Monday, August 18, 2014

Đã đến lúc phải từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 1)


Đã đến lúc phải từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 1)

Sự thật về Hồ Chí Minh - Tăng Tuyết Minh Vợ chính thức của HCM, Nguyễn Thi Minh Khai, etc


Đại Nghĩa (Danlambao) - Chủ thuyết Mác-Lênin do hai ông Karl Marx và Friedrich Angels chủ xướng được ông Vladimir Lenin vận dụng vào cuộc cách mạng giải phóng giai cấp công nhân, thợ thuyền bị bốc lột và dân tộc ở các nước nhược tiểu bị áp bức. Chủ thuyết này thoạt đầu được phát triển ở các nước Đông Âu, Á, Phi, Mỹ La Tinh… Tuy nhiên chẳng được bao lâu thì nó bị phá sản, nó bị phá sản vì nó chỉ là một chủ thuyết mơ hồ, ảo tưởng, không đưa được những dân tộc đã tốn nhiều xương máu để đấu tranh có được đời sống ấm no, không đến được cái thiên đàng mà họ thường nghe nói. Trái lại chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ đem đến cho họ một cuộc chiến triền miên, một đời sống cơ cực, nghèo nàn và lạc hậu, không biết đến bao giờ mới có tự do-hạnh phúc.

Qua quá trình dân tộc Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin trên 80 năm những nhà trí thức từng tham gia “cách mạng” đã thấy rõ được sự thất bại của chủ nghĩa này và cùng đưa những nhận định như sau:

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu phân tích:

Tôi muốn xã hội thanh toán được điều ngộ nhận rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết khoa học nhưng bị người ta thực hiện sai. Thực chất của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ là một khát vọng đẹp đẽ nhưng ảo tưởng, phi khoa học, chống lại quy luật tự nhiên… Sức lôi cuốn nhất thời của nó đã đem lại những sức mạnh tạm thời nhưng sau đó để lại những di họa nặng nề…” (BBC online ngày 22-8-2007) 

Đại tá CAND Lê Hồng Hà, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an cộng sản Việt Nam đã nhận định về cái chủ nghĩa mà ông đã bao nhiêu năm phục vụ và nghiền ngẫm để thấy rằng:

“…đã có đầy đủ sự kinh nghiệm của thực tiễn, có thể thấy các nguyên lý chủ yếu của chủ nghĩa Mác về mô hình CNXH là sai lầm, là phản phát triển, nền kinh tế phi hàng hóa.

Đối với dân tộc Việt Nam, học thuyết Mác là học thuyết ngoại nhập… không lý giải được xã hội Việt Nam với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng hoàn toàn khác với Tây Âu, rất dễ dẫn cách mạng Việt Nam đi chệch đường và do đó gây nên tổn thất, gây đổ vỡ, gây kềm hãm sự phát triển”. (Nguoi Viet ngày 28-2-2001)

Và Giáo sư Hoàng Minh Chính, nguyên Việt Trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, người có tư tưởng “xét lại chống đảng” từ những năm đầu của thập kỷ 60, người đã phục hoạt đảng Dân chủ sau khi bị cộng sản giải tán năm 1988 cũng đã thẳng thắn trả lời của phóng viên đài RFA như sau:

“Cái đảng này nó đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, mà bản thân chủ nghĩa Mác-Lênin đã sai từ gốc rễ và cái đảng này hiện nay nó đang xây dựng một cơ chế độc tài, độc quyền toàn trị thì làm sao cải tổ được, tự đổi mới được…

Liên Xô đàn áp nhân dân như thế, Liên Xô đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin xây dựng một chính đảng toàn trị, thì chính nhân dân đã nổi dậy lật đổ cái chính đảng đó”. (VietTide số 55 ngày 2-8-2002)

Thế rồi ngày tàn của chế độ cộng sản đã đến. Đất nước Nga là cái nôi của phong trào cộng sản thì cũng chính nước Nga là nơi kết liễu phong trào này. Thời thế đến vận may, ba vị TBT đảng CSLX tiền nhiệm của người hùng Gorbachev mệnh yểu nên nhân dân thế giới sớm thoát khỏi bàn tay sát nhân tàn bạo của cộng sản, Chiến Tranh Lạnh coi như chấm dứt và nhân loại tránh được cảnh chết chóc tang thương.

“Vào năm 1986, TBT Gorbachev cho thi hành hai chiến lược Glasnost (trong sáng trong thông tin) và Pérestroika tại Liên bang Xô viết. Chiến lược thứ hai nhằm vào cải tổ (hay tái phối trí) Liên bang Xô viết: ‘Thay đổi dân chủ, mở cửa xứ sở, cải tổ chính trị Liên bang Xô viết cũng như kinh tế, trả lại tự do đi lại cho người dân, tiến dẫn tự do ngôn luận và tôn giáo”. (ĐanChimViet online ngày 15-11-2009)

Những người cộng sản Âu châu đã nhanh chóng đi theo con đường đổi mới của Nga là sớm thức tỉnh và từ bỏ con đường theo chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm băng hoại đất nước họ trong một thời gian dài.

“…hồi tháng 1 năm 2006, Hội đồng châu Âu công bố nghị quyết lên án chủ nghĩa cộng sản. Nghị quyết này xác định chủ nghĩa cộng sản đã phạm nhiều tội ác khủng khiếp chống loài người. Đồng thời cần tổ chức xét xử những tội ác đó.

Đáng chú ý là ngoài cộng đồng châu Âu, càng ngày càng nhiều quốc gia, tổ chức lên án chủ nghĩa cộng sản”. (RFA online ngày 14-5-2010)

Những người cộng sản Đông Âu sớm thức tỉnh và sớm tham gia phong trào “đổi mới” nên dân tộc nước họ được sớm hưởng được không khí tự do-dân chủ và phát triển phồn vinh. Ông Imre Pozsgay, một nhân vật có đầu óc chủ trương đổi mới hàng đầu trong đảng Cộng sản Hungary trả lời Brian Hanrahan, phái viên ngoại giao BBC:

“Ông nói rằng hồi năm 1989, ông ít chú tâm đổi mới đảng Cộng sản hơn là giải tán nó đi.

Ông nói: ‘Từ lâu, tôi tin vào chủ thuyết Cộng sản. Nhưng từ đầu thập niên 1980, tôi nhận thức là không thể nào đổi mới được đảng Cộng sản, và điều duy nhất phải làm là thay đổi thể chế đó... 

Tôi không muốn trở về thời kỳ trước đây vì bất cứ lý do nào cả bởi vì xã hội trước đây là một xã hội bị ung thối và phải tan rã, thế thôi”. (BBC online ngày 26-10-2009)

Nhờ luồng gió mới của dân tộc Nga đưa nhân loại thoát được sự diệt chủng của chủ nghĩa cộng sản sản trên thế giới. Tội ác đối với nhân loại còn là một nỗi kinh hoàng trong quá khứ nhưng hậu quả nó vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của nhân loại ngày hôm nay.

Sau 20 năm chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ bà Svetlana Alexietch viết bài “Những kẻ bị mê hoặc vào cỏi chết” làn sóng người tự tử ở Nga trong năm 1991 là 80.000 tự kết liễu đời mình ngay cả:

“Ivan Ivachovest, một sinh viên 33 tuổi vừa hoàn thành luận án tiến sĩ về chủ nghĩa ‘Marx và tôn giáo’ tuyệt vọng vì cảm thấy bị đánh lừa…

Phát hiện ra họ đã bị một huyền thoại đánh lừa, huyền thoại mà họ đã góp công sức dựng lên bằng đức độ hy sinh và mù quáng, nhiều người Nga không thể chịu đựng nổi cú sốc này.” (RFI online ngày 27-2-2009)

Chủ trương của Marx là chủ trương lấy sự mâu thuẩn của giai cấp để sách động đấu tranh diệt chủng gây sự chết chóc kinh hoàng trong nhân loại. Karl Marx, theo sử gia Pierre Rigoloutlàm việc tại Viện Xã hội Lịch sử Paris thì:

“Ông Pierre Rigolout trích một trong những ý kiến của Marx, viết trên People’s Paper ngày 16 tháng 4 năm 1853 để chứng minh, Marx chủ trương cần diệt chủng. Marx khẳng định : Các chủng tộc và các giai cấp quá yếu để thích ứng với điều kiện sống mới, nên họ phải nhường bước. Họ phải ‘bị tiêu diệt trong cuộc thảm sát của cách mạng”. (RFA online ngày 14-5-2010)

Chủ trương của Marx được Lenin vận dụng một cách sắt máu, và ông ta là người như thế nào?Helen Rappaport, một nhà sử học Nga là một tác giả có tiếng nói rằng sách vở và nhật ký về Lenin được phát hiện Lenin đã bị bệnh giang mai và ông ta chết vì bệnh này. Như thế cho chúng ta thấy được đạo đức của một “nhà cách mạng vĩ đại” của cộng sản ra sao.

“Vladimir Lenin, nhà cách mạng người Nga và là kiến trúc sư của Liên bang Xô viết, đã chết vì bệnh giang mai do một gái mãi dâm từ Paris chứ không phải là do đột quị như mọi người hằng tin, một cuộc điều tra mới đây cho biết...

Bà nói rằng Lenin đã có nhiều triệu chứng của bệnh giang mai và nhiều người trong tầng lớp lãnh đạo Xô viết cũng tin rằng ông đã mắc bệnh này. Tuy niên họ đã nghiêm cấm và dọa tử hình nếu công bố tin này vì ảnh hưởng tai tiếng mà nó sẽ gây ra”. (ĐanChimViet online ngày 24-10-2009)

Lenin được xem như là một nhà chính trị độc tài, khát máu và do đó người dân Nga và dân của các nước cộng sản cũ không còn muốn để hình tượng của ông ta tiếp tục hiện diện trên đất nước họ như là chứng tích của một giai đọan lịch sử đau thương và ô nhục. Tân Bộ trưởng Văn hóa Nga, ông Vladimir Medinsky đề xuất đưa thi hài Lênin ra khỏi lăng để chôn cất và biến lăng thành viện bảo tàng. 

“Trong số những người được cho là có ý kiến ủng hộ việc an táng Lenin có cựu Tổng thống Liên bang Xô viết và người trước đó là cự Tổng bí thư cuối cùng của đảng cộng sản Liên xô, ông Mikhail Gorbachev.

Đức Thượng phụ Giáo hội Chính thống Nga Alexyi II cũng được cho là tán thành việc an táng…

Trong số các ý kiến tán thành việc chôn cất Lenin, một số lý do có thể xuất phát từ việc cho rằng Lenin là một ‘lãnh tụ chính trị độc tài’ và thậm chí là một ‘bạo chúa đẫm máu…”(BBC online ngày 10-6-2012)

Tuần tự những bức tượng của Lenin trên những nước cộng sản cũ điển hình như ở Ukrain đã bị nhân dân đập bỏ.

“Họ đã lật đổ một bức tượng Lenin và dùng búa đập tan nó. Nhân chứng nói một nhóm người biểu tình đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko…

Những người khác đứng xem và hô to: ‘Vinh quang cho Ukraine’.

Dân biểu Quốc hội Ukraine, ông Andy Shevchenko, thuộc phe đối lập hô to: ‘Vĩnh biệt di sản cộng sản’.

Theo một biên tập viên BBC người Ukraine cho biết, đây không phải là bức tượng Lenin đầu tiên bị đập tại Ukraine nhưng là bức tượng cuối cùng, ‘to đẹp nhất’ ở thủ đô Kiev”.(BBC online ngày 8-12-2013)

Tại Hà Nội, Việt Nam, một âm mưu kéo đổ tượng Lenin không thành được ông Nguyễn Doãn Kiên, nhóm Pháp Luân Công Việt Nam thực hiện kể:

“Khi chúng tôi trèo lên tận nơi để thực hiện thao tác quàng dây cáp qua cổ bức tượng thì phát hiện ra nó đã được lắp ốc vít bên dưới.

Dây cáp của bọn tôi không đủ lực để kéo đổ bức tượng nên trong lúc kéo thì xảy ra sự cố khiến dây bị đứt nên bức tượng vẫn chưa đổ”. (BBC online ngày 24-1-2014)

Liên Xô, ngoài Lenin còn tên đồ tể Joshep Stalin khi vừa bắt đầu cuộc thế chiến lần thứ hai là ông ta đã dìm dân Ba Lan vào biển máu, ông ta đã cấu kết với tên phát xít Hitler của Đức quốc xã chia đôi đất nước Ba Lan để thi nhau tàn sát dân tộc này.. 

“Ngày 17-9-1939, Hồng quân Liên Xô cũng tràn vào nước Ba Lan từ phía Đông. Mười ngày sau, chính quyền Ba Lan sụp đổ và rút lực lượng còn lại chạy theo hướng Đông Nam ra nước ngoài…

Sau đó Liên Xô bắt chừng 1 triệu rưỡi người Ba Lan đi đày ở vùng Siberia và bắn chết 22.000 tù binh Ba Lan ở rừng Katyn, bất chấp công ước quốc tế về chiến tranh. Khi vụ thảm sát bị phát hiện, Matxcơva đổ tội cho quân Đức. Mãi đến thời Gorbachev nước Nga mới nhận lỗi về vụ này”. (BBC online ngày 6-5-2005)

Theo phóng viên Trần Văn của đài RFA thì tội ác của Stalin:

“Giới sử gia ước đoán, suốt 21 năm lãnh đạo Liên Xô, Stalin đã giết từ 20-40 triệu người….

Các sử gia Liên Xô, ở châu Âu xác định Stalin là thủ phạm chính của nạn đói kéo dài từ 1932-1933 khiến 7 triệu người Ukraina thiệt mạng”. (RFA online ngày 14-5-2010)

Trung Quốc thì có Mao Trạch Đông người đem lại tai họa khủng khiếp cho dân tộc của ông ta không kém gì Stalin. Ông Lý Nhuệ, người thư ký riêng của Mao trả lời phỏng vấn của một nhóm phóng viên tại ngôi nhà ở Bắc kinh nhân kỷ niệm 30 năm ngày Mao Trạch Đông qua đời, lúc ấy Lý Nhuệ đã 89 tuổi nói:

“Chế độ độc tài của Mao Trạch Đông còn kinh khủng hơn Stalin vì ông muốn kiểm soát nảo trạng của con người.

Mao Trạch Đông vượt hơn mọi hoàng đế vì ông khiến người dân tuân lời cả trong suy nghĩ – không hoàng đế nào trên thế giới làm được vậy.

Theo Lý Nhuệ, Mao từng nói: ‘Ta là Tần Thủy Hoàng và Mác’…

Trong phong trào Đại Nhảy Vọt năm 1958 ước tính 30 triệu người chết đói”. (BBC online ngày 8-9-2006)

Việt Nam thì sao? Ba năm từ 1956-1958 người cộng sản Hồ Chí Minh đã nghe lời của quan thầy Nga-Tàu hưởng ứng phong trào Cải Cách Ruộng Đất đã giết gần nửa triệu nông dân ưu tú. Trong phong trào Xét lại chống đảng ông ta cũng đã thẳng tay khai trừ, thủ tiêu những đồng chí đã từng nằm gai nếm mật trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng như trong chiến dịch đàn áp Nhân Văn Giai Phẫm đã loại một số nhân tài tinh hoa của đất nước và làm kiệt huệ nền văn hóa Việt Nam thời bấy giờ.

“Thống kê của Nhà nước đăng trong cuốn Lịch sử Kinh tế tập 2 cho biết đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp thành kẻ thù của nhân dân, bị ‘đào tận gốc, trốc tận rễ’, nghĩa là không bị bắn tại chỗ cũng bị án tù rồi chết trong nhà giam…

Bản thống kê chính thức cho biết là trong 172.008 người bị quy là địa chủ và phú nông trong CCRĐ thì 123.266 người bị quy là sai, tức bị oan. Tính theo tỷ lệ là 76,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế”. (RFA online ngày 15-5-2006)

Campuchia, chủ nghĩa Mác - Lênin đã gieo rắc tai họa cho một dân tộc bé nhỏ chỉ có 7,1 triệu người mà lại tàn sát 1,7 triệu người dân vô tội dưới bàn tay hiếu sát của tên đồ tể Polpot, lãnh đạo của bọn cộng sản đỏ Campuchia trong bốn năm chiếm được chính quyền.

“Chế độ Khmer Đỏ nay được biết đến đã giết chết khoảng 1,7 triệu người (từ một dân số 7,1 triệu) bằng các biện pháp tử hình bằng các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bỏ đói và lao động cưỡng bức. Nó được nhiều học giả xem là một trong những chế độ hung bạo nhất trong thế kỷ 20 – thường được so sánh với các chế độ của Adolf Hitler và chế độ của Stalin”. (Wikipedia online ngày 5-9-2008)

Thế giới, từ khi chủ nghĩa cộng sản có mặt trên quả địa cầu này đến khi nó bị loài người tiến bộ loại bỏ thì nó đã sát hại trên 100 triệu người và cái di họa ấy ngày nay vẫn còn đeo đẳng mãi.

Tổng thống Bush đã tham gia lễ khánh thành một Đài kỷ niệm nạn nhân cộng sản khắp thế giới. Trong buổi lễ ngày hôm nay được tổ chức tại Thủ đô Washingtion, Tổng thống Bush nói rằng, thế giới sẽ không bao giờ biết hết được tên của tất cả những nạn nhân đã chết trong tay người cộng sản. Nhưng Tổng thống nói rằng, mọi người có bổn phận tưởng nhớ họ và vinh danh kỷ niệm của hơn 100 triệu người gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ emđã chết dưới chế độ cộng sản trên khắp thế giới”. (VOA online ngày 12-6-2007)

Kể từ khi ông Hồ Chí Minh mang cái chủ nghĩa Mác - Lênin nầy vào thực hiện ở Việt Nam cho đến nay đã gây tác hại cho dân tộc khôn lường. Tác hại về cả mọi mặt làm cho dân tộc phải triền miên trong cuộc bắn giết, nồi da xáo thịt, chậm tiến, nghèo nàn lạc hậu rồi còn mang vào tư tưởng cầu cạnh vọng ngoại nô lệ Nga Tàu mà hậu quả cho đến ngày hôm nay mang nặng. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà trí thức cách mạng đã nhận thấy được hậu quả thê thãm nên trong lần hội luận giữa trong và ngoài nước do RFA tổ chức, ông nói rõ nhận định của mình:

“Ba mươi năm qua, chủ nghĩa Mác-Lênin tàn phá đất nước này về mặt kinh tế, và tàn phá về mặt văn hóa và tư tưởng…

Phải bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và phải rút ra được những nhận định một cách khách quan, thẳng thắn về sự tàn hại của cái ứng dụng sai lầm chủ nghĩa Mác-Lênin, cái CNXH xơ cứng cũ và xã hội Việt Nam. Và xây dựng một nền kinh tế thực thụ, không có cái đuôi định hướng XHCN vào đấy nữa”. (Nguoi Viet ngày 11-7-2005)

Dân tộc Việt Nam sau bao nhiêu năm đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin gây nên biết bao cuộc đấu tranh bắn giết nhau một cách sai lầm, tinh thần dân tộc bị hủy hoại và sự đoàn kết dân tộc cho đến nay vẫn còn là ảo vọng. Những người trước đây đã hiến thân theo con “đường cách mạng” đã cảm thấy mình bị lầm lẫn vì đã đi theo chủ nghĩa đấu tranh sắt máu, tham dự vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn một cách vô nghĩa.

Nhà văn Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng, người cộng sản đã trả thẻ đảng chua chát.

“Hóa ra không phải chúng tôi đi giải phóng miền Nam mà chúng tôi đi vào cuộc nội chiến Nam-Bắc tương tàn, chúng tôi chỉ là công cụ mang học thuyết Mác-Lênin, học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu áp dụng cho miền Nam, để cả nước bị nô dịch bởi học thuyết Mác-Lênin, để học thuyết đấu tranh sắt máu thống trị cả dân tộc Việt Nam, đánh phá tan tác khối đoàn kết dân tộc Việt Nam, đánh phá tan nát đạo lý và văn hóa Việt Nam”.(DanLamBao online ngày 25-9-2012)

Trong lần trả lời phỏng vấn của phóng viên Mặc Lâm đài RFA, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ, một người cộng sản trong một gia đình cộng sản truyền thống cũng đã quyết liệt đấu tranh với cái sai lầm của chủ nghĩa Mác- Lênin để quay về với chủ nghĩa dân tộc, ông nói như sau: 

“Quan điểm của tôi, nếu mà đảng không lấy chủ nghĩa Dân tộc làm nền tảng tư tưởng thì cái chủ nghĩa Mác Lênin sẽ băm nát đảng lại, với những mũi nhọn tấn công từ phía ngoài, nó chỉ cần đánh vào cộng sản và đánh vào tham nhũng là chết rồi, là tan đảng rồi…

Tôi có thể khẳng định là ngay trong Bộ Chính Trị đã có sự phân rã nếu như chúng ta còn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin này nó làm cho chúng ta nhầm lẫn giữa ý thức hệ và dân tộc, ý thức dân tộc và ý thức hệ tư tưởng”. (RFA online ngày 2-4-2010)





Những bài học trong chốn lao tù (Kỳ 16): Câu chuyện của Nguyễn Đình Tình – Người bạn tù lâu nhất của tôi


Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - "...Tình nói rằng công an điều tra treo tay cậu ta lên xà nhà, hai ngón chân cái rướn xuống thì gần chạm đất. Dùng roi điện, nịt lưng quất mạnh vào thân thể, thỉnh thoảng họ dừng lại và lại hỏi Tình về một vụ án nào đó mà họ nghi là nhóm của Tình đã tham gia...". "...Họ lột quần Tình ra, dùng bật lửa ga bật lên và đưa vào phần kiến, đốt trụi cả lông, lửa cháy xèo xèo, Tình vùng vẫy, càng vùng vẫy thì tay treo trên xà nhà càng đau..."

Vào khoảng tháng 5 năm 2011 Quản giáo Thành chuyển Nguyễn Đình Tình từ buồng 7 sang buồng 8 ở cùng chúng tôi và chuyển Thái Bá Châu từ buồng chúng tôi sang buồng 7 để lập buồng 7 làm buồng dành cho những phạm nhân ở độ tuổi dưới 18.

Nguyễn Đình Tình sinh năm 1989, quê ở xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi Tình sang buồng 8 thì anh Nguyễn Sỹ Hùng vẫn đang làm buồng trưởng. Do Tình đã ở tạm giam cũng khá lâu, nên anh Hùng không “làm thủ tục nhập buồng” mà chỉ căn dặn Tình phải “xem đó mà sống”! Ở cũng nhau được một thời gian, Tình đã nghe khá nhiều những câu chuyện Thánh kinh mà tôi vẫn hàng ngày kể cho các bị can cùng buồng nghe. Tình là người rất quan tâm tới từng nội dung câu chuyện và thường hay hỏi tôi những câu hỏi về lẽ đạo. Tình và tôi trở nên thân mật gần gũi. Tình kể cho tôi nghe rất nhiều về những câu chuyện của Tình. Trong đó có những câu chuyện mà tôi không thể nào quên. Nay xin được tóm lược lại để quý đọc giả tỏ tường.

Tình sinh ra trong một gia đình có truyền thống “Cách mạng”. Ông ngoại của Tình là cán bộ lão thành, quê ở Miền nam, tập kết ra Bắc, bố của Tình là một đảng viên đảng Cộng sản, Cựu chiến binh, thương binh, tham gia trong cuộc nội chiến tại phía Nam, về địa phương có khi làm trưởng thôn, có khi làm công an viên của xã. Tình tham gia nghĩa vụ quan sự về, gia đình cho cậu theo học trong một trường nghề tại thành phố Vinh. Tình làm quen với khá nhiều bạn bè mới và bắt đầu tham gia vào những cuộc chơi bời thâu đêm và rồi Tình bỏ học, ăn chơi lêu lổng. Tình thường cùng các bạn của mình bỏ nhà lên thành phố Vinh thuê nhà nghỉ, ngày thì đi cướp dựt dây chuyền, túi xách của người đi đường vào những giờ cao điểm. Tiền cướp được cả nhóm chi cho tiền thuê phòng và ăn chơi trác táng. Tình kể rằng nhóm bạn của cậu thường rủ thêm nhiều “bạn gái” có cả những cô nữ sinh cấp 3 tới nhà nghỉ cùng nhau dùng Ma tuy đá rồi đánh bạc và quan hệ tình dục kiểu bầy đàn.

Cuộc sống sa độ của Tình chưa lâu thì Tình và đồng bọn bị sa lưới trong một vụ cướp dây chuyền vàng. Cậu và đồng bọn bị đưa về nhà tạm giam công an thành phố Vinh. (những người tù ở đây quen gọi là Đồn thành). Tại đây nhóm của Tình bị tra tấn rất nhiều để khai thác thêm thông tin về những vụ cướp khác trong khu vực TP Vinh và các huyện lân cận. Tình nói rằng công an điều tra treo tay cậu ta lên xà nhà, hai ngón chân cái rướn xuống thì gần chạm đất. Dùng roi điện, nịt lưng quất mạnh vào thân thể, thỉnh thoảng họ dừng lại và lại hỏi Tình về một vụ án nào đó mà họ nghi là nhóm của Tình đã tham gia. Nếu thừa nhận thì họ hạ dây treo xuống cho chân chạm đất để khai báo, nếu không chịu thừa nhận thì họ tiếp tục tra tấn. Cũng có khi họ lại cho một công an có vẻ “nhân từ, hiền hậu” vào nhẹ nhàng khuyên nhủ: Hãy khai ra đi cháu, mày không khai ra thì chỉ khổ thân thôi! Mấy đưa kia khai hết rồi! Chú thương mày nên chú nói thật đấy! Nếu mày không khai thì mấy công an trẻ họ không kiềm chế được lại đánh cho khổ cái thân. Tình thú nhận rằng cậu có tham gia một vài vụ cướp gần thời điểm bị bắt, còn những vụ trước Tình không biết, vì Tình chỉ mới nhập bọn, chứ nếu biết thì chắc cũng đã khai hết ra. Ấy thế nhưng công an không tin nên họ tiếp tục tra tấn. Họ treo Tình lên xà nhà như những lần trước, đánh đập làm cho thân thể bầm dập nhưng Tình có biết gì nữa đâu mà khai! 

Họ lột quần Tình ra, dùng bật lửa ga bật lên và đưa vào phần kiến, đốt trụi cả lông, lửa cháy xèo xèo, Tình vùng vẫy, càng vùng vẫy thì tay treo trên xà nhà càng đau. Khi lông cháy trụi, lửa tự tắt, họ lại tiếp tục tra hỏi Tình về một người tên là Bùi Hưng Th, Họ hỏi Tình có quen biết Bùi Hưng Th và cùng tham gia vụ cướp nào với Th không. Tình nói không biết thì họ lại bật lửa và hơ bên dưới “Ngọc hành”. Nóng quá không thể chịu nỗi, Tình đành khai đại là có quen Bùi Hưng Th, nhưng không tham gia cùng Th vụ cướp nào. Từ nhiều nguồn thông tin do khai thác từ các đồng phạm của Tình nên Công an đã phục bắt được Bùi Hưng Th trong một lần Th cùng một người khác đang đi trên thành phố Vinh. Người đi cùng Th bỏ chạy còn Th bị bắt về Đồn Thành. Tình nói rằng Th bị tra tấn rất khốc liệt. Nhiều hôm nửa đêm khi đang trong giấc ngủ thì nhà giam lại bị đánh thức vì Công an vào đưa Th đi cung. Có lần đi cùng về Th bị bất tỉnh, Công an phải dìu Th vào buồng giam và vứt xuống nền nhà. Sau mấy ngày tạm giữ, không khai thác gì được từ nơi Th nên Công an buộc phải thả Th ra. Nhưng Công an đã không bỏ cuộc, họ tiến hành phục bắt được người bạn khác của Th để tiến hành tiếp tục khai thác. Khi có được những lời khai từ những đồng phạm của Th, họ lại phát lệnh và bắt Th trở lại. Cũng vì Bùi Hưng Th không chịu khai nhận nên vụ án này kéo dài thời gian điều tra tới 8 tháng, và Tình bị chuyển về Trại tạm giam tỉnh Nghệ an ở cùng buồng với tôi tới 6 tháng.

Tình là người bạn tù lâu nhất của tôi trong thời gian bị giam giữ tại Nghệ an, cũng là người đầu tiên gọi tôi bằng “thầy”. Không biết do Tình quý trọng tôi bởi những câu chuyện tôi kể khiến Tình tỉnh ngộ, nên cậu gọi tôi như vậy để tỏ lòng tôn trọng hay cậu gọi vậy để lấy lòng tôi!? Kể từ đó các bị can trong buồng 8 đều gọi tôi bằng “thầy” một cách thân mật. Sau khi anh Hùng bị đưa đi xử và chuyển đi giam nơi khác thì buồng giam số 8 chúng tôi trở thành một “Hội thánh” nho nhỏ với 7 người. Chúng tôi thường cùng nhau cầu nguyện, học Kinh Thánh và hát thánh ca, mà không hề có kinh thánh hay sách vở gì. Qua nhưng buổi nhóm sinh hoạt, có lần Tình òa khóc và nói với mọi người. Tôi rất ân hận và xấu hổ vì đã biến mình thành một người con bất hiếu. Tôi mong rằng sớm được trở về để có thể ở bên cạnh gia đình, thỉnh thoảng đấm lưng, xoa bóp cho bố tôi mỗi khi trái gió trở trời ông bị đau bởi vết thương cũ. Tôi thương mẹ tôi quá, cả đời mẹ lam lũ vì tôi. Vậy mà nhiều lần tôi chửi lại mẹ chỉ vì mẹ không cho tôi lấy xe máy đi chơi với bạn bè xấu. Tôi thấy xấu hổ vì mình đã khước từ sự che chở của người thân để muốn chứng mình bản lĩnh của mình bằng con đường sa ngã. Tôi giống như đứa con hoang đàng trong câu chuyện Kinh Thánh. Tôi muốn trở về nhà ngay bây giờ để nói với những người thân của tôi một lời xin lỗi để họ cho tôi tiếp tục được làm con của bố mẹ tôi và có cơ hội đáp đền công ơn nuôi dưỡng và chuộc lại những lỗi lầm.

Nghe những gì Tình buột miệng nói ra từ sâu thẳm tấm lòng, sau khi nghe tôi kể về câu chuyện “Người con trai hoang đàng” trong Kinh thanh Lu Ca đoạn 15. Tôi tin rằng Tình thực sự đã được khai sáng tâm linh, mặc dù lúc này Tình vẫn chưa bằng lòng tiếp nhận Chúa! Cho mãi tới Nô en năm 2011 trước khi bị đưa ra tòa xét xử, Tình mới nói với tôi: Thầy ơi! Con đã nghe nhiều câu chuyện thầy kể trong Kinh thánh, con đắn đo mãi và bây giờ con quyết định tiếp nhận Chúa Giê-su làm cứu Chúa của con. Thầy hãy hướng dẫn con và cho con tiếp nhận Ngài, xin hãy làm phép Báp Têm (phép rửa theo cách gọi của người Công giáo) cho con. Kể từ nay con xin dâng cuộc sống này nguyện đi theo Chúa. Tôi vui mừng vì Tình đã có một quyết định khôn ngoan vào thời điểm mà chúng tôi sắp chia tay. Tôi tiến hành các nghi thức nhập đạo cho Tình ngay trong buồng giam một cách đơn sơ nhưng đầy thiêng liêng và mang nhiều kỷ niệm.

Tình bị kết án 3 năm tù giam về hành vi cướp dật tài sản. Sau khi ra tù Tình vẫn nhớ số điện thoại của vợ tôi nên gọi vào để hỏi thăm về tôi. Kể từ đó tới nay, mặc dù chưa gặp lại nhau nhưng Tình vẫn thỉnh thoảng gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho tôi qua Facebook để hỏi thăm sức khỏe. Tình cho tôi biết cậu đã về nhà và hiện nay đang làm nghề lái xe tải, chở hàng cho khách. Hy vọng Tình vẫn còn nhớ những gì Tình hứa với Chúa lúc còn ở trong nhà giam. Gần đây Tình cho biết cậu đã có bạn gái và có thể gần cưới vợ Tình muốn mời tôi vào tham dự hôn lễ, nhưng có lẽ tôi đành phải cáo lỗi với em vì tôi vẫn còn bị canh giữ bởi một bản án phi lý những vẫn có hiệu lực trong chế độ toàn trị này.

Hẹn em sau 5 tháng nữa nhé Tình!

Thanh hóa ngày 16/8/2014

Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 0162.8387.716

(Ghi chú: Vì lý do an toàn của nhân vật chính trong câu chuyện nên tôi xin tạm thời dùng tên giả của cậu ấy)



_____________________________________

Bài đã đăng:




Đèn Cù giải thiêng cách mạng CSVN


Kính Hòa (RFA) - Điều mong mỏi nhất của người đọc khi cầm lên quyển sách tư liệu dày 600 trang của Trần Đĩnh có lẽ sẽ là những tiết lộ về những toan tính, những âm mưu chính trị bên trong đảng cộng sản Việt nam trong gần 70 năm qua từ khi đảng này bước lên thống lĩnh đời sống chính trị Việt nam. Mong mỏi đó ở người đọc không phải là điều gây ngạc nhiên vì chính nhân thân của tác giả, người làm việc nhiều năm tại cơ quan tuyên truyền của đảng là báo Nhân dân, và hơn thế nữa ông là người có cơ hội tiếp cận những nhân vật lớn của đảng như Hồ Chí Minh, Trường Chinh...
600 trang sách dẫn độc giả đi từ những âm mưu nhỏ giành giật quyền lực ở cơ quan cho đến âm mưu mang tính toàn cầu, mà trong đó tác giả cũng phải mất nhiều thời gian để nhận ra. Và điều đáng buồn hơn hết chính là những âm mưu đó đã đưa đến cuộc chiến Việt nam tương tàn hơn hai mươi năm mà hệ lụy cho đến ngày nay dường như chưa chấm dứt.

Những lời đồn đoán về nền chính trị bí ẩn của đảng cộng sản Việt nam được tác giả xác nhận một cách rõ ràng, hoặc bởi chính mắt mình trông thấy, hoặc bởi những người trong cuộc kể lại.

Giải Thánh

Đó là chuyện ông vua không ngai Lê Đức Thọ, người chỉ giữ chức vụ khiêm tốn trưởng ban tổ chức trung ương, nhưng nắm trong tay quyền sinh quyền sát trên không những sinh mạng chính trị mà cả sinh mạng vật lý của hàng triệu đảng viên đảng cộng sản Việt nam và những người dân Việt nam.

Lê Đức Thọ​, tên thật là: Phan Đình Khải ​sinh ngày 10/10/1911, mất 13/10/1990​ 

Đó là chuyện các anh hùng của cuộc chiến tranh cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thực chất đã không còn quyền lực gì từ những năm 60 của thế kỷ trước, mặc dù họ đã được đảng phong thánh.

Tác giả Trần Đĩnh đã giải thánh những anh hùng đó, giải thánh bằng những sự thật về cuộc sống bình thường của họ, mà tác giả mô tả một cách trần trụi nhất.

Hồ Chí Minh hóa ra không phải là một nhà cách mạng khắc kỷ bỏ hết mọi thứ riêng tư để hiến thân cho cách mạng và cho dân tộc. Qua lời kể của họa sĩ Phan Kế An, ông cũng có những đòi hỏi xác thịt bình thường nhất.

Hữu Thọ người đôi khi được báo chí chính thống hiện nay mô tả như một nhà báo đầy đạo dức và trách nhiệm nghề nghiệp, hóa ra là một kẻ bon chen, nhỏ nhen, làm tất cả để tiến thân trên những tầng nấc quyền lực của đảng.

Lê Duẩn, Tổng bí thư có quyền lực tuyệt đối của đảng cho đến chết, lại có những ý nghĩ rất ngộ nghĩnh về kinh tế quốc gia khi tuyên bố rằng cứ in tiền thoải mái vì nền kinh tế cộng sản của ông không hề có lạm phát. Cũng chính vị Tổng bí thư có vẻ bề ngoài điềm đạm ấy lại dùng vũ lực xốc cổ áo nhà triết học Trần Đức Thảo khi ông này nói rằng ông không hiểu những điều Tổng bí thư nói.

Qua việc giải thánh các nhân vật cách mạng, cuộc cách mạng cộng sản đã được giải thiêng, nó đơn giản trở thành một cuộc đấu tranh giành quyền lực của một nhóm người. Và cuộc đấu tranh quyền lực đó lại bị chi phối bởi một điều lạ lùng mang tên gọi Ý thức hệ.

Tác giả nói với chúng tôi về Ý thức hệ đó:

Mình không thể hiểu cái ràng buộc về ý thức hệ nó kinh khủng lắm. Con người ta không dám vượt khỏi cái ranh giới của ý thức hệ đã qui định được đâu. Anh phải có phe. Anh phải có đầu tàu, đầu tàu cách mạng ấy, Liên Xô lãnh đạo anh không được vi phạm không được phản bội. Anh nên nhớ ngày xưa trong đảng Cộng sản quốc tế, chi bộ của quốc tế là chi bộ của Liên Xô. Anh mà phản bội chi bộ ấy thì còn ra cái gì nữa, đúng không?

Âm mưu lớn đằng sau cuộc chiến tranh Việt Nam

Chính Ý thức hệ này đã tạo nên một âm mưu lớn hơn mang tầm vóc toàn cầu, của những đồng chí phương Bắc của đảng cộng sản Việt Nam, đó là nước Trung hoa cộng sản. Đây dường như là lần đầu tiên, một người trong lòng hệ thống là Trần Đĩnh xác định rõ rằng chính Trung Quốc đã đứng đằng sau lưng đảng cộng sản Việt Nam để khuấy động cuộc chiến tranh Việt Nam, mà tác giả không ngần ngại gọi nó là một cuộc nội chiến. Theo tác giả thì Trung quốc đã khuấy động chiến tranh bằng máu người Việt nam để đưa Trung Quốc ra đấu trường tranh giành quyền lợi của thế giới.

Phân tích của tác giả cho thấy rằng đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập chưa bao giờ độc lập như họ thường tuyên bố. Trong cuộc chiến Việt nam huynh đệ tương tàn, đảng cộng sản Việt nam phụ thuộc vào Trung quốc. Chính vì lý do đó đã xảy ra vụ án Xét lại chống đảng mà những người được coi là thân Liên Xô như tác giả bị tống giam, thẩm tra bằng những bảng án miệng của Đảng. Rồi sau đó để làm vừa lòng Liên Xô, các nhân vật được xem là thân Trung quốc, đến phiên mình, lại bị tống giam không án.

Liên quan đến vụ án xét lại này, Trần Đĩnh cũng làm rõ rằng chính Lê Duẩn là người tôn vinh Mao Trạch Đông là lãnh tụ vô sản thế giới trong những năm 60, chứ không phải như dư luận từng xì xào trước đây rằng Trường Chinh là người thân Trung quốc vì ông chịu trách nhiệm những chết chóc đẫm máu của cuộc cải cách ruộng đất mà Trung quốc đứng đằng sau lưng.

Ông Võ Nguyên Giáp và lãnh tụ Hồ chí Minh năm 1945 

Và đến phiên mình, khi Trường Chinh đã mất quyền lực thì ông cũng đánh đu theo dòng chính thống thân Trung quốc.

Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa!

Kinh hoàng cải cách ruộng đất

Và cuối cùng, trong những sự thật trần trụi mà tác giả mô tả, là sự thật chết chóc của cải cách ruộng đất dưới vỏ bọc mỹ miều đấu tranh giai cấp. Nếu trong Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức, những thảm cảnh trên đường vượt biển tìm tự do của người Việt sau năm 1975 được mô tả rõ ràng như chì đen trên giấy trắng không kèm theo lời bình luận, thì thảm sát cải cách ruộng đất lại được Trần Đĩnh cất lên đầy thê lương như những câu hờ tang tóc trên đồng bằng Bắc bộ.

Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa! 

Và ai là người chịu trách nhiệm về cuộc giết chóc hoang tàn mà chính đảng cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng đó là sai lầm? Cái nhìn cận cảnh của tác giả về Hồ Chí Minh, lãnh tụ lớn nhất của đảng lúc ấy, sau những cái chết của những địa chủ có công với cách mạng như bà Nguyễn Thị Năm, Cụ Cử Cáp,… làm cho người đọc nghĩ rằng những giọt nước mắt của Hồ Chí Minh mà nhiều người thấy qua hình ảnh từ trước đến nay không hoàn toàn là những giọt nước mắt.

Một đặc trưng cơ bản của chế độ cộng sản là tính toàn trị của nó. Nó muốn kiểm soát hết mọi thứ, kể cả suy nghĩ của người dân. Đèn Cù của Trần Đĩnh miêu tả những náo loạn tinh thần mà chủ nghĩa cộng sản đem lại cho một xã hội bình thường vì sự mong muốn toàn trị của nó.

Trong sự mong muốn toàn trị ấy, chủ nghĩa cộng sản bỏ qua cá nhân con người. Trần Đĩnh viết rằng định nghĩa về con người dưới chế độ cộng sản là một tổng hòa các mối quan hệ xã hội, và vì thế chính bản thân con người là không quan trọng nữa.

Trong xã hội mà đảng lãnh đạo nổi lên như một tổ chức siêu quyền lực. Mọi quan hệ giữa người và người với nhau như tình bạn cũng không quan trọng cái mà Trần Đĩnh gọi là tình đảng, vì tình đảng ấy cho những người cảm tình của nó đủ thứ, bảo vệ và che chắn cho những người có tình đảng ấy.

Theo tác giả, chủ nghĩa cộng sản đã lợi dụng hai góc tối tăm nhất của con người là nỗi sợ và lòng tham để thống trị họ. Ông lấy bản thân làm ví dụ. Ông biết rằng ông viết theo chỉ thị của ai đó, của đảng là một việc không nên làm, và khi đã lờ mờ nhận thấy thì cũng khó lòng bứt khỏi nó.

Và tôi bắt đầu lờ mờ nhận thấy ngoài bồi bút, tôi mang hai bộ mặt lệch nhau: om xòm ở tư cách kẻ lên án và câm nín với vai tội phạm bị đàn áp man rợ của chính bản thân.

Mà không phải chỉ có ông, một nhà báo không có vai vế trong đảng. Một vị đại công thần là Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng sợ hãi những cố vấn Trung quốc, vị Đại tướng phải nhắn nhủ các người thân tín của mình là phải dè chừng sự sưu tra lý lịch của những viên cố vấn ấy. Guồng máy cộng sản nội địa và cộng sản quốc tế luôn đè nặng một nỗi sợ lên những thành viên của họ.

Một loại xã hội mới được mà đảng cộng sản xây dựng nên được Trần Đĩnh mô tả: Đảng tạo ra hẳn một xã hội mới toanh cho loài người bất cần loài người có bằng lòng hay không. Đọc đoạn này độc giả dễ dàng liên tưởng đến tác phẩm gây chấn động ý thức hệ cộng sản vào những năm 50 của thế kỷ trước của Milovan Djilas mang tên Giai cấp mới, trong đó nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam tư mô tả một giai cấp mới là gia cấp cộng sản lên ngôi nắm mọi quyền lực và quyền lợi. Nay Trần Đĩnh viết rằng trong sự bất cần loài người có đồng ý hay không ấy thì luật pháp chẳng có ý nghĩa gì cả.

Những nhân vật có thật trong Đèn Cù, từ những văn nghệ sĩ, trí giả như Đặng Thai Mai, Chế Lan Viên, đến những nhân vật chính trị đều hành xử trong một tình đảng và không pháp luật ấy. Mà ngay chính bản thân tác giả, ông cũng cho rằng có những lúc ông đã hành xử rất “cộng sản,” đó là khi ông đến gặp ông Trường Chinh, và được ông này khoe đứa cháu còn ẵm ngữa:

Bây giờ, ở trang giấy này, tôi thành thật xin lỗi người ông và người cháu đích tôn. Tôi đã phản ứng sặc mùi cộng sản: oán hận dai bền. Hôm ấy Trường Chinh có tình người hơn tôi. Nay tôi thật lòng xấu hổ. Nhất là khi đọc Cioran: “Hận thù có thể khiến con người dũng cảm nhưng chỉ bao dung mới làm cho con người có đạo đức.”

Mang những hận thù, oán hận ấy để đi giải phóng loài người như mục tiêu cao cả mà những nhà tư tưởng cộng sản đầu tiên đề ra thì quả là khó, Trần Đĩnh viết tiếp

Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi, nói gì giải phóng loài người? 

Và những mục đích cao đẹp đó chỉ đem vào cho chủ nghĩa cộng sản một đặc tính mà Trần Đĩnh dùng một danh từ của đầu thế kỷ 21 để miêu tả, đó là một loại thuốc lắc, ý thức hệ gây lắc, như những cơn điên lọan ở vũ trường.

Trong cơn lắc say sưa đó, chế độ cộng sản trở nên, như Trần Đĩnh mô tả, là một chế độ hỗn hào, nó cho mình là đứng lên hết thảy mọi thứ. Điều này giải thích cho sự ngạc nhiên cách đây gần 40 năm khi những người dân miền Nam lần đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ tuyên truyền từ những người cộng sản, khi họ gọi tất cả những nhân vật, những quốc gia không thuộc về phe của họ bằng những từ miệt thị, từ những viên tướng Mỹ, Pháp cho đến những nhà lãnh đạo chế độ Việt nam cộng hòa vừa sụp đổ.

Giữ mình và thoát cộng

Trong khung cảnh mờ mịch đầy kích động do đảng tạo ra ấy, vẫn còn có những con người bám víu được những mảnh lý lẽ, lương tri cuối cùng của mình.

Nguyễn Trung Thành, nhân vật đã giúp Lê Đức Thọ dựng nên vụ án xét lại chống đảng đã cố gắng đòi hỏi minh oan cho những nạn nhân. Vù là sự minh oan đó vẫn còn nằm dưới... công lý của Đảng.

Bản thân Trần Đĩnh cũng giải thích ông đã phải giữ mình như thế nào:

Tôi đã giữ được y tứ với bản thân trước hết. May sao cái chất thú hoang nó đã giúp tôi giữ lấy nhân cách cho mình, cái nhân cách hết sức mong manh trong vòng vây của chủ nghĩa tập thể, cái chủ nghĩa nó không biết đến nhân cách. Cái gì dính đến nhân - con người - là nó ghét lắm.

Có lúc ông vẫn hy vọng là cứu giúp đảng cộng sản, mà ông đã tham gia vào thuở thanh niên hăng hái tưởng rằng đó là một lý tưởng sống. Cho đến sau khi cuộc chiến mà ông không ngần ngại gọi là cuộc nội chiến kết thúc. Khi bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản, ông trích lời bố ông rằng đó là một sự kiện vĩ đại của cuộc đời ông.

Cuốn sách được Trần Đĩnh hoàn thành vào năm 2014 của thế kỷ 21. Nhìn lại tư tưởng ủng hộ Liên Xô của ông và các đồng chí vào những năm chiến tranh lạnh, đối đầu với chủ nghĩa Mao, ông viết:

Có lẽ trong những người phản đối cộng sản, có một số rất ghét xét lại chúng tôi vì là “tay sai Liên Xô.” Họ nghe Ðảng nên không hiểu là do kiên trì phản đối nội chiến, chúng tôi đã bị khép tội chống Ðảng, phản động trong bóng tối bí mật bao la của Ðảng.

Lúc đó với chúng tôi, đào đâu ra Human Right Watch, ra Internet, ra Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết đòi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đào đâu ra các thứ blogs ngày ngày đòi thả chúng tôi v.v...?

Điều này không khác những người cộng sản Đông Âu trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ cũng từng hy vọng rằng họ có thể làm cho chủ nghĩa cộng sản trở nên có một khuôn mặt mang tính người hơn.

Và trước khi hoàn tất quyển sách này, Trần Đĩnh vẫn còn đề đạt những gì ông cho là nên làm với chính quyền hiện tại, vẫn còn mang tên cộng sản, nhưng đã tiến hành một cuộc hôn nhân nhiều gai góc với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.





Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

image
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-



Sốc - Lính Trung cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man



__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link