28.9:
Ngày Quốc tế cho Quyền Được Biết
Chúng Tôi Muốn Biết
Dân Làm Báo - Mỗi năm vào ngày 28 tháng 9, khoảng
100 quốc gia và 60 tổ chức phi chính phủ tổ chức chào mừng ngày Quốc Tế - Quyền
Được Biết. Đối với thế giới, quyền được tiếp cận thông tin là một quyền làm người
quan trọng và thiết yếu cho sự minh bạch và trách nhiệm của nhà nước. Quyền
Được Biết cũng tạo cơ hội cho công dân tham gia tích cực và hiệu quả cho những
quyết định liên quan đến sự điều hành đất nước.
Ngày Quốc Tế cho Quyền Được Biết bắt đầu vào năm 2002 khi những
tổ chức quốc tế về tự do thông tin trên khắp thế giới tụ họp tại thủ đô Sofia
của Bulgaria và thành lập mạng lưới FOI - Freedom of Information - Tự do thông
tin. Đây là một mạng lưới toàn cầu hoạt động nhằm cổ xúy quyền được tiếp cận thông
tin cho tất cả mọi người, cũng như lợi ích đạt được bởi những chính phủ mở
rộng, minh bạch và có trách nhiệm.
Ngày 28 tháng 9 là ngày mà các thành viên của FOI, các chính phủ
và tổ chức nhân quyền quốc tế cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, phương thức và
những thành quả đạt được trong tiến trình phát triển tự do thông tin.
Sau hơn 10 năm phát động toàn cầu, ở nhiều quốc gia thành quả
của Quyền Được Biết đã vượt xa mục tiêu ban đầu. Nhiều nước đã mở rộng thông
tin không những cho công dân của nước mình mà còn tham gia vào một hệ thống dữ
kiện to lớn để cùng chia sẻ những thông tin liên quan đến lợi ích liên quốc
gia.
Chương trình ca nhạc 'Chúng Tôi Muốn Biết'
Nhóm Facebook Hát Cho Tự Do - ...Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh “Chúng Tôi Muốn Biết”
với tiếng hát của nhiều Tù Nhân Lương Tâm trong nước và các ca sĩ hải ngoại sẽ
được diễn ra vào lúc 8:00 PM tối thứ bảy ngày 27/9/2014 (Giờ Cali, Hoa
Kỳ) tức 10:00 AM sáng chủ nhật ngày 28/9/2014 (Giờ Việt Nam) tại Nam
Cali...
*
Từ khi chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” do Mạng Lưới Blogger Việt Nam phát động đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN có trách nhiệm bạch hóa thông tin Hiệp Ước Thành Đô 1990 đã ký kết với Trung Cộng, nhiều tổ chức đồng loạt lên tiếng hưởng ứng và riêng mạng xã hội Facebook đã bày tỏ mạnh mẽ bằng cách treo hình để ủng hộ phong trào lan rộng.
Từ khi chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” do Mạng Lưới Blogger Việt Nam phát động đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN có trách nhiệm bạch hóa thông tin Hiệp Ước Thành Đô 1990 đã ký kết với Trung Cộng, nhiều tổ chức đồng loạt lên tiếng hưởng ứng và riêng mạng xã hội Facebook đã bày tỏ mạnh mẽ bằng cách treo hình để ủng hộ phong trào lan rộng.
Phong Trào "Chúng Tôi Muốn Biết” đáp ứng đúng trăn trở tâm
tư người yêu nước và tạo nguồn cảm hứng cho nhóm Facebook “Hát Cho Tự Do” tổ
chức một Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh với chủ đề “Chúng Tôi Muốn Biết” vào ngày Quốc
Tế Quyền Được Biết (International Right To Know Day) 28/9 hàng năm để đồng hành
cùng thế giới hưởng ứng chiến dịch.
Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh “Chúng Tôi Muốn Biết” với tiếng hát của
nhiều Tù Nhân Lương Tâm trong nước và các ca sĩ hải ngoại sẽ được diễn ra vào lúc
8:00 PM tối thứ bảy ngày 27/9/2014 (Giờ Cali, Hoa Kỳ) tức 10:00 AM sáng chủ
nhật ngày 28/9/2014 (Giờ Việt Nam) tại Nam Cali:
Hội Trường Viện Việt Học
15355 Brookhurst St. Suit 222
Westminster CA 92683
Liên lạc BTC:
Nam Cali: Nguyễn Nguyên Dung (714) 531 1338.
Facebook: Hon Nhien, Phạm Thanh Nghiên, Tri NhanMedia, Nancy
Nguyen, Vn Lpd, Nước Việt, Tim Pham, Jane DB, DuongDoiSoiDa.
Vào cửa tự do.
Kính mong đồng bào Nam Cali đến thưởng thức Đêm Ca Nhạc Đấu
Tranh và các cô chú bác anh chị trong và ngoài nước cùng theo dõi chương trình
phát live qua mạng.
Ngày 21 tháng 9 năm 2014
Trân Trọng
Tôi đứng lên
TÔI PHẢI ĐỨNG LÊN..
Vinh
Quang (Danlambao) - Tôi đã nhìn
thấy trên bản đồ đất nước tôi hình chữ S không còn nguyên vẹn. Chúng nó đã nhẫn
tâm bán đi cho lũ Tàu tham lam. Tôi đã đi qua những xóm làng của tôi người già
không có áo, trẻ con không có chữ, dân tôi ngụp lặn với gian khổ bằng máu và
nước mắt để đổi lấy miếng cơm.
