Thursday, August 21, 2014

Công an ngăn hội thảo của đoàn luật sư?


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiqUZmmTtEWwyytYBdu602BsTnyTY1juyZ1WB3n8eIplm1uJBCDIAJIkBeR2p0NFqMUp2Ly6_KvOjCIEIjGO-_G4Z0mnjiJhyF28k3vOHWGHCR4mZxLSneoohmJ8rb0iC4llVquzBXW-x8/s640/Babui-danlambao-the+luc+thu+dich+cua+ba+dinh.jpg

Công an ngăn hội thảo của đoàn luật sư?

Cập nhật: 09:05 GMT - thứ ba, 19 tháng 8, 2014
Luật sư Trần Đình Triển nói Thông tư 28 có thể không phải do quyết định từ Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Hội thảo của đoàn luật sư TP Hà Nội về một thông tư của Bộ Công an bị hủy sau khi cơ quan quản lý hội trường thông báo “có sự can thiệp" từ bộ này.

Các bài liên quan


Chủ đề liên quan

Thông tư 28, được ban hành ngày 7/7, quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8.
Tuy nhiên, quy định trong thông tư về việc cho phép điều tra viên lập biên bản luật sư nếu có sai phạm đã gây nhiều ý kiến phản đối từ giới luật sư trong nước.
Trả lời BBC ngày 19/8, Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết ban quản lý hội trường ở số 1, Liễu Giai hôm 15/8 đã đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng ngay trước ngày diễn ra hội thảo.
"Họ nói rằng họ cương quyết không cho thuê nữa vì có sự can thiệp bên Bộ Công an", ông nói.
"Tôi đã yêu cầu họ trả lời bằng văn bản, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được".
"Nhưng tôi tin chắc rằng có thể có áp lực nào đó vì đoàn luật sư Hà Nội lâu nay vẫn thuê hội trường này".

"Thông tư trái pháp luật"

"Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của Nhà nước, của Đảng"
Luật sư Trần Đình Triển
Theo luật sư Triển, Thông tư 28 của Bộ Công an là một văn bản "trái pháp luật".
"Văn bản của một Bộ đưa ra trong đó đặt điều tra viên lên trên luật sư là không được," ông nói.
"Đây là một văn bản trái pháp luật, không phù hợp với luật thực định và thực tiễn".
"Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của Nhà nước, của Đảng," ông nhận định.
Ông Triển cho rằng thông tư này "không phải của Bộ trưởng Trần Đại Quang mà do cấp dưới nào đó làm mà không có ý kiến của bộ trưởng".
"Việc hội thảo bị dừng lại gây bức xúc trong xã hội và dù báo chính thống không đăng nhưng lại lan tỏa trên mạng xã hội, rất mất uy tín".
"Hội thảo của các nhà khoa học, các luật sư, chỉ mang ý nghĩa nội bộ, không có phá đám hay phá rối mà người ta lo sợ rồi ngăn cản như vậy thì theo tôi về góc độ nghiệp vụ là sự dốt nát, ấu trĩ."

'Dễ bị lạm dụng'

Trước đó, trong bài viết gửi cho BBC hôm 12/8, Luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội cho rằng Thông tư 28 "sẽ dẫn đến sự lạm dụng gây bất lợi cho luật sư khi hành nghề".
"Trong tố tụng hình sự có thể nói luật sư bào chữa là bên đối trọng với điều tra viên, đứng ở hai phía đối lập nhau mà lại trao quyền cho một bên được quyền nhận định phán xét bên kia đúng sai thì làm sao công tâm khách quan được," ông viết.
Ông Trai cho rằng việc lập biên bản, "bản thân nó là một sự cản trở không phù hợp với Luật luật sư đã quy định nghiêm cấm cơ quan tổ chức cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư."
"Đây là tệ trạng đã được nói đến nhiều không có gì mới, vấn đề là giới luật sư nắm luật và làm cái nghề bảo vệ người khác thì phải thấy được quy định trong Thông tư 28 đã sai và phải có trách nhiệm lên tiếng".
"Luật sư còn không bảo vệ được quyền lợi cho mình thì còn bảo vệ được cho ai?" ông nhận định.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 




HỒNG KÔNG - TRUNG QUỐC - 
Bài đăng : Thứ ba 19 Tháng Tám 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 19 Tháng Tám 2014

Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Hồng Kông phải từ nhiệm vì ủng hộ Bắc Kinh

Biểu tình của những người thân Bắc Kinh chống phong trào dân chủ tại Hồng Kông, ngày 17/08/2014.
REUTERS/Tyrone Siu

Tú Anh

Vì ký tên ủng hộ chính sách của Bắc Kinh đi ngược lại tinh thần thượng tôn pháp luật, chủ tịch Hiệp hội Luật sư Hồng Kông đã bị đa số đồng nghiệp bỏ phiếu bất tín nhiệm. Luật sư Lâm Tân Cường (Ambroise Lam) đã phải từ chức vào ngày hôm nay 19/08/2014.

Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Hồng Kông trả giá nặng vì ngã theo Bắc Kinh. Tháng 6 vừa qua, chính quyền Trung Quốc ban hành văn kiện quy định chính sách cai trị Hồng Kông. Giới thẩm phán được yêu cầu phải « bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia ».
Điều này đã gây bất bình cho cộng đồng luật gia địa phương. Họ xem đây là hành động khiêu khích của chính quyền Trung Quốc tấn công vào nguyên tắc « tư pháp độc lập », vi phạm quyền tự trị của lãnh địa, biến công lý thành công cụ phục vụ cho chế độ độc tài, và đi ngược lại tinh thần thượng tôn pháp luật.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Hồng Kông lại ký tên ủng hộ văn kiện này của Hoa lục và do vậy đã gây bất bình cho các đồng nghiệp.
Trong cuộc bỏ phiếu diễn ra vào hôm nay, Luật sư Lâm Tân Cường bị đa số thành viên bỏ phiếu bất tín nhiệm ( 2.396 phiếu bất tín nhiệm, 1.478 phiếu ủng hộ) và yêu cầu ông rút lại chữ ký ủng hộ Trung Quốc.
Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Hồng Kông lập tức tuyên bố từ chức nhưng vẫn khẳng định văn kiện của Trung Quốc có nhiều điểm « tích cực ».
Theo AFP, giới luật gia Hồng Kông gửi tín hiệu cảnh cáo Bắc Kinh không nên can thiệp vào tư pháp của lãnh địa. Đoàn luật sư Hồng Kông cũng phản ứng mạnh qua thông cáo xác quyết vai trò của thẩm pháp là bảo đảm tính chí công vô tư của tòa án. Thẩm phán không phải là nhân viên nhà nước cai quản dân chúng.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Công an ngăn hội thảo của đoàn luật sư?
Cập nhật: 09:05 GMT - thứ ba, 19 tháng 8, 2014

Đảng là đại biểu trung thành cho ai? - 1


alt
Luật sư Trần Đình Triển nói Thông tư 28 có thể không phải do quyết định từ Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang

Hội thảo của đoàn luật sư TP Hà Nội về một thông tư của Bộ Công an bị hủy sau khi cơ quan quản lý hội trường thông báo “có sự can thiệp" từ bộ này.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Thông tư 28, được ban hành ngày 7/7, quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8.
Tuy nhiên, quy định trong thông tư về việc cho phép điều tra viên lập biên bản luật sư nếu có sai phạm đã gây nhiều ý kiến phản đối từ giới luật sư trong nước.
Trả lời BBC ngày 19/8, Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết ban quản lý hội trường ở số 1, Liễu Giai hôm 15/8 đã đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng ngay trước ngày diễn ra hội thảo.
"Họ nói rằng họ cương quyết không cho thuê nữa vì có sự can thiệp bên Bộ Công an", ông nói.
"Tôi đã yêu cầu họ trả lời bằng văn bản, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được".
"Nhưng tôi tin chắc rằng có thể có áp lực nào đó vì đoàn luật sư Hà Nội lâu nay vẫn thuê hội trường này".
"Thông tư trái pháp luật"
"Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của Nhà nước, của Đảng"
Luật sư Trần Đình Triển
Theo luật sư Triển, Thông tư 28 của Bộ Công an là một văn bản "trái pháp luật".
"Văn bản của một Bộ đưa ra trong đó đặt điều tra viên lên trên luật sư là không được," ông nói.
"Đây là một văn bản trái pháp luật, không phù hợp với luật thực định và thực tiễn".
"Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của Nhà nước, của Đảng," ông nhận định.
Ông Triển cho rằng thông tư này "không phải của Bộ trưởng Trần Đại Quang mà do cấp dưới nào đó làm mà không có ý kiến của bộ trưởng".
"Việc hội thảo bị dừng lại gây bức xúc trong xã hội và dù báo chính thống không đăng nhưng lại lan tỏa trên mạng xã hội, rất mất uy tín".
"Hội thảo của các nhà khoa học, các luật sư, chỉ mang ý nghĩa nội bộ, không có phá đám hay phá rối mà người ta lo sợ rồi ngăn cản như vậy thì theo tôi về góc độ nghiệp vụ là sự dốt nát, ấu trĩ."
'Dễ bị lạm dụng'
Trước đó, trong bài viết gửi cho BBC hôm 12/8, Luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội cho rằng Thông tư 28 "sẽ dẫn đến sự lạm dụng gây bất lợi cho luật sư khi hành nghề".
"Trong tố tụng hình sự có thể nói luật sư bào chữa là bên đối trọng với điều tra viên, đứng ở hai phía đối lập nhau mà lại trao quyền cho một bên được quyền nhận định phán xét bên kia đúng sai thì làm sao công tâm khách quan được," ông viết.
Ông Trai cho rằng việc lập biên bản, "bản thân nó là một sự cản trở không phù hợp với Luật luật sư đã quy định nghiêm cấm cơ quan tổ chức cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư."
"Đây là tệ trạng đã được nói đến nhiều không có gì mới, vấn đề là giới luật sư nắm luật và làm cái nghề bảo vệ người khác thì phải thấy được quy định trong Thông tư 28 đã sai và phải có trách nhiệm lên tiếng".
"Luật sư còn không bảo vệ được quyền lợi cho mình thì còn bảo vệ được cho ai?" ông nhận định.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link