Monday, August 18, 2014

Nhận định của ông Lý Thái Hùng về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 tại Miến Điện

Nhận định của ông Lý Thái Hùng về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 tại Miến Điện

17/08/2014

RadioCTM - Thanh Thảo

Nhận định của ông Lý Thái Hùng về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 tại Miến Điện

Hội nghị cấp ngoại trưởng khối ASEAN lần thứ 47 vừa mới diễn ra tại thủ đô Naypyidaw, Miến Điện hôm mồng 10 tháng 8 đã tô đậm thêm những căng thẳng biển Đông khi Hoa Kỳ có những chỉ trích mạnh mẽ đối với các ứng xử của Trung Quốc trong thời gian vừa qua.

 Tuy bản tuyên bố chung của khối ASEAN không đề cập đến tên Trung Quốc nhưng ai cũng ngầm hiểu là Trung Quốc đã bị “cảnh giác” trong Hội nghị cấp ngoại trưởng ASEAN lần này do những vận động ngầm từ phía Hoa Kỳ.

Tại Hội nghị, ngoại trưởng John Kerry kêu gọi các bên tranh chấp phải kềm chế và đóng băng các hành vi khiêu khích và quan điểm này đã được khối ASEAN ủng hộ nên ngoại trưởng Trung Quốc – ông Vương Nghị đã tỏ ra bực mình khi bác bỏ các đề nghị của ông John Kerry. 

Để tìm hiểu thêm vấn đề này, chúng tôi xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình phát thanh hôm nay.
                                                      John Kerry                                          Vương Nghị


Công an cấm đoàn luật sư thuê chỗ họp

Ls. Trần Đình Triển

Lời xin lỗi của cá nhân Ls. Trần Đình Triển
Kính gửi: Các cơ quan, khách mời và anh chị em luật sư - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Sáng nay (16/8/ 2014), Hội thảo do Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tổ chức đóng góp ý kiến về Thông tư số 28/TT- BCA ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an “Quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân”; tại số 01, Liễu Giai, Ba Đình, HN (Hội trường thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) vì lý do khách quan không tổ chức được, không kịp thông báo đến Quý khách mời và anh chị em trong Đoàn.

Tôi (Với tư cách Phó Chủ nhiệm, kiêm Trưởng Ban bảo vệ quyền lợi luật sư và Trưởng Ban tuyên truyền phổ biến pháp luật) được Ban Chủ nhiệm phân công chịu trách nhiệm về nội dung cuộc Hội thảo. Công việc này BCN và Văn phòng chuẩn bị hết sức chu đáo. Hôm qua (15/8) tôi còn chỉ đạo anh chị em Văn phòng Đoàn và kiểm tra lại công việc chuẩn bị cho Hội thảo đến 18 giờ 30 mới xong việc.

Khoảng 20 giờ tối qua, Chị Mai (Chánh Văn phòng Đoàn ls TP Hà Nội) gọi điện cho tôi báo cáo: “ Ban quản lý hội trường tại số 01 Liễu Giai đơn phương chấm dứt hợp đồng, không cho Đoàn LS TP Hà Nội thuê để tổ chức Hội thảo này, do yêu cầu của phía Bộ Công an”; Tôi chỉ đạo chị Mai: “Yêu cầu họ trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do, đơn vị nào, cá nhân nào can thiệp,…để có căn cứ trả lời khách mời và anh em luật sư”; Một lúc sau chị Mai gọi điện báo: “Họ kiên quyết không trả lời bằng văn bản, sáng mai họ đóng cửa không cho vào, không cho tổ chức, muốn phạt vi phạm hợp đồng thuê hội trường bao nhiêu thì phạt “.

Tôi gửi nội dung này cho các thành viên Ban Chủ nhiệm qua email và gọi điện cho LS. Nguyễn Văn Chiến – Chủ nhiệm , để trực tiếp chỉ đạo Văn phòng xử lý tình huống bất khả kháng này. 