Tôi cúi xuống nhìn thấy các em tôi đầu trần chân đất oằn vai
gánh nặng mưu sinh... Tôi cúi xuống nhìn cụ già tóc bạc chân run, chắp tay vái
xin Công An đừng đánh bởi Bà phạm tội bán hàng rong... Và Tôi cúi xuống nhìn
dân tộc tôi đang sống đời nô lệ bởi 1 lũ người bạo tàn mang tên Cộng sản.
Tôi chứng kiến bằng lòng căm phẫn, bằng nỗi uất hận của 1 người
yêu tự do, chuộng hòa bình... Và TÔI PHẢI ĐỨNG LÊN...
Tôi sẽ cùng anh, cùng chị, cùng cả dân tộc này đứng lên.
Tôi đứng lên nhìn chúng nó đếm tiền bán nước. Tôi đứng lên nhìn
cái gọi là dân chủ của 1 bọn người bạo ngược. Tôi đứng lên cho cả thế giới được
thấy chúng tôi không có nhân quyền, cả thế giới biết bọn tay sai Tàu Cộng đang
tàn phá quê hương Việt Nam của tôi.
Tôi đứng lên bằng đôi chân Thánh gióng, bằng sức mạnh Triệu
Trưng. Bằng lòng quả cảm của anh hùng hào kiệt. Những người đã dày công giữ gìn
bờ cõi Việt Nam. VÀ BẰNG TÌNH YÊU bất diệt cho quê hương tôi...
Tôi đứng lên, đứng lên để hòa cùng các bạn của tôi, những người
đã hy sinh máu và nước mắt cho tự do dân tộc
Tôi đứng lên bức gông xiềng hát khúc hát tự do, đập tan lũ quỹ
đỏ đang hai tay dâng nước Nam cho tàu cộng. Diệt hết bọn cầm quyền đang phá nát
quê hương này.
VÀ CHÚNG TÔI ĐỨNG LÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHO 1 VIỆT NAM TỰ DO, VĨNH
CỬU VÀ TRƯỜNG TỒN.
Những bước lùi của Việt Cộng
I. Bước lùi Điện Biên Phủ
Tin tổng hợp từ nhiều nguồn trong mấy ngày qua cho biết: “Cố gắng lấy lại bộ mặt đã
quá ư tàn tạ, CSVN quyết định chi hơn 1 triệu đô la để xây dựng bộ phim ca ngợi
tướng Võ Nguyên Giáp, có tên ‘Sống Cùng Lịch Sử’. Thế nhưng siêu phẩm điện ảnh
này đã thất bại đến mức thảm hại. Nhiều ngày công chiếu ngay tại Hà Nội, dù
được tuyên truyền ầm ĩ, bộ phim tuyên truyền này đã không bán được một vé nào”.
“Tuy nhiên, tại Hà
Nội, hai rạp phim duy nhất công chiếu phim này từ hôm 2/9 là Trung tâm Chiếu
phim Quốc gia và rạp Kim Đồng đã phải hủy các buổi chiếu vì số
lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người"
Trước vấn nạn đó, Hoàng Thanh Trúc, trong một
bài viết được đưa lên các diễn đàn đã nêu lên câu hỏi lý thú là:
“Nội dung phim đưa
tuổi trẻ VN sống lại những phút giây trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
Đặc biệt hơn nữa, trong bộ phim còn ca ngợi tướng Võ Nguyên Giáp với cập nhật
hình ảnh đám tang tướng Giáp để câu khách. Dù vậy, cũng không ai buồn tới xem
phim.!?... Vì sao đồng bào nhân dân, nhất là giới trẻ lại không muốn “Sống cùng
lịch sử” (chấn động địa cầu ấy) dù vé xem phim rất bình dân chỉ nhỉnh hơn giá
một tô phở!?...”
Câu trả lời được tác giả nêu tiếp trong bài
viết của mình:
“Cũng đơn giản thôi,
từ hiện tại người ta định hướng cho tương lai, thế giới không ai “ăn mày
mãi với dĩ vãng”, hơn nữa dĩ vãng ấy thông qua nhiều phương tiện giờ
đây mọi người dân đã nhận diện ra sự thật, quá khứ hào nhoáng ấy là
bịp bợm hoang tưởng đầy máu xương và nước mắt, sai lầm và tội ác, hơn
nữa: ‘Nhiều người nói rằng: Đảng CSVN đã ăn cái “sái” (sái thuốc phiện) của
thắng lợi quá nhiều lần. Người ta ăn sái thuốc phiện đến sái 3 sái 4 là hết,
còn sái thắng lợi thì“đảng ta” ăn đến cái sái thứ 100 rồi mà vẫn chưa
chán…’(Lời Tướng Trần Độ trong Nhật Ký Rồng Rắn ).” [Người trích in đậm và gạch dưới].
Ngoài ra, cũng trong bài viết, Hoàng Thanh
Trúc đã ghi nhận “...qua tư liệu lịch sử của Trường Đại học Khoa Học
lịch sử Thái Nguyên chỉ ra (trích đoạn) nguyên văn:
“Mao Chủ tịch và Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định ra sức tổng chi viện cho cuộc Chiến
tranh chống Pháp của CS Việt Nam, lần lượt cử Đại tướng Trần Canh thay
mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn Cố vấn Quân sự do Thượng tướng Vi
Quốc Thanh đứng đầu và Đoàn Cố vấn Chính trị do đồng chí La Quý Ba lãnh đạo,
sang hổ trợ Việt Nam. Nhằm đối phó với ưu thế trên không và trọng pháo mãnh
liệt của quân Pháp, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mệnh lệnh cho
Quân giải phóng nhân dân TQ điều động tập kết 24 khẩu pháo 105 tốt nhất, hàng
chục cao xạ pháo và hàng trăm loại pháo tầm trung khác, cấp tốc vận chuyển đưa
vào Việt Nam. Đứng trước tình hình quân Pháp bố phòng nghiêm mật, công sự kiên
cố, hỏa lực mãnh liệt, cố vấn Trung Quốc đã chỉ đạo cách đánh gần, đào giao
thông hào sát địch, còn cử những chuyên gia đào hào của Quân chí nguyện
từ mặt trận Triều Tiên về nước sang Điện Biên Phủ chỉ đạo thực thi tác chiến
hầm hào…”(*) [Người trích in
đậm].
