an hạch hỏi bà Ly “áo này của ai?” thì bà Ly trả lời “áo của Ngọc Anh”. Hiện giờ Dân oan Phùng Thị Ly đang bị côn an tỉnh Long An giam giữ chỉ vì một lý cớ rất vu vơ khôi hài như vậy. 

PHONG TRÀO LIÊN ĐỚI DÂN OAN TRANH ĐẤU trân trọng thông báo với công luận trong và ngoài nước sự việc như trên. Thỉnh cầu qúy Đồng bào tại Việt Nam và Đồng hương trên khắp năm châu lưu tâm và dùng khả năng của mình bênh vực cho Dân Oan chúng tôi.



Tại sao đảng sợ ý dân như sợ chết?

Phạm Trần (Danlambao) - Nếu câu nói “Bỏ Điều 4 (Hiến pháp) là tự sát” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã đi vào lịch sử sợ chết của đảng Cộng sản Việt Nam thì việc nhiều nhóm công dân Việt Nam đang tự ý lập hội không cần xin phép để thực thi quyền con người đương nhiên của Xã hội Dân sự đã khiến giới cầm quyền bối rối.

Tình hình “tự phát” này của dân tuy chưa đủ sức mạnh làm cho đảng phải từ bỏ độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội”, nhưng phát biểu của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 (Hạ Long, Qủang Ninh) hôm 29/04/2014 đã chạm đến não tủy của Lãnh đạo.

Ông Tuyển nói: “Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”. (TBKT, Thời báo Kinh tế, 29/04/2014)

Ông Tuyển là người đầu tiên có “máu mặt trong đảng” đã lên tiếng công khai khuyến cáo nhà nước phải nhìn nhận Xã hội Dân sự (XHDS) trong khi đảng không muốn bàn đến vấn đề này. Khi còn tại chức ông Tuyển từng đóng vai chủ chốt trong thương thuyết để Việt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, The World Trade Organization) từ năm 2007.

Ông được báo chí trích lời nói rằng: “Thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự… Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”.

Phát biểu của ông Tuyên, theo TBKT, đã được nhiều chuyên gia có mặt vỗ tay tán thưởng.

TBKT viết: “Chuyên gia Phạm Chi Lan đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe tiếng nói thực sự của dân”, trong khi Tiến sỹ Lê Đăng Doanh “cho rằng xã hội dân sự Việt Nam đã phát triển và cần phải chấp nhận nó. Các tổ chức xã hội cần được trao quyền tham gia xây dựng, phản biện, giám sát thực thi chính sách và cho họ cả cái quyền được tham gia tố tụng tại tòa án.”

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá đi xa hơn với“đề nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại.”

Nguyên nhân gần và xa

Nhưng trước khi bàn rộng thêm, cũng nên biết tại sao ông Nguyễn Minh Triết đã chống bỏ Điều 4 Hiến pháp? Bởi vì Điều 4 được viết lần đầu vào Hiến pháp 1980 đã cho phép đảng CSVN là “lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” mà không cần hỏi ý dân. Sau đó, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 tuy hai chữ “duy nhất” đã bị bỏ nhưng vẫn ghi đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Đến năm 2013 khi nhà nước tổ chức thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992, hàng triệu người trong và ngoài nước, trong đó có khoảng hơn 20 triệu tín đồ Công giáo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Hòa Hão Thuần Túy đã lên tiếng đòi dân chủ hóa chế độ với yêu cầu bỏ Điều 4. Nhưng nếu không còn công nhận đảng có quyền đương nhiên “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” thì bắt buộc phải có bầu cử tự do để dân quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình.

Nhưng đảng CSVN là tổ chức rất sợ dân chủ và sợ mất độc quyền cai trị nên Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đứng đầu đã dốc toàn lực phản bác ý kiến đòi bỏ Điều 4. Các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng và Công an Nhân dân đi tiên phong trong “trận chiến” bảo vệ quyền cai trị bất di dịch cho đảng.

Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng đã lên án những ai đòi sửa điều này là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.” 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì gọi những ý kiến chống Điều 4 là “ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.”

Nhưng ý dân đòi “đổi mới chính trị”, đòi được quyền tham gia việc nước, chấm dứt tình trạng “khoán trắng” cho nhà nước lo mọi việc của dân đã bất ngờ bung ra từ sau ngày Hiến pháp 2013 có hiệu lực (01/01/2014).

Làn sóng đòi dân chủ, tự do, chống bất công, đàn áp trong dân và đòi được quyền “giám sát việc làm của cán bộ, đảng viên và nhà nước” như Hiến pháp đã quy định cũng đã diễn ra ở nhiều vùng trên lãnh thổ. 

Các Tổ chức tự phát của dân như “Hiệp hội Dân Oan (HHDO)”, “Hội Bầu Bí Tương Thân (BBTT)”, Tập hợp Blogger VN Vì Tự Do (BVNTD), Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam(PNNQVN), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam (TNLTVN) và Văn đoàn Độc lập Việt Nam (VĐĐLVN) đã lần lượt ra đời.

Ngay lập tức, các “dư luận viên” của đảng được động viên viết bài chống các Tổ chức này song song với các kế hoạch “khủng bố, dọa nạt” của công an. Các bài viết thuộc phe đảng cầm quyền đã bêu rếu, đả kích và chụp ngay lên đầu những người khởi xướng phong trào các loại mũ “thế lực thù địch”, “chống lại đất nước”, “chống đối lại đảng, Nhà nước” hay “diễn biến hòa bình”.

Tiêu biểu như một người ký tên Quốc Anh đã viết trên trang báo mạng “nhandanvietnam.wordpress.com” ngày 08/03/2014 với thái độ kém văn hóa, khi chỉ trích các Nhà Văn, Nhà Thơ và những người đấu tranh cho quyền con người, nguyên văn: “Chúng đã câu kết với nhau thành lập nên các tổ chức nhằm công khai chống đối lại đảng, Nhà nước. Về điều lệ, mục tiêu, chương trình hoạt động của mỗi tổ chức khác nhau, song điểm chung giữa chúng đều là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng, sự quản lý của Nhà nước.Và cuối cùng, chúng cũng nhận “Văn đoàn Độc Lập Việt Nam” là một tổ chức dân sự,… hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước”. Tổ chức của chúng là kẻ thù đối nghịch với Hội Nhà văn Việt Nam, tức là một khối u ác tính, cần sớm phải cắt bỏ.”

Nhưng tại sao Quốc Anh đã gay gắt chống Văn đoàn Độc lập như thế?

Bởi vì nhóm 62 Nhà văn, Nhà Thơ, Nhà sáng tác của Văn đoàn này, do Nhà văn Nguyên Ngọc đại diện mở cuộc vận động, đã viết những lời khiến ai còn quan tâm đến văn hóa dân tộc cũng phải lo âu: “Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.”

“…một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.”

Sau cùng, bản Tuyên bố kết luận: “Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.”

Đúng như nhóm 62 Nhà Văn nghệ lo âu. Cái gì hỏng còn chữa được chứ nếu Văn hóa của một dân tộc mà suy thoái thì con người thuộc nhiều thế hệ của dân tộc ấy sẽ lâm nguy. Bởi vì nếu văn hóa dân tộc không được nuôi dưỡng, vun đắp cho bền vững thì đe dọa bị “mất gốc” hay bị “ngoại thuộc” sẽ đền gần.

Trước hiểm họa này, nhiều quan chức đảng và nhà nước vì đã quen thói “đội đảng lên đầu”, không cần biết đúng hay sai, nên thường lý luận cối chầy rằng Việt nam không cần có thêm các Tổ chức XHDS vì đã có Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) lo hết rồi. Những cái đầu “đất sét” này quên rằng MTTQ là do đảng dựng lên để cho các Tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo chui đầu vào cho đảng lãnh đạo để được hưởng bổng lộc đảng ban cho. Dù mang tiếng là các tổ chức của quần chúng nhưng MTTQ lại không có thực quyền khi giám sát và phản biện những việc làm sai trái của đảng, nhà nước và của Quốc hội. Các khuyết nghị hay “kiến nghị” của công dân được tổ chức xã hội này trao cho Quốc hội tại mỗi lần có họp cũng chỉ để “làm cho xong thủ tục” mà thôi.

Kết qủa đem lại cho dân trong thực tế “rất bôi bác” hay “chẳng làm gì cả”. Tiêu biểu như chuyện phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đảng vẫn được người dân yều cầu Mặt trận nhắc nhở với Quốc hội từ năm 2005, khi có Luật Phòng, chống Tham nhũng mà tham nhũng vẫn còn “nghiêm trọng” thì hỏi Mặt trận này đã làm được những gì để trả nợ cho dân?

Nhưng Bộ Chính trị, Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Công an và Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng lại có định kiến các tổ chức XHDS lập ra chỉ để chống đảng, làm mất quyền lãnh đạo của đảng nên phải kiên quyết chống lại.

Vì vậy, từ năm 2006, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển đã nói với báo Tuổi Trẻ: “Ở VN có một số người sợ rằng nếu thúc đẩy xã hội dân sự (XHDS) sẽ có sự đối lập với chính quyền. Sợ như thế là hơi quá, là không tin vào người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu về XHDS” (Tuổi Trẻ, 21/05/2006) 

Ông nói tiếp: “Đúng là có cách suy nghĩ đó nhưng là vì hiểu nhầm, hiểu phiến diện thôi. Họ cho rằng hoạt động của XHDS là “rách việc”, là chống đối. Họ sợ rằng khi có XHDS thì chính quyền sẽ bị phản đối khi muốn quyết định một vấn đề nào đó. Tức là họ nghĩ XHDS sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng giảm đi, XHDS không muốn chấp hành luật lệ. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thiểu số. Tất nhiên, những kẻ tham nhũng rất sợ XHDS. Thực chất vai trò cuối cùng của XHDS, cũng như của bất cứ chính quyền vì dân vì nước nào, là phát triển đất nước bền vững. Tiếng nói của một người dân có thể sai nhưng số đông người dân lên tiếng thì chính quyền cần lắng nghe và hiệu chỉnh.”

Bằng chứng các luận điệu chống đối gay gắt của các “dự luận viên” ăn cơm đảng nhắm vào việc ra đời của một số tổ chức XHDS trong thời gian 2 năm qua (2013-2014) cho thấy đảng và nhà nước CSVN đang ngày một xa dân vì đảng không còn thi hành các khẩu hiệu như đã tuyên truyền: “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.

Rối lên xuyên tạc để đối phó

Vì vậy, mỗi ngày qua đi là thêm một ngày đảng xa dân hay dân xa đảng nên sự ra đời của các tổ chức XHDS được mọi người, nhất là hai giới trí thức và giới trẻ quan tâm. Nhưng dưới con mắt đảng CSVN thì hình ảnh tốt đẹp và trong sáng của XHDS đã bị “đổi mầu” cho phù hợp với chủ trương phủ nhận như “không cần thiết” vì có “mục đích xấu”!

Tỷ dụ như một người ký tên Đức Thành đã viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày Thứ hai, 17/03/2014: “Việc hình thành một số hội nhóm dân sự là bước đi đầu tiên. Đáng chú ý họ còn tìm cách chia rẽ lãnh đạo đảng và Nhà nước. Họ công khai công kích sự lãnh đạo của đảng, coi đảng lãnh đạo là chế độ “độc tài toàn trị”, tình trạng tham nhũng là do sự độc quyền lãnh đạo của đảng… “chỉ có đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có thể chống được tham nhũng”... Thậm chí họ còn nói chỉ có thể chế đa nguyên mới có thể bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc! Cũng có khi họ trắng trợn tuyên bố, mục tiêu của họ là “chuyển hóa hòa bình chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ”.

Đức Thành viết tiếp: “Phương thức hoạt động trước hết họ là lợi dụng quy định của Hiến pháp, các công ước quốc tế về quyền con người thu hút người tham gia, đăng tải bài viết, cổ vũ, thành lập nhóm sáng lập hội, đoàn, đồng thời cổ vũ cho các hoạt động mạng tính “ôn hòa, bất bạo động”. Hiện nay, trên các diễn đàn mạng, họ tập trung đòi quyền tự do ngôn luận, báo chí, đặc biệt là tự do internet, nhằm phát triển tổ chức và phổ cập quan điểm dân chủ, nhân quyền phương Tây. Họ đã cường điệu những sai lầm, khuyết điểm của đảng, Nhà nước; bôi nhọ, vu cáo nhiều cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, hòng làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội XHCN…

…Bởi vậy, chúng ta không chấp nhận bất cứ ai-cá nhân hay nhóm xã hội nào, giai tầng nào mưu toan lợi dụng quyền được thành lập và hoạt động của cái gọi là XHDS để nhằm mục đích giành quyền lực hay vì quyền lực nhà nước, xóa bỏ chế độ chính trị, tước đoạt thành quả cơ bản của cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua.”

Lạ chưa, trong tất cả các nhóm công khai thành lập các Tổ chức XHDS, chưa thấy nhóm nào có khả năng, hay có mục đích “giành quyền lực” hoặc “xóa bỏ chế độ chính trị” như Đức Thành đã la lên.

Chẳng nhẽ những người như Cụ Bà Lê Hiền Đức, 84 tuổi, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Dân oan hay Nhà văn Nguyên Ngọc, nay đã 82 tuổi, đứng đầu Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập vẫn còn khả năng thể xác để “tham quyền cố vị” như nhiều quan chức trong đảng cầm quyền sao?

Tưởng đâu chỉ có vậy, nhưng nhìn về quá khứ năm 2012, dưới tiêu đề “Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình” người viết Dương Văn Cừ đã vẽ ra “nhiều loại mũ lạ lẫm” trên Báo Nhân Dân ngày 31/08/2012: “Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp "bất bạo động", "phi vũ trang". Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện "tiến trình dân chủ ở Việt Nam" với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Đông Âu, SNG và Trung Đông - Bắc Phi thời gian qua…

“….Thời gian qua, việc tác động để hình thành một "xã hội dân sự" (XHDS) ở Việt Nam theo tiêu chí phương Tây đang được một số người cổ vũ và thực hiện. Vậy thực chất "xã hội dân sự" là gì, đây có phải là một trong các phương thức hoạt động nhằm chuyển hóa chế độ mà những thế lực chủ mưu diễn biến hòa bình (DBHB) đã áp dụng thành công ở Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, và hy vọng sẽ thành công ở Việt Nam?”

Tiếp theo là một Tài liệu viết về “Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự” của Bộ Nội vụ Việt Nam cũng vẽ râu ria để hù họa một cách “nhẹ nhàng” như thế này: “Là các tổ chức ‘ngoài’ Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các ‘lệ’ riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích của các cá nhân có điều kiện chi phối. Ví dụ: Hiệp hội của các nhà nhập khẩu hàng hóa luôn có mong muốn và đề nghị nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu để hạ giá bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với lợi ích với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước. Rõ ràng là trong một số trường hợp, tính tự chủ, tự nguyện và tự quản của các hội, tổ chức phi chính phủ có nguy cơ tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng xã hội, cũng như tạo ra các ‘lệ’ riêng cản trở việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội.”

Tuy hai mà một?

Đáng chú ý và cũng nực cười là nội dung trên đây lại “tái xuất hiện” trong bài viết “Xã hội dân sự là gì?”, ngày 21/10/2013 trên trang báo mạng có tên “Giải Độc Thông Tin” của nhóm được gọi là “chuyên gia”, nhưng đã đứng hẳn vào sân chơi của đảng để tấn công XHDS.

Một đoạn trong Tuyên bố ra mắt viết: “Chúng tôi - những chuyên gia trên liều lĩnh vực đã tự nguyện liên kết lại để mở ra trang "GIẢI ĐỘC THÔNG TIN" nhằm đấu tranh vạch trần những mưu đồ xấu của các thế lực thù địch; đưa ra những thông tin chính xác nhất với những chứng cứ thuyết phục nhất để bạn đọc có cái nhìn trong sáng hơn, thiện cảm hơn về đất nước.

Kính mong mọi người cùng đồng hành với chúng tôi trong cuộc chiến trên mặt trận thông tin này.”

Thế rồi nhóm “chuyên gia” này viết rằng: “Không thể không thừa nhận rằng sự phát triển của Internet đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho cả nhân loại, trong đó có Việt Nam. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít kẻ có mưu đồ xấu để lợi dụng Internet xuyên tạc lịch sử; bịa đặt, vu khống, xuyên tạc những nỗ lực của nhân dân Việt Nam đang hằng ngày xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như ước nguyện của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời.”

Họ đã ra tay ném đá vào dịp tháng 10 năm 2013 khi nhà nước lấy ý kiến toàn dân cho Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Website này viết: “Lấy danh nghĩa là kêu gọi thành lập Diễn đàn xã hội dân sự mà không dám/né tránh đưa ra được khái niệm, đặc trưng cơ bản nhất của XHDS, song nội dung bao trùm là lên án chính quyền đàn áp và đề cao các “tổ chức xã hội dân sự” kiểu “Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ”; “đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”. Mục đích chính của Diễn đàn này nhằm “chuyển đổi thể chế chính trị” mà họ cho là “chế độ toàn trị” cũng như dừng việc thông qua bản sửa đổi Hiến pháp để thảo luận thêm. 

Như vậy, nội hàm của Diễn đàn này là nơi bày tỏ chính kiến của các nhóm, tổ chức phản đối bản dự thảo Hiến pháp cũng như ngăn cản việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã trải qua quá trình vận động/lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cơ quan…từ đầu năm 2013 đến nay. Vậy việc lấy tên gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” phải chăng là lại một sự MẠO DANH/TIẾM DANH kiểu mới nữa chăng? Bản chất là một sự đánh lận/lợi dụng một danh nghĩa tốt đẹp, đáng được ủng hộ/phát triển là “xã hội dân sự” cho hình thành một nhóm/diễn đàn tập hợp lực lượng, quy tụ ý kiến phá hoại việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, phá hoại thể chế chính trị hiện nay.”

Như thế có phải thay vì “giải độc”, nhóm này đã “tiêm thêm chất độc” vào cơ thể đảng để đảng phủ quyết không nương tay các ý kiến đóng góp của nhân dân với ý mong đất nước có được một Hiến pháp mới dân chủ để tạo đoàn kết dân tộc cho công cuộc xây dựng đất nước?

Cũng vì chỉ nhìn phiến diện như thế nên Hiến pháp 2013 ra đời không được nhân dân phấn khởi chào đón như Hiến pháp tiên khởi 1946. Đơn giản vì quyền “phúc quyết” của dân (trưng cầu ý dân) về Hiến pháp mới phải do “Quốc hội quyết định” (Điều 120).

Khi viết như thế vào thời điểm của 14 năm đầu Thế kỷ 21 là đảng và nhà nước CSVN đã “đi giật lùi đến 68 năm” so với điểm quan trọng cuối cùng của Điều thứ 70 trong Hiến pháp 1946. Điểm này dứt khoát viết rằng: “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.”

Như vậy, khi Quốc hội dành quyền cướp đi “quyền đương nhiên” làm chủ đất nước của dân như đã biểu quyết chấp thuận Hiến pháp 2013 ngày 28/11/2013 thì có phải đảng đã “sợ dân như sợ chết” không?

Nhưng nếu để “tránh chết” mà đảng phải đàn áp XHDS bằng mọi giá thì đất nước Việt Nam sẽ lạc hậu và nhân dân sẽ chậm tiến muôn đời. -/-

(04/014)




Vào ngày 7:55 Thứ Tư, 30 tháng 4 2014, Tran Ho <> đã viết:


Xem ra ti công an đã bt đu BIT S ri... 

Mong r
ng TOÀN DÂN VIT HÃY CÙNG ĐNG LÊN Đ DÀNH LI QUÊ HƯƠNG... ĐT ĐAI cho chính mình

H
t hong trước thi cuc, B trưởng công an kêu gi toàn ngành phi trung thành 



Trong mt đng thái cho thy Hà Ni đang hết sc lo ngi tình hình chính tr đang ngày càng mt n đnh, B trưởng Công an CSVN Trn Đi Quang va triu tp mt hi ngh khn cp, yêu cu các lc lượng công an cn thng nht nhn thc bo v an ninh quc gia trong tình hình mi, tim n nhiu biến đng rt phc tp.

Nói mt cách đơn gin hơn, tướng Quang đang hi thúc các ngành công an phi by t thái đ trung thành vi Đng Cng Sn VN, gia lúc tình hình dân chúng ngày càng phn n và căm ghét chính quyn, biu tình, phn kháng khp nơi.

Các cuc din tp chng bo lon, lt đ ca ngành công an cũng đang được lên lch, ráo riết luyn tp nhiu tnh, thành ph trong nước.

Sáng 23/4, ti Hà Ni, nói “Hi ngh nghiên cu, quán trit, thc hin Ngh quyết s 28-NQ/TW” ca Ban Chp hành Trung ương Đng Cng sn khóa XI có tên gi là “Chiến lược bo v T quc trong tình hình mi”; B trưởng Công an Trn Đi Quang báo đng cho biết trong hơn 10 năm qua, tình hình quc tế và khu vc có nhiu biến đng rt phc tp, các thế lc thù đch tăng cường các hot đng chng phá Vit Nam.

Dù ca ngi ngành công an đã giúp gi vng chế đ trong nhiu năm qua, nhưng tướng Quang cũng kêu gi các quan chc ngành công an phi thc hin vic cho các đơn v tuyên th trung thành vi Đng CSVN, vì tướng Quang tin rng không ít công an, mt v đang hết sc lung lay tinh thn, trước nhng din biến mi.

Tuy nhiên, hi ngh này, Tướng Quang cũng đang đánh tráo khái nim bo v t quc vi Đng Cng sn VN. Quang yêu cu các đơn v công an phi trung thành và sn sàng bo v t quc.

Có rt nhiu lý do đ gii thích cho vic Hà Ni hi thúc lòng trung thành ca ngành công an. T đu năm đến nay, đã có ít nht 5 cuc biu tình ln, chng li chế đ đc tài CSVN, được c nước và quc tế biết đến. Vic dân chúng vùng lên và phn kháng, đánh b thương các công an viên tham gia trn áp đã khiến xã hi Vit Nam đang thay đi tng ngày.

Nhiu tin tc v chuyn các công an viên ác ôn, ch huy ngành công an b chn đường tn công, b tn công ngay ti nhà..v.v. vn din ra hàng ngày trên báo chí. Chưa bao gi lc lượng lá chn ca chế đ đang gp mt sc phn kháng mnh m như vy.

Bên cnh đó, tình hình bt n Trung Quc cũng đang là Hà Ni lo s. Tin tc v nhng cuc biu tình, bo lon vi đám đông hàng ngàn người Chiết Giang đang làm rúng đng các b máy CS. Ban tuyên giáo CSVN cũng va ra lnh tt c báo chí trong nước phi ngng đưa tin v cuc bo lon này, vn có nguyên nhân là dân chúng Trung Quc bt mãn vi bo quyn ca chế đ.
Dân News ghi

POSTED BY DÂN NEWS

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link