Não lòng với
Hiến pháp
GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại!
Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!
https://www.youtube.com/watch?v=3BhkOu_4TtU
Hoàng Xuân Phú
Quan
càng chậm hiểu
Dân càng khổ lâu
“Thưa Quốc hội, bây giờ là cái thời khắc lịch sử
quan trọng đã đến rồi. Mỗi vị đại biểu Quốc hội của chúng ta sẽ thực hiện ý
chí, nguyện vọng của toàn dân, để thay mặt toàn dân quyết định thông qua cái
bản Hiến pháp này, bản Hiến pháp như tôi báo cáo là đã thể hiện được ý Đảng,
lòng dân. Chúng ta sẽ biểu quyết toàn văn cái… cái
dự thảo đã được trình bày. Bây giờ xin đề nghị phòng máy chuẩn bị… phòng máy
chuẩn bị thật chu đáo, máy móc thật là thông suốt. Xin mời các vị đại biểu Quốc
hội biểu quyết.”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa dứt lời, ống kính truyền hình của
VTV1 đảo chiều, quay về phía gần năm trăm đại biểu Quốc hội.
Sau khi đặc tả mấy cánh tay vươn ra bấm nút, ống kính trở lại với hình ảnh của
ông Chủ tịch. Gọi là“giám sát trực tiếp”, nhưng người xem truyền hình
chỉ thấy ông đăm chiêu nhìn vào laptop, rồi quay sang dán mắt theo dõi một
thiết bị truyền tin khác. Điều gì khiến Chủ tịch Quốc hội phải căng thẳng như
vậy?
Trên màn hình VTV1 bỗng hiện ra bảng thông báo “KẾT QUẢ
BIỂU QUYẾT” tại thời điểm 00:36, tức là lúc thời gian bấm nút biểu
quyết chỉ còn 36 giây. Lúc ấy đã có 477 người “THAM GIA” biểu
quyết, trong đó 453 người biểu quyết “TÁN THÀNH”, 3 người biểu
quyết “KHÔNG TÁN THÀNH”, và 21 người… “KHÔNG BIỂU QUYẾT”?
Thế nào gọi là “KHÔNG BIỂU QUYẾT”? Rõ ràng 21 người ấy đã
bấm nút, tức là “có biểu quyết”, nên 453 cộng 3 cộng 21 mới
bằng 477. Vốn dĩ, tiếng Việt thường gọi thứ ấy là “phiếu trắng”.
Tại sao Quốc hội lại đẻ ra cái tên kỳ khôi, gọi “có”là “không”?
Đơn giản như vậy mà còn sai, thì còn cái gì đáng tin nữa? Vì cách gọi phi lý
ấy, mà báo Tuổi trẻ dật tít “Tại sao đại biểu Dương Trung Quốc không bấm nút?” (mặc
dù ông ấy đã bấm nút).
Một giây sau, thêm một người “THAM GIA”, nhưng số “phiếu
trắng” đột ngột giảm bớt 3, chỉ còn 18. Rồi một giây nữa trôi qua, số
người “THAM GIA” vẫn là 478, nhưng số “KHÔNG TÁN
THÀNH” tụt xuống 2 và số “phiếu trắng” tụt xuống 16.
Tại thời điểm 00:30, đã có 482 người “THAM GIA”, số “KHÔNG
TÁN THÀNH” vẫn là 2 và số “phiếu trắng” giảm xuống
13. Có lẽ không muốn khán giả truyền hình tiếp tục chứng kiến cái diễn biến kỳ
cục ấy, nên ống kính truyền hình quay về phía các đại biểu Quốc hội, phần lớn
cũng đang căng thẳng như ông Chủ tịch.
Bảng thông báo “KẾT QUẢ BIỂU QUYẾT” hiện hình trở
lại khi còn 4 giây, vào thời điểm 00:04. Lúc đó, số người “THAM GIA” đạt
mức cực đại là 488, số “KHÔNG TÁN THÀNH” đạt mức cực tiểu là
0, và số “phiếu trắng” chỉ còn là 3. Cuối cùng, khi thời gian
bấm nút kết thúc, số “phiếu trắng” tiếp tục giảm đi 1 và dừng
lại ở con số 2. (Xem thông tin chi tiết trong Bảng 1.)
Thời
gian còn lại(phút:giây)
|
Tham
gia biểu quyết
|
Tán
thành
|
Không
tán thành
|
Phiếu
trắng
|
||||
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
|
00:36
|
477
|
95,78%
|
453
|
90,96%
|
3
|
0,60%
|
21
|
4,22%
|
00:35
|
478
|
95,98%
|
457
|
91,77%
|
3
|
0,60%
|
18
|
3,61%
|
00:34
|
478
|
95,98%
|
460
|
92,37%
|
2
|
0,40%
|
16
|
3,21%
|
00:31
|
481
|
96,59%
|
465
|
93,37%
|
2
|
0,40%
|
14
|
2,81%
|
00:30
|
482
|
96,79%
|
467
|
93,78%
|
2
|
0,40%
|
13
|
2,61%
|
00:04
|
488
|
97,99%
|
485
|
97,39%
|
0
|
0,00%
|
3
|
0,60%
|
00:00
|
488
|
97,99%
|
486
|
97,59%
|
0
|
0,00%
|
2
|
0,40%
|
Bảng 1: Kết quả biểu quyết Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 –
Ngày 28/11/2013
Nghĩa là, trong khi số người “THAM GIA” biểu
quyết tăng dần, thì số “KHÔNG TÁN THÀNH” và số “phiếu
trắng” lại giảm dần. Phải chăng, trước khi hiện hình tại thời điểm
00:36 thì số người biểu quyết “KHÔNG TÁN THÀNH” còn cao hơn 3
và số “phiếu trắng” cao hơn 21, khiến ông Chủ tịch Quốc hội và
nhiều vị căng thẳng?
Nở nụ cười mãn nguyện, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Sinh Hùng dõng dạc tuyên bố:
“Thưa Quốc hội, với sự giám
sát trực tiếp của đồng bào cử tri cả nước, Quốc hội chúng ta đã tiến
hành biểu quyết thông qua Hiến pháp với kết quả như sau. Tổng số đại biểu Quốc
hội tham gia biểu quyết 488 đại biểu, bằng 97,99% tổng số đại biểu Quốc hội. Số
đại biểu Quốc hội tán thành 486, bằng 97,59% tổng số đại biểu Quốc hội. Không
tán thành 0. Không biểu quyết 2. Như vậy bây giờ xin mời Quốc hội đứng dậy để
chúng ta chào mừng cái bản Hiến pháp mới. Dành vỗ tay thật dài.”
Và tràng “vỗ tay thật dài” của gần năm trăm vị
đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 28/11/2013 đã khép lại cái chương có một không
hai trong lịch sử lập hiến của chế độ.
Từ đó đến nay đã nhiều tháng trôi qua, đủ để ta bình tâm nhìn lại,
mà cùng nhau trao đổi nhằm rút ra những bài học cần thiết. Muốn khắc phục thực
trạng đáng buồn và tìm ra con đường dẫn tới tương lai, thì buộc phải nhìn nhận
nghiêm khắc và đánh giá thỏa đáng các sai lầm đã và đang vấp phải. Bài này cùng
ba bài đã công bố (“Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?”, “Hiến pháp vi hiến” và “Bắt mạch Hiến… nháp”) được viết ra với mục đích đó.
Xin kính dâng Tổ quốc và Đồng bào bốn bài viết
về Hiến pháp 2013, đọng lại sau những tháng ngày trăn trở, ấp ủ cho tình yêu
hiện thân qua trách nhiệm cùng hành động.
Bài viết được chia thành 7 phần như sau:
Phần 1 (Hạ màn dân chủ) điểm lại một số nét đáng chú ý
của quá trình lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phần 2 (Phớt lờ khúc mắc) lược thuật một số ý kiến đóng
góp quan trọng, song không được phía cầm quyền chấp nhận.
Phần 3 (Xuất chiêu phút chót) bàn về hai thủ thuật khác thường
được tung ra vào giai đoạn cuối nhằm đoạt tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối.
Phần 4 (Thực trạng Hiến pháp) trao đổi về chất lượng của
Hiếp pháp 2013.
Phần 5 (Kẻ thua người thắng) đánh giá cái mất, cái được
của các bên liên quan.
Phần 6 (Lỗi chung ai gánh?) nhận định về trách nhiệm của
bộ máy lập hiến đối với các sai lầm tồn tại trong Hiếp pháp 2013.
Phần 7 (Tâm tư đọng lại) bày tỏ suy tư và nguyện vọng
của người viết.
1. Hạ màn dân chủ
“Đang yên đang lành”, ai lo việc nấy. Có quyền thì tha hồ thao túng
quyền lực, vơ vét càng nhiều thì càng lên cơn khát; thỉnh thoảng lại la lối về “thế
lực thù địch”, cứ như thể “thế lực tham nhũng” mới là chốn
an lành để người người nương tựa. Phận dân thì an phận, quanh năm côi cút làm
ăn, chẳng mấy ai dại dột mà dây dưa đến chuyện chính trị. Thành thử, nếu vẫn
tiếp tục kiên định, duy trì Hiến pháp 1992, thì có lẽ đã không “thành
chuyện”. Đằng này, Quốc hội lại “tự diễn biến”, ban hành Nghị quyết số 06/2011/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm
1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào
ngày 6/8/2011.
1.1.
Giữ nguyên như cũ cũng chẳng hề hấn gì, thì sao phải sửa? Hiến
pháp luôn thừa nhận quyền tự do lập hội, không hiến định rằng chế
độ này là độc đảng, nhưng nếu bàn đến chuyện đa đảng thì bị chụp mũ, nhẹ thì bị
quy là “thoái hóa biến chất”, nặng thì bị kết là “phản
động”. Hiến pháp luôn thừa nhận quyền tự do ngôn luận, nhưng
nếu phê phán hay tố cáo giới cầm quyền thì dễ bị chù úm, thậm chí có thể bị
tống vào tù ngục vì tội “chống chế độ”. Hiến pháp luôn thừa nhậnquyền
tự do hội họp, biểu tình, nhưng nếu thực thi quyền ấy, dù chỉ để phản đối
thế lực ngoại bang bức hại đồng bào ngư dân, thì cũng bị ngăn cấm, thậm chí bị
đàn áp. Hiến pháp không đóng nổi vai trò kiểm soát quyền lực Nhà nước
và kiềm chế bộ máy cầm quyền để bảo vệ người dân, mà hay bị lạm dụng để hại
người dân một cách “hợp pháp”. Dù Hiến pháp viết gì, thì giới cầm quyền vẫn cứ
lộng hành và người dân vẫn bị áp bức. Vậy thì sửa làm gì cho tốn công, tốn của?
1.2.
Nếu thích sửa đổi thì cứ sửa đổi, thích bổ sung thì cứ bổ sung.
Phân chia lại quyền hạn của mấy ghế trên “thiên đình”chỉ là chuyện
nhỏ. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quyết rồi, thì Quốc hội giơ tay là
xong. Cứ tiến hành trong nội bộ theo thông lệ, việc gì phải làm cho lớn chuyện?
Thế nhưng, ngày 3/12/2012 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2012/QH13 về
việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Điều 7 Nghị quyết số 38/2012/QH13 quy định:
“Thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 3 năm 2013.”
Ba tháng hiển nhiên là quá ngắn. Thực tế còn ngắn hơn nữa, vì khoảng
thời gian ấy chứa trọn “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Riêng kỳ nghỉ lễ Tết 2013 của công chức, viên chức đã được ấn định là 9 ngày liên
tục, từ 9/2/2013 đến hết ngày 17/2/2013.
Song thời hạn quá ngắn ngủi chẳng khiến các nhà tổ chức phải vội
vàng. Tận ngày 8/1/2013 (tức là một tuần sau khi phải bắt đầu “lấy ý
kiến…”), Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mới triệu tập “Hội nghị toàn
quốc triển khaiviệc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992″. Rồi mới tập huấn cán bộ tổ chức
cấp tỉnh thành, cấp quận huyện, cấp phường xã… Thế thì còn lại
bao nhiêu ngày để lấy ý kiến, để phân tích và tổng hợp ý kiến?
Ấy vậy mà họ vẫn công bố là đã “tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến đóng góp”, và “tính
đến ngày 25/3, Bộ Tư pháp, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, đã nhận được 29/30
báo cáo kết quả lấy ý kiến của các Bộ, ngành, 59/63 báo cáo kết quả lấy ý kiến
của các địa phương”. Quả là công nghệ tổ chức siêu
việt. Chưa biết chừng, nội dung tổng hợp ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp đã hòm hòm trong đầu một số nhà tổ chức, ngay từ khi chưa có ai góp
ý. Cũng giống như việc lãnh đạo tỉnh nọ đã lên ô tô ra Trung ương xin cứu trợ,
mang theo bản báo cáo tổng hợp về hậu quả nặng nề của cơn bão, khi bão còn chưa
kịp đổ bộ vào đất liền.
“Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về
dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992″ vào sáng ngày 8/1/2013 đã được truyền hình
trực tiếp. Nhờ thế, người xem truyền hình hôm đó có dịp được chứng kiến một
cuộc họp cấp trung ương mà như thể họp phường. Chủ tọa Nguyễn Sinh Hùng phải “đề
nghị…” nhiều lần mà hội nghị vẫn chưa thể bắt đầu. Trong bốn vị được
chọn để phát biểu đại diện cho các tỉnh thành, thì một vị chỉ nói được vài câu,
giải thích rằng chuẩn bị nhầm diễn văn, vì tưởng đó là hội nghị góp
ý nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ba vị kia cũng chỉ phát biểu rất ngắn.
Đặc biệt, có hai vị kiến nghị mở rộng diện lấy ý kiến… Ơ
hay, đã gọi là “lấy ý kiến nhân dân” thì còn sót ai nữa đâu,
mà phải mở rộng? Hay phải chăng, ngoài thông tin được công bố công khai, còn có
chỉ thị ngầm nào đó hạn chế đối tượng “lấy ý kiến”?
1.3.
Theo “Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 (Đợt 2: từ ngày 06 tháng 03 đến ngày 26 tháng 03 năm
2013)”, đã có 4.356.738 người tham gia góp ý, tức là bằng khoảng 91% tổng số cử tri của thành phố này vào thời điểm bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XIII (5/2011). “Ngạc nhiên chưa?” Đặc
biệt, “có 96,27% người dân góp ý kiến là đồng ý với
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992″. Hai thông tin này nói lên nhiều
điều.
Một bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với 124 điều, khoảng 13.800
chữ, nội dung phức tạp đến mức tiến sĩ luật học miệt mài nghiên cứu hàng tuần,
đại biểu Quốc hội gắng đọc hàng tháng cũng chưa chắc đã hiểu hết ý tứ và hậu
quả của các điều khoản. Vậy mà sau mươi phút, hay sau một đêm ngủ kỹ, hàng
triệu người dưới mức “i tờ” về hiểu biết pháp luật đã thản
nhiên cầm bút ghi là “đồng ý với toàn văn Dự thảo”.
Điều đó không chỉ phản ánh sự vô trách nhiệm công dân, mà cả nỗi sợ
cường quyền đã tràn ngập mọi hang cùng ngõ hẻm, khiến người người tê liệt, chỉ
còn biết hành động như cái máy, chấp hành mọi mệnh lệnh phi lý của nhà cầm
quyền.
Dân Việt không hèn, điều đó đã được chứng tỏ trong bao cuộc chiến
tranh. Vậy mà hàng triệu người lại run rẩy, phải nhắm mắt ký bừa vào một văn
bản mà mình không hề đọc, có đọc thì chưa chắc đã hiểu, và có thể nó còn có hại
cho chính bản thân. Vì sao, nếu đó không phải là thành quả của kỹ nghệ thống
trị và thủ pháp “lấy ý kiến nhân dân” đã và đang được vận
dụng? Với đối tượng (tức người góp ý và văn bản cần được góp ý) như vậy, mà
tung ra “Phiếu lấy ý kiến nhân dân
thành phố Hồ Chí MInh về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992″ với
phương án lựa chọn đầu tiên là “Đồng ý với toàn văn Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp 1992″, rồi dùng kết quả thu được để chứng minh sự đồng thuận
của Nhân dân, thì điều đó cũng đủ cho thấy sự tệ hại trong khâu tổ chức, nếu
không tệ về tâm thì cũng tệ về tầm nhận thức. Tổ chức tệ hại, thì làm
sao tránh được kết quả tệ hại?
Kết quả “96,27% người dân góp ý kiến là đồng ý” với
toàn văn bản Dự thảo Hiến pháp ngoài tầm hiểu biết cho thấy: Kết
quả “lấy ý kiến nhân dân” và kết quả bầu cử do bộ máy cầm quyền này tổ chức
không đáng tin cậy! Khi giả dối đã trở thành bản năng, ngụy
tạo đã trở thành công nghệ, thì với bất cứ nội dung nào, họ cũng thừa sức
để có được kết quả như ý, là “đại đa số Nhân dân đều nhất trí tán
thành”. Những người cổ động cho việc “phúc quyết toàn dân” hay “trưng
cầu dân ý” nên lưu ý đến thực trạng này, tránh ép nhà cầm
quyền tiêu tốn tiền của Dân để hợp lý hóa những điều sai trái.