Một chi tiết khác ghi được từ Google cũng cho
biết thêm:
“…Trận Điện Biên Phủ
do Vi Quốc Thanh chỉ huy và riêng Tướng Giáp đã đại bại trong
trận Tổng tấn công Cứ điểm Điện Biên Phủ sau khi nướng hết 23 ngàn quân
trong tổng số 33 ngàn quân. Sau đó Vi quốc Thanh đã quyết định đánh
tiếp một trận Điện Biên Phủ thứ hai với 25 ngàn quân khác và chiến thắng…” [Người trích in đậm].
Mặt khác, một bản tin được đưa lên đài BBC
cũng cho biết:
“Trong cuộc trò chuyện
với BBC, ông Nguyễn Thanh Vân, đạo diễn phim ‘Sống cùng lịch sử’ từ chối trả
lời vì cảm thấy ‘khá mệt mỏi’. Lúc trò chuyện với báo điện tử VnExpress, ông
Nguyễn Thanh Vân kể rằng, hệ thống rạp chiếu phim tư nhân không đồng ý nhận
chiếu ‘Sống cùng lịch sử’ vì e ngại về hiệu quả kinh doanh. Dường như tuyên
truyền theo kiểu nhà cầm quyền CSVN thường làm đang đi tới giai đoạn cáo chung… [Người trích in đậm].
Chỉ với bao nhiêu chi tiết được trích dẫn đó
cũng đủ cho thấy “Người ta muốn bịt mắt tuổi trẻ VN
trước lịch sử như cảnh trong phim” [xem hình]. Nhưng, quan trọng hơn,
bạo quyền CSVN đã thêm một lần nữa muốn dùng bộ phim này để dùng máu của đồng
bào và chiến binh để cùng một lúc thực hiện 3 mục đích đê tiện:
Ăn mày quá khứ bằng hào quang vay mượn, như Huy Phong
& Yến Anh đã nhận diện trong tác phẩm“Nhận Diện Huyền Thoại Võ Nguyên
Giáp: Hào Quang Vay Mượn Cho Cuộc Chiến Tương Tàn”, do Mekong-tynan xuất
bản năm 1989;
Tiếp tục bịt mắt tuổi trẻ VN trước
lịch sử; chẳng những bịt mắt và lừa đảo dư luận quốc tế mà còn lừa
đảo cả lịch sử dân tộc và thế giới;
Dùng lại máu của nhiều chục ngàn người chết trong
trận chiến Điện Biên Phủ để rửa tội…
II. Bước lùi Cải Cách Ruộng Đất
Ba mục đích đê tiện trên chẳng những không
thực hiện được mà nó đã hiện nguyên hình là những tấm bích chương nham nhở dán
trên vách tường loang lở bị mưa lũ làm cho rệu rã thảm thương; vì
trước đó, một trường hợp tương tự tệ hại hơn
cũng xảy ra tại Hà Nội, khi cuộc triển lãm “cải cách ruộng đất” (CCRĐ) được tổ
chức vào sáng ngày 8/9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội, khai mạc với
150 hình ảnh và các di vật về “cải cách ruộng đất” [xem hình lễ khai mạc] trong
khoảng thời gian từ 1946-1957 trong một không gian rộng khoảng 230m2; dự trù
kéo dài đến cuối năm nay [2014]. Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch
sử quốc gia, trên bản tin thời sự của VTV vào tối 8/9, cho biết: “Chúng
tôi muốn công chúng sẽ được tiếp cận một cách nó đa chiều và toàn diện về buổi
thực hiện, việc thành tựu nó rất là lớn. Trong buổi triển lãm này nó thể hiện
đó là cảnh ‘người cày có ruộng’, đó là xóa bỏ giai cấp bóc lột…”
Nhưng, ngày 12/09/2014, Bộ Văn hóa - Thể thao
và du lịch, Bảo tàng lịch sử, tại Hà Nội, đã ra thông báo đóng cửa.
Lý do đóng cửa được thông báo là "Phòng trưng bày chuyên đề cải
cách ruộng đất 1946 – 1957 đang gặp sự cố điện, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tạm
thời đóng cửa để sửa chữa và khắc
phục" [xem hình]. Trong khi đó một nhân viên
của bảo tàng khi được hỏi thì lại nói: “Hiện giờ đã đóng cửa, tôi chưa
biết được khi nào mở cửa, vì chỉ đạo ở trên xuống, thứ trưởng chỉ đạo xuống, mà
cho nên chưa biết đâu.”
Blogger Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội đã có một
buổi tham quan phòng trưng bày hiện vật CCRĐ cho đài RFA biết ông không lấy gì
làm lạ khi phòng triển lãm CCRĐ đóng cửa một cách bất ngờ, với những lý do mà
ông nêu ra như sau:
“Mặc dù báo chí bảo
tàng đầu tiên thông báo rõ ràng là sẽ mở kéo dài đến hết năm 2014, thế mà có
được mấy ngày từ hôm mùng 09 đến 11 mới được có 3 ngày thì là bảo tàng đã đóng
cửa chiều qua. Tôi cho rằng cái việc đóng cửa bảo tàng này là không có gì là
lạ, bởi vì những người tổ chức và cái đảng này đã không lường trước được sự chú
ý của người dân, và phản ứng của người dân đối với việc triển lãm ở đây. Việc
triển lãm tổ chức ở đây, và nó khơi dậy những ký ức sống động, buồn tủi, đau
đớn và những tội ác đã gây ra cho dân tộc, cho đất nước
này ở thời kỳ CCRĐ một cách sôi động và rõ ràng đến như vậy.” [Người trích in đậm và gạch dưới].
