Monday, August 18, 2014

'Ủng hộ dự luật nhắm vào quan chức VN'


'Ủng hộ dự luật nhắm vào quan chức VN'
Cập nhật: 12:01 GMT - thứ sáu, 15 tháng 8, 2014

HỘI LUẬN & VẤN ĐÁP (Phần 2) - HIỆP ƯỚC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)


Cộng đồng người gốc Việt tại Mỹ thường tổ chức biểu tình kêu gọi giới chức Việt Nam cải thiện vấn đề nhân quyền, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến ở trong nước

Thành phố Garden Grove của California vừa thông qua nghị quyết ủng hộ Dự luật Chế tài Giới chức Cộng sản Việt Nam Vi phạm Nhân quyền (HR4254).
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Việc bỏ phiếu trong phiên họp thường kỳ của Hội đồng thành phố hôm thứ Ba, 12/8 đã thu được toàn bộ năm phiếu thuận từ các thành viên có mặt.
Dự luật HR4254 muốn áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam.”

Đây là dự luật lưỡng đảng nhắm trừng phạt các quan chức chính phủ, công an và các cá nhân bị cho là vi phạm nhân quyền với các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, với các chế tài được kiến nghị gồm hạn chế đi lại và trừng phạt tài chính.
Cụ thể, nội dung dự luật muốn cấm các đối tượng bị trừng phạt cùng gia đình họ nhập cảnh gia đình vào Mỹ, kể cả vào với mục đích du học; bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính, đưa tài sản vào hoặc ra khỏi Hoa Kỳ.
Để trở thành luật chính thức, HR4254 cần được thông qua ở cả Hạ viện lẫn Thượng viện Hoa Kỳ.

Khó được thông qua?
Từ Hoa Kỳ, nhà báo Trần Nhật Phong nhận định HR4254, cũng giống như các dự luật nhân quyền khác, khó lòng qua được cánh cửa Thượng viện: "Từ mười mấy năm nay, [các dự luật nhân quyền liên quan tới Việt Nam] Hạ viện đều thông qua cả, nhưng luôn bị chặn không lên nổi Thượng viện."
"Dự luật đưa lên Thượng viện chỉ cần bị một hay hai thượng nghị sỹ chặn lại là đã khó được đưa vào Thượng viện để bỏ phiếu. Do đó ở Hạ viện năm nào cũng thông qua nhưng lên Thượng viện là rớt."
Garden Grove, California là nơi có đông người gốc Việt sinh sống

"Điều này cũng tương tự như chủ đề Việt Nam xin Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương; được thông qua ở một khâu nhưng lại bị tắc ở một khâu khác, bởi sẽ có những thượng nghị sỹ phản đối điều này," ông Phong giải thích thêm.

Nhà báo Trần Nhật Phong bình luận việc những người đề xướng nội dung trừng phạt cá nhân trong dự luật HR4254 là dựa vào tình hình thời sự Nga-Ukraine trong thời gian gần đây.

"Họ thấy Hoa Kỳ đã ra một dự luật tương tự đối với [các cá nhân thuộc] chính phủ Nga, cho nên họ làm theo mô hình đó. Còn nội dung [dự luật nhân quyền] những năm trước không có điều này mà chỉ nói chung chung về tình hình nhân quyền Việt Nam."
Tuy nhiên, theo ông Phong, mục tiêu này sẽ khó đạt được bởi "đối với một nước nhỏ như Việt Nam, Hoa Kỳ không coi trọng các vấn đề cá nhân như đối với các nước lớn như Nga".
'Thông điệp chính trị'
Garden Grove là nơi có đông cử tri gốc Việt. Được biết phiên họp của Hội đồng thành phố hôm 12/8 đã thu hút nhiều cử tri tới theo dõi, và trước giờ bỏ phiếu, nhiều người đã phát biểu kêu gọi thông qua nghị quyết ủng hộ HR4254.
Báo Người Việt, Bấmbản online, trích lời một trong những người có mặt, cựu Ðại Tá Lê Khắc Lý, chủ tịch lâm thời Cộng Ðồng Việt Nam Nam California, nói: “Chiến tranh về mặt quân sự đã xong, nhưng cuộc chiến chưa chấm dứt. Hoa Kỳ hãy sử dụng dự luật này như một vũ khí!”
Tuy nhiên, nhà báo Trần Nhật Phong đánh giá việc cộng đồng người gốc Việt kêu gọi bỏ phiếu hậu thuẫn dự luật không có nghĩa là muốn gây phương hại tới quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra muốn lấn lướt tại Á châu.
"Việc các thượng nghị sỹ và các dân biểu ủng hộ dự luật này sẽ tạo áp lực rất lớn, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi cơ chế, thay đổi hệ thống pháp luật của Việt Nam, thay vì cản trở việc đưa Việt Nam xích lại gần với Mỹ hơn"
Nhà báo Trần Nhật Phong từ Hoa Kỳ
"Cần phân biệt về quan hệ đối tác chiến lược về tình hình thời sự giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam với những đòi hỏi lâu nay của khối cử tri gốc Việt. Sự khác biệt ở đây là phía Hoa Kỳ vẫn muốn thực hiện chiến lược của họ ở Á châu nhưng đồng thời cũng làm theo tinh thần dân chủ và nhân quyền của người Mỹ."
"Do đó, việc các thượng nghị sỹ và các dân biểu ủng hộ dự luật này sẽ tạo áp lực rất lớn, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi cơ chế, thay đổi hệ thống pháp luật của Việt Nam, thay vì cản trở việc đưa Việt Nam xích lại gần với Mỹ hơn."
"Điều này mang ý nghĩa hỗ trợ cho phía Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi xưa nay ở sân chơi của cộng đồng quốc tế. Tức là anh phải tuân theo nguyên tắc của cộng đồng quốc tế chứ không thể bước vào sân chơi quốc tế rồi nói vì văn hóa chúng tôi khác biệt nên chúng tôi cứ giữ những gì chúng tôi có, tránh né thay đổi."

"Dự luật này sẽ buộc các lãnh đạo Việt Nam không thể tránh né được nữa mà phải đối diện vấn đề, phải thay đổi mới có thể nhận được những gì họ muốn ở sân chơi quốc tế."
Dự luật HR4254 do Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đệ trình trước Hạ viện Hoa Kỳ hồi trung tuần tháng Ba 2014.
Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Hoa Kỳ hoạt động mạnh mẽ cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Trước HR4254, dân biểu Ed Royce từng soạn dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo, và là người đồng bảo trợ chính Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013. Tuy nhiên, dự luật nhân quyền này đã bị chặn ở Thượng viện.




McCain nhắc nhở VN về dân chủ
Cập nhật: 07:53 GMT - thứ hai, 11 tháng 8, 2014

Ông McCain là một vị khách quen thuộc ở Việt Nam

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã nhắc nhở Việt Nam về dân chủ trong bài phát biểu trước báo giới tại Hà Nội hôm thứ Sáu ngày 8/8 nhân chuyến thăm Việt Nam của ông và người đồng nhiệm Sheldon Whitehouse.
Chính trong bài phát biểu này, vị thượng nghị sỹ hàng đầu của Đảng Cộng hòa đã đề cập đến khả năng Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nhưng nhấn mạnh rằng việc này tùy thuộc rất lớn vào thành tích nhân quyền của Chính phủ Việt Nam.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Tuy nhiên, báo chí trong nước khi đưa tin về bài phát biểu của ông McCain không hề đả động gì đến lời nhắn gửi của ông McCain về dân chủ và nhân quyền.
Nhắc lại lời thủ tướng

“Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận rằng cần phải làm nhiều hơn (về nhân quyền) chỉ vì một lý do trên hết: điều này tốt cho Việt Nam, có lợi cho ổn định, thịnh vượng và thành công của đất nước,” theo toàn văn bài phát biểu được đăng trên trang web riêng của ông McCain.

Nhắc lại thông điệp Năm Mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng ‘dân chủ là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển’ và rằng ‘Đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ’, ông McCain nói:

“Chúng tôi mong là Việt Nam sẽ đưa những lời nói ấn tượng này thành hành động táo bạo chẳng hạn như thả tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự và cuối cùng là ghi rõ vào luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là giới hạn và những quyền con người phổ quát – quyền tự do phát biểu, hội họp, tín ngưỡng, xuất bản và tiếp cận thông tin – cần phải được đảm bảo cho mọi công dân.”

Ông nói ông tin rằng Việt Nam có thể ‘là một tấm gương đáp ứng được những mong đợi ngày càng tăng của người dân về dân chủ, quản trị tốt và pháp trị, thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong sạch và sức mạnh quốc gia để bảo vệ nền độc lập’.
"Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhìn nhận rằng cần phải làm nhiều hơn (về nhân quyền) chỉ vì một lý do trên hết: điều này tốt cho Việt Nam, có lợi cho ổn định, thịnh vượng và thành công của đất nước."

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain
“Đó sẽ là một tấm gương có thể khuyến khích những nước khác trong khu vực, bao gồm láng giềng của quý vị ở phương Bắc, phải tự hỏi: tại sao chúng ta không làm giống như Việt Nam?”

Cựu ứng viên tổng thống Mỹ bày tỏ mong muốn quan hệ Việt-Mỹ trong những năm tới sẽ dựa trên ‘những giá trị chung’ sau gần 20 năm dựa trên ‘những mục tiêu và lợi ích chung’.
Ông McCain cũng hứa hẹn Mỹ sẽ có ‘tư duy và hành động mới’ trong quan hệ với Việt Nam.
“Chúng tôi sẵn sàng đàm phán xong hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chuẩn để được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường,” ông nói.
“Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác quân sự và tăng các chuyến viếng thăm của tàu chuyến đến mức mà Việt Nam cho phép – không phải bằng cách thiết lập căn cứ, điều mà chúng tôi không có ý định – mà bằng các thỏa thuận giữa hai nước,” ông nói thêm.
“Chúng tôi cũng sẵn sàng tăng hỗ trợ an ninh để giúp Việt Nam cải thiện khả năng nhận thức về lãnh hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền.”



Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi VN cải cách
Cập nhật: 09:13 GMT - thứ sáu, 15 tháng 3, 2013
  • Ông John McCain có dịp tiếp xúc giới bất đồng chính kiến tại VN
Ông John McCain (thứ 3 từ trái sang) có dịp tiếp xúc giới bất đồng chính kiến tại VN.

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain nói Việt Nam vẫn chưa nỗ lực trong lĩnh vực nhân quyền và pháp quyền.
Ông McCain vừa có Bấmbài viết trên tờ Wall Street Journal, trong đó ông kêu gọi Việt Nam có những bước đi cải cách về hướng dân chủ.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Bài viết tựa đề "Cựu tù nhân chiến tranh nói về Việt Nam, 40 năm sau" bắt đầu bằng hồi ức của ông về ngày cuối cùng ở Việt Nam, 14/3/1973, khi ông được trả tự do về Mỹ qua đường Philippines.

Lúc đó ông McCain và các bạn tù không cho rằng họ sẽ có ngày quay trở lại Việt Nam.
Thế nhưng ông thượng nghị sỹ đã quay lại đất nước từng cầm tù ông nhiều lần.
"Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, và người Việt Nam thật hiếu khách," McCain nhận xét.

"Tôi hài lòng thấy rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong tiến trình xây dựng một quan hệ tốt, hai bên cùng có lợi..."

'Hy vọng chỉ là hy vọng'
Tuy nhiên, vị thượng nghị sỹ tiểu bang Arizona nhận định: "Khi nói tới các giá trị mà nước Mỹ tôn thờ - như tự do, nhân quyền và pháp quyền - các hy vọng lớn của chúng tôi cho Việt Nam nói chung vẫn chỉ là hy vọng".

"Chính quyền Hà Nội vẫn bỏ tù và ngược đãi các nhân vật bất đồng chính kiến hòa bình, các nhà báo, blogger và các nhóm thiểu số về sắc tộc và tôn giáo vì lý do chính trị."

Theo ông McCain, Việt Nam vẫn duy trì các điều luật, như Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vốn cho chính quyền "quyền lực gần như vô biên đối với các công dân của mình".
"Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có hành động dù nhỏ để chứng tỏ Việt Nam tuân thủ các quyền con người mà quốc tế công nhận, thí dụ như thông qua và thực hiện Công ước Quốc tế chống việc tra tấn.
Ông John McCain khi bị bắt ở Hà Nội
Ông John McCain đã bị bắt làm tù nhân ở Hà Nội

Dù vậy, ông thượng nghị sỹ cũng thừa nhận rằng đã có một bước tiến tích cực, khi chính phủ Việt Nam bắt đầu đối thoại với tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và đang có nỗ lực sửa đổi Hiến pháp để bào vệ quyền công dân tốt hơn.
Ông viết: "Các quan hệ tốt, như quan hệ Mỹ-Việt lúc này, thường dựa trên cơ sở lợi ích chung, nhưng tôi tin rằng các quan hệ đối tác tuyệt vời và lâu dài nhất lại dựa trên nền tảng của các giá trị chung".

Thượng nghị sỹ McCain bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đang trên con đường "từ hòa giải tới tình bạn thực sự".

"Triển vọng này là một trong những sự ngạc nhiên lớn nhất và hài lòng nhất cuộc đời tôi," ông nói, đồng thời hứa sẽ là người bạn trung thành của Việt Nam trước các thách thức.

Mới đây, Việt Nam lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ vinh danh một blogger và nói Washington can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. 



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link