Nắm chắc phần thắng trong tay, nhưng thế lực cầm quyền vẫn cương
quyết không chấp nhận phúc quyết Hiến pháp, mặc dù chi phí thời
gian và tiền của để tổ chức “phúc quyết” ít hơn hẳn so với
việc tổ chức “lấy ý kiến…”, và “Nhân dân có quyền phúc
quyết về Hiến pháp” vốn là cam kết long trọng của chế độ này (tại Điều
thứ 21 Hiến pháp 1946) khi mới ra đời. Vì sao? Phải chăng, từ trong
sâu thẳm, thế lực đương quyền quyết tâm phủ nhận quyền
của Nhân dân đối với việc lập hiến, và không thể chấp nhận trên
thực tế rằng Nhà nước này “của Nhân dân” và “tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân”?
Điều đơn giản mà họ không nhận ra nổi, là cái thủ đoạn ngụy tạo đã
làm hại chính bản thân họ. Nếu toàn quốc cũng tương tự như Thành phố Hồ Chí
Minh, có “96,27% người dân góp ý kiến là đồng
ý với toàn văn Dự thảo…”, tương đương với khoảng 96,27% x 91% =
87,61% tổng số cử tri, thì họ không được thay đổi văn bản Dự thảo ấy
nữa, vìnếu thay đổi thì làm trái ý đa số cử tri. Trên thực tế, họ
vẫn tiếp tục sửa đổi, chưa bàn đến nội dung cụ thể, thì số chữ giảm 4,35%,
từ khoảng 13.800 chữ trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân,
xuống còn 13.200 chữ trong bản Hiến pháp cuối cùng được thông qua.
Để thấy được mức độ hoang đường của “Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992″, nên đọc kết quả khảo sát của Chương trình Pháp triển Liên Hợp Quốc (UNDP), được công bố
trong ấn phẩm “Chỉ số công lý” tại Hà Nội vào tháng 7 năm 2013.
Theo đó,
“Ở thời điểm Quốc hội đang bàn thảo về
dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tại kỳ họp 5 Quốc hội XIII, có tới42,4% người
được phỏng vấn “không từng nghe” hoặc “không biết” về Hiến
pháp. Trong số những người nhận là có biết về
Hiến pháp, 23% không biết về quá trình xem xét
sửa đổi Hiến pháp đang diễn ra.”
Lưu ý rằng kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII diễn ra từ ngày 20/5/2013 đến ngày 21/6/2013, tức là gần hai tháng sau khi đợt lấy ý kiến
Nhân dân kết thúc với “thành công rực rỡ”. Nếu vận dụng số liệu
chung của UNDP cho Thành phố Hồ Chí Minh, thì nhiều nhất là chỉ có khoảng (100%
– 42,4%) x (100% – 23%) = 44,35% người dân vừa “từng nghe hay có biết
về Hiến pháp”, vừa “có biết về quá trình xem xét sửa đổi
Hiến pháp đang diễn ra”. Vậy thì bằng cách nào để có 91% tổng số cử
tri tham gia góp ý và 87,61% tổng số cử tri “đồng ý với Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp”?
1.4.
Ngày 6/3/2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký Công thư khẩn
số 250/UBDTSĐHP, trong đó viết rằng:
“Kể từ sau ngày 31/3/2013 cho đến thời điểm
30/4/2013 và cho đến 30/9/2013 trước khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
được trình Quốc hội thông qua, nhân dân vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến vào Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.”
Tức là, về hình thức, thời hạn góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
được gia hạn thêm 6 tháng.
Còn về thực chất thì thế nào? Sau bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ
ngày 2/1/2013, thì còn mấy bản Dự thảo thay thế khác được ra
đời. Ví dụ như bản “Dự thảo tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của nhân dân trình Quốc hội
tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII (ngày 17/5/2013)”. Nhưng
không thấy báo chí chính thống đăng tải, cũng không thấy bộ máy tổ chức “lấy
ý kiến nhân dân” in ra để phân phát cho người dân. Chẳng nhẽ dân lại
ngây ngô thêm 6 tháng, góp ý cho cái bản dự thảo được đăng tải để lấy ý kiến Nhân dân, nhưng đã
bị bỏ đi, hay sao?
Nếu góp ý cho bản mới hơn, thời sự hơn, thì là bản đề ngày 17/5/2013 hay bản sau đó? Lấy đâu ra mấy bản đó để mà đọc, mà góp ý? Liệu “xía
vô” mấy văn bản dự thảo không được công khai trên báo chí, và cũng
không được chính quyền phân phát, thì có bị kết vào tội làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt bí mật nhà nước hay
không?
Khi viết những mấy bài về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tôi muốn
trích dẫn nguồn internet gần “gốc” nhất, tức Dự thảo được đăng
trực tiếp trên trang mạng của Quốc hội.
Nhưng tìm kiếm mãi vẫn không thấy tung tích. Một ngày nọ lần mò đến được trang
mạng Dự thảo Online – Nơi các cử tri cùng các đại biểu Quốc hội xây
dựng luật. Nhưng, ngay giữa thời gian đang lấy ý kiến Nhân dân
về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, lần nào vào trang chủ của website ấy cũng không
tìm được thông tin về nó.
Toàn bộ tin tức, tư liệu trên website được phân thành các mục “Trang chủ”, “Dự thảo luật”, “Dự thảo pháp lệnh”, “Dự thảo nghị quyết”, “Tin tức lập pháp”, “Chương trình lập pháp”, “Thảo luận chính
sách” và “Trợ giúp”. Không hề có mục dành cho Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp! Dùng công cụ “Tìm kiếm dự thảo” của
website ấy cũng không thể tìm được Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vì khi tìm kiếm
thì chỉ có thể lựa chọn giữa ba thể loại “Dự thảo luật”, “Dự
thảo pháp lệnh” và“Dự thảo nghị quyết”. Mãi sau này, khi vào
mục “Dự thảo nghị quyết” để tra cứu “Nghị quyết
sửa đổi, bố sung Hiến pháp năm 1992″, thì chẳng thấy nội dung nghị quyết
đâu, mà ẩn sâu trong mục “Toàn văn dự thảo” tại đó lại là nội dung toàn văn
của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Thử hỏi, những người quan tâm đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng
không có đủ kiên trì và kinh nghiệm tìm kiếm trên internet, thì có thể lần mò
đến chỗ cất dấu kín đáo ấy hay không? Nếu chẳng có được bản Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp mới nhất, thì có thể tận dụng 6 tháng được “ban thêm” để
góp ý hay không? Tại sao lại “chơi ú tìm” với Nhân dân như
vậy?
Quốc hội lập ra trang mạng Dự thảo Online,
để làm “Nơi các cử tri cùng các đại biểu Quốc hội xây dựng luật”,
trong đó trình bày rõ ràng mọi dự thảo thuộc loại “Dự thảo luật”, “Dự thảo pháp lệnh” và “Dự thảo nghị quyết”. Thế nhưng lại xử sự “kín
đáo” với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, không hề dành cho nó một mục
riêng, mặc dù Điều 4 Nghị quyết số 38/2012/QH13 đã
viết rõ, rằng:
“Các hình thức lấy ý kiến nhân dân bao gồm: …
c) Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc
hội htttp://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng.”
(Xin lưu ý rằng Nghị quyết số 38/2012/QH13 viết sai tên địa chỉ, “htttp” thay
vì “http”, nên nếu tin tưởng và làm theo Nghị quyết thì không thể
truy cập được vào đấy.) Điều đó cho thấy thực chất Quốc hội coi trọng
ý kiến của Nhân dân góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến mức nào.
1.5.
“Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như
với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả.” Đó
là khẳng định của ông Phan Trung Lý, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 (tại cuộc họp báo triển khai thực hiện việc lấy ý kiến
nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vào chiều 29/12/2012).
Tuyên bố nổi tiếng ấy của vị Chủ nhiệm Ủy ban
Pháp luật Quốc hội khiến dư luận sững sờ. Bao trái tim hồn nhiên bỗng dồn nhịp
hy vọng. Song những khối óc chai sạn theo thời gian đã trở nên miễn… tin vào
thực tâm tôn trọng dân chủ của nhà cầm quyền. Không phải đợi lâu, chưa đầy hai
tháng sau, Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ trắng đen:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có
thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không?
Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn
‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’
không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin
đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!
Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì
nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”
Đề nghị “bỏ Điều 4 Hiến pháp”, “đa nguyên đa
đảng” và “tam quyền phân lập” không phải là những ý
kiến dị thường, mà chỉ nhằm giúp cho Hiến pháp Việt Nam tiến tới hòa nhập với
cộng đồng các hiến pháp lành mạnh trên Thế giới. Hiển nhiên, những trao đổi ấy
hoàn toàn phù hợp với bối cảnh góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Phải
có tư tưởng chính trịkhỏe khoắn và hiểu biết tương ứng thì mới đưa ra được
những đề nghị ấy. Phải có đạo đức và lối sống vì Tổ quốc, vì Nhân dân
thì mới vượt qua nỗi sợ, bất chấp nguy hiểm để công khai đề nghị như thế.
Vậy mà “các luồng ý kiến” ấy lại “có
thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, khiến
Tổng Bí thư ĐCSVN phải chỉ thị “các đồng chí quan tâm xử lý cái này”. Riêng
điều đó cũng đủ để chỉ ra, các ngài ấy có thực tâm muốn
Nhân dân góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hay không.
2. Phớt lờ khúc mắc
Nhà cầm quyền đã kêu gọi góp ý và đã nhận được nhiều ý kiến góp ý.
Vậy họ tiếp thu đến mức nào?
2.1.
Ngay cả trong nội bộ của đảng cầm quyền, việc lấy ý kiến đảng viên
cũng chỉ là hình thức. Ngay cả trong nội bộ của các nhà quản lý hay các nhà
khoa học, khi lấy phiếu tín nhiệm để chọn cán bộ lãnh đạo cơ quan cũng còn dấu
kín kết quả. Vậy thì làm sao có thể thành tâm lấy ý kiến góp ý của mấy chục
triệu thường dân?
Những cuộc “lấy ý kiến nhân dân” đã được tổ chức
không nhằm “lấy”, mà để “cho” người dân niềm tin,
để “nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức…” và
để “tạo sự đồng thuận của nhân dân”, như được viết trong Điều 2 (về “Mục
đích của việc tổ chức lấy kiến nhân dân”) của Nghị quyết số 38/2012/QH13. Những màn trình diễn như vậy
thường được gọi một cách mĩ miều là “sinh hoạt chính trị”, vừa để
tô điểm cho chế độ, vừa đẩy dân chúng vào hoàn cảnh phải tham gia học
tập chính trị.
Thực ra, việc “lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp” quả là cần thiết. Lý do là phải hỏi ý kiến của chủ nhân
Hiến pháp – đó chính là Nhân dân. Mục đích là để hoàn thiện Hiến pháp, để
Hiến pháp thể hiện đúng ý muốn của chủ nhân. Nhưng khi thế lực cầm quyền
không thực tâm coi Nhà nước và Hiến pháp là của Nhân dân, thì khó có thể hy
vọng rằng họ sẽ thành tâm “lấy ý kiến Nhân dân”.
2.2.
Để Hiến pháp thực sự là của Nhân dân, phản ánh đúng ý chí và
nguyện vọng của đa số người dân, thì không thể chỉ “lấy ý kiến Nhân
dân” về hành văn hay lỗi chính tả, cũng không thể đơn giản “phúc
quyết cả gói”, mà phải để toàn dân biểu quyết cụ thể từng điểm
then chốt. Ví dụ:
- Có chấp nhận hay không
mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
- Có chấp nhận hay không
việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên và vĩnh viễn của ĐCSVN đối
với Nhà nước và xã hội?
- Có chấp nhận hay không
việc hiến định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu”?
Ở các nước dân chủ thì không cần phải biểu quyết những nội dung
này, đơn giản vì chúng không thể xuất hiện trong hiến pháp của họ. Chính
vì chúng quá bất thường, nên càng cần được biểu quyết toàn dân về từng điểm,
nếu muốn ghi vào Hiến pháp của Nhân dân.
Có nhiều nội dung của Hiến pháp cần được thảo luận kỹ càng và đem
ra biểu quyết toàn dân. “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ (thường được
gọi tắt là “Kiến nghị 72″, do 72 người ký tên trực tiếp trên văn
bản) đã đề xuất một số ý kiến cụ thể. Nó được một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức trao trực tiếp cho ông Lê Minh Thông (Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi, bổ
sung Hiến pháp 1992) vào ngày 4/2/2103 tại trụ sở 37 Hùng Vương, Hà Nội.
Nhiều kiến nghị, ý kiến trao đổi đa chiều được tập hợp trên trang
mạng “Cùng Viết Hiến Pháp”.
Đặc biệt, bên cạnh“Tuyển chọn những
bài đáng lưu ý đã đăng“, còn có Tổng hợp ý kiến khảo sát của 3.122 người,
được thu thập từ ngày 1/3/2013 đến ngày 20/3/2013. Kết quả trả lời
của 8 trong số 30 câu hỏi khảo sát từ đấy được trình bày ở Bảng 2.
Theo đó, 82,3% cho rằng “nên bỏ quy định đất
đai thuộc sở hữu toàn dân” và 86,8% cho rằng “không
nên đưa vào Hiến pháp quy định về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam”.
Câu hỏi
|
Trả
lời:Có nên
|
Trả
lời:Khôngnên
|
Câu
5: Có nên có điều khoản giới hạn quyền con
người trong Hiến pháp hay không?
|
9,8%
|
80,6%
|
Câu
10: Có nên bỏ quy định đất đai thuộc sở
hữu toàn dân không?
|
82,3%
|
10,6%
|
Câu
11: Có nên đưa vào Hiến pháp quy định về
quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không?
|
6,4%
|
86,8%
|
Câu
16: Hiến pháp có nên quy định các lực
lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và bảo vệ Đảng
không?
|
8,4%
|
91,6%
|
Câu
19: Có nên quy định trong Hiến pháp cơ chế
phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền
tư pháp hay không?
|
92,5%
|
2,0%
|
Câu
21: Có nên thành lập cơ quan bảo vệ Hiến
pháp không?
|
88,2%
|
5,3%
|
Câu
23: Có nên đưa vào Hiến pháp nguyên tắc “Nhà nước chỉ được làm những
gì Hiến pháp và luật cho phép. Nhân dân được làm tất cả những gì Hiến pháp và
luật không cấm” không?
|
85,2%
|
7,0%
|
Câu
26: Có nên đưa Dự thảo Hiến pháp 2013 ra trưng cầu dân ýkhông?
|
89,7%
|
3,8%
|
Bảng 2: Tổng hợp ý kiến khảo sát trên trang Cùng viết Hiến pháp
Ngoài ra, còn có Câu 25: “Nếu được bỏ một
điều trong Hiến pháp thì bạn bỏ điều gì?” Kết quả thu
được là:
63,19% đề nghị bỏ quy định về sự lãnh đạo của ĐCSVN,
12,18% đề nghị bỏ quy định về hạn chế quyền con người,
11,24% đề nghị bỏ quy định về sự trung thành của lực lượng
vũ trang với ĐCSVN,
8,27% đề nghị bỏ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Có thể ai đó cho rằng các chủ nhân trang mạng ấy chỉ muốn thể hiện
quan điểm một chiều, chống lại quan điểm chính thống của nhà cầm quyền. Không
phải như vậy! Động cơ xây dựng và thái độ khách quan, mềm mỏng được thể hiện rõ
trong bản tuyên bố “Một số ý kiến
về việc sửa đổi Hiến pháp”, do 8 người tham gia làm trang mạng “Cùng Viết Hiến Pháp” (Ngô
Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ái Cần, Vũ Công Giao, Trần
Kiên, Bùi Đức Lại và Nguyễn Xuân Long) cùng ký tên và công bố ngày 30/3/2013.
Ví dụ, về Điều 4, họ đã viết như sau:
“Chúng tôi cho rằng việc bổ sung Điều 4 vào Hiến
pháp 1980 nói về sự lãnh đạo của Đảng là không thực sự cần thiết, nhưng đã là
một thực tế lịch sử. Chúng tôi cũng cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, việc bỏ
Điều 4 có thể dẫn đến những hậu quả chưa thể lượng định đối với tiến trình phát
triển trong ổn định của đất nước…”
2.3.
Thực ra, điều quan trọng nhất, đáng bàn nhất không phải là Điều 4, mà là: Nhà cầm quyền có thực sự tôn trọng và nghiêm
chỉnh chấp hành Hiến pháp hay không?