Đề cập đến vấn đề này, đài BBC trong bản tin
ngày thứ năm, 18 tháng 9 năm 2014 cũng cho biết: “Mặc dù cuộc cải
cách ruộng đất do Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện 60 năm về trước đã trôi qua,
nhưng nhiều người vẫn chưa thể 'quên được', 'sự thật' vẫn chưa được Đảng nói ra
hết, cũng như Đảng phải nhìn nhận 'tội lỗi' của mình…”
Đúng vậy, triển lãm cải cách ruộng đất ở Hà
Nội nhằm tuyên truyền cho sự kiện mà đảng cộng sản Việt Nam cho là một thành
công trong sự nghiệp cách mạngcủa họ, bị đóng cửa rất sớm chứ
không kéo dài đến hết năm nay như dự tính. Nhiều người cho rằng sự tuyên truyền
của đảng đã thất bại trong cuộc triển lãm này. Nhiều khách tham quan đã chú ý
tới phần nói về những sai lầm của đảng cộng sản. Mà phần này lại được trưng bày
rất sơ sài.
Theo bài viết của nhà báo Nguyễn Tường Thụy
thì trong lễ khai mạc người ta đã đặt khoảng 60 ghế ngồi có bọc vải trắng thắt
nơ đỏ [xem hình trên], và khoảng 30 nhân viên tiếp tân. Nó chứng tỏ khách mời
là những nhân vật rất quan trọng, trong đó dĩ nhiên có khách ngoại quốc. Phần
TTXVN không nói gì về mục đích của cuộc trưng bày nhưng cho biết các hiện vật
trưng bày được chia làm bốn nội dung cụ thể:
1. Các chỉ thị, thông
tư, tài liệu tuyên truyền về cải cách ruộng đất;
2.Một số báo cáo về
quá trình và kết quả thực hiện cải cách;
3. “Sai lầm và sửa
chữa sai lầm”. Nghị quyết, thông tư, chỉ thị, công văn của Đảng, báo cáo
kết quả sửa sai của một số địa phương;
4. “Hoàn thành thắng
lợi”. Kết quả mà người nông dân Việt Nam đã có sau cải cách ruộng đất như: Cờ
thưởng, giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất người nông dân được cấp sau cải cách…
Như vậy, TTXVN, Báo Điện Tử của Chính Phủ, và
VnExpress, toát lên ý chính của người chủ trương mở cửa triển lãm: Cải cách
ruộng đất có sai, nhưng đã thấy là sai và có sửa. Tuy nhiên, nó không
hề cho biết đã sửa đúng hay chưa? Hay là “sửa
nhưng vẫn sai”.
Rõ nét hơn, điểm qua một số lớn các blogger
theo dõi cuộc triển lãm, dư luận được biết Mai Tú Ân đã viết bài "Một
nửa sự thật không phải là sự thật" nói rằng:
“Với những gì ta thấy
trong cái gọi là triển lãm ảnh Cuộc Cải Cách Ruộng Đất, thì đó chỉ là phần nổi
nhỏ bé của tảng băng khổng lồ của tội ác, của đại thất nhân tâm... mà với những
gì hé mở trong thế giấu diếm thì ta có thể gọi đây chưa phải là sự thật đúng
nghĩa, thậm chí đây chỉ là phần bao biện, che giấu và giả dối...
Phần Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết ông rất
bức xúc khi mà cuộc triển lãm mang tính lịch sử, nhưng không được trung thật,
những sai lầm - tội ác do chính quyền gây ra thời đó không được đưa ra, những
việc phá tan chùa, đình, miếu, làng, xã… làm phá vỡ những truyền thống đạo lý –
văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam qua ngàn năm, ông nói:
“Trong cuộc triển lãm
này không thấy những hình ảnh đó, nó rất là phiến diện đáng lẽ ra là nói hết
được toàn cảnh của
việc CCRĐ, nhưng mà khi đến xem cái cuộc triển lãm đó thì chỉ thấy được hình
ảnh tưng bừng của nông dân được chia rượu, và là thấy được đời sống xa hoa của
địa chủ và tầng lớp trên… Cải cách ruộng đất là do người Trung Quốc, các chuyên
gia Trung Quốc chỉ đạo và cố vấn đã được thực hiện một cách rất là rầm rộ trong
miền Bắc Việt Nam và đã gây ra là biết bao đau thương. CCRĐ là nó đóng thẳng
trực tiếp, phá tan kết cấu làng xã Việt Nam, nó tàn phá luân lý đạo đức lúc bấy
giờ là cha tố con, con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố nhau… Nó tàn phá cái đạo
lý luân lý vô cùng, và nhữngngười là nạn nhân của thời đó họ nghĩ lại rất thấy
kinh hoàng.”
Nhiều người tinh quái, tìm ngay ra những hình
ảnh tương phản để vô hiệu việc tuyên truyền trong phòng trưng bày. Họ đặt bữa
cơm của nông dân hồi ấy [xem hình trên] cạnh bữa cơm của người dân hiện nay để
cho thấy sáu chục năm qua, đời sống của nông dân hóa ra là... thụt lùi [Xem
hình dưới], sau 60 năm cải cách ruộng đất; đặc biệt, sau 39 năm xâm lăng chiếm
được Miền Nam VN rồi thống nhứt cả nước dưới chế độ cộng sản độc đảng độc tài.
Nó khiến người ra không quên so sánh “cải cách điền địa ở Miền Nam”
với “cải cách ruộng đất ở Miền Bắc” và cho rằng, cải cách điền
địa ở miền Nam vẫn là mục tiêu người cày có ruộng, nhưng
không có cảnh tước đoạt, bắn giết. Nhà nước mua ruộng của địa chủ chia cho nông
dân.
Nhiều quan sát viên quốc tế đã cho “chương
trình ‘Người Cày Có Ruộng’ của Miền Nam [Việt Nam
Cộng Hòa] là một trong
những chương trình cải cách điền địa thành công nhất ở các nước hậu tiến. Nó đã
tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông
nghiệp phát triển. Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lao động trong sản
xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Đời sống của nông dân được cải thiện". Xem ra, Cũng là mục tiêungười cầy có
ruộng nhưng công hay tội thành công hay thất bại là ở cách làm.
Tại sao nông dân vẫn có ruộng nhưng ở Miền Bắc phải cướp đoạt, phải bắn giết,
gieo rắc hận thù, làm đảo lộn gia phong còn ở Miền Nam thì không?
Có điều bất ngờ được ghi nhận là ngày 12/9 có
gần trăm dân oan Dương Nội trong đồng phục dân oan kéo nhau đến đòi xem triển
lãm. BTC đối phó bằng cách bắt cởi áo dân oan rồi mới được vào. Ai dè họ cũng
cởi phắt ra luôn nhưng cũng không vào được vì BTC thông báo tạm thời đóng cửa
do sự cố... ánh sang [xem hình].
Hình như khi triển khai dự án này, Ban tổ chức
không lường trước được hệ quả. Cứ tưởng như 60
năm qua, hơn nửa thế kỷ rồi, những nạn nhơn
cửa Cải Cách Ruộng Đất đâu còn mấy người. Hơn nữa, hận thù chắc cũng đã nguôi
ngoai, như “Những Con Ếch Việt Kiều” [xin xem lại bài “Khánh Ly và những
con ếch luộc Việt kiều”]; phần khác cũng có thể CSVN vừa muốn dùng nó để rửa
tội vừa dùng máu đầm đìa, qua nhiều hình ảnh, để đe dọa dân oan đang
đòi đất bị Đảng và Nhà nước cấu kết với đại gia cướp đoạt trong
nhiều năm qua.
Nhưng, máu không rửa sạch tội,
và những nạn nhơn của Cải Cách Ruộng Đất không nguôi ngoai; có dịp là họ sẵn
sang nhắc lại, như trường hợp của nhà thơ Trần Mạnh Hảo, một người có gia đình
bị nhiều đau khổ trong cuộc cải cách ruộng đất, đã trò chuyện với Trà Mi của
đài VOA; ngày 21-9-2014, toàn văn nội dung xin được ghi trong phần phụ đính.
Chuyện Việt cộng dùng máu rửa tội khiến Giáo
Già nhớ lại giai thoại về Vua Duy Tân, xin được ghi lại như sau:
“Một lần nhà vua thiếu
niên [Vua Duy Tân] từ bãi tắm Cửa Tùng lên (hàng năm vua hay ra đây nghỉ mát),
tay chân dính cát. Thị vệ bưng chậu nước cho vua rửa. Vua vừa rửa vừa hỏi:
- Khi tay bẩn thì lấy
nước mà rửa, khi nước bẩn thì lấy chi mà rửa?
Người thị vệ chưa biết
trả lời ra sao thì vua nói:
- Nước bẩn thì phải tìm
cách trừ khử những chất ngoại lai lẫn vào trong đó, hiểu không?
Ngày 24 tháng 9 năm
2014
_______________________________________
Phụ đính:
Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này
khi chính phủ Hà Nội lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long
trời lở đất những năm 40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản
ứng mãnh mẽ từ công chúng, nhất là các cư dân mạng.
Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc
Gia ở Hà Nội chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm
khơi dậy làn sóng phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất
sự kiện lịch sử đã giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa
phần trong số đó bị vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và
bỏ đói trong tù.
Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung
Quốc và Liên Xô, chiến dịch Cải cách Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam
tức đảng Cộng sản hiện nay đề mục tiêu xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa
chủ và các thành phần bị xem là ‘bóc lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho
dân cày, lập nền chuyên chính vô sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo này đã gây
ra bầu không khí nồi da xáo thịt kinh hoàng khi đồng bào- đồng loại truy quét,
thảm sát, tận diệt lẫn nhau; khi những người cùng huyết thống trong gia đình
đấu tố, vu cáo, ám hại nhau giẫmđạp luân thường đạo lý.
Sự khủng khiếp ấy đã được bộc lộ rõ nét qua
mấy vần thơ của Tố Hữu:
"Giết! Giết nữa
bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt
thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu cùng
rập bước tơ lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ
Sit-ta-lin bất diệt!"
Trong số trên 172 ngàn người bị quy là địa chủ
trong Cải cách Ruộng đất, cứ 10 người thì có tới hơn 7 người bị quy oan, để rồi
sau đó ông Hồ Chí Minh đã thừa nhận chính sách này là một sai lầm.
Giới trẻ Việt Nam ít người được biết đến cuộc
Cải cách Ruộng đất này vì bấy lâu nay nó không được sử sách nhà trường nói đến
hay báo chí nhà nước nhắc lại, và cuộc triển lãm lần đầu tiên đầy tranh cãi và
kịch tính ở Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia trong tháng này dường như là một vết dao
thêm nữa cứa vào vết thương còn rỉ máu sau gần 6 thập niên.
