Tuesday, September 23, 2014

Ký tên ủng hộ Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam phản đối CSVN triệt hạ cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm


Ký tên ủng hộ Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam phản đối CSVN triệt hạ cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm

'LHQ cần lắng nghe khát vọng nhân quyền của người dân Việt'



















Thư Kêu Gọi Ký Tên

Ủng hộ Bản Lên Tiếng của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
Về Việc Nhà Cầm Quyền CSVN Triệt Hạ Các Cơ Sở Tôn Giáo tại Thủ Thiêm

Ngày 15 tháng 9 năm 2014

Kính gửi: 

- quý Đại Diện Các Tổ Chức, Cộng Đồng, Chính Đảng và Truyền Thông
- quý Đồng Bào Việt Nam Trong và Ngoài Nước

Kính thưa Quý Vị,

Ngày 18/08/2014, nhà cầm quyền phường An Khánh, Quận 2, thành phố Sài Gòn đã gởi văn bản đến Hòa thượng Thích Không Tánh, Trụ trì Chùa Liên Trì cho biết là Chùa Liên Trì sẽ bị giải tỏa. Lệnh cưỡng chế, giải tỏa sẽ bắt đầu ngày 8/9 kéo dài đến 30/9/2014.

Ngoài Chùa Liên Trì, nhiều cơ sở tôn giáo khác cũng đang bị đe dọa giải tỏa như Giáo xứ Công giáo Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, hay các cơ sở đã bị giải tỏa trước đây như Nhà nguyện của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam và Vườn cầu nguyện của Hội Thánh Tin Lành Mennonite.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đã lên tiếng và tranh đấu, không để cho nhà cầm quyền Thành Phố Sài Gòn cướp đi các cơ sở tôn giáo đủ dạng đã hiện diện lâu đời tại Thủ Thiêm vì lợi ích cho xã hội và con người.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam mong mỏi quý đồng bào trong và ngoài nước, quý đoàn thể, chính đảng, cộng đồng khắp nơi tích cực góp phần bảo vệ các sơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm bằng cách ký tên ủng hộ Bản Lên Tiếng của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam.

Trân trọng kính chào quý vị.

Điều phối viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

Linh mục Đinh Hữu Thoại


Chùa Liên Trì bị yêu cầu giao mặt bằng

Cập nhật: 11:55 GMT - thứ hai, 22 tháng 9, 2014

·        

Chùa Liên Trì đã có những hoạt động mà chính quyền không vừa ý

Chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh đang muốn giải tỏa một ngôi chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà họ cho là ‘chùa phản động’, vị trụ trì ngôi chùa này nói với BBC.

Chùa Liên Trì, nằm trên bán đảo Thủ Thiêm thuộc Quận 2, lâu nay vẫn diễn ra các hoạt động ‘không nằm trong đường hướng của chính quyền’ như phát quà cho thương phế binh của chế độ cũ hay họp mặt các cựu tù chính trị hoặc các hội đoàn xã hội dân sự.

Chủ đề liên quan

·         Tôn giáo - BBC Vietnamese - Topics

 

Bán đảo Thủ Thiêm nằm đối diện khu trung tâm lịch sử của thành phố đã được xác định sẽ trở thành khu trung tâm mới của thành phố và phần lớn các hộ dân ở đây đều đã bị giải tỏa.

Chính quyền ra thời hạn

Chính quyền ra thông báo hạn cho Chùa Liên Trì trong thời gian từ ngày 8 đến 30/9 ‘phải di dời để bàn giao đất nếu không sẽ bị giải tỏa thu hồi’, Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa, nói với BBC.

“Quan điểm của chùa là đây là một cơ sở tâm linh tôn giáo. Việc giải tỏa để lập khu đô thị mới thì cũng có quần chúng, cũng có dân thì cũng nên để lại một số cơ sở tôn giáo để lo cho đời sống tâm linh của người dân địa phương,” Hòa thượng Thích Không Tánh nói thêm.

Ngoài Chùa Liên Trì còn có hai cơ sở của Công giáo là Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá cũng nằm trong diện bị giải tỏa ở khu vực này, hòa thượng trụ trì cho biết.

"Việc giải tỏa để lập khu đô thị mới thì cũng có quần chúng, cũng có dân thì cũng nên để lại một số cơ sở tôn giáo để lo cho đời sống tâm linh của người dân địa phương."

Hòa thượng Thích Không Tánh

“Nếu xóa trắng không còn cơ sở tôn giáo nào thì nói lên chính sách của Nhà nước là không có tự do tôn giáo tín ngưỡng.”

Khi được hỏi chính quyền có đề xuất cấp đất chỗ khác để xây chùa mới hay không, Hòa thượng Thích Không Tánh nói rằng ‘không có nói gì hết’.

“Ý họ cũng muốn mình nhận số tiền đền bù 5,4 tỷ đồng rồi đi đâu làm gì thì làm,” ông nói, “Họ muốn xóa sổ ngôi chùa của mình đó mà.”

Chính sách thu hồi đất đai của chính quyền Việt Nam từ trước đến nay thường đi kèm với việc bố trí tái định cư đối với người dân và cấp đất xây mới đối với cơ sở thờ tự của các tôn giáo.

Ông cho biết khu vực xung quanh chùa ‘đã bị giải tỏa gần hết’ nhưng hiện tại ‘cũng còn 9, 10 hộ chưa được đền bồi thỏa đáng nên chưa đi’.

‘Tiếp tay cho kẻ xấu’

 

Hòa thượng Thích Không Tánh nói chính quyền cho rằng nhà chùa ‘đang tiếp tay cho người xấu’

Trong trường hợp chính quyền cương quyết điều xe ủi và phương tiện đến dẹp chùa sau thời hạn chót thì chư tăng trong chùa ‘chỉ cầu nguyện’ chứ ‘không thể ngăn cản được’, vị trụ trì nói.

Hòa thượng Thích Không Tánh cũng đồng thời là Vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện-Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một giáo hội không được chính quyền thừa nhận và thường xuyên bị đàn áp.

Về các việc làm ‘không thuộc đường hướng’ của Chùa Liên Trì, Hòa thượng Thích Không Tánh nói chính quyền cho rằng nhà chùa ‘đang tiếp tay cho người xấu’.

Ông cho biết chính quyền đã ‘gây khó dễ cho nhà chùa hàng chục năm nay rồi’ bằng cách ‘canh gác, phong tỏa, bao vây’.

“Những Phật tử nào cúng dường ủng hộ Chùa Liên Trì thì công an sẽ đến từng nhà bảo họ rằng Chùa Liên Trì là chùa phản động và yêu cầu Phật tử đừng giúp đỡ Chùa Liên Trì,” ông nói.

Theo lời vị trụ trì thì Chùa Liên Trì đã được xây dựng ‘hơn 70 năm’ nhờ ‘sự đóng góp của đồng bào cư dân tại chỗ’.

Ông nói hằng ngày nhà chùa có những thời kinh để Phật tử đến tụng niệm và thường xuyên có những buổi lễ cầu siêu, cầu an, giỗ chạp, cúng kỵ cho người thân của các Phật tử.

Hiện tại, nhà chùa còn là nơi giữ gìn hàng trăm hũ tro cốt và thờ hàng ngàn vong linh của các Phật tử quá vãng được gửi ở chùa để nghe kinh kệ, ông cho biết.

 

 

Hội đồng Liên tôn phản đối việc giải tỏa cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-09-17

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này

·         In trang này

·         Chia sẻ

·         Ý kiến của Bạn

·         Email

09172014-relig-facil-nee-presen.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Phối cảnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Phối cảnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Photo: RFA

 

 

 

 

Chùa Liên Trì thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, không theo hệ thống Phật giáo Nhà nước, bị chính quyền địa phương yêu cầu đến cuối tháng này phải giao mặt bẳng cho phường An Khánh, Quận 2. Biện pháp này được nói nhằm triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tuy nhiên quyết định đó không được sự đồng thuận của chính vị trụ trì của Liên Trì cũng như nhiều vị chức sắc tôn giáo cũng như người dân ở nhiều nơi.

Hội đồng Liên tôn lên tiếng

Một nhóm các tu sĩ thuộc 5 tôn giáo lớn ở Việt Nam gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo vào cuối tháng 8 vừa qua ra thông cáo trình bày về tình hình chùa Liên Trì tại phường An Khánh, Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh.

Theo thông cáo đó thì chính quyền địa phương có thư và phụ lục gửi cho hòa thượng Thích Không Tánh, người hiện trụ trì tại chùa, về việc bồi thường, cưỡng chế, giải tỏa chùa với thời điểm cụ thể là trong tháng 9 này.

Nhóm những người cùng ký vào thông cáo vừa nêu cho rằng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm với qui hoạch 930 hec ta trong thời gian qua đã giải tỏa 15 ngàn hộ dân cũng như một số cơ tôn giáo rồi. Tuy nhiên việc cưỡng chế giải tỏa có nhiều khuất tất, không đúng luật dẫn đến khiếu kiện với tổng số đơn nộp là 11 ngàn đơn.

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm với qui hoạch 930 hec ta trong thời gian qua đã giải tỏa 15 ngàn hộ dân cũng như một số cơ tôn giáo rồi. Tuy nhiên việc cưỡng chế giải tỏa có nhiều khuất tất, không đúng luật dẫn đến khiếu kiện với tổng số đơn nộp là 11 ngàn đơn

Cho đến lúc này chỉ còn 3 cơ sở tôn giáo trong khu vực bị qui hoạch là Chùa Liên Trì, Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm. Hai cơ sở này thuộc Công giáo.

Theo thông cáo của các vị chức sắc thuộc 5 tôn giáo thì theo kế hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm là một khu dân cư chứ không phải là một khu công nghiệp hay quân sự, nên sự tồn tại của các cơ sở tôn giáo là bình thường vì đó là nhu cầu tâm linh của con người.

Người trong cuộc trình bày

Thượng tọa Thích Không Tánh cho biết yêu cầu của chính quyền địa phương đối với chùa Liên Trì như sau:

Chính quyền vẫn theo ý của họ thôi. Họ gửi quyết định xuống qui định từ ngày 8 tháng 9 đến 30 tháng 9 sẽ giải tỏa nếu chùa không nhận bồi thường thiệt hại 5 tỷ 4. Tôi nhất định không nhận, họ nói nhận hay không nhận họ vẫn tiến hành theo trình tự pháp luật. Họ gửi xuống một phương án và quyết định làm sao thì làm đến 30 tháng 9 này phải giao cho họ mặt bằng đất trống chùa cho Nhà nước để Nhà nước làm đô thị mới Thủ Thiêm gì đó.

Theo Thượng tọa Thích Không Tánh có một lý do khác nữa mà cơ quan chức năng địa phương sốt sắng trong việc giải tỏa chùa Liên Trì là vì chủa của ông trụ trì không nằm trong hệ thống Phật giáo Quốc doanh do Nhà nước kiểm soát:

Họ không nói đưa cho một khu đất khác và đền bù một số để xây dựng lại gì hết. Họ áp lực mình nhận 5 tỷ tư rồi đi đâu thì đi, coi như họ xóa sổ hẳn Chùa Liên Trì.

Theo thông cáo của các vị chức sắc thuộc 5 tôn giáo thì theo kế hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm là một khu dân cư chứ không phải là một khu công nghiệp hay quân sự, nên sự tồn tại của các cơ sở tôn giáo là bình thường vì đó là nhu cầu tâm linh của con người

Chúng tôi biết Nhà nước không ưa Chùa Liên Trì từ lâu vì chùa không chịu theo hệ thống quốc doanh của Nhà nước, chúng tôi thuộc Phật giáo Thống Nhất nên bị cô lập, đàn áp, khó khăn, bao vây, phong tỏa bao nhiêu năm. Bây giờ họ dùng biện pháp giải tỏa và dẹp Chùa Liên Trì đi.

Như đã nêu, ngoài chùa Liên Trì tại khu vực qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm còn có Tu viện Mến Thánh Giá. Một sơ tại đó cho biết tình trạng của Nhà dòng và nguyện vọng của những nữ tu tại đó:

Sự thật thì Nhà nước họ muốn mình đi để chỗ này họ làm đô thị mới. Nhưng cho đến giờ này mỗi lần mời đi họp nhà dòng đều nói đây là quyết định của 600 người. Trước mắt là chiều dài, sang năm chúng tôi kỷ niệm 175 năm, nên không thể đi dễ dàng như thế.

Phát triển thì Nhà Dòng hưởng ứng; nhưng tôi thấy chỉ có ‘một chút xíu’ gần biển này thôi, có một nhà dòng thì cũng có gì mà cản trở lắm đâu; chứ phải chi nó nằm gần bờ sông Sài Gòn, mặt tiền quá!

Họ muốn thì họ muốn, nhưng chúng tôi vẫn cầu nguyện, cố gắng giữ lập trường của mình như vậy. Nhà Dòng đã giao cho Nhà nước hơn 100 mẫu, dân chúng đã sử dụng rồi, chỉ còn có 3 mẫu mà còn bắt đi nữa thì ‘hơi’ oan ức cho Nhà Dòng. Chúng tôi đề nghị với Nhà Nước nên cứu xét lại và có tình cảm một chút. Phải chi chỉ có 3 mẫu này thôi mà đi thì cũng can tâm; đây mất hết cả 100 mẫu rồi mặc dù Nhà Dòng có bằng khoán.

Dù còn 3 mẫu, Nhà Dòng cũng trông cậy những người có kiến thức, có tình nghĩa. Nhà Dòng trước mắt cứ an tâm cầu nguyện xin những người cầm quyền họ biết lẽ công bằng. Chứ bây giờ người ta dùng quyền, mà đương nhiên Nhà nước có quyền rồi!

Ủng hộ khắp nơi

Vào ngày 15 tháng 9, các tu sĩ ra thông cáo về tình hình chùa Liên Trì cũng có kêu gọi mọi người cùng góp sức ngăn chặn việc xóa bỏ những cơ sở tôn giáo như tại khu vực có kế hoạch triển khai dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà chùa Liên Trì là đối tượng trong tháng 9 này.

Kêu gọi ‘Cùng lên tiếng vì tự do tôn giáo tại Thủ Thiêm’ được đưa lên trang mạng Change.org để mọi người ký tên. Thông tin cho biết sau 30 tiếng đồng hồ có gần 600 người cả trong và ngoài nước đã ký tên ủng hộ cho kêu gọi này.

Chị Trần thị Nga ở Phủ Lý, Hà Nam, một trong những người đã ký tên ủng hộ kêu gọi cho biết lý do chị tham gia lên tiếng như sau:

Ở bất cứ khu vực nào cũng cần có nơi thờ tự tôn giáo, bởi vì con người ta bất kể ai cũng cần có niềm tin- tín ngưỡng thì mới có mục đích đi đến chân- thiện- mỹ trong cuộc sống của con người. Còn nếu không có bất kể niềm tin tôn giáo nào thì con người ta trở nên vô cảm với tất cả mọi thứ và vấn đề đạo đức bị suy thoái. Khi không có niềm tin tôn giáo thì con người ta không có niềm tin vào bất cứ điều gì và họ làm những điều ác, việc thất đức rất dễ dàng.

Kêu gọi ‘Cùng lên tiếng vì tự do tôn giáo tại Thủ Thiêm’ được đưa lên trang mạng Change.org để mọi người ký tên. Thông tin cho biết sau 30 tiếng đồng hồ có gần 600 người cả trong và ngoài nước đã ký tên ủng hộ cho kêu gọi này

Một bạn trẻ tại Úc, anh Don Lê, tham gia ký tên và cho biết quan điểm về việc ký tên như thế:

Những tổ chức tôn giáo họ làm việc nhiều với cộng đồng; và theo tin tôi đọc được thì họ làm được nhiều công việc xã hội; nếu mất không có sự hợp tác của tổ chức tôn giáo thì rất buồn cho cộng đồng người Việt tại quận đó.

Người trong cuộc bị giải tỏa tại khu vực Thủ Thiêm, cũng như nhiều người bị thu hồi đất ở khắp nơi tại Việt Nam đều bày tỏ ủng hộ với việc cơ quan chức năng thu hồi nhà cửa, cơ sở của họ cho công cuộc phát triển chung. Thế nhưng trong thực tế chính quyền đã không thực hiện đúng những gì đưa ra trong qui hoạch, thậm chí còn thu hồi một cách bất minh không theo luật. Điều đó khiến người bị thu hồi phải khiếu kiện. Tình trạng này xảy ra đã lâu và vẫn tiếp diễn như tại Thủ Thiêm cũng như những nơi được gọi là ‘đất vàng’ hiện nay.