Nếu Hiến pháp chỉ đóng vai trò “hàng mã”, để mê hoặc, hù
dọa và thống trị muôn dân, nhưng lại bị chính nhà cầm quyền coi thường
và tùy tiện chà đạp, thì phí công bàn đến nội dung của nó để làm gì?
Một số người đề nghị thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp (gọi
tắt là “bảo hiến”). Tên gọi này nghe chừng không ổn, vìHiến
pháp là công cụ để bảo vệ Nhân dân và Nhà nước, chứ không
phải là đối tượng để được bảo vệ. Nhưng ngay cả cái đích khiêm tốn ấy cũng
không được chấp nhận, và cuối cùng chỉ xuất hiện ở dạng “hoãn binh” tại Điều 119 Hiến pháp 2013: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do
luật định.”
Cái mà ta cần có, nhằm góp phần đảm bảo rằng mọi điều khoản của
Hiến pháp đều được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh, là Tòa án Hiến
pháp. Chức năng của nó là giám sát việc thi hành Hiến pháp,
chỉ dựa trên văn bản Hiến pháp để phán quyết chuyện đúng sai của các luật và
văn bản quy phạm pháp luật, của các quyết định và chính sách do bộ máy quản lý
nhà nước ban hành… Nếu điều nào đó bị Tòa án Hiến pháp phán quyết là
sai, thì phải sửa, sửa không được thì phải hủy bỏ, chứ tác giả không hề bị giam
vào tù ngục. Còn có gì nhẹ nhàng hơn thế?
Nếu thực tâm coi trọng Hiến pháp, muốn nghiêm chỉnh chấp hành Hiến
pháp, thì chẳng có lý do gì để phản đối việc thành lập Tòa án Hiến pháp. Thậm chí
còn phải biết ơn chân thành, vì nó giúp ta tránh được vi phạm Hiến pháp. Khi
chỉ định làm điều tử tế, thì không sợ phán xử công bằng, bởi “cây ngay
không sợ chết đứng”. Nếu có sơ suất phạm phải sai lầm, thì cũng chỉ là
chuyện thường tình, Tòa án Hiến pháp phán sai thì sửa là xong.
Trong chế độ độc đảng lãnh đạo thì càng an toàn hơn. Lãnh đạo
ĐCSVN quyết định nội dung Hiến pháp, sinh ra “Hiến pháp như ý”, nên
việc giới cầm quyền chấp hành nó cũng chẳng quá khó. Hơn nữa, trong thể chế do
ĐCSVN lãnh đạo triệt để và toàn diện, các chánh án và các thẩm phán đều do đảng
chỉ định và “dẫn dắt”, thì tòa án khó có thể ra phán quyết bất lợi
đối với lãnh đạo đảng. Vậy thì còn gì để e ngại?
Hợp lý và an toàn như vậy, mà vẫn cương quyết chống
lại việc thành lập Tòa án Hiến pháp, thì vì sao? Phải chăngvì ý định
túc trực làm trái Hiến pháp?
Chừng nào nhà cầm quyền còn không chịu chấp nhận
thành lập Tòa án Hiến pháp, thì chừng ấy họ không có ý định tôn trọng và tuân
theo Hiến pháp, nên Hiến pháp viết gì cũng vô ích, và việc thảo luận về nội
dung Hiến pháp chỉ mang ý nghĩa thể thao trí tuệ mà thôi.
2.4.
Đã có nhiều bài viết đầy tinh thần trách nhiệm và nhiều ý kiến tâm
huyết được công bố. Cả những người đã từng đảm nhận những cương vị rất cao
trong bộ máy nhà nước cũng tham gia. Cả những vị lão thành cách mạng gần một
trăm tuổi như Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh cũng lên tiếng. Nhưng nhà cầm quyền
đều bỏ ngoài tai.
Rõ ràng là không thể thuyết phục được thế lực cầm quyền rời bỏ
những tư duy cố hữu để chấp nhận xây dựng ngay một bản Hiến pháp tiến bộ. Cho
nên, ngày 15/11/2013 những người khởi xướng và hưởng ứng “Kiến nghị 72″ đã
ra lời kêu gọi dừng việc thông qua Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013,
trong đó viết rõ:
“Việc Quốc hội khóa XIII thông qua một bản hiến pháp như thế sẽ
chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc, cướp đi
cơ hội chuyển đổi một cách ôn hòa thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ,
tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển và bảo vệ Tổ quốc.”
“Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các đại biểu Quốc
hội khóa XIII, với tất cả lương tri và ý thức trách nhiệm của những người có
danh nghĩa đại diện cho nhân dân, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng
nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp, để có đủ dũng khí
quyết định dừng việc thông qua Dự thảo hiến pháp sửa đổi và
trả lại quyền lập hiến cho nhân dân.”
Nhiều người khác cũng đề nghị tương tự. Nhưng tất cả đều vô ích.
3. Xuất chiêu phút chót
Thế lực cầm quyền cương quyết thông qua bằng được Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp vào thời điểm ấy. Không chỉ là thông qua, mà phải thông qua với tỷ lệ
tán thành gần như tuyệt đối. Để chắc chắn đạt được mục tiêu, ngoài các thủ pháp
sở trường, hai chiêu khác thường đã được xuất ra vào phút chót.
3.1.
Chiêu khác thường thứ nhất là hủy bỏ phiên thảo luận cuối cùng ở hội trường về Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992 được dự định vào ngày 18/11/2013. Đổi lại,
theo Chương trình phiên họp ngày 18/11/2013 của Quốc hội khóa XIII, “Đại
biểu Quốc hội góp ý trực tiếp vào Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ghi Phiếu xin ý kiến vềmột số
vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.” Điều đó
chứng tỏ những người điều khiển Quốc hội nhận thức được rằng Dự thảo vẫn còn
cần được “góp ý”, và vẫn tồn tại “một số vấn đề quan trọng
còn ý kiến khác nhau”. Hơn nữa, không hề thiếu thời gian, thậm chí Quốc hội
còn rút ngắn chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 6, bế mạc vào chiều 29/11, thay vì vào sáng 30/11 theo kế hoạch ban đầu.
Vậy thì tại sao không tăng thêm một ngày thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp, mà còn quyết định ngược lại, hủy bỏ nốt phiên thảo luận cuối cùng ở hội
trường?
Đối với việc hoàn thiện và thông qua các dự thảo hiến pháp và
luật, không hình thức nào khác có thể thay thế thảo luận tại cuộc họp toàn thể
của Quốc hội. Việc chia nhỏ ra để thảo luận đồng thời ở các tổ chỉ phù
hợp với mục đích tập huấn, nâng cao trình độ đại biểu, hay nhằm
“chia để trị”, chứ không có lợi cho mục tiêu hoàn thiện bản thảo. Đáng
buồn hơn, đã triệu tập nhau về Hà Nội, đã có kế hoạch thảo luận ở hội trường,
mà lại hủy bỏ kế hoạch; thay vào đó không phải là thảo luận ở
tổ, mà là “Góp ý trực tiếp vào Dự thảo” và “ghi Phiếu
xin ý kiến”, tức là mỗi người ngồi một nơi và dùng ngòi bút để thảo luận “trực
tiếp” với… tờ giấy. Phải chăng, cách làm đó chỉ có ích khi
muốn cô lập các đại biểu và vô hiệu hóa
các ý kiến trái chiều?
Để hoàn thiện dự thảo, những người lãnh đạo chủ chốt và những
người tham gia viết dự thảo phải trực tiếp lắng nghe tất cả
các ý kiến góp ý, và điều đó chỉ thực hiện được tại các phiên thảo luận ở
hội trường. Không ai có thể tổng hợp đầy đủ và chính xác tất cả các ý kiến được
trình bày ở tổ hay thông qua văn bản, để rồi báo cáo lại một cách khách quan
cho họ. Vì vậy, việc hủy bỏ buổi thảo luận cuối cùng ở hội trường
chứng tỏ thế lực cầm quyền không muốn nghe thêm các ý kiến góp ý.
Đối với các đại biểu Quốc hội, thảo luận ở hội trường cũng là hình
thức tối ưu. Người nói thì được tất cả các đại biểu khác nghe, người nghe thì
được nghe tất cả các ý kiến góp ý. Qua đó có thể tham khảo đầy đủ các quan
điểm, mà hình thành hay hiệu chỉnh chính kiến của bản thân. Nếu thấy nhiều
người khác cũng nghĩ giống như mình, thì đại biểu càng vững tin hơn để
duy trì và bảo vệ chính kiến của mình. Phải chăng, đây chính
là điều mà thế lực cầm quyền không muốn, nên mới hủy bỏ buổi thảo luận cuối
cùng ở hội trường?
Đặc biệt, đối với cử tri, chỉ khi thảo luận ở hội
trường thì họ mới có cơ hội chứng kiến đầy đủ các ý kiến thảo luận
thông qua truyền hình hình trực tiếp. Phải chăng, đây cũng
là điều mà thế lực cầm quyền muốn tránh?
3.2.
Chiêu khác thường thứ hai là thông qua Hiến pháp bằng cách “biểu
quyết cả gói” (mà Chủ tịch Quốc hội gọi là “biểu quyết toàn văn”), và
thu được kết quả như trong Bảng 1. Tại sao lại gọi “biểu
quyết cả gói” là “chiêu khác thường”? Bởi vì việc biểu
quyết riêng rẽ một số điều còn “khúc mắc”, trước khi biểu
quyết toàn bộ dự thảo, đã trở thành thông lệ trong hoạt động của Quốc
hội. Tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, trong thời gian từ ngày
25 đến ngày 29/11/2013, tức là trong cùng một tuần với thời điểm thông qua Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã biểu quyết thông qua năm luật,
và cả năm luật đều được biểu quyết riêng rẽ cho hai hoặc ba
điều luật, trước khi biểu quyết toàn bộ luật, như được liệt kê
trong Bảng 3. (Xem kết quả cụ thể trong các Bảng 6 – 9 tại Phụ
lục I.)
Tên
luật
|
Luật
số
|
Ngày
biểu quyết
|
Các
điều được biểu quyết riêng trước biểu quyết toàn bộ
|
41/2013/QH13
|
25/11/2013
|
Điểu
9, Điều 74, Điều 75
|
|
42/2013/QH13
|
25/11/2013
|
Điểu
10, Điều 18, Điều 20
|
|
Luật đấu thầu (sửa
đổi)
|
43/2013/QH13
|
26/11/2013
|
Điểu
1, Điều 8
|
44/2013/QH13
|
26/11/2013
|
Điểu
1, Điều 5, Điều 7
|
|
Luật đất đai (sửa đổi)
|
45/2013/QH13
|
29/11/2013
|
Điểu
26, Điều 126, Điều 166
|
Bảng 3: Năm luật được Quốc hội biểu quyết thông qua trong thời gian
25 – 29/11/2013
Ví dụ, Luật đất đai số 45/2013/QH13 được biểu quyết thông qua
vào sáng ngày 29/11/2013. Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết riêng
rẽ ba điều sau:
- Điều 26 (quy định về
những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất),
- Điều 126 (quy định về
đất sử dụng có thời hạn),
- Điều 166 (quy định về
quyền chung của người sử dụng đất).
Kết quả cụ thể được tổng hợp trong Bảng 4.
Biểu
quyết
|
Tham
gia biểu quyết
|
Tán
thành
|
Không
tán thành
|
Phiếu
trắng
|
||||
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
% tổng
số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
|
Điểu
26
|
469
|
94,18%
|
460
|
92,37%
|
4
|
0,80%
|
5
|
1,00%
|
Điều
126
|
466
|
93,57%
|
453
|
90,96%
|
8
|
1,61%
|
5
|
1,00%
|
Điều
166
|
469
|
94,18%
|
463
|
92,97%
|
2
|
0,40%
|
4
|
0,80%
|
Toàn
bộ
|
473
|
94,98%
|
448
|
89,96%
|
20
|
4,02%
|
5
|
1,00%
|
Bảng 4: Kết quả biểu quyết Luật đất đai (sửa đổi) – Ngày 29/11/2013
Nếu vào website Dự thảo Online của
Quốc hội, tại trang Toàn văn dự thảo của Luật đất đai (sửa đổi), ta sẽ thấy 9 bản
dự thảo khác nhau. Còn tại trang lưu trữ Toàn văn dự thảo của Hiến pháp sửa đổi thì chỉ có 5 bản
dự thảo. Điều đó cũng thể hiện việc sửa đổi Hiến pháp được Quốc hội coi trọng
đến mức nào.
Ai cũng biết rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, được trình Quốc hội thông
qua vào ngày 28/11/2013, vẫn còn chứa nhiều điều gây tranh cãi ở cả trong và
ngoài Quốc hội, ví dụ như:
- Điều 4 (quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”),
- Điều 51 (quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo”),
- Điều 53 (quy định “đất đai… là tài sản công thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”),
- Điều 65 (quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân
tuyệt đối trung thành… với Đảng…, có nhiệm… bảo vệ… Đảng…”).
Khi phát biểu mở đầu phiên họp thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thừa nhận:
“Thưa đồng bào cử tri cả nước, chúng tôi cũng hiểu
rằng một bộ phận, một số người thuộc các tầng lớp nhân dân chúng
ta, ngay cả một số vị đại biểu Quốc hội của chúng ta
cũng còn có những ý kiến khác.”
Hiến pháp là luật gốc, hiến định những vấn đề hệ trọng nhất, nên
chứa đựng những vấn đề gai góc nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp lý. Hơn
nữa, Hiến pháp có ảnh hưởng quyết định đến tất cả các luật. Cho nên, càng phải
thận trọng hơn, phải chi tiết hơn khi thảo luận và biểu quyết thông qua Hiến
pháp, hay ít nhất cũng phải được như khi thông qua các luật. Vậy mà, trong cùng
một thời gian, họ cho biểu quyết riêng rẽ một số điều khi
thông qua năm luật, nhưng lại chỉ cho “biểu quyết cả gói” khi
thông qua Hiến pháp. Vì sao?
Hai chiêu khác thường kể trên cho thấy, thế lực cầm quyền sẵn
sàng làm mọi chuyện nhằm thỏa mãn khát vọng… Khát vọng gì
vậy?
Nhìn vào Bảng 5, ta có thể nhận ra kết quả biểu quyết
thông qua Hiến pháp 2013 là tốt nhất, tốt hơn hẳn, tốt đến mức quá bất thường.
Đó chính là thành quả của các thủ pháp tổ chức đã được vận dụng để thông qua Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp. Nhưng Bảng 5 cũng cho thấy, cho dù
không tung ra hai chiêu khác thường, thì đại đa số đại biểu của
Quốc hội này vẫn bấm nút “TÁN THÀNH”, và tỷ lệ “TÁN THÀNH” thấp
nhất có thể thu được (84,14%) vẫn còn là điều mơ ước đối với nhà cầm quyền
ở các nhà nước thực sự dân chủ. Vậy thì tại sao vẫn cố giở chiêu…?
Biểu
quyết
|
Tham
gia biểu quyết
|
Tán
thành
|
Không
tán thành
|
Phiếu
trắng
|
||||
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
|
436
|
87,55%
|
434
|
87,15%
|
0
|
0,00%
|
2
|
0,40%
|
|
430
|
86,35%
|
419
|
84,14%
|
8
|
1,61%
|
3
|
0,60%
|
|
Luật đấu thầu(sửa
đổi)
|
443
|
88,96%
|
440
|
88,35%
|
0
|
0,00%
|
3
|
0,60%
|
436
|
87,55%
|
432
|
86,75%
|
2
|
0,40%
|
2
|
0,40%
|
|
Luật đất đai(sửa đổi)
|
473
|
94,98%
|
448
|
89,96%
|
20
|
4,02%
|
5
|
1,00%
|
488
|
97,99%
|
486
|
97,59%
|
0
|
0,00%
|
2
|
0,40%
|
Bảng 5: Kết quả biểu quyết Hiến pháp và năm luật trong thời gian 25 – 29/11/2013
Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ vào buổi chiều
6/12/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói:
“Người khó tính nhất cũng phải thừa nhận là kỳ họp
thành công tốt đẹp, thông qua Hiến pháp với tỉ lệ gần như tuyệt đối – 97,59%. Nếu
các đại biểu có mặt đầy đủ thì tỉ lệ cao hơn.“
Tức là, tỷ lệ 97,59% tán thành (trên tổng số các đại biểu Quốc
hội, kể cả những đại biểu vắng mặt) vẫn chưa cao đến mức khiến ông cảm thấy lo,
rằng nó ảnh hưởng xấu đến hình ảnh dân chủ của chế độ, mà ngược lại, vẫn còn
muốn “các đại biểu có mặt đầy đủ” để “tỷ lệ cao hơn”.
Phải chăng khát vọng “tuyệt đối” (“lãnh đạo
tuyệt đối”, “quyền lực tuyệt đối”, “uy tín tuyệt đối”, “tin tưởng tuyệt đối”,
“trung thành tuyệt đối”, “tán thành tuyệt đối”…) đã trở thành căn bệnh mãn
tính, một loại nghiện khó cai? Và khi đã lên “cơn nghiện”,
thì “tuyệt đối” bao nhiêu cũng chưa thỏa mãn, quên cả chừng
mực, bỏ qua thể diện của bản thân và bất chấp cảm giác của thiên hạ?