Để các bạn trẻ hiểu thêm về sự kiện gây sóng
gió công luận này, Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với một trong
những nhân chứng sống, nạn nhân, và cũng là người tham gia cuộc Cải cách Ruộng
đất 60 năm về trước: nhà văn, nhà báo Trần Mạnh Hảo, nguyên ủy viên Hội đồng
Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, người đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào năm 1989
vì tác phẩm ‘Ly Thân’ trong đó có nói tới chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Đại cục của Cải Cách Ruộng Đất là
cái xấu xa, đảo lộn đạo lý của dân tộc, là những cuộc đấu tố khủng khiếp xử oán
oan người ta, hàng vạn người bị oan. Vết thương đã lành họ lại khoét nó ra. Dư
luận trên internet phản ứng. Người ta kể ra sự thật, cho nên họ thấy lợi bất
cập hại, họ vội vàng đóng cửa. Đây là một bài học cho sự tuyên truyền dối trá.
Bây giờ còn rất nhiều người trong Cải cách Ruộng đất như chúng tôi vẫn còn sống
đây, sao lại bịp chúng tôi được?
Trà Mi: Hành động nhắc lại lịch sử có người đánh giá
là khoét lại nỗi đau chưa lành, có người cho rằng nên nhìn lại lịch sử để học
lại bài học của chính mình. Bấy lâu nay đã có rất nhiều chỉ trích nói rằng nhà
cầm quyền Việt Nam muốn né tránh những chuyện sai lầm đã gây ra, nên họ cố quên
và muốn nhân dân phải quên đi. Nhưng tới lúc họ nhắc lại thì bị ném đá, bị chỉ
trích nặng hơn. Không nhắc thì nói là bưng bít, còn nhắc lại thì bị phản ứng.
Nên hiểu thế nào về những gì ẩn sau trong lòng dân chúng Việt Nam? Liệu dư luận
Việt Nam có quá khắc khe hay không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cải cách Ruộng đất thật sự là một
vết nhơ xấu xa nhất của cộng sản. Cái xấu xa nhất lại đưa ra khoe, triển lãm.
Mà triển lãm lại nói phần tốt đẹp chứ không nói phần xấu. Vẫn là một sự bịp
bợm, nói dối. Họ cứ quen thói bịp nhân dân mãi. Xưa nhà nước độc quyền các
phương tiện truyền thông, chứ giờ internet và facebook đã là phương tiện truyền
thông của mọi người.
Trà Mi: Có ý kiến cho rằng lịch sử không phải để thù
hận, cho nên cũng có người ủng hộ sự bạch hóa lịch sử…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bạch hóa lại chối tội, gian dối thì
làm sao? Anh bắn giết, hành hạ người
oan. Người không tội
gì lại vu cáo, bịa chuyện để đưa ra bắn, thích bắn là bắn. Bắn hàng vạn người
như vậy, rồi ngồi khóc là xong tội à? Ai gây ra chuyện căm thù nhau, nồi da xáo
thịt? Ai gây chuyện đấu tố địa chủ khủng khiếp như vậy? Chỉ bởi học thuyết sai
lầm về đấu tranh giai cấp sinh ra. Họ đưa học thuyết tà đạo về áp dụng cho dân
tộc Việt Nam, làm đảo lộn đạo lý của dân tộc, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng,
cháu đấu tố ông bà. Toàn tố điêu không. Tôi là người tham gia Cải cách Ruộng
đất từ đầu chí cuối. Gia đình tôi và bản thân tôi là nạn nhân của Cải cách
Ruộng đất nên tôi biết. Sao chúng tôi lại không lên tiếng được? Buộc lòng chúng
tôi phải viết mấy bài trên facebook kể lại chuyện gia đình tôi, rất khủng
khiếp, mà tôi chỉ kể có mức độ thôi. Họ không biết sám hối mà cốt tuyên truyền,
đem cái xấu xa nhất của chế độ khoe ra mà bảo là tốt thì làm sao mà mọi người
nhịn được. Nếu họ triển lãm trung thực, kể ra cái ác của Cải cách Ruộng đất ra
để sám hối, để nhận lỗi của mình thì không ai phản ứng cả. Đằng này họ lại làm
cái cuộc dối trá như vậy. Không coi người dân ra cái gì cả. Cũng không có một
thái độ đàng hoàng, tử tế. Khi thấy triển lãm hố, hai ba ngày sau ngưng không
triển lãm nữa lấy lý do thiếu ánh sáng. Thái độ rất hèn hạ. Những người đã bị
đấu tố hầu hết là những địa chủ phục vụ kháng chiến. Thế nhưng họ lại bắt đưa
ra đấu tố. Như bà Nguyễn Thị Năm [xem hình] là người có công vô cùng lớn với
chế độ của ông Hồ Chí Minh, đã nuôi ông Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo
cộng sản trong nhà và mang hết tài sản ra tặng. Thế nhưng cuối cùng họ lại đem
bà ra bắn.
Trà Mi: Là một nhà báo để ý quan sát thời cuộc, theo
ông, vì sao nhà nước lại mở triển lãm Cải cách Ruộng đất vào lúc này chứ không
phải là sớm hơn hay muộn hơn?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm này
được cấp cao nhất quyết định lâu rồi. Phải là Bộ Chính trị quyết định chứ Bộ
Văn hóa không có quyền làm chuyện này. Họ chủ quan nghĩ rằng đã lừa dối được
dân mấy chục năm nay rồi thì giờ muốn nói gì thì nói. Đấy là một cái nhầm vì
dân bây giờ đã thức tỉnh.
Trà Mi: Đã có nhiều ngòi bút mô tả Cải cách Ruộng
đất như một cuộc cách mạng ‘long trời lở đất.’ Cải cách Ruộng đất dưới ngòi bút
của nhà văn-nhà báo Trần Mạnh Hảo, một cựu đảng viên cộng sản Việt Nam, như thế
nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Trong tiểu thuyết Ly Thân của tôi
nay đã bị nhà nước cấm, tôi có mô tả đến cuộc Cải cách Ruộng đất. Bây giờ tôi
cũng không muốn nhắc tới vì con cháu những người trong làng đã đấu tố gia đình
nhà tôi, những người tố điêu, những người làm những việc rất xấu xa đê tiện đó
hiện giờ vẫn còn sống trong làng. Khi tôi nhắc lại thì con cháu những người đó
cũng có gọi điện thoại vào nói ‘Xin bác tha cho vì chúng ta là những người Công
giáo, lấy sự tha thứ làm trọng.’ Tôi bảo ‘Không, tôi thì tôi quên rồi, nhưng tự
nhiên ông nhà nước triển lãm Cải cách Ruộng đất mà rất là dối trá như vậy thì
bắt buộc tôi phải lên tiếng để công luận biết những gì triển lãm kia không phải
thực chất của Cải cách Ruộng đất. Thực ra, nếu muốn viết về Cải cách Ruộng đất,
tôi đã viết một cuốn sách ít nhất phải là 500 trang vì riêng chuyện gia đình
tôi cũng khủng khiếp lắm. Có những điều tôi cũng không muốn nói ra nữa.
Trà Mi: Nhân nói chuyện về cuộc triển lãm nhắc lại
thời mốc quá khứ đen tối trong lịch sử Việt Nam, có thể cùng nhà văn Trần Mạnh
Hảo nhìn lại những gì đã diễn ra? Là một nạn nhân cũng là người tham gia đấu tố
trong Cải cách Ruộng đất, từng kinh qua những chuỗi ngày Cải cách Ruộng đất
trong thời thơ ấu, sau 6 thập niên nhìn lại, những ký ức còn đọng lại trong ông
là gì?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi đã chứng kiến lính Pháp đi càn
quét trong làng xã, cũng là kinh khiếp lắm, nhưng không bằng Cải cách Ruộng
đất. Tôi đã từng đi xem bắn người, những người tốt nhất trong làng xã tôi bị
quy là địa chủ và bị đưa ra bắn rất tàn bạo. Tôi cũng từng đấu tố bố mẹ tôi.
Tôi cũng từng chứng kiến thảm cảnh gia đình nhà tôi từ đầu chí cuối thì tôi
phải nói là Cải cách Ruộng đất không khác gì Polpot bao nhiêu. Những người bị
bắn trong làng xã tôi hầu hết từng là đảng viên cộng sản. Không hiểu tại sao họ
lại lôi ra bắn hết. Chắc họ muốn thanh trừng vì họ sợ. Những lớp người làm
kháng chiến chống Pháp trong vùng này đã từng là bí thư chi bộ của cộng sản,
chủ tịch xã bị lôi ra bắn hết.
Trà Mi: Ông không hiểu vì sao họ làm như vậy, nhưng
chính bản thân ông từng có hành động đấu tố tham gia trong cuộc Cải cách Ruộng
đất đó, ông có hiểu vì sao mình làm vậy không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Lúc đó tôi mới 10 tuổi thôi. Họ huy
động thiếu niên con cái của địa chủ, bắt phải đấu tố bố mẹ thì bố mẹ mới khỏi
bị bắn. Bọn chúng tôi đều nghĩ là họ nói thật nên sợ lắm. Tôi bàn với mẹ, mẹ
bảo ‘Con không đấu tố thì bố con chết.’ Cuối cùng, chúng tôi phải đứng ra nói
theo kịch bản của họ là ‘Bố tôi rất gian ác.’ Họ bảo ‘Chưa được, phải nói nặng
thêm.’ Tôi hét lên ‘Bố tôi giết cả làng này.’ Ông đội cải cách rất trẻ tát vào
mặt tôi cái bốp, bảo ‘Chửi cha vượt chỉ tiêu trên giao. Trên giao cho mày chửi
bố có bằng này thôi, sao mày chửi nhiều vậy?’ Bố mẹ tôi còn bị những người hàng
xóm đấu tố. Trước đó, họ là những người Thiên Chúa giáo rất tốt. Đội Cải cách
về khuyến khích thế nào thành ra nói dối hết. Tất cả ‘địa chủ’ trong làng xã
tôi đều không giàu có gì vì ngoài Bắc ít có người có ruộng thẳng cánh cò bay
như trong Nam Bộ. Chỉ vài mẫu ruộng, vài con trâu mà thành ‘địa chủ’ rồi. Họ cứ
quy và đấu tố điêu rất gian ác. Trong Cải cách Ruộng đất, không khí khủng khiếp
vô cùng.
Trà Mi: Sau lần chính ông đấu tố bố mình, bố ông có
lãnh hậu quả thế nào không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bố tôi sau đó bị nhốt mấy tháng được
thả vì gia đình tôi được xuống thành phần ‘trung nông lớp D.’ Tôi nhớ bác Luông
ở gần làng tôi cũng bị bắn rất tàn bạo. Đến khi họ sửa sai thì họ cho bác ấy
xuống thành phần. Người ta đền tội bắn chết ông Luông có 100 cân thóc cho gia
đình. Ngay cả em ruột ông nội tôi là một nhà sư rất nổi tiếng ở huyện cũng bị
đấu tố đến mức tự treo cổ chết. Sau này, ông cũng được xuống thành phần. Ông sư
trong chùa có gì mà là địa chủ. Họ cốt quy ông là địa chủ để phá chùa của ông
thôi. Gần như Cải cách Ruộng đất tiến đến một cuộc diệt chủng. Ví dụ như ông cố
sinh ra ông nội tôi, năm đó gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ. Vậy mà họ cũng đem
ông ra ruộng đào hố đấu tố ông chỉ vì ông có nhà to nhất làng. Ông cố tôi là
một trong những người lập ra cái làng đó. Ông bị đấu tố tới ngất đi. Ông xin xử
bắn cho ông được yên mà họ không bắn, đem nhốt ông trong nhà bếp bên cạnh nhà
tôi, không cho ăn. Cứ đêm đến ông gọi tôi qua cửa sổ ‘Ông Hảo ơi cho con xin
miếng cơm.’ Mẹ tôi thỉnh thoảng lén ném qua cửa sổ cho ông một nắm cơm để ông
sống. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông chết.
Trà Mi: Cải cách Ruộng đất nhằm xóa bỏ văn hóa phong
kiến; tiêu diệt các thành phần địa chủ, chống chính quyền, hay Việt gian để lấy
lại ruộng đất cho bần cố nông. Họ nói mục tiêu đó về cơ bản không sai, nhưng dẫn
tới sự đẫm máu và oan sai là do cách thực hiện sai. Ông nghĩ thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cái đó chỉ là họ biện minh
cho hành động độc ác của họ. Mục tiêu của họ là giết trí thức và người giàu.
Khẩu hiệu ‘Trí-phú-địa-hào, đào tận gốc trốc tận rễ’, khẩu hiệu căn bản của Cải
cách Ruộng đất, vẫn rành rành ra đó. Khẩu hiệu này ra đời từ đảng Cộng sản Đông
dương 1930. Trí thức và những người biết làm giàu là thành phần tạo nên xã hội
văn minh. Không có trí thức, không có người biết làm ra của cải thì không có xã
hội văn minh. Ngay mục tiêu ban đầu của họ đã là rất ác độc, sai trái, chống
con người mà cứ bảo trên đúng do dưới thực hiện sai thì rất bậy bạ. Họ chỉ tìm
cách mị dân thôi.
Trà Mi: Chủ nghĩa cộng sản tin rằng cách mạng ruộng
đất là điều kiện để giải phóng dân tộc…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Họ có giải phóng gì đâu. Họ
chia ít ruộng cho bần cố nông. Hai năm sau, đến 1958 là họ thu lại hết. Họ cướp
hết, cho vào hợp tác xã. Nông dân vẫn tiếp tục khổ ải, còn khổ ải hơn xưa nữa,
khốn khó vô cùng. Năm 1958 họ lấy hết đất của dân dồn vào tay nhà nước gọi là
‘hợp tác xã’, thì đâu thể gọi là ‘dân cày có ruộng?’ Đấy là cuộc cách mạng dân
cày mất ruộng chứ. Lúc ấy chúng tôi có một ông địa chủ to vô cùng có tên là
‘hợp tác xã,’ đày đọa con người không thể tưởng tượng được. Tôi từng đi làm hợp
tác xã, tôi biết, đói vô cùng, hoa cả mắt, suốt ngày làm không đủ ăn.
Trà Mi: Với con mắt một nhân chứng, một người từng
là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất, ông sẽ nói gì về những di hại của nó cho
tới 6 thập niên sau?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi chỉ muốn nói rằng dân tộc chúng
ta đã kinh qua rất nhiều bi thảm do lỗi lầm của những người mang tà thuyết độc
ác, chủ nghĩa duy ác, về đất nước chúng ta. Mong rằng họ sẽ từ bỏ chủ nghĩa duy
ác này để trở về với dân tộc, với sự thương yêu hòa đồng với nhau. Chủ nghĩa
đấu tranh giai cấp này là một chủ nghĩa rất là sai lầm, làm tai hại cho dân
tộc, làm nhân dân cùng đường khốn khổ khốn nạn như thế này. Tôi mong những
người cộng sản lãnh đạo đất nước hãy mau thức tỉnh sám hối. Hãy nghĩ rằng không
chóng thì chày họ sẽ bị lịch sử lên án. Tôi chỉ mong họ hồi tâm quay lại với
đất nước. Mọi người chúng ta hãy cùng nhau nói lên sự thật thì sự thật mới có
mặt trên đất nước chúng ta.
Trà Mi: Với thế hệ trẻ ngày nay và ngày mai của nước Việt, theo ông,
Cải cách Ruộng đất đã để lại cho họ bài học lịch sử như thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Thế hệ chúng tôi bây giờ
gần đất xa trời rồi. Thế hệ bố mẹ chúng tôi bị ám ảnh bởi Cải cách Ruộng đất
thì chết hết rồi. Bây giờ họ tưởng đã đến lúc họ muốn sáng tác, muốn bịa theo
kiểu của họ thế nào cũng được vì lớp trẻ đâu có biết gì, họ muốn nói gì thì nói
mà. May mà những người như chúng tôi còn sống và có những bạn trẻ được cha mẹ
kể lại những ký ức đau thương của thời Cải cách Ruộng đất, cho nên người ta đã
lên tiếng. Không thể nào bịp nhân dân mãi, không thể nào bịt miệng được nhân
dân mãi. Internet là phương tiện vô cùng hữu hiệu để chúng ta nói lên sự thật.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo
đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Chú thích:
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment