Thursday, August 21, 2014

Ba kịch bản cho tương lai Việt Nam


Ba kịch bản cho tương lai Việt Nam

Đặng Xương Hùng

Ba kịch bản cho tương lai Việt Nam
  “…Kịch bản này có thể mô tả một cách sơ lược là: ve vãn Mỹ, để không bị o ép mạnh trong quan hệ với Trung Quốc như trước đây, làm lắng dịu tình hình căng thẳng do dàn khoan gây ra. Được giới lãnh đạo Việt Nam vẫn luôn tự hào như là một « đường lối mềm dẻo, khôn khéo »…”.

«Có những thời điểm mà lịch sử chạy nhanh hơn bình thường. Tôi thậm chí dám khẳng định rằng có khả năng Việt Nam bước vào giai đoạn chính trị có tính quyết định nhất kể từ sau 1975». Đây là nhận định khá lý thú, đáng được quan tâm của Giáo sư Jonathan London, trường Đại học Hồng Công.

Tuy nhiên, tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu, vẫn còn là câu hỏi rất khó với bất cứ ai quan tâm, lo lắng cho đất nước này. Nó khó như giải một phương trình gồm nhiều ẩn số. Trong đó, ẩn số quan trọng nhất, khó phán đoán nhất là các tính toán và cân nhắc của giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay.

Điều đó khẳng định rằng tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của giới lãnh đạo.Cơ hội đã đến, mọi cánh cửa đã mở. Tiếp tục lối mòn xưa hay chuyển hướng đưa đất nước vào con đường phát triển theo văn minh của nhân loại.
Dựa trên sự phán đoán các tính toán và cân nhắc của giới lãnh đạo, có thể phác thảo ra ba kịch bản chính cho tương lai Việt Nam, như sau:
1.  Trò chơi cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục được áp dụng.
Đây là kịch bản dễ xảy ra nhất. Nó dựa trên sự suy luận rằng giữ chế độ là nhu cầu lớn nhất của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay.
Theo kịch bản này, quan hệ Việt – Trung không còn ở mức «4 tốt, 16 chữ vàng» nữa, nhưng vẫn giữ ở mức «hai bên cùng có lợi». Lãnh đạo Việt Nam không đặt vấn để thoát hẳn ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc mà lợi dụng mối quan hệ này để củng cố chế độ. Đổi lại Trung Quốc không có thêm sự khiêu khích lộ liễu nào nữa ngoài Biển Đông, hoặc nếu có cũng dựa trên những thỏa thuận ngầm với lãnh đạo Việt Nam và được hai bên giữ kín. Trung Quốc không «làm xấu mặt» Việt Nam thêm nữa, để đổi lấy việc làm ngơ trước các kế hoạch xác định chủ quyền  ở những khu vực Trung Quốc đã chiếm. Đợi một thời gian im ắng, Trung Quốc lại tiếp tục xây phi trường và căn cứ quân sự ở Gạc Ma, xây các ngọn hải đăng tại quần đảo Hoàng Sa.

Hai bên Việt-Trung tiếp tục chủ trương «gác tranh chấp, cùng khai thác». Việt Nam dựa vào ưu thế của Trung Quốc để gỡ gạc những lợi ích tối đa nhất, trong hành xử với các nước láng giềng tranh chấp. Hai bên tiếp tục giữ tuyên bố «các tranh chấp được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương giữ các bên liên quan trực tiếp». Đề án kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế được cất kỹ trong ngăn kéo.

Trong khi đó, những bước xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam chỉ giữ ở mức «đủ để cân bằng với Trung Quốc». Mỹ được đáp ứng để thỏa mãn là Trung Quốc không hung hăng thêm nữa. Tình hình «nguyên trạng» như trước giàn khoan được cam kết giữ, đủ để hài lòng cả ba bên Mỹ, Trung, Việt. Cả Mỹ và Trung Quốc đều ngầm hiểu «mi không đụng đến lợi ích của ta, thì ta không đụng đến lợi ích của mi» như phương châm đã hình thành từ thời Thượng Hải 1972.
Một số lĩnh vực trong quan hệ Mỹ-Việt có thể tiến bộ nhất định. Nhưng không đạt đến mức Mỹ mong đợi, do Việt Nam không đáp ứng được đầy đủ những  điều kiện mà phía Mỹ đưa ra. Những  tiến bộ được giữ ở mức đủ để Mỹ đừng buông tay. Nhịp điệu «bắt thả» rất nhịp nhàng để đổi lấy việc thực hiện cam kết của Mỹ.

Những tiến bộ về dân chủ và nhân quyền, nếu có thì chỉ là hình thức bề ngoài. Tư tưởng đi theo Mỹ là mất đảng, là mắc mưu «diễn biến hòa bình» ít nhiều vẫn đang còn tồn tại trong giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay.

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vừa tuyên bố tại Bộ Công an: «Dứt khoát không để nhen nhóm hình thành tổ chức chống đối phá hoại đất nước». Tuyên bố này đi ngược phát biểu dân chủ đầu năm, đã được ngài John Mc Cain «biểu dương» trong chuyến thăm vừa rồi tại Việt Nam.

Kịch bản này có thể mô tả một cách sơ lược là: ve vãn Mỹ, để không bị o ép mạnh trong quan hệ với Trung Quốc như trước đây, làm lắng dịu tình hình căng thẳng do giàn khoan gây ra. Được giới lãnh đạo Việt Nam vẫn luôn tự hào như là một «đường lối mềm dẻo, khôn khéo». Kịch bản này có thể xảy ra từ nay đến Đại hội đảng XII, có thể kéo dài được thêm một vài năm sau đó, trước khi dẫn đến thất bại, đổ vỡ.
2.  «Đường lối mềm dẻo, khôn khéo» bị thất bại. Việt Nam bị kẹt trong xung đột về chủ trương của Mỹ và Trung Quốc. Quan hệ Việt-Trung dần trở nên căng thẳng. Quan hệ Việt-Mỹ được thúc đẩy nhưng không đủ để Mỹ can dự trực tiếp. Có khả năng đụng độ  trên Biển Đông, trong đó Việt Nam được hậu thuẫn bởi vũ khí của Mỹ.

Kịch bản này khả năng ít nhưng vẫn có thể xảy ra. Nó dựa trên suy luận là một nước nhỏ như Việt Nam hiện nay không đủ tài và lực để cùng lúc lèo lái hai cường quốc hòng trục lợi cho riêng mình.
Kịch bản này là hậu quả chính sách «mềm dẻo, khôn khéo», trong khi Mỹ và Trung Quốc đều có tính toán riêng của mình.

Với Trung Quốc, sự kiện đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một phần của kế hoạch của Trung Quốc vươn ra biển khơi, độc chiếm Biển Đông, hợp pháp hóa đường lưỡi bò và kiểm soát các đường hàng hải huyết mạch.

Trước đó, Trung Quốc đã âm thầm, lặng lẽ, xây dựng các công trình như sân bay, đảo nhân tạo, đặt căn cứ quân sự ở Trường Sa. Trên đất liền, xây dựng các đặc khu kinh tế Vũng Áng – Hà tĩnh, dự án Bô xít Tân Rai và Nhân Cơ – Đắc Nông. Từ đó, hình thành tam giác với đảo Hải Nam và đảo Tam Sa (Hoàng Sa), chia cắt và dễ dàng khống chế Việt Nam khi tình huống xảy ra.

Những hành động mới đây của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ làm Trung Quốc rất nóng mắt. Họ tiếp tục tiến hành đồng loạt các  biện pháp vừa hăm dọa, cưỡng ép và bắt chẹt đối với Việt Nam. Họ không muốn Việt Nam ngả quá nhiều với Mỹ để ngăn cản chủ trương trên của họ.

Thời gian tới, họ tiếp tục gây sức ép lên giới lãnh đạo để Việt Nam tiếp tục trấn áp các hoạt động chống Trung Quốc, gây rối làm bất ổn cả về kinh tế lẫn xã hội ở Việt Nam, làm các nhà đầu tư nước ngoài không dám tiếp tục đầu tư, dùng các biện pháp về tài chính và thương mại để khống chế Việt Nam chặt chẽ hơn.

Với Mỹ, các chuyến đi liên tiếp vừa rồi đến Việt Nam của Thượng nghị sĩ John Mc Cain và của Tướng George Martin Dempsey chứng tỏ Mỹ đã cảm thấy quá muộn trong những biện pháp ngăn chặn sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc. 

Việc các quan chức Mỹ có những phát biểu đầy «khích lệ» cho quan hệ Mỹ- Việt chứng tỏ Mỹ thật sự mong muốn có hậu thuẫn cho Việt Nam là mắt xích yếu nhất, nhưng đồng thời cũng là đối tượng chống lại Trung Quốc hiệu quả nhất, nếu được tăng cường sức mạnh. Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ cho biết một trong những yếu tố «thú vị» trong quan hệ Mỹ – Việt là «tâm lý chống Trung Quốc sâu sắc» ở Việt Nam.

Người Mỹ có thể hào phóng nhưng rất thực dụng. Một mặt, họ ra sức ca ngợi và cổ vũ cho một «đối tác chiến lược» trong tương lai của quan hệ Mỹ-Việt, với những cam kết kế hoạch giúp đỡ khá rõ ràng.

 Nhưng mặt khác họ không quên đưa ra những điều kiện ràng buộc và giới hạn để  thực hiện theo một tiến trình nhất định. Hầu như người Mỹ đã rút ra bài học «No more Vietnam» của cố Tổng thống Richard Nixon. Họ có thể tiêu tốn tiền bạc và vũ khí trong tình huống này, nhưng để đổi lại họ có thể «dùng cộng sản chống lại cộng sản ở Biển Đông».

Kịch bản hai xảy ra khi Việt Nam bị nằm ở thế, trên thì bị Trung Quốc o ép không thoát ra khỏi được vòng kiểm tỏa, ở dưới thì bị Mỹ thúc ép «có hành động thêm nữa về dân chủ và nhân quyền». Kịch bản này có thể đi kèm với tình trạng giới lãnh đạo Việt Nam bị chia rẽ một cách sâu sắc bởi hai phe cải cách và bảo thủ, nhưng không bên nào giành thắng thế.

3.  Lãnh đạo Việt Nam buộc phải thay đổi với một kịch bản tương tự như đã diễn ra ở Miến Điện.

Ít có khả năng giới lãnh đạo Việt Nam tự nguyện thay đổi. Kịch bản này có thể xảy ra khi kịch bản đầu thất bại hoặc do một tác động bên ngoài như: sự nổi dậy của nhân dân, vỡ nợ hoặc sụp đổ về kinh tế, một biện pháp trừng phạt của các nước lớn (thí dụ như dự luật chế tài về nhân quyền Ed Royce HR4254).
Đây là kịch bản duy nhất có lợi cho nhân dân và dân tộc Việt Nam.
Kịch bản này cũng dựa trên suy luận rằng, có một nhân vật hoặc một nhóm lãnh đạo, có tư tưởng cải cách, tập hợp đủ lực lượng tạo ra một diễn biến như đã từng xảy ra ở Liên Xô và Đông Âu.
Tóm lại, phán đoán các kịch bản cho tương lai Việt Nam hầu tìm ra được mấu chốt quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình thay đổi, mau chóng đến với đất nước Việt Nam.

Là nhà lãnh đạo thì nhận cho mình trọng trách cao nhất đối với vận mệnh đất nước. Phải có đủ lòng dũng cảm và thành tâm chính trị, lãnh đạo quốc gia phải thực sự vì lợi ích của dân tộc, của đất nước, chứ không thể vì lợi ích của một đảng, một phe nhóm hoặc chỉ vì lợi ích cá nhân.

Là con dân Việt Nam, thì việc đòi hỏi để có được một cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc trong một quốc gia thịnh vượng, không thể chỉ còn là một lời thỉnh cầu mà phải ý thức tự đứng lên giành lấy nó. Xây dựng một xã hội dân sự mà trong đó mọi công dân Việt Nam quan tâm đến các tổ chức lãnh đạo đang điều hành đất  đất nước, hiểu được cơ chế mà nó đang hoạt động, nắm được những biện pháp, chính sách mà các cơ quan này đang tiến hành. Tương lai, vận mệnh của mình nằm trong đó.
Việt Nam đang có cơ hội tốt để hướng tới một tương lai thực sự độc lập, dân chủ và tự do.
Đ.X.H
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 