4. Thực trạng Hiến pháp
Tác phẩm nào cũng khó tránh được khen chê – Khen thường quá đà,
chê hay quá mức. Hiến pháp cũng rơi vào hoàn cảnh ấy. Thời gian sôi động đã
qua, giờ đây ta có thể bình tâm hơn mà tìm hiểu về thực trạng của Hiến pháp.
4.1.
Trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Hiến pháp, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố:
“Tôi xin khẳng định lại bản
Hiến pháp được chuẩn bị thông qua lần này và hôm nay trình bày
trực tiếp trước đồng bào cử tri cả nước đã thể hiện được ý chí,
nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dânđể chúng ta có thể yên
tâm thông qua. Đây là một bản Hiến pháp đã chuẩn bị công
phu, đã chuẩn bị tâm huyết với tinh thần
làm việc tận tụy, khoa học và
thực sự là một bản Hiến pháp đổi mới cho một thời kỳ mới của đất nước chúng
ta.”
Sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013, Tổng Bí thư ĐCSVN
Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: “Bản Hiến pháp mới đã nói lên tiếng nói của 90 triệu đồng bào.”
4.2.
Trong “Lời Tạm Biệt” của trang mạng “Cùng Viết Hiến Pháp”,
với bản tính điềm đạm, thận trọng và tinh thần xây dựng vốn có, những tên tuổi
như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn… vẫn phải đưa ra nhận xét ngược lại, rằng:
“Chúng tôi thấy cần nói rõ là ở những điểm quan trọng
nhất, Hiến pháp sửa đổi mà Quốc hội thông qua ngày
28/11/2013 khác hẳn với những đề xuất của chúng tôi và đa số ý
kiến bạn đọc.”
Ngày 29/11/2013 những người khởi xướng, hưởng ứng “Kiến
nghị 72“ và đã ký lời kêu gọi dừng việc thông qua Hiến pháp
sửa đổi (gửi Quốc hội ngày 15/11/2013) ra “Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi”, trong đó có đoạn:
“Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến
pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam,coi thường
nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm
nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân
và vì dân. Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại
diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến
pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có
thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.”
4.3.
Đáp lại là hàng loạt bài trên báo chí “lề phải”, hết
lời ca ngợi bản Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua, đồng thời lên án “thế
lực thù địch rắp tâm phủ định” giá trị của nó. Chẳng hạn, báo Nhân dân
– Cơ quan Trung ương của ĐCSVN – đã đăng bài “Hiến pháp kết tinh ý chí và trí tuệ của toàn dân, toàn Đảng”,
viết rằng:
“Tuy nhiên, đây đó vẫn xuất hiện những tiếng nói
lạc lõng, phủ nhận bản Hiến pháp này; vẫn khư khư bám lấy những luận
điểm đi ngược lại lợi ích đất nước và nhân dân ta. Những việc làm thiếu
thiện chí đó, tự họ bộc lộ dã tâm xấu xa,
bị đông đảo dư luận vạch trần và phê phán.”
Theo quan điểm chính thống này, thì có lẽ bản thân tôi cũng bị họ
coi là “thiếu thiện chí” và “đã bộc dã tâm xấu xa”,
bởi đã viết một số bài góp vào “những tiếng nói lạc lõng, phủ nhận bản
Hiến pháp này”. Thực ra, nếu nhằm “phủ định” nó, thì chỉ
cần vài bài ngắn gọn và đanh thép là quá đủ. Nhưng, để chỉ ra rõ ràng và cụ thể
nhiều lỗi và hạn chế đang tồn tại mà khắc phục, tôi đã dành rất nhiều thời gian
và công sức viết bốn bài khá dài về Hiến pháp 2013. Ngoài ra còn sáu bài được
công bố trong thời gian thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, cụ thể là: “Hai tử huyệt của chế độ”, “Teo dần quyền con người trong Hiến pháp”, “Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp”, “Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?”, “Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp” và “Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo”. Tất cả là mười bài
viết về Hiến pháp, tổng cộng khoảng 212 trang (khổ giấy A4, phông chữ Arial, cỡ
chữ 11, khoảng cách dòng 1,5).
Bài “Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?” xem
xét hệ quả của một số thay đổi trong Hiến pháp, trong đó chú trọng đề cập một
số nội dung vẫn còn cần thiết của Hiến pháp 1992 nhưng nay bị bỏ rơi,
và một số sửa đổi theo hướng tích cực mà người dân nên tận dụng.
Đồng thời cũng chỉ ra mấy sai lầm không đáng có thuộc về kỹ thuật lập hiến,
khiến ta phải nghi ngờ, không hiểu một số biểu hiện tiến
bộ trong Hiến pháp 2013 là sửa nhầm hay đổi thiệt.
Bài “Hiến pháp vi hiến” chỉ ra rằng chính Hiến
pháp 2013 cũng vi hiến, vì nó chứa đựng một số điều
khoản vi phạm mấy điều quan trọng khác trong Hiến pháp. Ví dụ như quy định “Đảng
Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, quy định “đất
đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý”, và quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt
đối trung thành… với Đảng…, có nhiệm… bảo vệ… Đảng…”.
Bài “Bắt mạch Hiến… nháp” phân tích hàng loạt lỗi
sơ đẳng thuộc về thuật ngữ, văn phạm và kỹ
thuật lập hiến trong Hiến pháp 2013, được phân loại theo các hội
chứng “tất định”, “lắm lời”, “ít chữ”, “tuyên giáo”, “lan man”, “đại ngôn”,
“bất chấp” và “vu vơ”, để chứng tỏ rằng chất
lượng của bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua mới đạt tầm bản
nháp.
Ba bài ấy góp phần khắc họa thực trạng của Hiện pháp.
Tất nhiên mới chỉ phản ánh một phần thực trạng. Sai lầm và hạn chế thì còn
nhiều, vẫn chưa kể hết. Những nét tích cực trong Hiến pháp 2013 cũng có, nhưng
người viết bàn đến ít hơn, vì việc ngợi ca đã được bao cây bút chuyên nghiệp
hưởng lương và nhuận bút đảm nhiệm. Những người viết không công chỉ nên tập
trung vào những vấn đề rất tâm huyết, chưa được hoặc còn ít được đề cập đến;
chẳng cần và cũng chẳng nên lấn sân, kẻo lại vô tình ảnh hưởng tới “miếng
ăn” của người khác.
Những người không có thời gian đọc ba bài viết kể trên, hoặc đọc
rồi nhưng vẫn chưa thấy đủ thuyết phục, xin tham khảo thêm ví dụ tiếp theo, để
hiểu tầm Hiến pháp.
4.4.
Hiến pháp 1992 quy định:
“Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,
Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.” (Điều 85)
“Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai
tháng kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội
khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá
mới.” (Điều 86)
Hai nội dung tương tự cũng được quy định trong Hiến pháp 1959 (Điều 45, Điều 46) và Hiến pháp 1980 (Điều 84, Điều 85). Nghĩa là chúng đã được duy trì trong ba Hiến pháp
liên tiếp và có hiệu lực suốt 54 năm.
Song Hiến pháp 2013 đã sửa đổi như sau:
“Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc
hội khoá mới phải được bầu xong.” (Khoản 2 Điều 71)
“Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là sáu
mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội
khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch
Quốc hội.” (Khoản 3 Điều 83)
Tức là “hai tháng” được thay bằng “sáu
mươi ngày”. Khi viết “hai tháng” thì có thể hiểu một
cách tương đối. Nếu“Quốc hội khoá mới… được bầu xong” 55 ngày “trước
khi Quốc hội hết nhiệm kỳ”, hay nếu “kỳ họp thứ nhất của Quốc hội
khoá mới được triệu tập” sau 65 ngày “kể từ ngày bầu cử
đại biểu Quốc hội”, thì không mấy ai thắc mắc, vì vẫn có thể coi như vậy là “khoảng
hai tháng”. Nhưng khi đã sửa lại thành “sáu mươi ngày”, thì
có nghĩa là đòi hỏi phảichính xác theo ngày, đúng là “sáu mươi
ngày”, chứ không thể là “năm mươi chín ngày” hay “sáu
mươi mốt ngày”.
Vốn chỉ cần “tương đối chính xác”, nay lại đòi hỏi “tuyệt
đối chính xác”. Phải chăng đó là một bước tiến mới của Hiến pháp Việt Nam?
Nhằm đánh giá đúng mức “bước tiến” này, ta hãy
cùng nhau thực hiện mấy bước suy luận đơn giản. Để đảm bảo rõ ràng và chính
xác, ta sử dụng mấy ký hiệu toán học, chỉ ở tầm sơ đẳng, đơn giản đến mức những
ai đã học xong chương trình tiểu học đều không cần phải né tránh.
Gọi ngày Quốc hội hết nhiệm kỳ là c, ngày
bầu cử đại biểu Quốc hội là x, ngày bầu xong
Quốc hội khóa mới là y vàngày kỳ họp
thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập là z.
Vì
“Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới… do Chủ
tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu
ra Chủ tịch Quốc hội”
nên không thể coi nó là một buổi liên hoan thuần túy, nhằm chia
vui giữa những người vừa cùng trúng cử, mà phải là một ngày làm việc thực sự
của Quốc hội khóa mới. Do Quốc hội khóa mới không thể họp để bầu những chức vụ
quan trọng, như Chủ tịch Quốc hội, trước khi nhiệm kỳ của Quốc hội khóa cũ
kết thúc và nhiệm kỳ của Quốc hội khóa mới bắt đầu, nên c ≤ z.
Vì
“Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được
triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội”
nên z ≤ x + 60.
Vì thời điểm bầu xong Quốc hội khóa mới y không
thể nằm trước ngày bầu cử x, nên x ≤ y,
và do đó x + 60 ≤ y + 60.
Vì
“Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,
Quốc hội khoá mới phải được bầu xong”
nên y ≤ c – 60, tức là y +
60 ≤ c.
Nối bốn bất đẳng thức vừa thu được, ta thu được
c ≤ z ≤ x + 60 ≤ y +
60 ≤ c.
Vì số lớn nhất và số nhỏ nhất trong dãy bất đẳng thức cùng chiều
trên đều bằng c, nên tất cả các thành phần đều phải bằng nhau,
tức là c = z = x + 60 = y + 60. Từ đó suy
ra
x = y = z – 60 = c -
60.
Như vậy, về thực chất, Hiến pháp 2013 quy định rằng: Ngày
bầu xong Quốc hội khóa mới y phải trùng với ngày bầu cử đại
biểu Quốc hội x, và ngày ấy phải cách ngày Quốc hội hết
nhiệm kỳ c và ngày kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được
triệu tập z đúng 60 ngày.
Nếu đòi hỏi tuyệt đối cố định như thế, thì tại sao không viết
thẳng ra, mà vòng vo qua “trước khi” với “chậm nhất”?
Chẳng nhẽ muốn thử thách khả năng tính toán của những người thực thi Hiến pháp
hay sao?
Đáng nói hơn, đấy là đòi hỏi vô cùng phi lý, không bao
giờ thỏa mãn được!
Thật vậy, sau khi kết thúc bỏ phiếu vào bảy giờ tối hay mười
giờ đêm (theo quy định của Điều 57 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội), thì ngày hôm sau mới
có thể kiểm phiếu giữa “thanh thiên bạch nhật” để những ai
quan tâm có thể chứng kiến. Rồi cần một số ngày để tổng hợp và công
bố kết quả bầu cử Quốc hội. Ví dụ: Ngày bầu cử Quốc
hội khóa XIII là 22/5/2011 và ngày công bố kết quả bầu cử Quốc hội là 1/6/2011, tức là 10
ngày sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội xthì Hội đồng bầu cử mới
công bố kết quả bầu cử.
Có thể quan niệm rằng ngày Hội đồng bầu cử công
bố kết quả bầu cử chính là ngày bầu xong Quốc hội khóa
mới yhay không? Không thể như vậy! Bởi vì còn phải
chờ đợi tiếp nhận khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Và nếu sau đó khiếu
nại được thừa nhận là đúng, thì có thể phải tổ chức bầu cử lại (khi
phải hủy bỏ kết quả của đơn vị bầu cử nào đó) hoặcbầu cử thêm (khi
phải loại bỏ một vài người vốn được coi là trúng cử và không ai trong số các
ứng cử viên còn lại của đơn vị bầu cử đó “được quá nửa số phiếu hợp lệ” để
có thể “trúng cử” theo quy định của Điều 70 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội). Vì vậy, chỉ
sau khi công bố kết quả bầu cử Quốc hội, chờ đợi và giải quyết xong khiếu nại,
rồi đi đến kết luận là không phải bầu cử lại hay bầu cử thêm, hoặc tổ chức xong
bầu cử lại hay bầu cử thêm (nếu cần), thì mới có thể coi là “Quốc hội khóa mới…
được bầu xong”.
Điều 78 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định:
“1. Mọi khiếu nại về kết quả bầu cử phải được
gửi đến Hội đồng bầu cử chậm nhất là mười ngày kể từ ngày Hội đồng
bầu cử công bố kết quả bầu cử.
2. Hội đồng bầu cử có trách nhiệm xem xét, giải
quyết khiếu nại về kết quả bầu cử trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận
được khiếu nại…”
Rõ ràng, chỉ có thể coi là không có hoặc đã tiếp nhận đầy đủ “khiếu
nại về kết quả bầu cử” sau khi đã đợi đủ “mười ngày kể từ ngày
Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử”. Do đó, trong mọi trường hợp đều phải
chờ đợi khiếu nại đủ 10 ngày. Và nếu có “khiếu nại về kết quả bầu
cử” thì “Hội đồng bầu cử có trách nhiệm xem xét,
giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày
nhận được khiếu nại“. Tức là thời gian chờ đợi và giải
quyết khiếu nại ít nhất phải lớn hơn 10 ngày và nhiều nhất là 10 + 30 = 40
ngày kể từ “ngày Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử”.
Vì thế, hiệu số y – x giữa thời điểm “bầu
xong” y và ngày bầu cử x phải bằng
tổng số của thời gian chờ đợi “Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử” (có
thể là 10 ngày như năm 2011), cộng với 10 ngày chờ đợi khiếu nại (theo
luật định), và cộng với thời gian giải quyết khiếu nại (nhiều nhất là 30
ngày theo luật định). Nghĩa là hiệu số y – x ít nhất phải lớn hơn10 và
có thể bằng 10 + 10 + 30 = 50 ngày. Ấy vậy
mà Quốc hội khóa XIII quy định trong Hiến pháp 2013 rằng hiệu số y
– x phải bằng 0 ngày.
Chưa hết, trong trường hợp phải tổ chức bầu cử lại thì
có thể phải mất đến 15 ngày, và nếu phải bầu cử thêm thì có
thể mất đến 20 ngày, theo quy định của Điều 71 và Điều 72 Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội (xem Phụ lục II). Do “ngày bầu cử phải là
ngày chủ nhật” (Điều 54 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội), nên khoảng cách giữa
hai ngày bầu cử kế tiếp ít nhất là 7 ngày. Trong những hoàn cảnh ấy, hiệu số y
– x có thể còn tăng thêm từ 7 đến 15 hay 20 ngày, khiến cái đích hiến
địnhy – x = 0 của Quốc hội khóa XIII càng trở nên xa vời.
Cần phải khẳng định rằng: Dù có sửa lại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, thì cũng không
bao giờ có chuyện ngày bầu cử đại biểu Quốc hội x trùng
với ngày bầu xong Quốc hội khóa mới y, vì tổng thời gian
cần thiết để tổng hợp vàcông bố kết quả bầu cử Quốc hội, để chờ đợi và
giải quyết khiếu nại, để tổ chức bầu cử lại hay bầu cử thêm (nếu cần) bao giờ
cũng lớn hơn nhiều so với 0 ngày.
Tóm lại, không thể tồn tại ngày bầu cử đại biểu Quốc
hội x, ngày bầu xong Quốc hội khóa mới y và ngày kỳ
họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập z thỏa mãn quy định
của Điều 71 và Điều 83 Hiến pháp 2013.
Như vậy, Điều 71 và Điều 83 mâu thuẫn với nhau, nói cách khác là chúng vi
phạm lẫn nhau, nên cả hai đều thuộc vào những điều khoản hiến định vi
hiến (đã được đề cập trong bài “Hiến pháp vi hiến”).
Hậu quả là: Dù chọn bất cứ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội x nào
và bất cứ ngày kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu
tập z nào thì cũng vi phạm Điều 71 hoặc Điều
83. Do đó, nếu không sớm khắc phục lỗi hiến định này, thì sắp tới việc
chuyển tiếp nhiệm kỳ Quốc hội sẽ chẳng thoát khỏi vi phạm Hiến pháp.
Hiến pháp mà vi hiến, đến mức không thể chọn được ngày
bầu cử đại biểu Quốc hội x và ngày kỳ họp
thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập z một cách hợp
hiến, thì có xứng đáng là Hiến pháp hay không? Lỗi này
cùng với đống lỗi đã được chỉ ra trong ba bài “Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?”, “Hiến pháp vi hiến” và “Bắt mạch Hiến… nháp” đã đủ khiến bạn thấy não
lòng với Hiến pháp hay chưa?
Còn gì đơn giản và thiết thân đối với Quốc hội hơn so với việc
hiến định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và ngày kỳ
họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập? Những thứ đơn giản và
thiết thân như vậy mà còn hiến định sai, thìcó xứng đáng với vai trò
lập hiến hay không?
Trớ trêu thay, bộ máy lập hiến đã quá tập trung năng lực vào
việc chế tác những điều khoản hiến định mập mờ hằng đánh lừa Dân, cuối cùng lại
đuối sức mà sa bẫy của chính mình.
Hiến pháp “lẩm cẩm” như thế, mà Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng lại “khẳng định… chúng ta có thể yên tâm thông
qua… đã chuẩn bị công phu, đã chuẩn bị tâm
huyết với tinh thần làm việc tận tụy, khoa
học“.
Hiến pháp đầy sai sót rõ ràng như thế, mà bao chiến binh của đảng trên mặt trận văn hóa tư tưởng hết lời ca ngợi,
rồi còn lên án những ý kiến phê phán là “lạc lõng”, “thiếu
thiện chí” và “bộc lộ dã tâm xấu xa”…
Biết não lòng thay ai?
4.5.
Sai lầm của cặp Điều 71 và Điều 83 trong Hiến pháp 2013 thực ra đã tồn tại trong Hiến pháp 1959 (Điều 45, Điều 46),Hiến pháp 1980 (Điều 84, Điều 85) và Hiến pháp 1992 (Điều 85, Điều 86). Việc thay “hai tháng” bằng “sáu
mươi ngày”không phải là nguyên nhân chính tạo ra sai lầm, mà chỉ là nhân tố
khuếch đại sai lầm. Riêng việc hiến định thời điểm bầu cử Quốc hội và thời
điểm triệu tập kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, họ đã phạm phải bốn sai lầm
thuộc về kỹ thuật lập hiến, lập pháp.
Sai lầm thứ nhất là dùng thời điểm “Quốc hội hết
nhiệm kỳ” làm mốc hiến định. Vì “Quốc hội là… cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 69 Hiến pháp 2013) và vì bộ máy Nhà nước không thể “vô
chủ”, nên bình thường thì nhiệm kỳ của Quốc hội khóa trước kết thúc đúng
vào lúc Quốc hội khóa sau tiếp quản nhiệm vụ, thông qua “kỳ họp thứ
nhất của Quốc hội khóa sau”. Và Điều 3 Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã qui
định như vậy:
“Nhiệm kỳ của mỗi khóa
Quốc hội là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Quốc
hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa
sau.”
Cho nên, dùng thời điểm “Quốc hội hết nhiệm kỳ” để
xác định thời điểm bầu cử, rồi lại dùng thời điểm bầu cử để xác định thời điểm
triệu tập “kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau”, như thế là luẩn
quẩn, “lẫn đuôi với đầu”. Hơn nữa, thời điểm “Quốc hội hết
nhiệm kỳ” là yếu tố có thể thay đổi, nên việc dùng nó để quy định hai
thời điểm quan trọng khác là“vu vơ”, cũng tương tự như quy ước rằng “vị
trí cất dấu thư mật cách chỗ… vện vàng nằm đúng một mét về phía tây nam”,
trong khi chỉ cần lăn mấy vòng do lên cơn ngứa thì vện vàng đã dịch chuyển hàng
mét, đó là chưa kể tình huống chàng vện vàng chợt thấy nàng mực đen vẫy đuôi
phía xa xa…
Sai lầm thứ hai cũng tương tự, thuộc loại “bắt mèo
vồ đuôi”. Đó là, thay vì quy định về thời điểm phải tổ chức bầu cử
Quốc hội (tức là ngày bầu cử đầu tiên), thì lại đưa ra quy
định về thời điểm “Quốc hội khoá mới phải được bầu xong“.
Rõ ràng là không thể đoán trước thời điểm “bầu xong”, vì chẳng ai
biết trước có phải bầu cử thêm, bầu cử lại hay
không, và thực tế phải giải quyết khiếu nại trong bao lâu.
Sai lầm thứ ba là chỉ quy định cận trên, mà không
quy định cận dưới cho thời gian bầu cử Quốc hội. Vì thế, nếu chỉ phải
thỏa mãn điều kiện “Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc
hội khoá mới phải được bầu xong“ (Điều 71 Hiến pháp 2013), thì có thể tổ chức bầu cử Quốc hội
khóa sau sớm hơn thường lệ mấy năm. Một số tổ chức
quốc tế vẫn thường làm như vậy, nên bên cạnh President (Chủ tịch đương nhiệm)
còn có President Elect (Chủ tịch đã được bầu cho nhiệm kỳ sau). Có
điều, nếu Quốc hội khóa sau được bầu sớm hơn mấy năm, thì điều đó sẽ gây ra
những ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn, các vị “đại thần” đương nhiệm
sẽ dễ dàng hơn trong việc tác động để mình được tái đắc cử cho khóa sau, bởi
nếu ai không ủng hộ thì có thể bị trả thù trong thời gian khá dài. Hơn nữa, đối
với các vị đại biểu thực dụng, bình thường họ cố gắng gương mẫu đến cuối nhiệm
kỳ, với hy vọng được bầu thêm một khóa nữa, nhưng nếu mới giữa nhiệm kỳ đã biết
đó là khóa cuối cùng, thì có thể họ chỉ còn lo tận dụng điều kiện thuận lợi
trước khi “gác kiếm”.
Sai lầm thứ tư là dùng “ngày bầu cử đại biểu Quốc
hội” (tức là ngày bầu cử đầu tiên) để quy định thời điểm “chậm
nhất” mà “kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu
tập”, trong khi không thể biết trước: Kỳ bầu cử sẽ kéo dài bao lâu? Có xảy
ra tố giác gian lận bầu cử hay không? Nếu đến thời điểm “chậm nhất” ấy
mà bầu cử vẫn chưa xong thì làm sao có thể triệu tập “kỳ họp thứ nhất
của Quốc hội khoá mới”?
Vấn đề đang bàn không phải là đặc thù riêng biệt của Việt Nam, để
phải tự lần mò sáng tạo. Chỉ cần cầu thị và khiêm tốn học hỏi hiến pháp các
nước khác, thì có thể dễ dàng tránh được những sai lầm sơ đẳng như vậy. Chẳng
hạn, Điều 39Hiến pháp CHLB Đức quy định như sau:
“(1) Quốc hội được bầu cho bốn năm, theo các quy
định sau đây. Nhiệm kỳ của nó kết thúc khi Quốc hội mới được triệu tập. Bầu cử
cho nhiệm kỳ sau xẩy ra sớm nhất là bốn mươi sáu và muộn nhất là bốn mươi tám
tháng sau khi nhiệm kỳ bắt đầu. Trong trường hợp giải thể Quốc hội, bầu cử xảy
ra trong vòng sáu mươi ngày.
(2) Quốc hội được triệu tập muộn nhất vào ngày
thứ ba mươi sau bầu cử.”
Nghĩa là:
(a) Thời điểm “nhiệm kỳ bắt đầu” (chứ
không phải thời điểm “nhiệm kỳ kết thúc”) của Quốc hội
khóa này được lấy làm mốc để xác định thời điểm bắt đầu bầu cử Quốc
hội khóa sau. Thời điểm “Quốc hội mới được triệu tập” làthời
điểm “nhiệm kỳ kết thúc” của Quốc hội khóa này. Tức là thời
điểm “nhiệm kỳ kết thúc” chỉ là hệ quả, chứ không phải là
tiền đề để xác định các thời điểm khác.
(b) Hiến pháp chỉ ràng buộc về thời điểm bắt
đầu bầu cử, chứ không ràng buộc về thời điểm bầu cử xong (vì
không thể biết trước bầu cử sẽ kéo dài bao nhiêu lâu).
(c) Có cả cận trên và cận dưới cho thời điểm
bắt đầu bầu cử: Không được sớm hơn 46 tháng và không được muộn hơn
48 tháng kể từ khi nhiệm kỳ bắt đầu.
(d) Dùng thời điểm bầu cử xong (“sau
bầu cử”, chứ không phải là thời điểm bắt đầu bầu cử) để xác
định thời điểm“Quốc hội được triệu tập”.
Đáng tiếc là sai lầm vừa được đề cập đã tồn tại hơn nửa thế kỷ,
nhưng các nhà lập hiến Việt Nam vẫn không nhận ra để khắc phục, mà ngược lại
còn làm trầm trọng hơn trong Hiến pháp 2013. Ví dụ này cho thấy sai
lầm có thể được bộ máy cầm quyền kiên định duy trì và khuếch đại như thế nào.
5. Kẻ thua người thắng
Đã tranh đua thì có kẻ thua, người thắng. Có điều, trên chính
trường, đôi khi đinh ninh thắng lại là thua, và đã tưởng thua thì hóa ra là
thắng.
5.1.
Điều khiển Quốc hội thông qua bản Hiến pháp được sửa đổi theo ý
muốn, với tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối, thế lực cầm quyền coi đó là thắng
lợi rực rỡ. Với tinh thần “quyết chiến quyết thắng”, họ đã bỏ ngoài
tai mọi phản biện khuyên can, luôn sẵn sàng phản công bằng cách chụp mũ “tư
tưởng thù địch”. Độc chiếm cabin, ỷ vào tay lái, họ hưng phấn nhấn ga cán
đích. Nhưng phải chăng, đằng sau cái đèo được coi là đích ấy là… vực thẳm chờ
chế độ? Liệu còn vực thẳm nào sâu hơn thất vọng trong lòng
Dân?
Một lực lượng khác cũng được chia sẻ thắng lợi, đó là những người
theo quan điểm “cách mạng dân chủ triệt để”. Họ cho rằng chỉ có
được xã hội dân chủ ở Việt Nam thông qua một cuộc cách mạng triệt để,
tức là phải xóa sạch dấu vết của chế độ độc tài. Bởi họ hoàn toàn không tin vào
khả năng tỉnh ngộ và thích nghi dân chủ của “tập đoàn lợi ích cầm
quyền”. Bằng việc khư khư khẳng định trong Hiến pháp 2013 những quan điểm
đã quá lỗi thời và lộ rõ là sai lầm, có hại cho Dân tộc và Nhân dân, bất chấp
bao ý kiến góp ý tâm huyết, thế lực cầm quyền đã phụ họa cho xu hướng
“cách mạng dân chủ triệt để” (không đội trời chung); đồng thời cũng phủ
nhận quan điểm “cách mạng dân chủ ôn hòa”của xu hướng chấp nhận những
người xứng đáng trong giới đương quyền có chỗ đứng hợp lý trong tương lai Dân
tộc.
Phần lớn những người theo quan điểm “cách mạng dân chủ ôn
hòa” đều hiểu rằng việc xây dựng một nhà nước dân chủ đích thực, thực
sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là một quá trình phấn
đấu lâu dài và gian nan. Dẫu biết rằng “ôn hòa” thì lâu tới
đích, nhưng vẫn muốn kiên trì “ôn hòa” để tránh lãng phí
máu Dân và hỗn loạn xã hội. Hơn nữa, dân chủ hóa xã hội là quá
trình bền bỉ nâng cao dân trí, vì dân chủ chỉ hình thành và trụ vững trong xã
hội mà đa số người dân đủ giác ngộ và chín muồi dân chủ. Khi tỉnh táo
và đã sống đủ lâu trong chế độ này thì khó có ảo tưởng, nên cũng chẳng bị bất
ngờ về việc nhà cầm quyền thông qua bằng được Hiến pháp như vậy. Song vẫn dội
lên một đợt sóng buồn trong lòng những người cố nuôi hy vọng vào hiệu
quả của cuộc đấu tranh ôn hòa vì dân chủ xã hội.
5.2.
Tổn thất nặng nề nhất rơi vào Quốc hội. Thông qua
Hiến pháp như vậy với tỷ lệ 486/488 = 99,59% “TÁN THÀNH”, 0/488 =
0% “KHÔNG TÁN THÀNH” và 2/488 = 0,41% “phiếu trắng” (tính
trên tổng số các đại biểu đã tham gia biểu quyết), Quốc hội khóa XIII
đã đồng thanh tự phủ định mình một cách toàn diện và triệt để.
Nhất trí thông qua một bản Hiến pháp có hại cho Nhân dân và trái
với nguyện vọng của đông đảo cử tri, Quốc hội khóa XIII đã tự phủ định
tư cách cơ quan đại diện của Nhân dân, tự phủ định tư cách Quốc hội của Nhân
dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Đừng tưởng như thế là chứng tỏ lòng trung thành với đảng và chế
độ. Nhất trí thông qua một bản Hiến pháp có hại cho uy tín của ĐCSVN và gây ảnh
hưởng xấu đối với sự tồn vong của chế độ, các đại biểu Quốc hội khóa
XIII không chỉ bộc lộ hạn chế về bản lĩnh, mà còn thể hiện rằng họ thiếu trách
nhiệm đối với cả đảng và chế độ của họ. Việc tôn vinh đại biểu “dám
bỏ phiếu trắng” cũng phản ánh cách nhìn vô vọng của dư
luận đối với bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.
Nhất trí thông qua một bản Hiến pháp chứa đựng nhiều quy định phi
lý có hại cho sự phát triển của Đất nước, lạc hậu so với thời cuộc và quá tụt
hậu so với tầm lập hiến phổ biến trên Thế giới, Quốc hội khóa XIII đã
tự phủ định trình độ và khả năng nhận thức của mình.
Nhất trí thông qua một bản Hiến pháp phạm quá nhiều lỗi thô thiển,
không chỉ về lô-gíc, văn phạm và thuật ngữ, mà cả về kỹ thuật lập hiến lập
pháp, Quốc hội khóa XIII đã tự phủ định khả năng lập hiến và lập pháp
của mình.
Mất mát lớn nhất thuộc về những đại biểu Quốc hội đã từng
được đông đảo cử tri tín nhiệm và đặt nhiều kỳ vọng. Với những ý kiến góp ý
trái với “định hướng chỉ đạo”, nhưng lại hợp lý và hợp với lòng
Dân, họ đã thắp lên trong đêm đông ngọn lửa hy vọng. Buồn thay, phần lớn các
góp ý mang tính then chốt đã không được chấp nhận. Buồn hơn nữa, với một dự
thảo có nhiều điểm trái với chính kiến của bản thân (đã được trình bày công
khai trên diễn đàn Quốc hội và đã được các phương tiện truyền thông phổ biến
rộng rãi), lẽ ra phải bấm nút “KHÔNG TÁN THÀNH”, hoặc ít nhất cũng
bỏ“phiếu trắng”, song họ lại quyết định “TÁN THÀNH”. Điều đó
khiến bao cử tri thất vọng và nuối tiếc đã lạm phát lòng tin.
5.3.
Sau khi chủ động thừa nhận công khai, rằng “Tôi là một trong 2 người không bấm nút” (mặc dù đã
bấm cái nút mang tên“KHÔNG BIỂU QUYẾT”), đại biểu Quốc hội Dương Trung
Quốc được ca ngợi như người hùng. Trái lại với sự lo ngại của dư luận, đại biểu
Dương Trung Quốc không bị lãnh đạo chê trách, mà còn được “trân trọng”,
như ông đã thổ lộ:“Chủ tịch Quốc hội nói với tôi rằng Quốc hội không những tôn trọng mà còn
là trân trọng nữa.”
Tất nhiên, nếu không “trân trọng” và tin tưởng
cao độ, thì tổ chức đã chẳng cơ cấu ông vào Quốc hội suốt 3 khóa liên tục (XI, XII và XIII). Được “trân
trọng” cũng phải thôi, bởi phát biểu của ông thường giúp chứng tỏ tính
hữu ích của hoạt động Quốc hội, góp phần giải tỏa bức xúc dư luận vì đề cập
đúng những vấn đề mà người dân muốn nghe, nhưng lại không khiến giới lãnh đạo
cảm thấy đáng lo ngại vì biết dừng đúng chỗ. Một trong hai lá “phiếu
trắng” quá hiếm hoi ấy chẳng gây ảnh hưởng xấu cho kết quả biểu quyết tán
thành gần như tuyệt đối, mà ngược lại còn giúp cho việc thông qua Hiến pháp
2013 tránh được vết nhơ dân chủ của trạng thái kỳ dị “100% tán thành”.