 

Thăng hàm tướng an ninh giữa lúc Việt Nam tăng cường trấn áp đối lập

Vũ Quốc Ngữ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăng quân hàm thượng tướng cho Thứ trưởng công an Tô Lâm trong khi chính quyền Hà Nội tăng cường trấn áp các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội.

 Ông Tô Lâm

Ông Tô Lâm

Thứ trưởng Lâm, 57 tuổi, đứng đầu lực lượng an ninh Việt Nam, là thượng tướng thứ năm của Bộ Công an. Hai thứ trưởng còn lại mang hàm trung tướng.
Tướng Lâm được thăng cấp hai năm trước Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian mà chính quyền độc đảng tăng cường trấn áp đối lập chính trị và các tổ chức dân sự.

Tháng trước, chính quyền cộng sản kết án 3 năm tù giam đối với Bùi Thị Minh Hằng, một trong những người tích cực nhất của phong trào chống bá quyền Trung Quốc, và chống lại việc thu hồi ruộng đất của chính quyền cơ sở ở nhiều nơi trong nước.

Mấy tháng trước đây, Việt Nam cũng bắt giữ Nguyễn Hữu Vinh, một blogger và là thành viên sáng lập của trang mạng nổi tiếng AnhBaSam.

Rất nhiều các nhà bất đồng chính kiến và các nhân vật hoạt động dân sự bị tấn công bởi côn đồ dưới sự bảo trợ của lực lượng an ninh, trong khi nhiều người khác bị theo dõi, đàn áp bởi nhà chức trách, theo các tổ chức nhân quyền độc lập và truyền thông nước ngoài.

Ngày 16/9, tổ chức Human Rights Watch có trụ sở tại New York ra một báo cáo về tình trạng bạo lực gây ra bởi công an Việt Nam, nói rằng công an đánh đập dã man người đang bị giam giữ ở đồn cảnh sát ở nhiều nơi trong nước.

Trong bản báo cáo dày 96 trang với tựa đề “Tình trạng mất an ninh công cộng- Những cái chết trong trại giam và sự bạo hành của công an Việt Nam”, HRW thống kê tình trạng công an lạm dụng bạo lực trong 44 tỉnh và năm thành phố lớn nhất trong số 63 tỉnh và thành phố của cả nước trong thời gian giữa tháng 8 năm 2010 và tháng 7 năm 2014.

Theo đó, có 14 người chết trong đồn cảnh sát mà chính lực lượng công an nhận là do tra tấn, 4 người chết không rõ nguyên nhân và 6 người được cho là tự sát, còn bốn người bị cho là chết vì bệnh.

Thêm vào đó, 11 người khác bị tổn thương nghiêm trọng vì sự tra tấn của cảnh sát Việt Nam.

Theo HRW, công an Việt Nam hành động như là một tổ chức chính trị để bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam giữ địa vị độc tôn, chứ không phải là một tổ chức chuyên nghiệp để bảo đảm an ninh công cộng. Việt Nam không có nền văn hóa tư pháp mạnh mẽ, thiếu cơ chế kiểm tra-giám sát những lực lượng hành pháp trong khi truyền thông lại nằm trong tay nhà nước không khuyến khích điều tra báo chí, Tổ chức nhân quyền thế giới cho biết.

V.Q.N

 

 

 

 Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã

Hai chị em vật vã dạ cồn cào

Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu

Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cha chết sớm mẹ bị người ta bán

Sang bên Tàu vào động bán dâm

Nhà cửa ruộng nương

Đảng qui hoạch chẳng bồi thường

Nghe người nói cán bộ phường chia chác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác

Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ

Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ

Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu

Chị bị tông xe nằm ngất bên đường

Khi mọi người đưa chị đến nhà thương

Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn

Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm

Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em

Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể

Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn

Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương

Nhưng còn có những trại cô nhi viện

 

Uyển Thi 

danlambaovn.blogspot.com

 

MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

http://m.9gag.com/gag/6699050

Đây là thi đi siêu xa l tin tc, đâu phi chúng mun làm gì thì làm.


Linh Nguyên

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link