Wednesday, April 30, 2014

Dân oan biểu tình, tưởng niệm Quốc Hận 30-4 (cập nhật)

From: Truong Nhan <
Date: 2014-04-29 20:23 GMT+02:00
Subject: Fwd: Biểu tình tại Sài Gòn ngày 29.4.2014 trước tổng lãnh sự Hoa Kỳ !!! Dân Việt Nam đã không còn sợ hãi nữa rồi !!! Đả Đảo Chế Độ Cộng Sản Ăn Cướp !!!
To:

Biểu tình tại Sài Gòn ngày 29.4.2014 trước tổng lãnh sự Hoa Kỳ

Bà con la lớn: đả đảo Cộng Sản, đảng Cộng Sản là đảng cướp. 

03BieuTinhSaigon_29042014.jpg
01BieuTinhSaigon_29042014.jpg





Dân oan biểu tình, tưởng niệm Quốc Hận 30-4 (cập nhật)

Việt Nam 39 năm nhìn lại

Dân oan các tỉnh xuống đường tại Sài Gòn nhân ngày 30/4

Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao) - Trong hai ngày 28 và 29 tháng tư vừa qua, hàng trăm dân oan từ nhiều tỉnh thành đã tập trung về Sài Gòn, đồng loạt xuống đường đả đảo chế độ cộng sản lừa bịp cả dân tộc Việt Nam về ý nghĩa cao cả của phong trào giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, để xây dựng một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường nhưng thực chất là xâm lược Miền Nam, cướp quyền lãnh đạo đất nước của chính phủ Quốc Gia rồi tiến hành xây dựng một thể chế độc tài toàn trị, tước đoạt hết mọi quyền tự do, dân chủ và quyền làm người của mọi người dân, vơ vét của cải tài sản, đất đai ruộng vườn của những người dân thấp cổ bé họng, để tư sản hóa những quan chức cộng sản vốn là những kẻ vô sản, cùng đinh, gia tài sản nghiệp chỉ có chiếc quần nylon dầu và cây súng AK.

Hàng trăm người dân oan đã tuần hành qua nhiều đường phố và đồng loạt kéo đến trước Tòa Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ để tố giác tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam, đã lạ dụng xương máu và lòng yêu nước của nhiều thế hệ trẻ Việt Nam để thâu tóm quyền lực cai trị đất nước trên tinh thần hèn với giặc, ác với dân.

Dân oan tập trung về Saigon lên án chế độ việt cộng










Các lực lượng an ninh, công an, cảnh sát và côn đồ XHCN có những đe dọa bắt bớ và đàn áp dã man, nhưng tất cả mọi người dân oan đều vượt qua hết mọi nỗi sợ hãi, tiếp tục xuống đường, tiếp tục hô vang những khẩu hiệu chống cộng sản độc tài đảng trị. Tinh thần bất khuất và ý chí quật cường của những người dân oan thể hiện trong suốt hai ngày qua là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao cho hàng triệu người dân Việt Nam thấp cổ bé họng đang rên siết dưới ách thống trị sắt máu của chế độ cộng sản, với một hứa hẹn ngày 30 tháng tư tới đây một cuộc xuống đường với quy mô lớn hơn sẽ tiếp tục bùng nổ không riêng tại Sài gòn mà sẽ lan rộng đến nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.

Ngày 29 tháng Tư năm 2014

Tổng Hợp và tường trình


***

South Vietnamese peasants protest in Saigon 


Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng (Danlambao)

CTV Danlambao - Sáng 28/4/2014, bà con dân oan các tỉnh miền Nam đã tổ chức biểu tình, tưởng niệm 39 năm ngày Quốc Hận 30-4 ngay trước cửa nhà hát Lớn Sài Gòn -  nơi trước năm 1975 từng là tòa nhà quốc hội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Đoạn video về cuộc biểu tình đã được tác giả Nguyễn Hùng viết phụ đề tiếng Anh và phổ biến trên youtube. Ước tính, có khoảng 20 dân oan đã tập trung căng biểu ngữ ngay tại khu vực trung tâm văn hóa quan trọng bậc nhất Sài Gòn. Sau năm 1975, nơi này bị đổi tên thành Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh.

Hai tấm biểu ngữ nền vàng, chữ xanh được giăng ngang với các khẩu hiệu:

"Hãy thực thi 14 điều cam kết về Nhân Quyền ở Liên Hiệp Quốc và Công Ước Chống Tra Tấn"

"Hãy trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân"

Khu vực xung quanh nhà hát Lớn Sài Gòn tập trung nhiều khách sạn sang trọng và có nhiều du khách quốc tế qua lại. Video cho thấy hình ảnh một số nhân viên mặc áo thanh niên xung phong, quản lý đô thị, công an thường phục và sắc phục... xuất hiện chung quanh.    

Bà con dân oan cho biết cuộc biểu tình nhằm tưởng niệm 39 năm Quốc Hận 30-4-1975, ngày mà chế độ cộng sản đưa quân cưỡng chiếm miền Nam, áp bức nhân dân, cướp nhà cướp đất khiến người dân phải ra đường khiếu kiện.


Người coi tù tướng tá Việt Nam Cộng hòa

Nhan đề bài viết được đăng trên báo Pháp Luật không còn gọi nguỵ quân nguỵ quyền mà là tướng tá Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng chỉ "được" một chút đó, còn lại là sặc mùi đạo đức giả Trần Dân Tiên. Quản giáo là người coi  nhưng kẻ ở  thì lại bị cho là đang "học tập cải tạo". Ông cai tù thiếu tướng công an này "thánh" không thua gì bác Tiên: Tiêu chuẩn ăn của cán bộ quản giáo và trại viên như nhau. Có hôm gần tết, trại tổ chức làm thịt lợn, ông xuống kiểm tra bếp ăn của trại viên và thấy họ chỉ dám chọn những con gầy. Ông giận lắm, bảo quản giáo: “Chọn lợn béo cho các phân trại, còn cán bộ ăn sao cũng được”. Nghe mà thấy...!!!

*

Người coi tù tướng tá Việt Nam Cộng hòa

Nguyễn Đức Hiển (PLO)- Ông là Thiếu tướng Đỗ Năm, nguyên Cục trưởng Cục quản lý trại giam V.26 Bộ Công An, người có thâm niên hơn 40 năm làm nghề coi tù.

Thiếu tướng Đỗ Năm, nguyên Cục trưởng Cục quản lý trại giam V.26  (Bộ Công An) 

Sau 1975, ông được phân về trại giam số 5 (Thanh Hóa). Nơi có gần 500 sĩ quan chế độ cũ đang học tập cải tạo, cấp bậc thấp nhất là đại úy.

Lúc ấy trong trại vừa xảy ra chuyện một số người quá khích lôi kéo trại viên la hét, đưa yêu sách, không chịu lao động. Trong trại, có ý kiến áp dụng kỷ luật với những trại viên này. Ông bảo: cứ từ từ. Đỗ Năm triệu tập một cuộc gặp mặt. Khi ông bước vào, có người đứng dậy chào, có người ngồi, ồn như cái chợ. Ông bảo tất cả ngồi xuống: “Các anh đều là sĩ quan quân đội. Dù thể chế chính trị khác nhau, nhưng quân đội nào cũng có lễ tiết tác phong. Anh nào chức vụ cao nhất nhóm đứng ra ổn định trật tự, xem các anh nắm điều lệnh thế nào”.

Một người bước ra: “Báo cáo, tôi Văn Văn Của, nguyên đại tá Đô trưởng Sài Gòn trình diện đại úy!”. Rồi ông ta quay sang các trại viên: “Các chiến hữu chú ý. Nghiêm!”. 

Đỗ Năm nhắc: Nắm điều lệnh thế được rồi, nhưng anh phải làm lại, không xưng cấp bậc, chỉ xưng là đại diện trại viên. Và anh cũng gọi họ là trại viên chứ không được gọi là chiến hữu.

Suốt buổi, ông đối thoại về những yêu sách. Đa số trại viên là trí thức, lý lẽ ghê lắm. Họ nói đã là tù thì không phải lao động, chỉ lao động tự phục vụ thôi. Ông giải thích: “Đất nước còn khó khăn, chế độ nhà nước cấp còn thiếu thốn. Việc các anh trồng trọt chăn nuôi không phải để sản xuất hàng hóa lưu thông trên thị trường, mà để phục vụ lại cho đời sống của trại. Như vậy là lao động tự phục vụ. Sĩ quan như chúng tôi còn phải lao động tăng gia, tại sao các anh không làm?”.

Họ nghe và không cãi được, nhưng thắc mắc sao lần trước cũng đưa yêu sách như thế mà không được giải thích như lần này? Ông bẻ lại: “Từng là sĩ quan cao cấp, các anh phải có kỷ luật. Mỗi đội đều có thư ký nhưng các anh không đưa yêu cầu để họ trình lên giám thị mà lại hò hét để gây sức ép thì không thể chấp nhận”. 

Được khơi dậy tính tự tôn và cũng thấy đuối lý, từ đó việc la hét phản đối để gây yêu sách chấm dứt. 

Tiêu chuẩn ăn của cán bộ quản giáo và trại viên như nhau. Có hôm gần tết, trại tổ chức làm thịt lợn, ông xuống kiểm tra bếp ăn của trại viên và thấy họ chỉ dám chọn những con gầy. Ông giận lắm, bảo quản giáo: “Chọn lợn béo cho các phân trại, còn cán bộ ăn sao cũng được”. 

Ông nghĩ: Cái quý nhất của con người là tự do, người tù bao giờ cũng có những ức chế, xử sự không khéo sẽ khiến tâm trạng thêm nặng nề. Nếu không gieo vào họ niềm tin thì dù có giam giữ bao lâu cũng không thể cải tạo. Khi quản lý tù hình sự, ông thường nhắc quản giáo: Không nên xem nặng mỗi năm trại sản xuất bao nhiêu tấn rau, bao nhiêu tấn thịt cá, mà quan trọng nhất là chúng ta trả về cho xã hội những con người như thế nào. 

Trại nằm nơi rừng xanh núi đỏ, cán bộ còn buồn, huống là trại viên. Ông cho trích tiền trại viên tăng gia được để trang bị trống, đàn. Họ thích lắm nhưng lo: bài hát cách mạng thì chúng tôi không thuộc, còn những bài nhạc lính cộng hòa thường hát thì không được phép. Ông bảo: vậy thì hát tình ca của nước ngoài. Cấp dưới gặp ông: Thưa thủ trưởng, trại viên toàn hát bài tư sản. Ông cười: Đấy là những bài ca ngợi tình yêu trong sáng. Tình yêu thì không có giai cấp. 

Tiêu chuẩn thăm gặp rất khắt khe, chỉ được một vài tiếng trước sự giám sát của cán bộ. Ông nói điều đó cần thay đổi. Những người có vợ đến thăm được nghỉ lao động để ở cùng vợ từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau tại nhà khách của vợ. Sau một lần được vợ đến thăm như thế, Đại tá Văn Văn Của đến gặp ông để cám ơn. Ông hỏi: Anh Của này, anh là một Tiến sĩ Y khoa trước khi là đại tá Đô trưởng? - Dạ! Anh có rành về Đông y không? -Dạ tôi có biết!. Ông nói: Có thể giữa chúng ta còn nhiều khoảng cách, nhưng trong nghề y thì y đức trên hết. Không chỉ trại viên mà cán bộ trại đau ốm cũng cần có anh. Ngài đại tá Đô trưởng được chuyển từ đội sản xuất về trạm xá ngay hôm đó. Văn Văn Của rất xúc động, ông chế nhiều bài thuốc từ cỏ cây trên núi và chữa lành bệnh cho rất nhiều trại viên, cán bộ, và sự mặc cảm cũng vơi dần…

40 năm làm quản giáo, ông nói rằng người tù bị mất tự do, bị cách biệt với xã hội. Họ nhìn thế giới bên ngoài qua hình ảnh người quản giáo. Sự hà khắc thô bạo sẽ làm họ mặc cảm bị cả xã hội quay lưng. Phải tạo cho họ niềm tin. Niềm tin của người quản giáo là đại diện cho niềm tin của xã hội về họ. 

Mỗi khi cười, ông Đỗ Năm lại phô cả cái răng cửa bị gãy một nửa, dấu vết của lần nghịch xe Jeep khi tài xế đưa ông đi kiểm tra trại viên lao động. Sau lần đó ông kỷ luật lái xe vì vi phạm nguyên tắc, cho người không biết lái xe ôm vô lăng, và ông... tự nhận mức kỷ luật cao hơn. Ông nói: Tớ rất nghịch, ngày bé mà có trường giáo dưỡng trẻ em hư thì người ta đưa tớ vào.







No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link