Hơn nữa, khi đã được dự luận đánh giá là thẳng thắn và có tinh thần trách
nhiệm, thì lời đảm bảo của đại biểu Dương Trung Quốc về tính dân chủ của
quá trình thảo luận và thông qua Hiến pháp 2013 càng có giá trị thuyết phục:
“Như nhiều lần tôi đã phát biểu, và bản thân tôi cũng
trực tiếp tham gia vào dự thảo Hiến pháp với tư cách là một thành viên ban biên
tập, rằng tôi có thể khẳng định công tác chuẩn bị đã
tiến hành trong thời gian dài, đầu tư nhiều công sức, thảo luận
dân chủ. Trong quá trình đó, hầu như tất cả ý kiến đều
được ghi nhận và có hồi âm, giải trình rõ ràng.”
Phát biểu trên khiến ta phân vân, nhớ lại lời “thú nhận” của
đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch:
“Trước khi phát biểu tôi xin tự kiểm điểm tôi là
thành viên của ban biên tập, tham gia hai chương, nhưng khi ra tới bản dự thảo
lần này thì không có chữ nào của tôi cả. Tất cả những đề xuất của tôi không
được đưa vào.”
Cùng một hình hài “dân chủ”, lại được nhìn nhận từ hai tỉnh thành kề cận, tại sao phản ánh của đại biểu Quốc hội
Thành phố Hồ Chí Minh lại vênh với đánh giá của đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai
đến như vậy?
Phải chăng, Tiến sỹ Kinh tế
và Cử nhân Luật Trần Du Lịch có “tư duy thực dụng”,
nên đo “dân chủ” bằng hiệu quả, tức làmuốn ý
kiến góp ý phải được lắng nghe và tiếp thu? Còn nhà sử học Dương Trung Quốc
thì có “nhãn quan lịch sử”, không quên quá khứ phải “ngậm
tăm”, nên bây giờ được nói thì dễ hài lòng với mức độ “dân chủ” hiện
tại? Chính trị gia có “nhãn quan lịch sử” cũng tốt, nhưng lịch
sử thời nay của nước nhà sẽ được thể hiện thế nào dưới “ngòi bút chính
khách” của ông Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam?
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã đặt ra câu hỏi:
“Theo ông, vì sao lại có nhiều người lên
tiếng không đồng tình với việc tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội
bỏ phiếu tán thành Hiến pháp sửa đổi?”
Và nhận được câu trả lời của đại biểu Dương Trung Quốc như sau:
“Rất khó để có thể đánh giá nhiều người không
đồng tình. Anh căn cứ vào đâu? Còn nếu dư luận xã hội, nhất là
trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì rất khó định lượng.”
Lạ thay! 7 người đã đủ nhiều để quyết định “thống nhất cả
ba nhóm thành một đảng” – Đảng Cộng sản Việt Nam. 5 người đã đủ nhiều để bị quy kết là “tập trung
đông người ở nơi công cộng” và bị cấm đoán. 488 người đã đủ nhiều để quyết định thông qua Hiến pháp
2013, áp đặt lên cuộc sống của hơn 90 triệu dân. Ấy vậy mà 72 người ký tên trực tiếp vàgần 15 nghìn người ghi tên tán thành “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ vẫn chưa
đủ nhiều để “có thể đánh giá nhiều người không đồng tình” với
Hiến pháp 2013.
Nếu thành tâm tin rằng số người không đồng tình là ít,
tức là đại đa số người dân đều đồng tình với dự thảo Hiến pháp 2013,
thì với tư cách “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn
vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả
nước“ (Điều 97 Hiến pháp 1992 và Điều 79 Hiến pháp 2013), ông phải bỏ phiếu “TÁN THÀNH”,
chứ sao lại bỏ “phiếu trắng”?
5.4.
Chứng kiến thành công của người khác, 22 đại biểu (thực tế có thể
còn nhiều hơn thế) đã biến thắng thành thua có lẽ không tránh
khỏi chạnh lòng. Đó là 3 đại biểu đã bấm nút “KHÔNG TÁN THÀNH” và
19 đại biểu đã bấm nút “KHÔNG BIỂU QUYẾT”, nhưng sau đó chữa lại
thành “TÁN THÀNH”. Chưa chắc cấp trên coi việc đính chính của
họ là biểu hiện“biết vâng lời”, mà có khi còn ngầm đánh giá là “hèn”.
Giả sử ngược lại, nếu vẫn kiên định giữ nguyên biểu quyết ban đầu, thì biết đâu
họ cũng được cấp trên “trân trọng” như ai. Tiếc rằng, cả đời
nghị trường chỉ có cơ hội tham gia biểu quyết thông qua Hiến pháp một lần,
nhưng họ lại bỏ lỡ cơ hội, chịu thua… chính mình.
Rút kinh nghiệm, để có được kết quả biểu quyết trung thực và khách
quan hơn, nên chăng không để các đại biểu Quốc hội chứng kiến diễn biến kết quả
biểu quyết khi chưa kết thúc, nhằm tránh ảnh hưởng đến tâm trạng của họ khi bấm
nút? Có thể bạn sẽ lập luận là không nên, vì việc để các đại biểu Quốc hội
chứng kiến trực tiếp kết quả biểu quyết một cách liên tục sẽ giúp hạn chế biến
báo. Nhưng nếu muốn, người ta thừa sức tiến hành thao tác kỹ thuật để sửa kết
quả hiển thị ngay trước mắt năm trăm đại biểu Quốc hội.
6. Lỗi chung ai gánh?
Thường thì thành tích dễ có năm bà xưng là mẹ, mười ông nhận là
cha. Song sai lầm lại dễ bị rơi vào cảnh mồ côi, khó tìm nổi người
tự nguyện đứng ra chịu trách nhiệm.
Hiển nhiên, một tác phẩm như Hiến pháp 2013 không chỉ có năm mẹ
mười cha, mà hàng trăm cha mẹ cùng chia sẻ thành công. Song từ đó cũng tòi ra
hàng đống lỗi, liệu “những đứa con ngoài ý muốn” đó có lâm cảnh
mồ côi?
Những ai phải chịu trách nhiệm về chất lượng của Hiến pháp 2013?
Có thể quy về ba thành phần như sau:
(1) Thế lực thực quyền quyết định, tức là
những người thuộc thế lực có thực quyền và
trên thực tế đã dùngquyền đó để quyết
định những nội dung quan trọng nhất của Hiến pháp, đồng thời quyết
định đưa Dự thảo ra Quốc hội để biểu quyết thông qua vào thời điểm
nào.
(2) Nhóm soạn thảo sửa đổi Hiến pháp, tức là
những người tham gia viết và hiệu chỉnh Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
(3) Quốc hội, nơi xem xét, thảo luận
góp ý và biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Thành phần Quốc
hội được công khai. Thành phần thế lực thực quyền quyết định và nhóm
soạn thảo sửa đổi Hiến phápgồm những ai, thì người ngoài không biết. Mà ta
cũng chẳng cần biết. Như vậy sẽ khách quan hơn khi đánh giá.
Ngoài ba thành phần kể trên, còn có Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992, gồm 30 thành viên, được nêu tên đích danh trong Nghị quyết số 06/2011/QH13 của Quốc hội. Ở đây, ta không
xem xét trách nhiệm riêng của Ủy ban này đối với việc sửa đổi Hiến pháp. Vì
sao? Một mặt, có lẽ nó chỉ là tập hợp mang tính đại diện, có ý nghĩa tượng
trưng, khiến ai đó bình luận trên internet là nó giống như một Ban lễ tang cấp
Nhà nước. Mặt khác, có lẽ nó đóng vai trò trung gian giữa ba thành phần kể
trên, và mọi thành viên của Ủy ban đều có mặt trong một, hay hai, hay cả ba
thành phần kể trên.
6.1.
Do thế lực thực quyền quyết định những
nội dung quan trọng nhất của Hiến pháp, nên họ cũng phải chịu
trách nhiệm về những hạn chế của chúng, đặc biệt về những nội dung bất hợp lý
đã được nhiều người góp ý, nhưng họ vẫn cương quyết bảo lưu. Ví dụ như những
điều được đề cập trong bài “Hai tử huyệt của chế độ” và bài “Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo”. Vì bị thế lực
thực quyền xác định là “bất di bất dịch”, nên một số nội
dung phi lý được duy trì trong Hiến pháp 2013, nhưng với tư cách vi
hiến, như đã được trình bày trong bài “Hiến pháp vi hiến”.
Bản thảo chứa nhiều lỗi và nhiều điểm gây bất đồng là chuyện
thường tình. Còn lỗi thì còn sửa. Còn bất đồng thì còn trao đổi để thiết lập
phương án dung hòa. Tiếc rằng, thế lực thực quyền đã quyết định dừng quá trình
thảo luận nhằm hoàn thiện bản thảo, và thông qua bằng được Dự thảo vào thời
điểm ấy. Cho nên, dù các lỗi bắt nguồn từ đâu, thì trách nhiệm về sự
tồn tại của chúng trong Hiến pháp 2013 trước hết thuộc về thế lực đã quyết định
dừng lại, không được sửa tiếp. Và trách nhiệm về việc thông qua Hiến pháp ở tầm
bản nháp trước hết thuộc về thế lực đã quyết định phải thông qua vào thời điểm
ấy.
Trách nhiệm về từng vấn đề cụ thể thực sự thuộc về những cá nhân
nào? Điều đó chỉ những vị trong cuộc mới biết. Người ngoài có thể
suy đoán, nhưng nếu chỉ đoán mò, thì dễ nghĩ oan cho ai đó. Sẽ là quá tùy tiện,
nếu mặc nhiên dồn hết mọi sai lầm cho mấy người và phủ định mọi đóng góp của
họ, chỉ vì họ hay gây phản cảm. Để góp phần hạn chế bớt những kết luận
âm tính do định kiến gây ra, xin nhắc lại hai ký ức dương tính.
Ký ức thứ nhất có được khi đọc bài “Chính phủ kiến nghị: Quyền lập hiến thuộc về nhân dân”,
đăng trên VietNamNet ngày 11/4/2013 (theo báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh).
Bài này thuật lại một số kiến nghị của Chính phủ đối với Dự thảo Hiến pháp. Ví
dụ:
“Chính phủ cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các
quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực
hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị
hạn chế bằng luật.“
Đây là điều quan trọng. Vốn dĩ, Hiến pháp Việt Nam hay có mệnh đề “theo
quy định của pháp luật”, nên không chỉ Chính phủ, mà cả Ủy ban nhân
dân cấp phường xã cũng có quyền đưa ra quy định nhân danh pháp luật. Nay,
nếu thay từ“pháp luật” bằng từ “luật”, thì chỉ
Quốc hội mới có thể hạn chế quyền con người và quyền công dân, vì chỉ Quốc
hội mới có quyền ban hành luật. Điều đó cũng có nghĩa là: Chính
phủ không có quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền con người và quyền cơ
bản của công dân, và tất cả các nghị định thuộc loại này đều vi hiến.
Có lẽ nhiều người ngạc nhiên trước việc Chính phủ đưa ra một số
kiến nghị sửa đổi Dự thảo Hiến pháp theo hướng tiến bộ, mặc dù có thể thu hẹp
quyền hạn của Chính phủ. Và ngạc nhiên không kém, khi chỉ một phần kiến nghị
theo hướng tiến bộ của Chính phủ được chấp thuận trong bản Hiến pháp 2013.
Việc Chính phủ chủ động kiến nghị thu hẹp quyền hạn của chính mình
là một hành vi đáng trân trọng. Đương nhiên, đánh giá này chỉ đúng dưới hai giả
thiết:
(a) Nếu kiến nghị của Chính phủ là thật lòng, chứ không
phải đóng kịch để lấy lòng dư luận;
(b) Nếu Chính phủ đã thể hiện nhất quán và quyết tâm
bảo vệ kiến nghị ấy, chứ không phải “đánh trống bỏ dùi”.
Ký ức thứ hai có được khi đọc bài “Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu”, đăng trên
Tuổi trẻ Online ngày 23/10/2013. Theo đó, Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã
góp ý một số điểm trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo viết:
“Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy
gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.”
Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã góp ý như sau:
“Thực tình mà nói vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin là cả một quá trình, chứ năm ấy tư tưởng cũng
còn máy móc giáo điều, trí - phú – địa - hào đào tận gốc – trốc tận
rễ hoặc theo tư tưởng quốc tế cộng sản… ta biết rồi.”
“Thứ hai là theo tư tưởng Hồ Chí
Minh thì lúc ấy chưa hình thành, cũng là cả quá trình. Tới năm
1991, tại Đại hội lần thứ 7 tranh luận mãi, rằng tư tưởng đạo đức tác phong hay
là chỉ có đạo đức tác phong hay chỉ tư tưởng, sau kết luận là tư tưởng Hồ Chí
Minh, với một hệ thống quan điểm lý luận. Điều đó thì từ 1930 chưa thể
có được.”
Ý kiến trên hẳn đã khiến nhiều người bất ngờ và nể trọng, vì bản
thân không phát hiện ra, rằng mệnh đề “Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh“ là
hoàn toàn sai về mặt lịch sử. Có lẽ một phần nhờ thế mà hai phạm trù
“chủ nghĩa Mác – Lênin” và “tư tưởng Hồ Chí Minh” được xóa khỏi Lời nói đầu của Hiến pháp 2013, sau khi chúng đã tồn tại
trong tất cả các phiên bản dự thảo trước đấy.
Đó rõ ràng là kết quả của quá trình “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”. Ngộ ra mà tiến bộ là điều đáng mừng. Có điều, nếu coi việc
mình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là quang minh
chính đại, đồng thời lại bôi nhọ, lên án những người khác là“thoái hóa”, “biến
chất” khi họ cũng “biến” cũng “hóa” như
vậy, thì rõ ràng là không ổn.
6.2.
Đương nhiên, những người tham gia nhóm soạn thảo sửa đổi
Hiến pháp có công đáng kể đối với những điều khoản được sửa đổi theo
hướng tiến bộ. Nhưng cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của họ đối với nhiều
hạn chế trong Hiến pháp 2013. Có thể một số điểm sai trái là do “định
hướng” của thế lực thực quyền gây ra. Nhưng đối với những
lỗi thuộc về thuật ngữ, văn phạm và kỹ thuật lập hiến, như đã trình bày
trong bài “Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?” và
bài “Bắt mạch Hiến… nháp”, thì nhóm soạn thảo sửa đổi
Hiến pháp khó có thể chối bỏ trách nhiệm.
Thông thường, có lẽ chỉ những người có trình độ, kinh nghiệm và uy
tín mới được tham gia viết và hiệu chỉnh Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Nhưng họ
không được tự do thể hiện tài năng, mà chỉ được viết theo “định hướng”.
Nếu bao lần viết ra những điều tâm huyết đều bị “bề trên” bác
bỏ, thì khó giữ nguyên niềm tin và hưng phấn, nên có thể chỉ còn cầm bút viết
theo bản năng và chậc lưỡi chép ra những điều dễ được bên “đặt hàng” chấp
nhận.
Ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng khó tránh khỏi ức chế. Thử tưởng
tượng xem, giả sử bạn là nhà thơ, được ông bầu tuyển mộ để cùng mấy chục tài
năng khác tham gia sáng tác một bản trường ca. Nhưng ông bầu lại chỉ định một
số câu “lầm lời lạc điệu” và đòi hỏi chúng phải xuất hiện ở vị
trí trang trọng trong bản trường ca. Liệu bạn và tập thể đồng tác giả có thể
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hay không? Cố gắng đề nghị bỏ hay hiệu chỉnh mấy
câu định sẵn, nhưng đều bị ông bầu bác bỏ. Đề xuất mấy đoạn tâm đắc để bù lại,
thì lại bị tứ phía chữa lem nhem. Liệu bạn có còn đủ hứng thú để tham gia sáng
tác hay không?
Sự thể ra sao không rõ, nên cũng chỉ xuất phát từ thiện ý muốn
thông cảm mà cố phỏng đoán như vậy. Ít nhất, có một bằng chứng xuất hiện trên
internet, có thể minh họa cho bình luận này. Đấy là bản Dự thảo Hiến pháp kèm theo Báo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 11/4/2013.
Trong đó có một số điểm tương đối tiến bộ, được tiếp thu từ các ý kiến góp ý.
Bên cạnh phương án giữ nguyên tên nước hiện nay, còn có thêm phương án lấy lại
tên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (nhằm xóa tính từ “xã
hội chủ nghĩa” ra khỏi tên nước). Trong hai phương án hiến định về
các thành phần kinh tế, thì có một phương án bỏ nội dung “kinh
tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”… Thế nhưng, bản Dự thảo ấy đã bị vất bỏ
và không được công bố trên trang mạng Dự thảo Online.
Thay vào đấy, một bản Dự thảo bảo thủ hơn hẳn (đề ngày 17/5/2013) đột ngột xuất
hiện và được trình ra kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá XIII.
6.3.
Về lý mà nói, Quốc hội phải chịu mọi trách
nhiệm về những hạn chế hay sai lầm trong Hiến pháp, vì “Quốc hội là cơ
quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” (Điều 83 Hiến pháp 1992). Nhóm soạn thảo sửa đổi Hiến
pháp chỉ là bộ phận giúp việc, được chọn ra để giúp Quốc hội soạn thảo
Hiến pháp. Dù thế lực thực quyền gồm những ai, thì Hiến pháp
có hiệu lực (tức Hiến pháp 1992) cũng không cho cái tập thể ấy quyền lập hiến.