Con sãi ở chùa có mãi quét lá đa?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-08-20
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
08202014-acomm-par-play-lead-rol.mp3
Gia đình thủ tướng Nguyễn tấn Dũng từ trái cô Nguyễn Thanh Phượng (con gái), thủ tướng, phu nhân thủ tướng và ông Nguyễn Thanh Nghị
Cjourtesy TTXVA

Dự án Luật Bầu Cử được đệ trình lên Uỷ Ban Thường Vụ Quốc hội xem xét với nội dung chưa cho phép tự vận động tranh cử ở VN hồi trung tuần tháng 8 trong khi các “con ông cháu cha” (COCC) đang được sắp xếp cho 1 cuộc “tiến cử” trở thành những nhà lãnh đạo mới.

Con ông cháu cha

Người dân có hy vọng gì với giới lãnh đạo trẻ này? Liệu rằng họ sẽ làm tốt vai trò của mình để đáp ứng mong mỏi của người dân?
Trong những ngày tháng 8 này, câu tục ngữ “con vua thì lại làm vua” được cư dân mạng cũng như dân chúng ở VN đề cập đến như một điều hiển nhiên khi đón nhận thông tin các lãnh đạo trẻ tuổi được chỉ định, bổ nhiệm vào nhiều chức vụ trong bộ máy Nhà nước và Ban soạn thảo dự án Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân đề nghị không nên bổ sung quy định hình thức người ứng cử tự mình vận động tranh cử.

Trong đợt luân chuyển 19 thứ trưởng về địa phương hồi tháng 3/2014, dư luận đặc biệt chú ý đến ông Thứ trưởng Xây dựng, 38 tuổi, tên Nguyễn Thanh Nghị, được điều động về làm Phó Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, kiêm giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang qua một cuộc họp bất thường, tổ chức vào chiều ngày 28 tháng 3.

 Ông Nguyễn Thanh Nghị được quan tâm, bàn tán nhiều không phải vì những thành tích ông đạt được trong quá trình công tác ngắn ngủi, chưa đầy 1 thập kỷ, kể từ năm 2006, sau khi lấy bằng tiến sĩ tại Đại học George Washington ở Hoa Kỳ mà vì ông là con trai trưởng của Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Em nghĩ sống trong chế độ xã hội độc tài-độc đảng như thế này, thì chuyện “con ông cháu cha” thì không bất ngờ. Từ xưa đến nay vẫn thế, thậm chí còn hơn cả phong kiến.
Anh Khương

Dư luận cũng xôn xao về tin ông Nguyễn Bá Cảnh, 31 tuổi, được chỉ định làm ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng trong tháng 8. Truyền thông trong nước đăng tải là cán bộ trẻ nhất, có bằng thạc sĩ ở nước ngoài nằm trong danh sách Ban chấp hành Đảng bộ của thành phố. 

Nhiều người dân trong nước mà đài RFA tiếp xúc cho biết cũng không có gì mới mẻ đối với thông tin này nhưng “hiện tượng” ông Nguyễn Bá Cảnh có lời ra tiếng vào vì không lâu trước đó, thân phụ của ông Cảnh là ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, lớn tiếng chỉ trích cán bộ đưa người thân gồm con, cháu, dâu, rể vào cơ quan Nhà nước tại buổi nói chuyện với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở TP. Đà Nẵng.

Trao đổi với Hòa Ái, anh Khương, thế hệ 8X, cựu sinh viên trường Đại học Ngoại Thương, hiện đang làm việc cho 1 công ty nước ngoài ở Hà Nội, cho biết bản thân anh không có hy vọng gì khi những nhân vật trẻ tuổi-tài cao, “con ông cháu cha” hay còn gọi là “COCC” như ông Nguyễn Thanh Nghị và ông Nguyễn Bá Cảnh sẽ trở thành những nhà lãnh đạo tương lai của VN. Anh Khương nói:

Thế hệ lãnh đạo trẻ học nước ngoài

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn bi quan vào sự chỉ định, bổ nhiệm chức vụ cho những người thuộc diện “con ông cháu cha”, Nhà báo Lê Hải ở Đà Nẵng, một người quan tâm đến thời cuộc đất nước, chia sẻ suy nghĩ của mình:

“Anh Nguyễn Bá Cảnh thật sự là nhân vật có tài. Người cũng được đào tạo đi học ở nước ngoài. Không phải chỉ riêng trường hợp anh Nguyễn Bá Cảnh, có nhiều anh. Trong đó có nhiều anh như con ông Nguyễn Tấn Dũng, con ông Trần Đức Lương, con ông này ông kia…Tôi có nhận xét chung như vầy: hầu như những anh con cán bộ lãnh đạo cao cấp như thế thường thường được đi học ở Anh, ở Mỹ. Như vậy trình độ thực sự cũng chưa biết đến đâu nhưng các anh mà đi ra học nước ngoài thì được tiếp xúc với những kiến thức khoa học-xã hội của nước ngoài và đặc biệt được sống trong môi trường dân chủ-nhân quyền, mỗi người đều có quyền tự do hết thì ít ra trong suy nghĩ của họ cũng bị ảnh hưởng những điều đó”.

Con cán bộ lãnh đạo cao cấp như thế thường thường được đi học ở Anh, ở Mỹ... các anh mà đi ra học nước ngoài thì được tiếp xúc với những kiến thức khoa học-xã hội của nước ngoài và đặc biệt được sống trong môi trường dân chủ-nhân quyền...ít ra trong suy nghĩ của họ cũng bị ảnh hưởng những điều đó.
Nhà báo Lê Hải
Cũng có những ý kiến tán đồng với suy luận của nhà báo Lê Hải, cho rằng sự hiểu biết kiến thức và sự tiếp thu nếp sống xã hội dân chủ văn minh của các lãnh đạo trẻ thế hệ kế tiếp sẽ mang lại tương lai sáng lạng cho VN trong những ngày sắp tới. Dù biết rằng hiện trạng xã hội VN có nhiều ưu đãi thậm chí là quá mức dành cho những người thuộc diện “COCC” nhưng cũng không có gì là quá ảo tưởng khi vẫn còn đâu đó niềm tin vào những người tài ba thật sự, xuất thân trong gia đình có truyền thống chính trị, làm tốt vai trò lãnh đạo vì “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Tuy vậy, phần đông trong số 90 triệu người Việt trong nước lại tỏ ra nghi ngại tình hình đất nước sẽ ra sao một khi quyền lực do những người trẻ, có trình độ và quyền lực trong tay? Anh Khương bày tỏ:
“Có thể không thể tốt hơn. Có nghĩa cha ông họ do trình độ có hạn đưa đất nước như thế này, đến bờ vực như hiện nay. Còn họ có trình độ thì chưa chắc sẽ đưa đất nước khá hơn. Thậm chí người tài giỏi đưa vào trong cơ chế độc tài-độc đảng có thể còn nguy hiểm hơn nữa”.
Câu hỏi đặt ra nếu thế hệ lãnh đạo trẻ trong tương lai gần không làm tròn trách nhiệm và bổn phận với dân với nước theo như nghi ngại của nhiều người thì phản ứng của dân chúng sẽ ra sao? Anh Sơn, người đồng trang lứa với ông Nguyễn Thanh Nghị và ông Nguyễn Bá Cảnh, từ Sài Gòn nói là giới lãnh đạo trẻ nên khôn ngoan lấy dân làm “gốc”, không phải hô hào khẩu hiệu như hiện nay mà phải tận tụy trong vai trò lãnh đạo để đời sống của người dân được ấm no thực sự, được hưởng những quyền căn bản nhất gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do bầu cử. Anh Sơn khẳng định người dân sẽ không lặng im như đã từng trong suốt 70 năm qua kể từ ngày ông Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày mùng 2/9/1945:
“Chắc chắn họ không chịu đựng được nữa đâu. Bởi vì thế hệ này họ đã chịu đựng quá nhiều rồi. Bây giờ lòng dân đang gọi là bất mãn, căm phẫn tới đỉnh điểm. Nếu thế hệ lãnh đạo tiếp nối làm thay đổi tình hình tốt hơn thì còn chấp nhận chứ nếu tệ hại hơn thì chắc chắn là không được”.
Qua những biến chuyển trong những năm gần đây cho thấy dấu chỉ dù con vua vẫn được làm vua trong chế độ do Đảng CSVN lãnh đạo nhưng con sãi ở chùa sẽ không chịu khuất phục để cam phận mãi quét lá đa.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link