Thursday, August 21, 2014

Đầu tàu Độc tài, tàn bạo, tham nhũng, Chính trị bộ đảng CSVN

Biển Đông : "Mỹ không nói suông nữa"

Đầu tàu Độc tài, tàn bạo, tham nhũng, Chính trị bộ đảng CSVN

https://www.youtube.com/watch?v=dllhnoOyI3s

Tướng Mỹ Martin E.Dempsey bên cạnh Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ trong chuyến thăm Việt Nam từ 14 đến 17/08/2014.
http://www.defense.gov
Mai Vân / Trọng Nghĩa

Lần đầu tiên kể từ năm 1971 đến nay, ngày 14/08/2014 vừa qua, nhân vật đứng đầu quân đội Mỹ công du Việt Nam. Trong khuôn khổ một chuyến thăm Việt Nam trong 4 ngày, Tướng Martin E. Dempsey, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam về việc tăng cường quan hệ quân sự giữa hai nước vốn trước đây là cựu thù.

Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/08/2014, Tướng Martin Dempsey xác nhận khả năng Mỹ giảm nhẹ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, và trong trường hợp đó, ông chủ trương cung cấp các loại thiết bị và vũ khí để Việt Nam tăng cường năng lực binh chủng Hải quân.

Theo tướng Dempsey, Washington có thể bán cho Hà Nội từ tàu tuần tra, các thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát, cho đến các phương tiện tìm kiếm và cứu hộ, và thậm chí các loại vũ khí mà hạm đội Việt Nam chưa từng có.

Về vấn đề Biển Đông, Tướng Dempsey dĩ nhiên đã xác định trở lại lập trường từ trước đến nay của Hoa Kỳ là "không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ". Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Mỹ hết sức quan tâm đến cách thức giải quyết các bất đồng mà theo ông không được phép sử dụng vũ lực.

Giải pháp cho Biển Đông phải là đa phương
Cốt lõi của một giải pháp cho vấn đề Biển Đông, theo Tướng Dempsey, là một phương thức giải quyết đa phương, thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, chứ không phải là vấn đề "Mỹ có ý định làm gì".

Đối với tướng Dempsey, Mỹ và Việt Nam có lợi ích chung, và Hoa Kỳ đang khuyến khích các đối tác ASEAN và đồng minh trong khu vực phát huy một cách tiếp cận đa phương đối với vấn đề an ninh trên biển.

Về quan hệ quân sự Mỹ-Việt, sau khi nhắc lại rằng Washington có các thỏa thuận quốc phòng lâu dài với các nước trong khu vực, trong đó Philippines và Thái Lan là hai đồng minh có ký hiệp ước với Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ xác định : "Chúng tôi rất quan tâm đến việc trở thành đối tác với một nước Việt Nam hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng".

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tướng Martin Dempsey, RFI đã có bài phỏng vấn nhanh với Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ). Trước hết Giáo sư Long đã xác định tầm mức quan trọng của chuyến thăm Việt Nam của Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, trong bối cảnh Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép dữ dội trên Biển Đông.

Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này rất là quan trọng… Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất ở Biển Đông. Việt Nam bị tổn hại nhất vì sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng lại yếu về vấn đề quân sự cũng như vấn đề chính trị và liên hệ với các nước khác. Thành ra vai trò của Mỹ củng cố quan hệ với Việt Nam rất quan trọng, không những cho Việt Nam mà cho cả khu vực.

Và chính Đại tướng Dempsey, khi ở Việt Nam, cũng đã nói rằng ông hoàn toàn chia sẻ đánh giá là hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông, đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những đòi hỏi phi lý, có nghĩa là (đòi hỏi) của Trung Quốc.

Và ông nói rằng việc này không những đe dọa Việt Nam và các nước ASEAN mà còn đe dọa đến lợi ích của Mỹ và của các nước khác.

Mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và các nước khác trong khu vực là quan tâm chung, và những quan ngại đã được nêu ra đều có cơ sở, thành ra Mỹ và và giới quân sự Mỹ cần chú ý thêm đến khu vực này (Biển Đông). Tôi thấy đây là một hướng tích cực đối với an ninh chung của khu vực.

RFIRiêng về phía Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Dempsey thể hiện điều gì ?
Ngô Vĩnh Long: Về phía Mỹ, chuyến thăm của ông Dempsey thể hiện việc chính phủ Mỹ - và quân đội Mỹ - thấy rằng việc Trung Quốc bành trướng và sử dụng sức mạnh để đe dọa làm tổn hại đến an ninh khu vực và cũng như là quyền lợi của Mỹ.

(Chuyến thăm) thể hiện vấn đề Mỹ không nói suông nữa. Từ trước đến giờ Mỹ muốn trấn an Trung Quốc, nói ‘suông suông’, rồi nói với Trung Quốc là không nên gây hấn… Nhưng giờ đây là việc Mỹ tăng cường sự hiện diện để cho Trung Quốc biết là không nên làm quá, vì nếu Trung Quốc tiếp tục làm quá, thì Mỹ sẽ có những biện pháp đối với Trung Quốc...

Mỹ sẽ giám sát hiện trạng Biển Đông
Về lâu về dài, Mỹ có thể sẽ cấm vận Trung Quốc, nhưng hiện nay, Mỹ chẳng hạn đã tuyên bố là đang đưa máy bay đi giám sát các hòn đảo ở Trường Sa xem thử coi Trung Quốc có tăng cường hoạt động trong vùng đó hay không.

Rõ ràng là Mỹ nghĩ rằng vì các hành động của Trung Quốc, cho nên Mỹ phải ra tay mạnh hơn, để cho Trung Quốc thấy được dấu hiệu rõ ràng là quyền lợi của Mỹ cũng như quyền lợi của thế giới đang bị xâm phạm.

Đây là việc Hoa Kỳ chưa dám làm trước đây, nhưng bây giờ, sau khi các nước ASEAN nói rằng các hành động khiêu khích gần đây có hại cho hòa bình, ổn định và an ninh, cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thì việc này giúp cho Mỹ nói rằng : « À ! Vậy thì chúng tôi sẽ giúp các anh giám sát các hành động này, để cho chúng ta có thể bảo vệ an ninh chung ! »
Do đó tôi thấy rằng bản thông cáo chung ASEAN vừa qua rất tốt cho việc giúp Mỹ tăng cường quan hệ và hoạt động trong khu vực.
RFIThông cáo chung ASEAN là « cơ sở pháp lý » để Hoa Kỳ phát triển hoạt động ?
Ngô Vĩnh Long: Vâng. Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Hoa kỳ hiện nay cũng lập một quan hệ với Úc, với Nhật, và với Ấn Độ trong việc giám sát an ninh khu vực. Tôi nghĩ đây là cơ sở để tăng cường hoạt động chung. 

Giáo sư Ngô Vĩnh Long - Hoa Kỳ

19/08/2014
by Trọng Nghĩa

Nghe (04:46)




Khủng hoảng nợ công ở Việt Nam đang đến dần?
  • In
  • Ý kiến
  • Chia sẻ:
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Đại học chất lượng thấp và 'lò mổ tú tài': Đốt đuốc đi tìm cơ sở đào tạo tốt
  • Đại học chất lượng thấp và 'lò mổ tú tài': Thực trạng lò mổ
  • Đại học chất lượng thấp và 'lò mổ tú tài': Nghìn năm mê muội chạy theo bằng cấp
  • Giáo dục Việt Nam: phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận?
  • Nạn bè phái và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong giáo dục: Cuộc chơi bảo kê
Trần Vinh Dự
19.08.2014
Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế vĩ mô của giai đoạn này là việc nền kinh tế đang ở trong trạng thái ổn định và, trên một vài phương diện, tốt dần lên một cách chậm chạp. Các biến số vĩ mô chính đều tương đối ổn. Thí dụ lạm phát giữ được ở mức 1 con số (kỳ vọng năm nay chỉ ở mức 5%). Cán cân thương mại có thặng dư ở mức thấp (xuất siêu nhẹ cả hai năm 2012 và 2013, 6 tháng đầu 2014 đạt 1,51 tỷ USD). Tăng trưởng GDP ổn định ở mức loanh quanh từ 5% đến 5,5% (5,03% năm 2012, 5,42% năm 2013, và kỳ vọng 5,4% năm 2014). 

Tỷ giá có một lần phá giá nhẹ giữa năm nay (có tác dụng tốt để tăng xuất khẩu) nhưng nhìn chung không bị áp lực gì lớn phải phá giá tiếp;

Tuy nhiên, có vẻ sự ổn định này đang ru ngủ nhiều người và nó che khuất những rủi ro ngầm bên dưới. Một trong những vấn đề vĩ mô đau đầu nhất đã được giới chuyên gia nói đến khá nhiều, nhưng hầu như công luận không mấy người để ý (và dù có để ý thì cũng không ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó) là câu chuyện khủng hoảng nợ công của Việt Nam có vẻ như đang đến dần.

Theo Báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2014 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cuộc khủng hoảng này có vẻ đang đến vì hai lý do: thu kém đi trong khi chi thì phình to liên tục.
Thu ngân sách của Việt Nam đang gặp nguy hiểm vì nhiều lẽ. Việt Nam dựa quá lớn (25% năm 2013) vào các nguồn thu không thường xuyên như bán tài sản nhà nước, giao quyền sử dụng đất, dầu thô… 

Các khoản này sẽ hết dần, không sinh sôi. Trong khi đó, thu thường xuyên (thuế và phí) giảm dần do giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và theo các cam kết của các hiệp định thương mại. Nhà nước tìm cách thu vét (truy thu thuế) tuy nhiên trong khi doanh nghiệp tư nhân còn chưa gượng lên được bao nhiêu sau khủng hoảng nên việc thu vét cũng dễ đẩy doanh nghiệp tư nhân vào chỗ kiệt quệ.
Chi ngân sách của Việt Nam thì đang ngày càng phình to vì nhiều lý do.

 Nghĩa vụ trả nợ vay quốc tế (cả gốc lẫn lãi) đang tăng dần với ngày càng nhiều khoản vay đáo hạn. Chi thường xuyên (thí dụ trả lương công chức và ngân sách hoạt động của bộ máy hành chính) chiếm tỷ trọng lớn và vẫn đang phình to, hiện đã vượt thu thường xuyên (thí dụ thuế và phí).

 Cơ cấu chi bất hợp lý vì về mặt tỷ trọng chi đầu tư thì giảm (chỉ còn 21,4% trong tổng chi) mà chi thường xuyên lại tăng, thể hiện nỗ lực “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ về cơ bản không thành công. Đó là chưa kể với vấn đề Trung Quốc hiện nay, chi quốc phòng và an ninh sẽ buộc phải tăng lên, dễ rơi vào bẫy chạy đua vũ trang, chèn ép và lấy mất vốn của các lĩnh vực tạo giá trị thặng dư khác.

Vì cơ cấu thu chi như vậy dẫn đến chỗ thâm hụt ngân sách đang tăng dần. Từ 4,8% năm 2012 đã tăng lên 5,3% năm 2013. Tổng mức nợ công là 53,5%, vẫn thấp hơn ngưỡng an toàn 65%, nhưng đã tăng 26,89% so với năm 2012, là một tốc độ tăng quá lớn.
Có hai vấn đề lớn nhất trong chuyện này. Thứ nhất là cơ cấu chi ngân sách dùng để trả nợ vay đang sắp vượt ngưỡng cho phép (25% trong tổng chi ngân sách – ngưỡng an toàn do Ngân hàng Thế giới khuyến nghị và thủ tướng phê chuẩn). Sẽ rất tệ nếu một phần quá lớn của ngân sách được dùng để trả nợ cũ vì số tiền này không dùng để tái tạo giá trị cho tương lai. Thêm nữa, với nguồn thu yếu, Việt Nam đang phải đi vay thêm để trả nợ cũ (đảo nợ), biến cuộc chơi ngân sách thành một trò ponzi nguy hiểm;

Thứ hai, vì nền kinh tế không có dấu hiệu hồi phục đáng kể trong trung hạn, có khả năng rất cao là bức tranh ngân sách sẽ còn tiếp tục xấu đi do các khoản thu thường xuyên không tăng, các khoản thu không thường xuyên có thể giảm, trong khi chi ngân sách thì liên tục dưới áp lực phải phình to (để trả nợ, và thậm chí đơn giản như chi thường xuyên cũng không kiểm soát được và vì thế tiếp tục phình). 

Câu chuyện vượt ngưỡng 65% GDP có thể sẽ đến rất sớm nếu Việt Nam không kiểm soát mạnh được chi thường xuyên.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link