Hơn nữa, khi tất cả 16 ủy viên Bộ Chính trị Khóa XI của ĐCSVN đều là đại biểu Quốc
hội Khóa XIII, thì có lẽ tất cả thế lực thực quyền quyết
định diện mạo Hiến pháp 2013 đều thuộc Quốc hội.
Trên thực tế, Quốc hội do ai lập ra và bằng cách nào, thành phần
và thực quyền của nó ra sao, điều đó thì chúng ta đều biết. Nhưng khi bản thân
Quốc hội luôn tự khẳng định, rằng “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN Việt
Nam”, kể cả trong Điều 69 của Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua, thì chẳng
có lý do hợp lý nào cho phép Quốc hội đổ trách nhiệm về những hạn chế của Hiến
pháp cho thế lực khác.
Dù chúng bắt nguồn từ đâu, bất kể từ thế lực thực quyền hay
từ nhóm dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thì Quốc hội cũng phải
chịu trách nhiệm cuối cùng về những sai lầm và sai sót trong Hiến pháp,
vì nếu Quốc hội không thông qua bản Dự thảo ở tầm ấy, thì nó cũng không
trở thành Hiến pháp.
6.4.
Vừa rồi ta mới bàn về trách nhiệm của tập thể Quốc hội.
Còn trách nhiệm cá nhân của từng đại biểu Quốc hội thì thế
nào?
Khi thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, từng đại biểu có quyền
góp ý, nhưng với thời gian hạn chế, và không phải ý kiến góp ý nào cũng được
chấp nhận. Do đó, khả năng chi phối của mỗi đại biểu đối với nội dung của bản
Dự thảo là tương đối nhỏ.
Khi bỏ phiếu thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, giá trị biểu
quyết của mỗi đại biểu chỉ chiếm tỷ trọng 1/498, nên khả chi phối của mỗi đại biểu
đối với kết quả biểu quyết cũng tương đối nhỏ.
Nhưng có một thứ mà mọi đại biểu đều có
thể chi phối 100% và cũng phải chịu trách nhiệm 100%,
đó là lá phiếu biểu quyết của chính bản thân mình. Khi đã bấm nút “TÁN
THÀNH”, thì không thể nói là bản thân vô can với sai sót. Khi bấm nút “KHÔNG
BIỂU QUYẾT” cho bản Dự thảo còn “có những vấn đề chưa ngã ngũ” và việc
thảo luận được“khép lại… hơi nửa vời”, thì không thể coi là
mình đã làm hết trách nhiệm.
Dự thảo còn nhiều lỗi đáng kể, mà không nhận ra lỗi nào,
thì trình độ quá kém. Khi trình độ quá kém thì có thể không tự nhận thức
được là mình kém, nên trách nhiệm về hành động sai lầm của đại biểu
kém cỏi thuộc về cái tổ chức đã tuyển chọn người ấy đưa vào Quốc hội, để
tham gia làm Hiến pháp, làm luật và quyết định những vấn đề trọng đại của Quốc
gia.
Nếu biết Dự thảo còn nhiều lỗi mà vẫn
bấm nút “TÁN THÀNH” thì nên đánh giá thế nào?
Khi cho rằng mình làm như vậy là do chịu sức ép của
thế lực nào đó, thì nên thừa nhận mình thiếu bản lĩnh.
Khi cho rằng mình làm như vậy là do ý thức trách nhiệm
đối với đảng hay tổ chức nào đó, thì nên thừa nhận mìnhthiếu
trách nhiệm với Tổ quốc và Nhân dân.
Nhiều đại biểu Quốc hội thường lấy “kỷ luật đảng”, “ý
thức tổ chức” và “lợi ích chung” để lập luận cho lá
phiếu “TÁN THÀNH”. Nhưng, nếu chỉ bấm nút theo lệnh của “tổ
chức”, thì cũng vì “lợi ích chung”, nên ở nhà, và “ủy
nhiệm” cho Tổng Bí thư hay ai đó trong bộ sậu lãnh đạo “bấm
nút thay”. Như vậy, vừa tiết kiệm được tiền của Dân chi cho đại biểu đi lại
họp hành một cách vô ích, vừa giúp lộ diện danh tính những vị phải thực sự chịu trách
nhiệm về những quyết định quan trọng. Ấy là nhằm khắc phục tình trạng “ném
đá dấu tay”, quyết bừa rồi cuối cùng không có ai đứng ra chịu trách nhiệm.Nếu
thực sự có tinh thần trách nhiệm với Dân, thì hãy thôi đóng kịch, rút khỏi cái
sân khấu… tiêu tốn tiền của Dân để lừa Dân. Nói thẳng như vậy, để đừng
viện dẫn những lý do cao sang, nhằm ngụy biện cho động cơ cá nhân.
6.5.
Một trong những yếu tố quyết định chất lượng lập hiến, lập pháp và
hoạch định chính sách là trình độ của các đại biểu Quốc hội.
Hãy thử tưởng tượng, giả sử bản thân chưa hề học nghề Y và chưa hề
đứng trước bàn mổ. Vậy mà ông giám đốc lại bảo quý vị là người tốt, được bệnh
viện tín nhiệm, giao cho nhiệm vụ cầm dao mổ não ai đó. Hẳn quý vị toát mồ hôi,
lắp bắp không nói nên lời. Nhưng ông ấy động viên, cứ mạnh dạn mà làm đi, lúng
túng chỗ nào thì sẽ chỉ bảo chỗ ấy… Liệu quý vị có yên tâm cầm dao mổ hay
không?
Hoàn cảnh tương tự, giả sử quý vị chưa hề có kiến thức về ngành
Luật và chưa hề đọc kỹ để hiểu rõ một luật nào cả. Vậy mà “bề trên” lại
bảo quý vị là đồng chí tốt, được “tổ chức” tín nhiệm, cơ cấu
vào Quốc hội để tham gia làm Hiến pháp, làm luật và quyết định bao vấn đề trọng
đại của đất nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 90 triệu người dân. Thế thì
quý vị có nhận lời hay không? Lẽ ra nên băn khoăn và từ chối, thì quý vị lại
phấn khởi nhận lời và “xắn tay lao ngay vào việc”.
Chỉ riêng buổi chiều ngày 11/11/2011, tại Kỳ họp thứ 2, các vị đại biểu
Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua 4 luật:Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13, Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 và Luật Đo lường số 04/2011/QH13.
Vào cái buổi chiều dơ tay bấm nút biểu quyết ấy, 333 trong số 500
đại biểu (chiếm 66,6%) mới tham gia Quốc hội lần đầu, nghĩa là chưa
bao giờ tham gia thông qua luật. Tất nhiên, chưa biết thì vẫn có thể học. Nhưng
trong vòng chưa đầy 6 tháng kể từ ngày bầu cử (22/5/2011) và chưa đầy 4 tháng kể từ ngày đầu tiên tham gia họp Quốc hội (21/7/2011), họ đã kịp học
bù bao nhiêu kiến thức về Luật? Thời gian bổ túc thì quá ngắn, vào lúc 439 đại biểu
(chiếm 87,8%) đã vượt ngưỡng tuổi 40, nghĩa là đã ở độ tuổi
học thì chậm, mà học trước lại quên sau. Và lại diễn ra trong hoàn cảnh họ
đều đãquá bận rộn với bao trọng trách, liệu có còn thời gian để tĩnh tâm
mà học hành một cách nghiêm túc và hiệu quả hay không?
Những nghề khác phải học nghề trước khi hành nghề. Hơn nữa, dù đã
trải qua 5 năm Đại học Y một cách chính quy, cũng chưa được phép lập tức cầm
dao để mổ não bệnh nhân. Dù đã kết thúc 4 năm Đại học Luật một cách nghiêm túc,
cũng chưa được phép leo ngay lên ghế thẩm phán để xử tội giết người. Và dù năm
hay mười năm nữa trôi qua, thì cũng không nhiều người trong số đã tốt nghiệp
đại học có thể đạt được cương vị cầm dao mổ hay làm thẩm phán.
Ấy vậy mà “nghề nghị sĩ” lại cho phép hành
nghề trước khi học nghề: Tham gia lập hiến và lập pháp
trước khi học kiến thức “A-Bờ-Cờ” về Luật. Chưa đủ khả năng hiểu rõ và áp dụng
đúng Hiến pháp và luật, mà đã được tham gia làm Hiến pháp và làm luật, thì có
phải là ngược đời hay không?
Cho đến lúc kết thúc 5 năm nhiệm kỳ Quốc hội, dù cố gắng tranh thủ
học thêm, thì chút kiến thức kiểu “chuyên tu”, “tại chức”, “từ xa”,
vào tuổi “xế chiều” của những người đang bận bịu với quá nhiều
trọng trách, khó mà đọ được với tầm“lõm bõm” của thanh niên trẻ
trung sau 4 năm đại học chính quy. Thế nhưng, trong vòng 5 năm “vừa học
vừa làm”, những nghị sĩ ấy lại có bề dầy thành tích, là đã tham gia ban
hành rất nhiều luật, thậm chí ban hành cả Hiến pháp. Có thể tự hào về
thành tích làm liều ấy hay không?
6.6.
Không phải ta muốn đòi hỏi các đại biểu Quốc hội phải có bằng
cấp. Cùng với các loại chức vụ, bằng cấp đã trở thành hàng hóa giữa thời “xã
hội chủ nghĩa định hướng thị trường”. Dù bằng cấp “xịn” cũng chưa
đủ, mà có thể cũng chẳng cần, thậm chí có thể là vô
ích. Tại Quốc hội Khóa XIII, 263 đại biểu có trình độ đại học (chiếm 52,6%) và
228 đại biểu có trình độ trên đại học (chiếm 45,6%). Tức là
98,2% tổng số đại biểu Quốc hội Khóa XIII có bằng cấp đại học trở lên, và có lẽ
nhiều bằng cấp trong số đó là “xịn”. Tỷ lệ này không phải là cao, mà là quá cao. Nhưng chất
lượng làm việc của Quốc hội thì lại quá thấp.
Dư luận xôn xao về một số thông tin trong bài “Đề nghị hình sự hóa mua dâm đồng tính” của Thái Sơn
đăng trên Thanh niên Online ngày 16/3/2014. Chẳng hạn:
“Đặc biệt, đại diện Bộ Công an nhận
xét để đáp ứng toàn diện, đầy đủ hơn yêu cầu trong tình hình hiện nay,Bộ
luật Hình sự sửa đổi sắp tới cần nghiên
cứu hình sự hóa nhiều hành vi nguy hiểm
cho xã hội đang xảy ra trong thời gian qua như: tổ chức lập hội
trái phép, kêu gọi xóa bỏ hoặc thay đổi
Hiến pháp…”
Để có thể đem Hiến pháp 1992 ra sửa đổi, thì chắc chắn phải có
nhiều người đề nghị hay “kêu gọi… thay đổi Hiến pháp”.
Để được chấp nhận, thì chắc chắn đề nghị ấy phải được nhiều người trong Trung
ương và Bộ Chính trị của ĐCSVN chia sẻ. May cho họ, nếu Bộ luật Hình sự đã được
sửa đổi từ trước đó, đúng như ý muốn của “đại diện Bộ Công an”, thì
những người đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 đã phạm tội hình sự và bị
nhốt hết vào tù mất rồi.
“Kêu gọi… thay đổi Hiến pháp” chỉ là thực thi “quyền tự
do ngôn luận“ (Điều 25 Hiến pháp 2013) và “quyền tham gia quản lý
nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ
quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả
nước“ (Điều 28 Hiến pháp 2013). Vậy thì tại sao “đại diện Bộ
Công an” lại coi việc thực thi hai quyền hiến định ấy là “hành
vi nguy hiểm cho xã hội” và “cần… hình sự hóa”?
Chắc hẳn vị “đại diện Bộ Công an” phải có bằng
cấp cao về Luật, thì mới được Bộ Công an cử làm “đại diện” tại “hội
nghị tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự diễn ra với sự tham dự của Phó thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc”. Hơn nữa, thiên hạ còn xì xào, rằng vị “đại diện
Bộ Công an” ấy không phải hạ sĩ quan, mà là cấp tướng, không phải là
cử nhân hay thạc sĩ, mà là Giáo sư Tiến sĩ. Nghĩa là bằng
cấp thì rất cao, nhưng trí tuệ lại rất thấp. Trong những trường hợp như
vậy thìbằng cấp quả là vô ích.
6.7.
Vấn đề cốt lõi không phải là bằng cấp, mà là kiến
thức và hiểu biết, không thể chỉ chung chung, mà phải cụ
thể. Nếu cần thông qua một luật nào đó, thì tấm bằng cử nhân, hay thạc sĩ,
hay tiến sĩ về Luật cũng vẫn chưa đủ, mà người tham gia biểu quyết
phải đầu tư đủ thời gian để hiểu rõ nội dung và hệ
quả của dự luật ấy. Nếu không hiểu rõ mà vẫn tham gia biểu quyết
thì vô trách nhiệm. Nếu tổ chức lấy phiếu biểu quyết của những người không hiểu
rõ vấn đề thì cũng vô trách nhiệm nốt.
Trước khi thi đấu thể thao phải trải qua kiểm tra doping. Vậy thì, trước
khi thông qua Hiến pháp hay một luật nào đó, tại sao không tiến hành
kiểm tra trắc nghiệm, và chỉ cho những đại biểu Quốc hội nào có đủ hiểu
biết tối thiểu về nội dung văn bản ấy được tham gia biểu quyết?
6.8.
Có lẽ chưa quốc hội nào trên thế giới áp dụng sáng kiến kiểm
tra trắc nghiệm như trên. Ở những quốc gia đa đảng, các dự luật được
chuyên gia của các đảng liên minh và đảng đối lập tranh luận, mổ xẻ và hoàn
chỉnh, trước khi đưa ra Quốc hội để biểu quyết. Khi đó, lá phiếu của phần lớn
đại biểu phụ thuộc vào quan điểm của đảng mình, và kết quả biểu quyết chỉ phản
ánh tương quan lực lượng giữa các đảng tham gia Quốc hội.
Còn trong chế độ độc đảng toàn trị, thì văn bản luật chỉ
thể hiện ý muốn của thế lực cầm quyền. Dù mang ra Quốc hội thảo luận và
biểu quyết, nhưng các đại biểu Quốc hội đều do một tổ chức duy nhất
chọn ra, nên họ cũng chỉ đại diện cho tổ chức ấy mà thôi. Vì vậy, Hiến
pháp và luật giống như những thứ được sinh ra, không phải từ hôn
nhân cận huyết, mà là từ hôn nhân đồng huyết. Thế thì làm
sao có thể đảm bảo được rằng những đứa con được sinh ra sẽ không bệnh hoạn?
6.9.
Nếu không có kỹ năng mổ mà vẫn liều lĩnh cầm dao mổ, thì sau khi hại
mấy mạng người cũng bị bệnh viện nhận ra chân tướng mà sa thải.
Nếu không hiểu biết về pháp luật mà vẫn leo lên ghế chánh án, rồi xử
tử oan mấy mạng người, thì dư luận cũng chẳng để yên, và dù đã cống nạp rất
nhiều thì cũng vẫn bị “thuyên chuyển công tác”.
Song nếu thiếu hiểu biết cần thiết vẫn tham gia ban hành
Hiến pháp sai và luật sai, có thể làm hại hàng vạn, thậm chí hàng triệu người,
thì lại được bình yên tại vị, tiếp tục phạm thêm sai lầm cho đến hết nhiệm kỳ.
Tại sao có thểbất công như vậy?
Sai lầm nghị trường không chỉ dừng lại ở lĩnh vực lập hiến và lập
pháp, mà xâm nhập bao quyết định về chính sách, ảnh hưởng đến cuộc sống và tính
mạng của muôn dân. Không có hiểu biết về vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên,
mà vẫn thản nhiên bấm nút “tán thành”. Bây giờ, sai lầm đã không
thể chối cãi, đã chịu thừa nhận là sẽ lỗ nặng đến năm 2020, mà Quốc hội vẫn lặng thinh, như thể
vô can. Không có hiểu biết về điện hạt nhân, mà vẫn “tán thành” xây
dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Tại sao có thể hành
động vô trách nhiệm, bất chấp hậu quả như vậy?
Với những người tham gia Quốc hội vì lợi ích bản thân thì chẳng
nói làm gì. Còn những người vẫn nặng lòng với Dân, với Nước, thì nên tự trả lời
câu hỏi: Khi không có đủ trình độ để tham
gia lập hiến, lập pháp và quyết định những vẫn đề trọng đại của Quốc gia, hay không
có đủ bản lĩnh để phản đối cái sai và bảo vệ cái đúng, thì có
nên vào Quốc hội để rồi tòng phạm với những quyết định hại Dân, hại Nước hay
không?
7. Tâm tư đọng lại
7.1.