Khoảng hơn 22 giờ đêm qua, Chánh Văn phòng Đoàn có gửi công văn thông báo hoãn hội thảo đến các tổ chức hành nghề LS và các LS trong Đoàn qua email. Nhưng vì tình huống đột xuất, văn bản gửi đi trong đêm nên các LS không kịp đọc và khách mời không thông báo được; sáng nay đại biểu vẫn đến đông để tham dự, đến nơi mới biết Hội thảo bị dừng; vì vậy có một số ý kiến phê phán, thắc mắc,…

Với tư cách cá nhân, tôi xin gửi lời xin lỗi và mong được sự cảm thông của Quý khách mời, cơ quan báo chí và toàn thể anh chị em luật sư trong Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Xin cảm ơn và gửi lời chào trân trọng./.
Tiến sỹ, Luật sư. Trần Đình Triển
Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện

Ai sẽ cứu Lục Vân Tiên?

Tuấn Khanh

Ngay khi tin tức cho hay ngày 15/8, Bộ Thông tin và Truyền Thông (Bộ TT-TT) ra quyết định thu hồi giấy phép làm báo và phạt tiền tờ báo điện tử Tri Thức Trẻ vì phát hành bài viết xúc phạm phụ nữ, tiếng vỗ tay đã vang lên khắp nơi, từ báo chí Nhà nước cho đến các trang mạng xã hội. 

Bộ TT-TT bất ngờ trở thành một Lục Vân Tiên giữa đời thường, thấy chuyện bất bình mà ra tay. Thế nhưng câu chuyện hào hiệp này cũng cần được mổ xẻ thêm một chút, cho rõ Lục Vân Tiên ấy, thế nào.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra, là việc nghiêm khắc đóng cửa tờ báo này – nghe qua thì có vẻ rất kỷ cương, nhưng nếu nhìn sâu một chút, bạn có bao giờ tự hỏi vì một người viết bài, một tổng biên tập tạo nên sai lầm đó, tại sao lại bắt cả cơ quan phải nghỉ việc.

 Trong đó, chắc chắc rằng
anh bảo vệ, chị kế toán, những phóng viên khác, biên tập khác… đã không gây nên lỗi lầm gì?

Thay vì làm hành động kỷ luật ban biên tập chính hay cách chức tổng biên tập, thì Bộ TT-TT lại hành động một cách hàm hồ là huỷ diệt cả một tờ báo. Huỷ diệt dễ dàng luôn cả một cơ quan báo chí, vô hình trung trở thành một kiểu phô diễn quyền lực của một Nhà nước độc tài truyền thông, và hy sinh cả những người không liên quan để tạo thế trình diễn sự mị dân. Loại trừng phạt kiểu vì một người bệnh, bắt cả đám đông chung quanh phải uống thuốc thay, là một kiểu làm xưa cũ và chỉ cho thấy sự lụn bại của cách thức kiểm soát truyền thông hiện nay.

Theo quy cách truyền thống của báo chí, người nào làm sai phải chịu trách nhiệm rõ trước người đọc. Tờ báo đó sẽ phải tiếp tục đăng tải thông tin về việc chịu trách nhiệm, đăng tải thư xin lỗi về sai lầm của mình. Giờ thì mọi thứ không khác gì cho chìm xuồng. Vai trò trách nhiệm phản hồi trước độc giả của một cơ quan báo chí độc lập cũng bị tước bỏ, không khác gì đứa trẻ trong gia đình bị phạt, cắt bữa bú chiều vì tội quấy.

Các tờ báo khác phải đăng tải hậu sự của tờ báo Tri Thức Trẻ, dù muốn dù không, cũng bị đặt dưới góc nhìn là bầy kên kên vui vẻ quanh cái chết của đồng nghiệp. Mà khốn nỗi, thật sự không ai biết các thủ phạm chính sẽ về đâu, hay nay mai lại được im lặng bổ nhiệm vào vị trí mới, cho một tờ báo mới?

Một câu hỏi khác, là nếu không tỉnh táo, cứ vỗ tay hoan hô “cái đúng” của Bộ TT-TT qua sự kiện này, sự vui mừng hời hợt này có phải là cú hích, giúp cho khuynh hướng xiết chặt tự do báo chí từ Nhà nước Việt Nam hay không?

Báo chí – cũng do Nhà nước dựng nên – theo một hành lang được xiết chặt đến nghẹt thở, và rồi kẻ xấu xuất hiện ngay trong hành lang ấy, lại được Bộ TT-TT đóng vai là một Lục Vân Tiên giải cứu. Khán giả vỗ tay cám ơn nhưng bị cảm giác đúng-sai đánh lừa một thực tế quan trọng: Báo chí và Bộ TT-TT trong xã hội Việt Nam có mối quan hệ sâu đậm như cha con.

Trong bối cảnh nhiễu nhương của xã hội Việt Nam lúc này, đặc biệt trước loạt đại hội Đảng bộ cấp cơ sở vào tháng 4/2015, hầu như các viên chức lãnh đạo, cơ quan nhà nước… đều đau đáu tìm cách giới thiệu thành tích, hành động như những “người tốt”. Việc hồ đồ hành động mang màu sắc Lục Vân Tiên của Bộ TT-TT, lại cho thấy thêm một cách hành xử hiện rõ vai trò độc tài kiểm soát báo chí, và cũng cho thấy cách hành xử của các vị lãnh đạo truyền thông trong chuyện này hoàn toàn không có chút thông minh nào.

Câu chuyện xúc phạm phụ nữ nhằm chỉ để câu view của báo Tri Thức Trẻ, chỉ là chuyện vặt của nền báo chí Việt Nam. Nó cho thấy thói quen được đặt ra lâu nay, từ trên xuống, trong giới báo chí, là miễn đừng nói chuyện chính trị, thì tào lao hay vô giáo dục cỡ nào cũng được phép.

 Việc vạch rõ lằn ranh này khiến cho chuyện kinh dị, chuyện khiêu dâm, chuyện thách thức đạo đức… xuất hiện ngày càng nhiều trong làng báo, nhưng chuyện viết về biển Đông hay chỉ trích Trung Quốc là các báo phải xếp hàng, ngồi chồm hổm chờ được bật đèn xanh.

Xét cho cùng, bài viết về phụ nữ của tờ Tri Thức Trẻ chỉ là cú sẩy chân tháng Bảy cô hồn, vì so với nhiều đồng nghiệp của mình lâu nay, thì bài viết ấy vẫn chưa là gì.

Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu là một người tự do và chân thành. Hai tư chất đó khó mà soi thấy được trong nền báo chí xã hội chủ nghĩa. Ai sẽ vén màn để nhìn thấy được Lục Vân Tiên đang được Bộ TT-TT đánh tráo, trình diễn trên một sân khấu tự biên tự diễn của mình? Rồi ai sẽ cứu linh hồn Lục Vân Tiên?





Biết "rưng rưng" thế nào mới khá?

Phạm Nhật Bình

So với loại phát biểu “tham nhũng như ngứa ghẻ” của Nguyễn Phú Trọng, hay “bán vé số có thu nhập cao” của Giàng Seo Phử, thì phải nói các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm hẳn ở một tầng cao khác, từ "lòng tin chiến lược", đến "dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm", đến "không đổi lấy hữu nghị viển vông".

Nhưng đến nay hầu như ai hiểu chuyện hậu trường đều biết ông Dũng chỉ cầm giấy đọc. Còn chữ nghĩa trong từng tờ giấy đó đều do ông Vũ Đức Đam viết. Ông Đam từng giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (tức Văn phòng Thủ tướng) và nay là Phó Thủ tướng.

Nhưng cũng chính vì nhiều người biết chuyện đó nên họ càng ngạc nhiên với phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết niên học 2013-2014. Ông bảo: “Nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh”. Báo chí càng loan tải câu này, người ta càng cười buồn, rồi xoay qua bàn tán.

Những phát biểu hoành tráng của ông Nguyễn Tấn Dũng ít ra cũng tạo tác động thán phục được vài tuần rồi mới biến mất khi người ta so với thực tế và so với các động thái của người nói. Còn phát biểu hoành tráng của ông Vũ Đức Đam lại tạo phản ứng khó chịu gần như lập tức. Tại sao thế?
Trước hết, ai cũng biết bản quốc ca Việt Nam hiện nay còn ngập đầy máu me, hận thù, giết chóc của thời xa xưa nên khá lạc hậu so với tiêu chuẩn văn minh nhân bản của thế kỷ 21. Nhưng đó vẫn không phải là lý do chính làm bật lên cảm giác cay đắng nơi người nghe.

Thật vậy, rất nhiều con người thuộc mấy thế hệ liên tiếp đã từng hát, từng khóc, từng sống dưới bản Tiến Quân Ca và cũng chính họ từ từ nhận ra bài quốc ca này chỉ là một phần trong toàn bộ bài bản tuyên truyền để đánh lừa cả một dân tộc. Cảm giác cay đắng đến từ nhận thức chính mình và biết bao bạn bè cùng thế hệ với mình đã bị lợi dụng không thương tiếc khi Đảng CSVN đánh đồng Đảng với tổ quốc Việt Nam; bắt buộc "yêu nước là yêu Chủ nghĩa Xã hội; bọc kín ý đồ mở rộng thế giới CS bằng máu người Việt Nam trong lá cờ giải phóng dân tộc; v.v...

Từ thời chiến tranh chống thực dân Pháp, đã có biết bao trường hợp trong lúc con đi bộ đội, rưng rưng hát bản quốc ca, sống chết ngoài chiến trường, thì cha mẹ ở nhà cũng rưng rưng bị đấu tố vì "Đội" chưa vét đủ con số địa chủ mà các cố vấn Tàu ấn định cho từng làng từng xã.

 Ngoài những vụ lớn như bà Cát Thanh Long Nguyễn Thị Năm, địa phương nào cũng còn đầy những câu chuyện phản bội tàn nhẫn. Ngay tại Hà Nội, người ta còn nhắc lại trường hợp một bà mẹ có con trai đang là trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân. 

Bà trước đó từng hiến cả trăm lạng vàng cho chính quyền cách mạng, nhưng vẫn là địa chủ bị án tử hình để làm "gương" cho kẻ khác. Hay trong số cháu nội của cụ Phan Bội Châu, có một người lúc đó là trung đội trưởng. Nhà ông rất nghèo, chỉ có 3 sào đất để nuôi sống 3 mẹ con, nhưng cũng bị quy là địa chủ đem ra đấu tố cho đủ chỉ tiêu.

Cả xã hội sau 1954 cũng chẳng may mắn gì hơn, bị ném ngay vào các chiến dịch cải tạo với đầy máu, nước mắt, và nhất là sự sợ hãi ngày đêm, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến cải tạo công thương nghiệp đến bài trừ văn hóa đồi trụy, .... Ai còn rưng rưng nổi khi hát quốc ca?
Rồi thế hệ kế tiếp lại hát Tiến Quân Ca, lại bị ném vào cuộc chiến “Giải phóng Miền Nam, chống Mỹ cứu nước”, để đến khi chiến thắng thì chính lãnh đạo tối cao Lê Duẫn thừa nhận "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc". Và đến phiên nửa nước còn lại đi qua giai đoạn cải tạo con người mới XHCN, bài trừ văn hóa đồi trụy, cải tạo công thương nghiệp, lập vùng Kinh tế mới. Cả nước lao vào nạn đói và sợ ngày đêm. Khi nhìn lại, ai cũng chỉ cảm thấy lợm giọng, buồn nôn chứ không sao rưng rưng hát quốc ca nổi.
Và càng gần với hiện tại thì càng khó hát quốc ca.
Hát sao nổi khi bia mộ của những bộ đội hy sinh trong 10 năm chống Trung Quốc xâm lược (1979 - 1989) bị đục bỏ? Sử sách, kể cả quân sử, bị tẩy xóa. Các thế hệ tương lai không còn biết ai giết họ, không biết lý do họ hy sinh. Lãnh đạo đảng ở các vùng biên giới chỉ tổ chức các phái đoàn đưa vòng hoa "Đời đời nhớ ơn Liệt sĩ Trung quốc" qua bên kia biên giới hàng năm.

Hát sao nổi khi toàn bộ anh hùng dân tộc, mà tuyệt đại đa số là lãnh tụ chống ngoại xâm từ Phương Bắc, theo chỉ thị năm 2014, đã bị hất ra khỏi danh sách những ngày quốc lễ. Ngay cả Quốc Tổ Hùng Vương cũng rớt xuống hàng "tỉnh lễ" mà thôi. Lòng yêu nước chống ngoại xâm truyền thống của dân tộc đang là điều lo lắng cho lãnh đạo và họ đang cố trấn áp bằng mọi giá.

 Thế thì lấy ai rưng rưng hát quốc ca?
Và hát sao nổi khi lãnh đạo vẫn cương quyết không cho dân giữ nước, và cũng nhất định không kiện Trung Cộng, không liên minh phòng thủ Biển Đông, và không bảo vệ ngư dân Việt. Sau mùa biển động năm nay, cảnh giàn khoan mọc như nấm quanh vùng Hoàng Sa gần như là chuyện đương nhiên. 

Ai còn thực sự yêu nước đều lo tìm cách Thoát Trung chứ chẳng ai muốn đóng kịch đứng hát quốc ca.

Đó là chưa kể vừa hé mắt nhìn vào tương lai đã thấy cảnh các con ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Chi, Tô Huy Rứa, Nguyễn Bá Thanh, Lê Thanh Hải, ... đang cùng bước lên ghế lãnh đạo. Nghĩa là tương lai đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục con đường hiện tại, tiếp tục lùi xa hơn các nước trong vùng, mà nay đang thua cả Miến lẫn Miên. Rõ ràng không chỉ quốc ca, mà mọi thứ "quốc" lớn, "quốc" nhỏ khác, đặc biệt là Quốc Mạng (vận mạng quốc gia), đều chưa hề là của dân.

Thực tế đó chỉ để lại 2 loại rưng rưng thật trên đất nước Việt Nam hôm nay.

Một là loại rưng rưng như của TBT Nguyễn Phú Trọng khi đọc diễn văn kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vì thất bại quá đau đớn. Với các sát phạt nội bộ kịch liệt trong cuộc chạy đua trước Đại Hội Đảng 2016, cảnh rưng rưng này sẽ còn nhân lên nhiều.

Hai là loại rưng rưng của những nạn nhân của chế độ: từ những người đang vào tuổi cuối đời nhớ lại các bạn mình đã bị cướp đi cả cuộc đời; đến những người trung niên cạn nước mắt, thẫn thờ nhìn đoàn công an đến cướp đi phương tiện kiếm sống duy nhất của gia đình; đến những cháu bé nhìn bạn chết trôi trên đường băng sông đi học hàng ngày.

Không ai buộc hết trách nhiệm các cảnh rưng rưng đó vào cổ ông Vũ Đức Đam, nhưng cũng không ai quên thực tế ông Đam là một trong những con ốc chính trong guồng máy đang tiếp tục tạo ra những cảnh rưng rưng này.

 Nếu thực sự muốn "đất nước giàu mạnh", ông Đam dư biết cần phải làm gì. Chính các cựu ủy viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách, Nguyễn Văn An đã chỉ con đường ra từ lâu lắm rồi.

Thông Tin Đức Quốc - http://www.ttdq.de/node/1688


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link