Dù hài lòng hay thất vọng với kết quả của đợt thảo luận
sửa đổi Hiến pháp, thì đó cũng là cơ hội để nhiều người bày tỏ
chính kiến. Dù có chấp nhận quan điểm của phía bên kia hay không, thì đó
cũng là dịp để hiểu thêm lập trường của nhau. Dân chúng có
điều kiện hiểu hơn tâm và tầm của thế lực cầm quyền và của các đại
biểu Quốc hội. Giới cầm quyền cũng hiểu hơn
bức xúc, nguyện vọng và năng lực của Nhân dân. Đấy có lẽ thành
quả đáng kể nhất của đợt thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992.
7.2.
Bản thân tôi không tán thành một số nội dung mấu chốt của Hiến
pháp 2013, nhưng chưa bao giờ nuôi ảo tưởng rằng thế lực đương quyền có thể
chấp nhận sửa đổi chúng ngay trong đợt này.
Nếu thông qua ngay một bản Dự thảo Hiến pháp được sửa đổi
nửa vời, có thể chứa một số điều khoản tiến bộ, nhưng vẫn bảo lưu những
điểm mấu chốt sai trái, thì có thể trước mắt Dân ta sẽ dễ
thở hơn một chút, nhưng lại bị cùm lâu hơn.
Ngược lại, nếu ráng chịu Hiến pháp 1992 thêm một thời gian
nữa, đến khi thế lực cầm quyền dễ chấp nhận thay đổi hơn,rồi sửa đổi
Hiến pháp một cách cơ bản, xóa những quy định lệch lạc, thì trước mắt Dân
ta tiếp tục phải chịu ngột ngạt, nhưng có thể sẽ thoát cùm
sớm hơn.
Đối với giới cầm quyền, nếu bằng mọi cách thông
qua một bản Hiến pháp được sửa đổi theo hướng bảo thủ, thì sẽ tự
phủ định trình độ nhận thức và khả năng thích nghi của chính mình,
và sẽ càng khoét sâu hơn nỗi thất vọng trong lòng Dân.
Vì vậy, một trong những mục đích của tôi khi
viết mấy bài liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là xới lên,
để giới cầm quyền thấy rõ hơn nhiều vấn đề khúc mắc, và nhận ra rất khó dung
hòa, mà quyết định tạm gác lại việc sửa đổi Hiến pháp.
Như vậy sẽ tốt hơn cho cả hai bên, cả bên Dân lẫn bên cầm quyền.
Ngày 11/4/2013 Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Ủy ban
thường vụ Quốc hội một bản Dự thảo, trong đó tên gọi “Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa” được đề xuất làm phương án hai, bên cạnh phương
án một là giữ nguyên tên nước hiện nay. Điều đó được một số người coi là biểu
hiện tiến bộ, làm gia tăng tâm lý chấp nhận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong
hoàn cảnh ấy, tôi đã vội viết bài “Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?“, một phần để chỉ ra
rằng những thay đổi nửa vời như vậy vẫn chưa đủ.
Với hy vọng mong manh, tôi dự định kết thúc loạt bài can ngăn việc
thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bằng hai bài“Hiến pháp của ai, do ai, vì
ai?” và “Để Hiến pháp thực sự là Hiến pháp”. Nhưng cuối
cùng thì dừng lại, sau khi công bố bài “Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo“, vì thấy rõ rằng
hoàn toàn không có hy vọng lay chuyển được quyết tâm thông qua Hiến pháp của
thế lực cầm quyền. Và cũng đành gác lại việc nêu ra nhiều lỗi đã phát hiện từ
lâu trong các bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong đó có lỗi vi hiến được
trình bày ở phần 4.4 của bài viết này. Họ đã không thành tâm
tiếp thu, thì việc gì mình phải tốn công góp ý?
Không phải vì thế mà tôi thấy thất vọng, hay thấy uổng công. Bởi mục
tiêu chính của tôi khi viết những bài về đề tài xã hội đơn thuần là góp
phần nâng cao dân trí, trong đó có cả quan trí. Khi
dân trí thấp, thì quan trí cũng thấp và chính quyền nào cũng dễ trở nên tha
hóa.
7.3.
Hy vọng bốn bài viết về Hiến pháp 2013 sẽ giúp nhiều bạn đọc hiểu
rõ hơn thực trạng của Hiến pháp, đồng thời hiểu thêm về tâm và
tầm của những người liên quan.
Hy vọng thế lực cầm quyền ngày càng nhận rõ,
rằng nhiều thứ họ vẫn nghĩ và tin là đúng, thì hóa ra sai. Hiểu
được mình đang sai, có thể họ vẫn cứ làm, nhưng có lẽ thái độ mềm
mỏng hơn và hậu quả nhẹ hơn đôi chút, so với làm sai mà
tưởng là đúng. Không phải cứ chức cao thì tầm nhìn bao quát, cái gì cũng
tường tận. Đừng ỷ vào quyền lực mà áp đặt, can thiệp sâu vào những nội
dung chuyên môn ngoài tầm am hiểu của bản thân. Các chuyên gia có thể chỉ
là người giúp việc, chỉ là cấp dưới, nhưng trong lĩnh vực chuyên môn thì họ là
bậc thầy. Hãy để họ tự làm và tự chịu trách nhiệm. Và đừng quá coi
thường hiểu biết của người dân. Dù im lặng, nhưng Dân không vô tri vô
giác, không dễ bị lừa.
Hy vọng những người đã tham gia soạn thảo Hiến pháp, và
còn soạn thảo nhiều luật nữa, sẽ bình tâm suy ngẫm, để trả lời các câu hỏi: Hiểu
biết của mình đã đủ rộng, kiến thức của mình đã đủ
sâu, để xứng đáng với vai trò tham gia viết Hiến pháp và luật hay
chưa? Năng lực và bản lĩnh của mình có đủ đáp ứng được đòi
hỏi của trọng trách ấy hay không? Và mình đã làm hết trách
nhiệm hay chưa?
Mong sao, rồi đây đại biểu Quốc hội sẽ cố gắng học hỏi để
hiểu rõ những điều được đem ra biểu quyết, và thận trọng hơn, nghiêm túc hơn,
có trách nhiệm công dân hơn khi bấm nút.
Ước rằng, sẽ có những đại biểu Quốc hội tự trọng, trung
thực và nặng lòng với Dân, với Nước, đến mức kiên quyếtkhông tham gia
biểu quyết một vấn đề nào đó, nếu bản thân không đủ hiểu biết để tự mình đánh
giá và đưa ra kết luận.
7.4.
Với tư cách công dân, tư cách cử tri, chúng ta
không nên phủ nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc Quốc hội thông qua
Hiến pháp 2013.
Vì sao ư? Có thể tìm được gợi ý trong bài “Làm sao mà đem kỷ luật Quốc hội được” của Nguyên Hà
đăng trên VnEconomy, thuật lại ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 21/2/2014, khi bàn
về trách nhiệm của Quốc hội đối với các quyết định sai lầm:
“Quốc hội không có người đứng đầu, vấn đề đưa ra
xin ý kiến cứ trên 250 đại biểu đồng ý thì là được quyết định. ‘Ai kỷ
luật Quốc hội, không có, nhưng cái ông tham mưu, ông trình, ông thẩm
tra nếu sai là bị xem xét’.”
Lạ thay, “Quốc hội không có người đứng đầu”, tức là không
bị ai điều khiển, vậy thì các đại biểu hay bị “ma xui quỷ khiến” hay
sao, mà lại đồng loạt biểu quyết tán thành cả những thứ đáng
phải hổ thẹn?
Một Quốc hội thanh thản phủi trách nhiệm như vậy có xứng đáng với
nhiệm vụ và quyền hạn được hiến định tại Điều 70 Hiến pháp 2013, là “Làm Hiến pháp và sửa đổi
Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật”, “Quyết định mục tiêu, chỉ
tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”,
và bầu các vị trí đứng đầu bộ máy Nhà nước, hay không? Nhân dân ta có cần một
Quốc hội như thế hay không?
Chẳng nhẽ các đại biểu Quốc hội chỉ bấm nút cho oai, chứ chẳng cần
phải chịu trách nhiệm nào cả? Vậy thì ai phải chịu trách nhiệm về các quyết
định sai lầm của Quốc hội? Hãy nghe tiếp cách lý giải của Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng:
“Ông cũng đề nghị cần làm rõ vấn đề trách nhiệm,
vì trên diễn đàn cũng có đại biểu nói là ‘Quốc hội không
thể vô can’. Nhưng, ‘nhân dân bầu lên Quốc hội để
thay mặt nhân dân, làm sao mà đem kỷ luật Quốc hội được, không có đâu’,
Chủ tịch quả quyết.”
Có nghĩa là: “Nhân dân bầu lên Quốc
hội” (“bầu lên“ chứ không phải “bầu ra“ như
ta thường nói đâu), và Quốc hội chỉ“thay mặt Nhân dân”, nên nói cho
cùng thì trách nhiệm về mọi quyết định sai lầm của Quốc hội phải thuộc
về Nhân dân.
Với việc thẳng thắn phủ định mệnh đề “Quốc hội
không thể vô can”, Chủ tịch Quốc hội đã giúp cho cử tri cả nước hiểu ra cái
sự thật giản đơn là: Quốc hội thay mặt Nhân dân ra quyết định về những
vấn đề trọng đại, nhưng sự “giúp đỡ” chỉ dừng lại tại đó. Đừng ảo tưởng rằng
Quốc hội sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về các quyết định ấy thay cho… Nhân dân. “Không
có đâu.”
Có lẽ lo rằng còn nhiều người chậm hiểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại nhấn mạnh tại Hội nghị đại biểu
chuyên trách về Luật Đầu tư công sửa đổi vào sáng ngày 11/4/2014,
rằng
“Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ
kỷ luật ai.”
Khẳng định này cũng khó nghe như mệnh đề: “Kẻ giết người
cũng là dân, dân giết dân thì dân chịu, chứ xử tù ai.” Nhưng đừng chỉ
chú tâm phủ định cái chân lý mà một chính trị gia 68 tuổi đúc kết qua bốn nhiệm
kỳ tham gia Quốc hội, từ Khóa X (khi còn là Bộ trưởng Bộ tài chính) đến
Khóa XIII (khi đã là Chủ tịch Quốc hội). Nên coi đó là “thuốc đắng dã
tật”, là thông điệp sâu lắng, nhắn nhủ cử tri cả nước hãy bình tâm
suy nghĩ về trách nhiệm của chính mình.
Có thật là chúng ta không hề có trách nhiệm đối với các quyết định
sai lầm của Quốc hội hay không? Cứ mỗi kỳ bầu cử Quốc hội, ta lại đứng trước
danh sách ứng cử viên hoàn toàn xa lạ. Ngoài mấy dòng lý lịch trích ngang vô
hồn thì ta không hề biết gì về họ. Chức vụ và thâm niên chẳng đảm bảo được gì
giữa thời tham nhũng ngập tràn bộ máy cầm quyền, càng to thì càng dễ tham
nhũng. Bằng cấp chẳng đảm bảo được gì giữa thời “học giả bằng thật”, và có
nhiều thứ “càng học càng sai”, càng khó chữa. Ta chưa hề tiếp xúc với các ứng
cử viên, chưa hề nghe họ trình bày hay hứa hẹn, dù trực tiếp hay gián tiếp qua
tivi. Vậy mà ta vẫn chậc lưỡi bầu bừa cho mấy cái tên xa lạ, xa lạ đến mức mấy
ngày sau đã không nhớ nổi mình từng bầu cho ai.
Nghìn cái chậc lưỡi chưa đủ gợn sóng lăn tăn. Nhưng khi 60 triệu
cử tri cả nước cùng chậc lưỡi thì cộng hưởng thành năng lượng khủng khiếp, có
thể gây siêu sóng thần nhấn chìm cả Dân tộc. Những lá phiếu vô
trách nhiệm của chúng ta đã góp phần đưa bao vị không đủ tâm và tầm vào Quốc
hội, để họ tham gia hợp pháp hóa những chủ trương, đường lối, chính sách sai
trái và những quyết định tệ hại, gây ảnh hưởng nặng nề cho cuộc sống muôn dân,
mà thủ phạm chẳng hề thấy vấn vương trách nhiệm. Vậy thì tại sao
ta lại không tự trách ta?
Bản thân ta thường chậc lưỡi bầu cho những ứng
cử viên mà mình không hề hay biết, thì sao ta có thể thản nhiên phê phán các
đại biểu Quốc hội, khi họ chậc lưỡi bỏ phiếu tán thành những điều mà họ không
hề hiểu biết?
Thay vì trốn tránh và dồn hết trách nhiệm lên đầu những vị mang
danh “đại biểu”, ta hãy tự kiểm điểm một cách nghiêm túc và trả lời câu
hỏi: Có nên tiếp tục vô trách nhiệm với bản thân và đồng bào, mà nhắm mắt bầu
ra Quốc hội như vậy, rồi phó mặc số phận của mình cho họ, hay không?
Rút kinh nghiệm, từ nay cá nhân tôi sẽ quán triệt nguyên tắc “Không
biết không bầu!” Phải tự chịu trách nhiệm về lá phiếu của bản thân,
không thể dựa dẫm ỷ lại vào chất lượng đề cử hay sơ tuyển của bất cứ tổ chức
nào. Thậm chí, nếu danh sách những người ứng cử tại đơn vị bầu cử của mình chỉ
bao gồm những vị mà bản thân không hay biết, hoặc biết láng máng nhưng chẳng đủ
để yên tâm tin tưởng, thì sẽ dứt khoát chẳng bầu cho ai cả. Thà chấp
nhận để lá phiếu của mình không được tính, còn hơn bầu bừa để rồi tòng phạm hại
Nước, hại Dân và hại cả bản thân.
Đấy có lẽ là bài học bổ ích và thiết thực nhất có thể rút ra qua
đợt sửa đổi Hiến pháp 1992 và từ thông điệp bộc trực của Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng.
* * * * * * * * *
*
Phụ lục I: Kết quả biểu quyết thông qua 4 luật trong hai ngày
25 – 26/11/2013
Biểu
quyết
|
Tham
gia biểu quyết
|
Tán
thành
|
Không
tán thành
|
Phiếu
trắng
|
||||
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
|
Điểu
9
|
440
|
88,35%
|
439
|
88,15%
|
0
|
0,00%
|
1
|
0,20%
|
Điều
74
|
437
|
87,75%
|
430
|
86,35%
|
4
|
0,80%
|
3
|
0,60%
|
Điều
75
|
436
|
87,55%
|
413
|
82,93%
|
18
|
3,61%
|
5
|
1,00%
|
Toàn
bộ
|
436
|
87,55%
|
434
|
87,15%
|
0
|
0,00%
|
2
|
0,40%
|
Bảng 6: Kết quả biểu quyết thông qua Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật – Ngày
25/11/2013
Biểu
quyết
|
Tham
gia biểu quyết
|
Tán
thành
|
Không
tán thành
|
Phiếu
trắng
|
||||
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
|
Điểu
10
|
430
|
86,35%
|
409
|
82,13%
|
17
|
3,41%
|
4
|
0,80%
|
Điều
18
|
422
|
84,74%
|
405
|
81,33%
|
9
|
1,81%
|
8
|
1,61%
|
Điều
20
|
428
|
85,94%
|
422
|
84,74%
|
2
|
0,40%
|
4
|
0,80%
|
Toàn
bộ
|
430
|
86,35%
|
419
|
84,14%
|
8
|
1,61%
|
3
|
0,60%
|
Bảng 7: Kết quả biểu quyết thông qua Luật tiếp công dân – Ngày 25/11/2013
Biểu
quyết
|
Tham
gia biểu quyết
|
Tán
thành
|
Không
tán thành
|
Phiếu
trắng
|
||||
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
|
Điểu
1
|
443
|
88,96%
|
440
|
88,35%
|
2
|
0,40%
|
1
|
0,20%
|
Điều
8
|
440
|
88,35%
|
432
|
86,75%
|
5
|
1,00%
|
3
|
0,60%
|
Toàn
bộ
|
443
|
88,96%
|
440
|
88,35%
|
0
|
0,00%
|
3
|
0,60%
|
Bảng 8: Kết quả biểu quyết thông qua
Luật đấu thầu (sửa đổi) – Ngày 26/11/2013
Biểu
quyết
|
Tham
gia biểu quyết
|
Tán
thành
|
Không
tán thành
|
Phiếu
trắng
|
||||
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
Số
người
|
%
tổng số ĐBQH
|
|
Điểu
1
|
437
|
87,75%
|
431
|
86,55%
|
3
|
0,60%
|
3
|
0,60%
|
Điều
5
|
438
|
87,95%
|
437
|
87,75%
|
1
|
0,20%
|
0
|
0,00%
|
Điều
7
|
437
|
87,75%
|
435
|
87,35%
|
0
|
0,00%
|
2
|
0,40%
|
Toàn
bộ
|
436
|
87,55%
|
432
|
86,75%
|
2
|
0,40%
|
2
|
0,40%
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment