Sunday, September 21, 2014

Hội đồng Liên tôn phản đối việc giải tỏa cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm


Hội đồng Liên tôn phản đối việc giải tỏa cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm

cộng sản Hà Nội cướp đất và giết người công khai

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-09-17
  
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
09172014-relig-facil-nee-presen.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Phối cảnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Phối cảnh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Photo: RFA






Chùa Liên Trì thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, không theo hệ thống Phật giáo Nhà nước, bị chính quyền địa phương yêu cầu đến cuối tháng này phải giao mặt bẳng cho phường An Khánh, Quận 2. Biện pháp này được nói nhằm triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tuy nhiên quyết định đó không được sự đồng thuận của chính vị trụ trì của Liên Trì cũng như nhiều vị chức sắc tôn giáo cũng như người dân ở nhiều nơi.
Hội đồng Liên tôn lên tiếng
Một nhóm các tu sĩ thuộc 5 tôn giáo lớn ở Việt Nam gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo vào cuối tháng 8 vừa qua ra thông cáo trình bày về tình hình chùa Liên Trì tại phường An Khánh, Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thông cáo đó thì chính quyền địa phương có thư và phụ lục gửi cho hòa thượng Thích Không Tánh, người hiện trụ trì tại chùa, về việc bồi thường, cưỡng chế, giải tỏa chùa với thời điểm cụ thể là trong tháng 9 này.
Nhóm những người cùng ký vào thông cáo vừa nêu cho rằng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm với qui hoạch 930 hec ta trong thời gian qua đã giải tỏa 15 ngàn hộ dân cũng như một số cơ tôn giáo rồi. Tuy nhiên việc cưỡng chế giải tỏa có nhiều khuất tất, không đúng luật dẫn đến khiếu kiện với tổng số đơn nộp là 11 ngàn đơn.
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm với qui hoạch 930 hec ta trong thời gian qua đã giải tỏa 15 ngàn hộ dân cũng như một số cơ tôn giáo rồi. Tuy nhiên việc cưỡng chế giải tỏa có nhiều khuất tất, không đúng luật dẫn đến khiếu kiện với tổng số đơn nộp là 11 ngàn đơn
Cho đến lúc này chỉ còn 3 cơ sở tôn giáo trong khu vực bị qui hoạch là Chùa Liên Trì, Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm. Hai cơ sở này thuộc Công giáo.
Theo thông cáo của các vị chức sắc thuộc 5 tôn giáo thì theo kế hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm là một khu dân cư chứ không phải là một khu công nghiệp hay quân sự, nên sự tồn tại của các cơ sở tôn giáo là bình thường vì đó là nhu cầu tâm linh của con người.
Người trong cuộc trình bày
Thượng tọa Thích Không Tánh cho biết yêu cầu của chính quyền địa phương đối với chùa Liên Trì như sau:
Chính quyền vẫn theo ý của họ thôi. Họ gửi quyết định xuống qui định từ ngày 8 tháng 9 đến 30 tháng 9 sẽ giải tỏa nếu chùa không nhận bồi thường thiệt hại 5 tỷ 4. Tôi nhất định không nhận, họ nói nhận hay không nhận họ vẫn tiến hành theo trình tự pháp luật. Họ gửi xuống một phương án và quyết định làm sao thì làm đến 30 tháng 9 này phải giao cho họ mặt bằng đất trống chùa cho Nhà nước để Nhà nước làm đô thị mới Thủ Thiêm gì đó.
Theo Thượng tọa Thích Không Tánh có một lý do khác nữa mà cơ quan chức năng địa phương sốt sắng trong việc giải tỏa chùa Liên Trì là vì chủa của ông trụ trì không nằm trong hệ thống Phật giáo Quốc doanh do Nhà nước kiểm soát:
Họ không nói đưa cho một khu đất khác và đền bù một số để xây dựng lại gì hết. Họ áp lực mình nhận 5 tỷ tư rồi đi đâu thì đi, coi như họ xóa sổ hẳn Chùa Liên Trì.
Theo thông cáo của các vị chức sắc thuộc 5 tôn giáo thì theo kế hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm là một khu dân cư chứ không phải là một khu công nghiệp hay quân sự, nên sự tồn tại của các cơ sở tôn giáo là bình thường vì đó là nhu cầu tâm linh của con người
Chúng tôi biết Nhà nước không ưa Chùa Liên Trì từ lâu vì chùa không chịu theo hệ thống quốc doanh của Nhà nước, chúng tôi thuộc Phật giáo Thống Nhất nên bị cô lập, đàn áp, khó khăn, bao vây, phong tỏa bao nhiêu năm. Bây giờ họ dùng biện pháp giải tỏa và dẹp Chùa Liên Trì đi.
Như đã nêu, ngoài chùa Liên Trì tại khu vực qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm còn có Tu viện Mến Thánh Giá. Một sơ tại đó cho biết tình trạng của Nhà dòng và nguyện vọng của những nữ tu tại đó:
Sự thật thì Nhà nước họ muốn mình đi để chỗ này họ làm đô thị mới. Nhưng cho đến giờ này mỗi lần mời đi họp nhà dòng đều nói đây là quyết định của 600 người. Trước mắt là chiều dài, sang năm chúng tôi kỷ niệm 175 năm, nên không thể đi dễ dàng như thế.
Phát triển thì Nhà Dòng hưởng ứng; nhưng tôi thấy chỉ có ‘một chút xíu’ gần biển này thôi, có một nhà dòng thì cũng có gì mà cản trở lắm đâu; chứ phải chi nó nằm gần bờ sông Sài Gòn, mặt tiền quá!
Họ muốn thì họ muốn, nhưng chúng tôi vẫn cầu nguyện, cố gắng giữ lập trường của mình như vậy. Nhà Dòng đã giao cho Nhà nước hơn 100 mẫu, dân chúng đã sử dụng rồi, chỉ còn có 3 mẫu mà còn bắt đi nữa thì ‘hơi’ oan ức cho Nhà Dòng. Chúng tôi đề nghị với Nhà Nước nên cứu xét lại và có tình cảm một chút. Phải chi chỉ có 3 mẫu này thôi mà đi thì cũng can tâm; đây mất hết cả 100 mẫu rồi mặc dù Nhà Dòng có bằng khoán.
Dù còn 3 mẫu, Nhà Dòng cũng trông cậy những người có kiến thức, có tình nghĩa. Nhà Dòng trước mắt cứ an tâm cầu nguyện xin những người cầm quyền họ biết lẽ công bằng. Chứ bây giờ người ta dùng quyền, mà đương nhiên Nhà nước có quyền rồi!
Ủng hộ khắp nơi
Vào ngày 15 tháng 9, các tu sĩ ra thông cáo về tình hình chùa Liên Trì cũng có kêu gọi mọi người cùng góp sức ngăn chặn việc xóa bỏ những cơ sở tôn giáo như tại khu vực có kế hoạch triển khai dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà chùa Liên Trì là đối tượng trong tháng 9 này.
Kêu gọi ‘Cùng lên tiếng vì tự do tôn giáo tại Thủ Thiêm’ được đưa lên trang mạng Change.org để mọi người ký tên. Thông tin cho biết sau 30 tiếng đồng hồ có gần 600 người cả trong và ngoài nước đã ký tên ủng hộ cho kêu gọi này.
Chị Trần thị Nga ở Phủ Lý, Hà Nam, một trong những người đã ký tên ủng hộ kêu gọi cho biết lý do chị tham gia lên tiếng như sau:
Ở bất cứ khu vực nào cũng cần có nơi thờ tự tôn giáo, bởi vì con người ta bất kể ai cũng cần có niềm tin- tín ngưỡng thì mới có mục đích đi đến chân- thiện- mỹ trong cuộc sống của con người. Còn nếu không có bất kể niềm tin tôn giáo nào thì con người ta trở nên vô cảm với tất cả mọi thứ và vấn đề đạo đức bị suy thoái. Khi không có niềm tin tôn giáo thì con người ta không có niềm tin vào bất cứ điều gì và họ làm những điều ác, việc thất đức rất dễ dàng.
Kêu gọi ‘Cùng lên tiếng vì tự do tôn giáo tại Thủ Thiêm’ được đưa lên trang mạng Change.org để mọi người ký tên. Thông tin cho biết sau 30 tiếng đồng hồ có gần 600 người cả trong và ngoài nước đã ký tên ủng hộ cho kêu gọi này
Một bạn trẻ tại Úc, anh Don Lê, tham gia ký tên và cho biết quan điểm về việc ký tên như thế:
Những tổ chức tôn giáo họ làm việc nhiều với cộng đồng; và theo tin tôi đọc được thì họ làm được nhiều công việc xã hội; nếu mất không có sự hợp tác của tổ chức tôn giáo thì rất buồn cho cộng đồng người Việt tại quận đó.
Người trong cuộc bị giải tỏa tại khu vực Thủ Thiêm, cũng như nhiều người bị thu hồi đất ở khắp nơi tại Việt Nam đều bày tỏ ủng hộ với việc cơ quan chức năng thu hồi nhà cửa, cơ sở của họ cho công cuộc phát triển chung. Thế nhưng trong thực tế chính quyền đã không thực hiện đúng những gì đưa ra trong qui hoạch, thậm chí còn thu hồi một cách bất minh không theo luật. Điều đó khiến người bị thu hồi phải khiếu kiện. Tình trạng này xảy ra đã lâu và vẫn tiếp diễn như tại Thủ Thiêm cũng như những nơi được gọi là ‘đất vàng’ hiện nay.

Kê khai tài sản quan chức: Báo nhà nước cũng phải gào “Dối trá!”

Viết Lê Quân

Biệt thự ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng thanh tra Chính phủ
Biệt thự ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng thanh tra Chính phủ
 “Dột từ nóc dột xuống”
13 năm thực hiện chủ trương kê khai tài sản quan chức đã chỉ biến thành một trò hề – trắng trợn bởi nền hành pháp và cay nghiệt cho mỗi người dân.
Dân Trí – một trong những trang báo điện tử nhà nước có lượng truy cập lớn nhất ở Việt Nam – cũng phải mát mẻ: Một số liệu cực kỳ hiếm thấy, đáng ghi vào Kỷ lục Guinness, đó là tỉ lệ xấp xỉ 1/1.000.000 về sự trung thực được nêu trong Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Uỷ ban Tư pháp ngày 15.9/2014.
Cụ thể, trong số 944.425 trường hợp kê khai tài sản thu nhập năm 2013, chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.
Vào năm 2013, khi đánh giá về tình hình thực hiện việc kê khai tài sản công chức ở Việt Nam, bà Lê Hiền Đức, Công dân chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế chỉ thở ra: “Khi nghe thấy thông tin sẽ kiểm kê tài sản của cán bộ cao cấp, trung cấp tôi đánh giá rất cao. Tôi nghĩ rằng phen này sẽ cháy nhà ra mặt chuột. Nhưng thực tế tôi chưa thấy một lần kiểm kê tài sản của ai cả. Rất nhiều cán bộ, năm bảy biệt thự hoàng tráng, chứ không phải là một vài cái nhà. Chúng tôi gọi là dột từ nóc dột xuống”.
Một ngàn và trăm triệu
Thực ra, chủ đề kê khai tài sản công chức đã được đặt ra từ đại hội đảng IX năm 2001. Tuy nhiên thời gian đã trượt qua hơn một con giáp mà tình hình vẫn giậm chân tại chỗ.
Việc kê khai hiện nay chỉ dựa vào ý thức tự giác của người phải kê khai, trong khi những người trực tiếp đi xác minh tài sản lại chủ yếu là những người trong cùng đơn vị.
Ý thức tự giác của những người có chức có quyền thấp, vì chỉ cần nhìn vào hố phân hóa thu nhập xã hội khủng khiếp ở Việt Nam là có thể đánh giá.
Việc công khai tài sản cũng không hề được minh bạch trên báo chí theo bất cứ chủ trương nào. Một số cơ quan chính quyền cho rằng việc công khai trên báo chí lại liên quan đến quyền tự do cá nhân được quy định trong hiến pháp.
Một thực tế là người khai man hay xác minh sai đều không chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào. Mặt khác, tình trạng những người có chức, có quyền nhờ người thân đứng tên tài sản càng khiến người dân không tin vào chủ trương kê khai tài sản.
Trong khi đó, dư luận người dân đã đồn đoán về tài sản của nhiều quan chức lên đến hàng trăm triệu USD cho mỗi đầu quan, trong khi thu nhập của gia đình nông dân chỉ chưa đầy 1.000 USD mỗi năm.
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”
Không thể giải quyết được vấn đề kê khai tài sản nếu không thực hiện ít nhất một số biện pháp như:
Cần dứt khoát kê khai “nguồn thu nhập” để từ đó phát hiện nguy cơ tham nhũng, thay vì chỉ yêu cầu kê khai “tổng thu nhập”.
Cần có quy định nào buộc cán bộ, công chức phải giải trình tăng, giảm tài sản, thu nhập để phát giác những tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng.
Cần công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập của những người có chức, có quyền tại đơn vị công tác và ở tổ dân phố, để người dân giám sát. Công khai trên báo chí tài sản một số quan chức bị dư luận phản ánh hoặc tố cáo.
Ngoài việc kê khai tài sản nhà, đất và nguồn tiền cho vợ, con đi học ở nước ngoài, còn phải kê khai cả tài khoản ở ngân hàng nước ngoài.
Và nếu theo chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” có thể thực hiện một biện pháp khác là phát huy vai trò phản biện và tố cáo của giới blogger.
Đáp án nào?

Báo Dân Trí lại mỉa mai: Nói thẳng tưng, cái con số trên là không có thật. Là con số “ảo” và không loại trừ, đó là con số dối trá như các con số 1% công chức ngành nội vụ yếu kém, như 80% người dân hài lòng với dịch vụ hành chính công hay 1,84% người trong độ tuổi lao động Việt Nam thất nghiệp…
Câu hỏi đặt ra là vì sao có con số “vĩ đại kinh hoàng” này?
Có lẽ ở đây có ba khả năng.
Xin mượn hình ảnh một trò chơi dân gian “bịt mắt bắt dê” thủa ấu thơ để minh họa cho đỡ… căng thẳng vì bức xúc.
Một là sự dối trá đã trở thành siêu đẳng, có thể “bịt mắt” được những người “bắt dê”.
Thứ hai là ngược lại, những người “bắt dê” trình độ quá kém và có thể cũng… không muốn bắt?
Và thứ ba là… cả hai!
Và nếu trong ba “giả thiết” ấy, bạn chọn “đáp án” nào? Một, hai hay…? 
V.L.Q

Kê khai tài sản: chuyện hài của chế độ

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-09-17
  
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen09172014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
thanh-tra-2-622.jpg
Đại diện Thanh tra Chính phủ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 15/9/2014.
Courtesy PLTPHCM


Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực. Phải chăng nhà nước Việt Nam cho rằng có thể phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản?

Từ dẫn đầu thế giới về tham nhũng…

Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Tính từ năm 2005 đến nay là một khoảng thời gian đủ dài để cơ quan chức năng có thể phát hiện tài sản của cán bộ công chức đảng viên đã phình to như thế nào.
Thế nhưng theo lời ông Phí Ngọc Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng nói với báo chí hồi đầu năm 2014 thì chưa từng phát hiện được trường hợp nào.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động xã hội dân sự hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng nhận định:
Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi vì một nền tài chính  không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy nguồn gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.
-GS Nguyễn Thế Hùng
“Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi vì một nền tài chính không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy nguồn gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.
Ở các nước tiên tiến người ta có hệ thống thông tin báo chí tự do, nói chung có xã hội dân sự đầy đủ thì mọi thứ sẽ hỗ trợ. Hơn nữa thể chế tam quyền phân lập, các cơ quan độc lập mới có thể nêu ra những góc tối tăm về vấn đề kinh tế.”
Ngày 15/9/2014, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ở Hà Nội, Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng được báo chí trích lời, cho biết tình trạng tham nhũng diễn biến phức tạp và tinh vi, kẻ tham nhũng là những người có chức quyền, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng và liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Ở nhiều nơi, nạn sách nhiễu vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp vẫn diễn ra khá phổ biến.
Theo báo Lao Động online, ông Trần Đức Lượng nhấn mạnh tới một vấn đề nhức nhối gây bất bình dư luận xã hội, đó là tham nhũng, lãng phí trong quản lý sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản gây thiệt hại lớn về kinh tế.

…đến trò hài kê khai tài sản

Tại sao Việt Nam luôn xưng danh là một nhà nước pháp quyền, nhưng nạn tham nhũng lại bất trị. Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từng nhận định về vấn đề này:
Câu chuyện ở Việt Nam là có làm hay không làm và câu chuyện ai chủ trì làm và có làm đến nơi đến chốn hay không. Vấn đề đặt ra là ở đấy, chứ còn văn bản ở Việt Nam không thiếu thứ gì, tất cả những qui định về dân chủ nhân quyền đến phòng chống tham nhũng, chống quan liêu hách dịch rồi đến tiếp dân giải quyết cái này cái khác... không thiếu cái gì qui phạm pháp luật chứa đầy hết nhưng ai thi hành, ai giám sát và có thực hiện đến nơi đến chốn hay không. Đó là một câu chuyện cần phải đặt ra.”
tham-nhung-400
Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Photo courtesy of transparency.org
Như vậy sau gần 1 thập niên ban hành Luật phòng chống tham nhũng, mà một trong các công cụ quan trọng của nó là qui định về việc kê khai tài sản bắt buộc, đã tỏ ra không hiệu quả nếu không muốn nói là vô ích.
Được biết cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên kể cả đảng viên, sĩ quan từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, các giới chức điều hành và thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng bị bắt buộc kê khai tới 9 khoản về tài sản, bao gồm bất động sản, quyền sử dụng đất cho tới xe cộ từ xe gắn máy, ô tô cho tới tàu thuyền, máy bay, tiền mặt kể cả ngoại tệ, vàng bạc, kim cương tất cả đều phải thành thực khai báo.
Các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, mỗi năm phải bổ sung về tổng thu nhập năm trước và cập nhật phần tài sản tăng thêm.
Thế nhưng như Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng trình bày trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội, năm 2013 có gần 1 triệu người đã kê khai tài sản thu nhập. Trong số này chỉ có 5 trường hợp phải xác minh tài sản và thu nhập; kết quả sau cùng là chỉ có một trường hợp bị  kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai thu nhập không trung thực.

Muốn tiến bộ, phải dân chủ

Quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin đều có ghi trong tất cả các bản hiến pháp của của nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, tuy vậy người dân lại không có những quyền này. Đó cũng là lý do phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không hiệu quả.
Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa thổi còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem mình được.
-GS Nguyễn Thế Hùng
Đáp câu hỏi, nếu Việt Nam kiên định với thể chế một đảng cộng sản toàn trị, thì nhà nước có thể có những giải pháp tốt cho việc phòng chống tham nhũng hay không. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng phát biểu:
“Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa thổi còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem mình được. Không thể nào được, trong một chế độ tập quyền độc đảng mà nói chuyện chống tham nhũng thì đó là chuyện khôi hài.”
Nếu quan niệm minh bạch tài sản cán bộ, công chức, đảng viên, cụ thể là kê khai tài sản cho những người thuộc diện bắt buộc như một biện pháp phòng chống tham nhũng, thì Việt Nam ít nhất phải có những cải cách một cách tích cực. Quốc hội cần ban hành các Luật về quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, biểu tình, tự do báo chí, trưng cầu dân ý và quyền tiếp cận thông tin… Những quyền này được Hiến pháp qui định nhưng từ nửa thế kỷ qua bị treo không có luật để áp dụng.
Hồi tháng 4/2014 ông Jairo Acuna Alfaro, Cố vấn chính sách của Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chính và chống tham nhũng được báo chí Việt Nam trích lời, cụ thể là Lao Động Online, đã góp ý nên rút bớt số người phải kê khai tài sản xuống còn 1.000 người, để có thể quản lý tốt hơn và có đủ khả năng để xác minh các bản kê khai đó. Xin nhắc lại  năm 2013 gần 1 triệu người thuộc diện kê khai tài sản.
Điều quan trọng theo vị chuyên gia Liên Hiệp Quốc là Việt Nam đã đưa ra các qui định rất hời hợt về việc kê khai tài sản và cũng không đưa ra cơ chế cụ thể về việc kê khai tài sản phải tiến hành thế nào.
Theo lời ông Alfaro, việc cán bộ công chức nào không thể giải thích được nguồn thu nhập thì phải coi là tội phạm, Luật Hình sự của Việt Nam nên được bổ sung điều này. Vấn đề sau cùng mà chuyên gia Liên Hiệp Quốc đề cập tới đó là ở Việt Nam có sự cản trở rất lớn vì chưa có hệ thống giám sát hoàn chỉnh và mang tính độc lập.

Kiểm kê tài sản 1 triệu công chức: 1 người bị phạt

RFA-17-09-2014

  
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trong tổng số gần một triệu công chức Việt Nam bị nhà nước buộc kê khai tài sản, chỉ có một trường hợp bị cảnh cáo vì kê khai không trung thực.
Con số này được đưa ra trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ về việc phòng, chống tham nhũng năm 2014.
Theo báo cáo trên, trong năm 2013, có tổng số 944.425 người đã kê khai tài sản. Trong số gần một triệu người này, chỉ có 5 người bị liệt vào dạng phải xác minh lại và chỉ có một người bị kỷ luật vì kê khai không trung thực.
Phó chủ nhiệm uỷ ban Nguyễn Đình Quyền thừa nhận việc kê khai tài sản để kiềm chế tham nhũng song vẫn còn rất hạn chế, do Việt Nam thiếu cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của công chức.
Phó Tổng thanh tra chính phủ Trần Đức Lượng thì nói nguyên nhân tham nhũng là do việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức chưa tốt. Nhiều lãnh đạo chủ chốt vẫn thiếu gương mẫu trong giữ gìn phẩm chức, đạo đức lối sống.


   Quá Nhục Nhã 

  • Ngày 14 tháng 09 năm 2014 -  
t

   Công đoàn tỉnh Aichi dọa kiện đại sứ quán Việt Nam tại Nhật

Sau nhiều vụ việc làm ăn bẩn thỉu, gian lận, trộm cắp của cơ quan chức quyền Việt Nam tại Nhật như:
- Vụ PCI (một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn của Nhật phải đưa hối lộ để được trúng thầu các dự án thực hiện bằng tiền viện trợ của Nhật tại Việt  Nam)
- Vụ nhân viên, tiếp viên và phi công của Vietnam Airlines, tổ chức trộm cắp hàng hóa trong các trung tâm mua sắm tại Nhật để vận chuyển hàng gian về Việt Nam tiêu thụ
- Vụ “tu nghiệp sinh” Việt Nam bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của chính quyền CSVN bóc lột như nô lệ
- Vụ lãnh sự quán VN tại Osaka tại Nhật bán passport Việt Nam cho tất cả mọi người
- Vụ đại sứ quán  VN bị một công đoàn địa phương tại Nhật kiện.
Trên nhiều diễn đàn điện tử tại Nhật, nhiều người Nhật cực đoan đang kêu gọi tẩy chay người VN, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam.
Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “giòi bọ” ở Việt Nam ...
Cảnh sát Nhật khám xét toàn bộ các văn phòng
đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật.


Người phát ngôn của Vietnam Airlines vừa chính thức xác nhận: Tất cả các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật vừa bị cảnh sát Nhật lục soát để tìm kiếm hàng hóa bị ăn cắp.
Vụ tai tiếng liên quan tới Vietnam Airlines bắt đầu từ ngày 10 tháng 8, sau khi cảnh sát quận Kumamoto bắt quả tang hai “tu nghiệp sinh” người VN đang ăn cắp hàng hóa của một trung tâm mua sắm. Hai “tu nghiệp sinh” này đến Nhật để làm việc cho một công ty xây dựng hồi tháng 2. Mỗi tháng họ nhận được 70,000 Yen nhưng bị các doanh nghiệp “xuất khẩu lao động” của phỉ quyền  VN “trấn lột” 50,000 Yen/tháng nên không đủ sống và được một nhân viên của Vietnam Airlines tại Nhật tuyển mộ để đi ăn cắp các mỹ phẩm...
Báo chí Nhật cho biết, cảnh sát Nhật đã xác định có tới 85 người  VN liên quan tới tổ chức trộm cắp này. Ðồng thời, cảnh sát Nhật tuyên bố, việc đưa “tu nghiệp sinh”  VN sang làm việc có dấu hiệu buôn người nên đã đề nghị cảnh sát hình sự quốc tế hợp tác điều tra.

        Xấu hổ, phi công Ðặng Xuân Hợp tự cởi áo, che mặt tránh ống kính của báo giới Nhật khi bị bắt giữ tại phi trường  Fukuoka
(Hình: Kyodo News)

Hôm 17 tháng 12, cảnh sát Nhật đã bắt quả tang Ðặng Xuân Hợp, phi công của Vietnam Airlines đang vận chuyển hàng gian về Việt Nam. Cảnh sát xác định có khoảng 50 nhân viên (bao gồm cả phi công lẫn tiếp viên hàng không) của Vietnam Airlines dính líu đến tổ chức trộm cắp và vận chuyển hàng gian đang bị điều tra. Vì các nghi can cùng cho biết những Văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật là nơi cất giấu hàng trộm cắp nên một đợt khám xét những văn phòng này vừa được thực hiện.
Theo báo điện tử VnExpress, người phát ngôn của Vietnam Airlines chỉ xác nhận cảnh sát Nhật đã khám xét các văn phòng của hãng này và đã “làm việc” với một số tiếp viên, phi công. Phía Vietnam Airlines từ chối bình luận trước khi giới hữu trách ở Nhật công bố thông tin.
“Tu nghiệp sinh” XHCNVN tại Nhật - một loại nô lệ

Cảnh sát Nhật áp giải phi công Ðặng Xuân Hợp.
(Hình: Kyodo News)

Vụ bê bối liên quan tới Vietnam Airlines tại Nhật không chỉ giới hạn trong phạm vi tổ chức-vận chuyển-tiêu thụ hàng ăn cắp. Báo chí Nhật và một số du học sinh tại Nhật đã cung cấp thêm nhiều thông tin để lý giải vì sao “tu nghiệp sinh”  VN tại Nhật phải tham gia vào các tổ chức trộm cắp do nhân viên Vietnam Airlines tổ chức.

Về lý thuyết, “tu nghiệp sinh” là một dạng học nghề nên dù sang Nhật để làm thuê song không được trả lương mà chỉ được hưởng “trợ cấp”. Ðó là sự bất công thứ nhất mà người nghèo ở Việt Nam phải gánh chịu khi chập nhận sang Nhật làm thuê.

Bất công thứ hai là muốn được đi sang Nhật làm “tu nghiệp sinh”, những người nghèo ở Việt Nam phải đóng khoảng 1 triệu Yen/người cho Sovilaco hoặc Suleco (những doanh nghiệp quốc doanh, độc quyền xuất khẩu lao động sang Nhật). Vì sợ “tu nghiệp sinh” bỏ trốn, Nguyễn Gia Liêm - đại diện của Bộ Lao Ðộng Thương Binh Xã Hội VN được cử sang Nhật để “giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam” đã yêu cầu giới chủ ở Nhật thu giữ passport, thẻ ngoại kiều của “tu nghiệp sinh” nhằm bảo vệ quyền lợi cho Sovilaco hoặc Suleco. Ða số chủ hãng của Nhật chỉ dám giữ passport của “tu nghiệp sinh” vì thu giữ giấy tờ tùy thân của người khác là vi phạm luật pháp của Nhật.

Gần như tất cả “tu nghiệp sinh” tại Nhật phải làm việc khoảng 20 tiếng/ngày và 7 ngày/tuần nhưng chỉ được trả “trợ cấp” 70,000 Yen/tháng (khoản thu nhập chỉ bằng một nửa mức thu nhập tối thiểu) vì là... “tu nghiệp sinh”. Bất công thứ ba là 50% khoản trợ cấp 70,000 Yen/tháng đó được giới chủ Nhật chuyển vào tài khoản của Sovilaco hoặc Suleco tại Nhật, để Sovilaco hoặc Suleco khống chế “tu nghiệp sinh”: Một mặt ngăn ngừa họ bỏ trốn do lao động cực nhọc, lương thấp, mặt khác để hưởng tiền lời. Nếu “tu nghiệp sinh” đau bệnh, xin trở về nguyên quán sớm hoặc có lỗi lầm dẫn tới bị sa thải trước khi “hợp đồng gửi đi làm tu nghiệp sinh” hết hạn, Sovilaco hoặc Suleco sẽ tịch thu toàn bộ số tiền 50% đã giữ mỗi tháng để “bồi thường các thiệt hại do vi phạm hợp đồng”. Ðó là chưa kể, mỗi tháng, một tu nghiệp sinh còn phải trả cho Sovilaco hoặc Suleco 10,000 Yen “quản lý phí”.

Một blogger người Việt có nickname là “Minh T”, sống tại Nhật khẳng định: “Với 25,000 Yen còn lại, phải dành 10,000 Yen trả tiền nhà/tháng, 15,000 Yen để trả các loại chi phí ăn, uống, điện, nước, ga,... gái không làm điếm, trai không ăn cắp cho bọn Hàng không VN mới là chuyện lạ vì họ đã bị bóc lột đến tận xương tủy. Mong sao cảnh sát Nhật phối hợp với ICPO (Hình cảnh Quốc tế), điều tra, hốt hết bọn bất lương trong các đường dây buôn người của chính phủ  VN như họ đã tuyên bố”.

Viên chức ngoại giao VN tại Nhật: Bẩn thỉu và thô lỗ
Bên cạnh các scandal “PCI”, “Vietnam Airlines”, “Tu nghiệp sinh”,... các viên chức ngoại giao của  VN tại Nhật cũng đang tạo ra vô số tai tiếng.

Từ dư luận, báo chí Nhật đã cử phóng viên điều tra việc các cơ quan ngoại giao của VN tại Nhật bán giấy tờ giả. Một phóng viên Nhật đã thử liên lạc và cuối cùng mua được một passport từ lãnh sự quán VN tại Osaka với giá chỉ có 30,000 Yen, dù anh ta hoàn toàn không phải là công dân VN và không biết nói tiếng Việt.
Ngoài vụ “Quốc tịch VN trị giá 30,000 Yen”, tòa đại sứ VN tại Tokyo cũng đang nằm trong tầm ngắm do bị nghi chuyên chứng thực các bằng lái xe giả (để người sử dụng được miễn thi lấy bằng lái xe tại Nhật). Sở Cảnh sát Tokyo đã ban hành một chỉ thị, theo đó, những giấy tờ do tòa đại sứ VN chứng thực chỉ có giá trị sử dụng sau khi đã được Bộ Ngoại Giao Nhật chứng thực lại, rằng con dấu của Tòa Ðại sứ VN trên giấy tờ là dấu... thực.

Vụ mới nhất, đang khiến dân chúng Nhật phẫn nộ đó là việc một viên chức của tòa đại sứ VN tại Nhật lăng mạ công đoàn tỉnh Aichi (Airoren), một chi nhánh thuộc Tổng Công Ðoàn Nhật. Trước đó, Airoren đã nhận sự ủy thác của tổ chức công đoàn đại diện cho các công nhân làm việc cho Toyota, yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho 64 “tu nghiệp sinh”  VN, vốn đang bị Sovilaco, Suleco của phía chính quyền VN và các công ty trung gian ở Nhật bóc lột.

Sau khi Airoren liên lạc với 64 “tu nghiệp sinh” này để làm các thủ thục thay mặt họ nộp đơn kiện đòi quyền lợi, cả 64 người đã bị viên chức của tòa đại sứ VN tại Nhật gọi lên “làm việc”. Trong buổi “làm việc” đó, “tu nghiệp sinh” được yêu cầu chấm dứt quan hệ với Airoren bởi Airoren là một “tổ chức phi pháp” hoạt động như “Mafia”. Ai đó trong số 64 “tu nghiệp sinh” đã bí mật ghi âm và sau khi băng ghi âm được chuyển cho Airoren,Airoren đã gửi văn bản phản kháng cho chính quyền VN, yêu cầu thủ tướng VN phải xin lỗi, nếu không, họ sẽ kiện đại sứ quán VN ra tòa án Nhật.

Trước sự kiện này, blogger có nickname “Minh T” nhận xét: “Chắc chắn những nhân viên của tòa đại sứ là đảng viên. Họ phải hiểu rằng Ðảng cộng sản là đại diện của giai cấp công nhân nhưng họ đã không đứng về phía công nhân mà còn sỉ nhục người ta. Họ là nhân viên ngoại giao nhưng quên mất nghiệp đoàn lao động là biểu tượng của nhân dân lao động Nhật”. Cũng blogger “Minh T” kể tiếp: “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không VN, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: 
Tôi không thể tưởng tưởng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”.

Đời Mồ Côi

 

Em sinh ra đã không hề biết mẹ

Hàng ngày Em theo chị để ăn xin

Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên

Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã

Hai chị em vật vã dạ cồn cào

Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu

Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cha chết sớm mẹ bị người ta bán

Sang bên Tàu vào động bán dâm

Nhà cửa ruộng nương

Đảng qui hoạch chẳng bồi thường

Nghe người nói cán bộ phường chia chác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác

Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ

Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ

Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu

Chị bị tông xe nằm ngất bên đường

Khi mọi người đưa chị đến nhà thương

Chị đã chết từ trên đường nhập viện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn

Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm

Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em

Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể

Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn

Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương

Nhưng còn có những trại cô nhi viện

 

Uyển Thi 

danlambaovn.blogspot.com

 

MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

http://m.9gag.com/gag/6699050

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

Linh Nguyên


Người dân khắp nơi kéo đến ủng hộ 3 dân oan Dương Nội trước phiên tòa tố cáo chế độ

Đàn áp, bắt bớ người dân tham dự phiên tòa 3 dân oan Dương Nội


Biểu tình trước phiên tòa kết án dân oan Dương Nội

CTV Danlambao - Lúc 8 giờ sáng nay, 19/9/2014, nhà cầm quyền CSVN sẽ mở phiên tòa sơ thẩm nhằm trả thù những dân oan Dương Nội đã can đảm chống lại bọn quan tham cướp đất.
Hàng trăm dân oan từ khắp nơi như Văn Giang, Tuyên Quang… đã kéo đến để theo dõi phiên tòa, đồng thời ủng hộ những người đấu tranh chống áp bức, bất công.
3 dân oan Dương Nội là bà Cấn Thị Thêu, ông Trịnh Bá Khiêm và ông Lê Văn Thanh sẽ bị đưa ra xét xử tại trụ sở tòa án nhân dân quận Hà Đông với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’.
Cả 3 người đều bị bắt giam hôm 25/4/2014, sau khi nhà cầm quyền CS đưa hàng ngàn công an kéo đến đàn áp nông dân Dương Nội để cướp đất.
Được biết, thân nhân của những người bị đưa ra xét xử đều không nhận được giấy tham dự phiên tòa. Ngay từ sáng sớm, lực lượng công an đông đảo đã được huy động lập hàng rào, bao vây mọi ngả đường dẫn vào trụ sở tòa án.
An ninh thắt chặt trước phiên tòa 3 dân oan Dương Nội

Trước đó một ngày, tất cả những nông dân Dương Nội đều bị công an kéo đến nhà để lập biên bản và đe dọa người dân không được đến tham dự phiên tòa.
Dù vậy, trò răn đe của nhà cầm quyền CSVN đã không còn hù dọa được ai. Người dân khắp nơi, già trẻ lớn bé đang đồng loạt đổ về khu vực tòa án, trên tay mang khẩu hiệu có nội dung: “Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác”.

Biểu tình trước phiên tòa kết án dân oan Dương Nội

Khí thế của nông dân khắp nơi trước phiên tòa tố cáo chế độ (Video: Facebook Trịnh Bá Tư)
Trời Hà Nội sáng nay trở nên u ám và có dấu hiệu chuyển mưa, nhưng cũng không ngăn được sự ủng hộ của nhân dân đối với những người can đảm đấu tranh chống lại bọn quan tham cướp đất.
Tổng cộng có 7 dân oan Dương Nội đã bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam để trả thù vì chống lại hành vi cướp đất.
Trước đó, hôm 15/9, hai dân oan Dương Nội là bà Nguyễn Thị Ngân và bà Nguyễn Thị Toàn đã bị nhà cầm quyền CSVN lén lút mang ra xét xử. Mỗi người bị kết án 6 tháng tù giam.2 dân oan Dương Nội còn lại là các ông Trần Văn Sang và Trần Văn Miên sẽ bị xét xử vào ngày 23/9/2014 sắp tới.
Ảnh: Facebook Lô Đề
* Cập nhật: Lúc 9:30′, hai người con trai của dân oan Cấn Thị Thêu và chồng là ông Trịnh Bá Phương đã bị công an bắt cóc. Được biết, hai anh Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư không được vào trong  tham dự phiên tòa xử bố mẹ mình, khi cùng bà con đến biểu tình bên ngoài thì bị hai anh bị CA bắt cóc và hành hung gần khu vực số 47 Quang Trung, Hà Đông.
Nhiều người dân đến tham dự phiên tòa cũng bị công an đàn áp, đánh đập rất dã man.

Đàn áp, bắt bớ người dân tham dự phiên tòa 3 dân oan Dương Nội

Video cảnh đàn áp, đánh đập bên ngoài phiên xử 3 dân oan Dương Nội 
Chủ tọa ngăn cản việc bào chữa, luật sư bỏ về giữa chừng
Theo facebook Trần Thu Nam, luật sư bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu cho biết:
Thật sự là điều thất vọng. Sau khi kiểm tra những người có mặt, vắng mặt tại phiên toà, Hội đồng xét xử không hỏi ý kiến của Luật sư và các bị cáo về việc mắng mặt của các nhân chứng. Luật sư không thấy có mặt nhân chứng trong danh sách triệu tập hỏi thì được nói là do sai lỗi đánh máy, không đưa tên vô danh sách.
Luật sư thấy phiên toà có những dấu hiệu không bình thường bởi: Các bị cáo bị xét xử về tội danh chống người thi hành công vụ nhưng các nhân chứng có mặt tại phiên toà toàn công an, những người dân chứng kiến khách quan không ai được triệu tập đến. Luật sư xin thay đổi Thẩm phán đồng thời là chủ toạ phiên toà nhưng đã không được chấp nhận.
Sau khi luật sư hỏi một số công an là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, bắt đầu bộc lộ những lời khai giả dối. Công an Bính nói rằng khoá tay trái bà Thêu vào tay phải của mình, khi luật sư đưa ra bức ảnh rằng viên công an này đang dùng tay trái kéo bà Thêu thì ngọng.
Sau phần luận tội, đại diện VKS đề nghị mức án đối với ba người thấp nhất từ 12-15 tháng, cao nhất từ 15-18 tháng tù giam. Luật sư bắt đầu đưa ra quan điểm bào chữa thì vị chủ toạ ngắt lời liên tục, cản trở luật sư bào chữa. Do không thể thực hiện được việc bào chữa, và kết quả bào chữa đối với phiên toà này chắc chắn sẽ không được xem xét. Vì vậy, hai luật sư đã ra về không tiếp tục phiên toà.
Nều tư pháp VN không phục vụ nhân dân mà phục vụ nhóm lợi ích.
Những người dân vô tội đang bị đưa vào tù vì dám chống đối đến nhóm lợi ích này, một kiểu lạm dụng quyền lực, lạm dụng nhà tù.
*
Lúc 13:30′, phiên tòa ô nhục đã chấm dứt với những bản án tàn ác đối với 3 dân oan Dương Nội:
- Ông Trịnh Bá Khiêm bị kết án 18 tháng tù giam
- Bà Cấn Thị Thêu bị kết án 15 tháng tù giam
- Ông Lê Văn Thanh bị kết án 12 tháng tù giam
Hai người con của ông Trịnh Bá Khiêm và bà Cấn Thị Thêu là các anh Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cùng hàng chục nông dân Dương Nội đã bị công an hành hung, sau đó đưa về giam giữ tại trụ sở CA phường La Khê, quận Hà Đông.
Sau khi phiên tòa kết thúc, những người bị bắt vẫn tiếp tục bị công an giam giữ đến khuya cùng ngày. Đông đảo nông dân Dương Nội lập tức kéo đến căng bạt, quyết đấu tranh đòi người trước trụ sở CA.
Trước áp lực của người dân, đến khoảng 10:30 tối, nhà cầm quyền CSVN đã buộc phải trả tự do cho những người bị bắt giam phi pháp.
Nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2014/09/nguoi-dan-khap-noi-keo-en-ung-ho-3-dan.html

LẦN ĐẦU CÔNG BỐ 2 BỨC THƯ ÔNG HỒ CHÍ MINH GỬI ĐẠI NGUYÊN SOÁI STALIN

 Thư của ông Hồ Chí Minh gửi Đại Nguyên soái Stalin
Bùi Xuân Bách sưu tầm, dịch, chú giải và giới thiệu 
FB Bách Xuân Bùi 
Bức thư thứ nhất (30-10-1952)
Thưa đồng chí I. V. Stalin kính mến,
Tôi đã bắt đầu soạn Dự thảo Cương lĩnh Cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, và nó sẽ được trình lên đồng chí trong vài ngày tới (1).Tôi có một số thỉnh cầu dưới đây xin gửi tới đồng chí và cũng hy vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những yêu cầu này:
1. Xin cử tới Việt Nam một hoặc hai đồng chí Liên Xô để tìm hiểu và nghiên cứu tình hình ở đó. Nếu những đồng chí này thành thạo tiếng Pháp thì họ có thể giao tiếp với các tầng lớp nhân dân rộng rãi hơn. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi cần khoảng mười ngày.
2. Chúng tôi muốn gửi sang Liên Xô học tập khoảng từ 50 tới 100 học sinh. Họ đã học xong lớp 9 ở Việt Nam, trong số đó có cả đảng viên lẫn ngoài đảng. Tuổi của họ từ 17 tới 22. Liệu đồng chí có đồng ý với đề nghị này?
3. Chúng tôi mong đồng chí gửi cho 10 tấn ký ninh một năm, để nhân dân và quân đội dùng, cũng có nghĩa là cứ 5 tấn cho mỗi nửa năm.
4. Chúng tôi cần các loại vũ khí sau:
(a) Pháo phòng không 37mm trang bị cho bốn Trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
(b) Pháo dã chiến 76,2mm cho hai Trung đoàn, tổng cộng là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
(c) Súng máy phòng không 12,7mm – 200 khẩu cùng 10 cơ số đạn.
Sau khi nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề đã nêu trên, tôi dự định sẽ rời Mạc tư khoa vào ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng 11.
Xin gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. 
Hồ Chí Minh
30 tháng 10 năm 1952
_____________
Ghi chú:
(1)   Nguyên văn tiếng Nga là “nó sẽ được trình lên đồng chí sau đây ít lâu (hoặc: một thời gian sau)” nhưng căn cứ vào nội dung thư là ông Hồ dự định chỉ ở lại Mạc tư khoa thêm có 10 ngày nữa, và hành động tiếp theo của ông là ngay ngày hôm sau, 31/10, ông gửi tiếp bức thư thứ hai cùng Dự thảo Cương lĩnh Cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, nên tôi dịch thoát là “trong vài ngày tới”.
Bức thư thứ hai, ngày 31-10-1952
Phông lưu trữ Tổng thống Liên bang Nga
Thưa đồng chí Stalin kính mến,
Tôi xin gửi tới đồng chí bản dự thảo Cương lĩnh Cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Bản dự thảo Cương lĩnh này do tôi soạn với sự giúp đỡ của các đồng chí Lưu Thiếu Kỳ và Vương Giá Tường. Xin đồng chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.
Gửi đồng chí lời chào cộng sản.
Ngày 31 tháng 10 năm 1952 
Hồ Chí Minh
Ghi chú chữ nhỏ bên dưới:
Bản sao đã gửi tới các đ/c Malenkốp, Môlôtốp, Grêgôrian.
_______________
Ghi chú: 
Trong bức thư thứ hai của ông Hồ gửi Stalin, tên của hai người Trung Quốc là Lưu Thiếu kỳ và Vương Giá tường.
Лю Шао-ци là phiên âm ra tiếng Nga của Liu Shaoqi (劉少奇).
Ван цзя-сян là phiên âm ra tiếng Nga của Wang Jiaxiang (王稼祥).
Lưu Thiếu kỳ đã từng là Chủ tịch nước và là nạn nhân của Mao trong thời kỳ CM Văn hóa, thì nhiều người đã biết.
Vương Giá tường là thành viên nhóm 28 Bôn-sê-vích, do Quốc tế Cộng sản cử về để đấu tranh với đường lối tả khuynh của Lý Lập tam. Tuy so với Vương Minh, hay Lạc Phủ Trương Văn thiên, Bác Cổ Tần Bang hiến thì Vương không có gì nổi trội nhưng cũng thuộc loại “cây đa cây đề” của Đảng CSTQ. Là Đại sứ đầu tiên của nước CHND Trung Hoa tại Liên Xô, sau đó làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ủy viên Trung ương Đảng khóa 8 và khóa 10. 
Экспонаты историко-документальной выставки
“Советско-вьетнамское экономическое и научно-техническоесотрудничество. 1950 – 1990 гг.”
Письмо Хо Ши Мина И.В.Сталину. 1952 г.
Một điều đáng lưu ý nữa: Hai bức thư này đều do cùng một thư ký người Nga viết (chắc chắn thông qua phiên dịch), ông Hồ chỉ ký tên. Trong bức thứ nhất ông ký bằng chữ Hán, trong bức thứ hai – bằng chữ Việt.
Đây là chuyến đi bí mật của ông Hồ sang Nga vào thời đó nên cả hai bức thư không được công bố. Cả hai bức thư được lưu trữ tại Phòng lưu trữ Tổng thống Liên bang Nga.

B.X.B st

LẠI MỘT ÔNG PGS.TS CHÉM GIÓ, NÓI KHOÁC LÁC MÀ KHÔNG BIẾT NGƯỢNG

Trường Sơn

Bài viết này là bài viết mà tôi muốn phản biện cho hai bài viết của một ông PGs.Ts nữa, đó chính là ông Nguyễn Viết Thông, giữ một chức vụ to nhất: Tổng thư ký trong hội đồng lý luận trung ương, qua hai bài viết: KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, bài 1: Khát vọng của Nhân Dân [1] và Bài 2: Những thành tựu không thể phủ nhận [2] được đăng trên báo SGGP số ra ngày 14 và 16/09/2014.
Tôi không hiểu cảm giác của những độc giả khác ra sao khi đọc phải hai bài viết này, còn với cá nhân tôi đó là sự tra tấn, vì bị nhồi chữ và vì thông tin sai lệch, láo khóet. Nó làm cho người đọc như tôi nghĩ rằng bài báo của một ông có học cao lắm, chức vụ to lắm nên muốn nói gì thì nói, khinh thường độc giả, bất chấp cảm giác của độc giả. Hay ông ta nghĩ, “trình độ dân trí còn thấp” nên cứ việc copy, xào nấu, cắt dán mỗi chỗ một ít là thành một bài hùng biện là dân sẽ tin sái cổ?
Ở bài thứ hai ông Nguyễn Viết Thông còn đưa ra được một vài con số và thông tin dù đó là thông tin què quặt, phiến diện và không đầy đủ, chứ còn bài viết thứ nhất, cả một bài ông ta viết cũng chẳng có một câu từ nào mới ngoài những văn kiện, báo cáo qua các kỳ họp của Đảng và chính quyền và những khẩu hiệu tuyên truyền được áp trương đầy đường. Nếu ngồi đọc liên tục không nghỉ, tôi phải nghĩ rằng ông PGs này bị ma nhập hoặc ông ta bê một báo cáo nào đó lên mặt báo vì nó giống như một văn kiện của cuộc tổng kết thi đua, kể lể loằng ngoằng, chẳng có cái gì gọi là chứng minh cho cái nội dung bao trùm bài viết: con đường này hay cái sông nọ là khát vọng của ai hết.
ĐỐI VỚI BÀI THỨ NHẤT: Khát vọng của nhân dân
Câu chữ thứ nhất: KHÁT VỌNG CỦA NHÂN DÂN
Để cho phải lẽ, dù rằng tôi cảm thấy rất khó chịu với cách viết lấy được này, tôi cũng xin phản biện từng mảng lý luận mà ông Thông viết ra.
  • Xây đựng con đường XHCN là do ai đề xướng? Câu trả lời: Đảng CSVN chứ không phải là người dân VN.
  • Kiên định con đường XHCN là ý muốn của ai? Câu trả lời Đảng CSVN, không phải là nhân dân VN.
  • Đảng CSVN lên nắm quyền lãnh đạo do ai bầu: Câu trả lời là dân Việt Nam không ai bầu Đảng CS mà do Đảng tiếm quyền, tự xưng hô mình lên
Tại sao ông PGs Thông lại dám tráo ngôn mà nói rằng kiên định con đường XHCN là khát vọng của nhân dân? Nếu không tin, chính quyền có dám làm một cuộc trưng cầu dân ý hay không?
Sau khi đọc tuyên ngôn độc lập 1945, những người CS tự phong cho mình là giai cấp lãnh đạo. Trước đó CS chưa có được sự ủng hộ của dân chúng nên khi nạn đói xảy ra năm 1944-1945, cộng sản VN chẳng làm gì hiệu quả để giúp dân chống đói. Trong nguy cơ đói cận kề cái chết, người dân không còn e sợ sự đàn áp của chính quyền Pháp nên hưởng ứng phong trào cướp kho thóc của giặc. Trong lịch sử hoạt động của mình, đảng CSVN rất tự hào về hành động cướp kho thóc cứu đói cho người dân và thường xuyên nhắc đến việc này trong các tác phẩm phim ảnh, văn học như một ơn huệ ban phát cho dân, trong khi thóc là của dân và hành động này ban đầu do tự phát. Sự tiếm công này đã chiếm được cảm tình của nhân dân, dẫn đến sự kiện Cách mạng tháng Tám diễn ra thuận lợi. Thế nhưng khi cuộc chiến tranh với Pháp kết thúc, đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Miền Bắc vào năm 1954 thì làn sóng di dân tránh cộng sản để chạy vào với tư bản miền Nam diễn ra mạnh mẽ do cuộc cải cách ruộng đất, đến nỗi ông Lê Duẩn còn thảng thốt kêu lên “đến cái cột điện mà có chân thì nó cũng đi”. Rồi đến năm 1975, khi người CS tuyên bố thống nhất đất nước, một làn sóng di dân lớn nhất trong lịch sử nhân loại của thế kỷ thứ 20 lại một lần nữa diễn ra, sự kiện tang thương này đã bổ sung cho từ điển thế giới một danh từ mới nữa đó là “thuyền nhân” (Boat people). Sao ông ta dám nói bừa “kiên định con đường XHCN là khát vọng của nhân dân”?
Câu chữ thứ hai: Đó là công trình vĩ đại của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội và xã hội chủ nghĩa khác nhau ra sao? Hay đây là một cách chơi chữ nói cho nó vần mồm?
Tại sao lại là xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng lại bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa? Tức là xây một cái và bảo vệ một cái khác?
Câu chữ thứ ba:” phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Hay một câu tương tự “Đồng thời làm rõ hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”.
Thế nhưng “Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ucraina tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ” [3]. Còn hiện nay chính quyền VN đang năn nỉ Mỹ và nhiều nước khác như Nhật, các nước trong khối ASEAN, các nước khối EU công nhận là VN có nền kinh tế thị trường để hạn chế việc hàng hóa xuất khẩu của VN bị kiện bán phá giá, được nước nào tốt nước đó, hễ có ai công nhận là mừng rú lên đưa tin đầy mặt báo. Tại sao ông PGs Thông lại nói sai như thế? Hay là câu chữ trên thì nói với dân, dùng để đe nẹt dân tình rằng Đảng CS vẫn kiên định XHCN đấy, còn ra ngoài thì dấu nhẹm nó đi vì lòi đuôi XHCN ra thì chẳng ai thèm chơi?
ĐỐI VỚI BÀI VIẾT THỨ HAI: Những thành tựu không thể phủ nhận
Mở đầu bài viết, sau khi nhồi nhét một tràng khẩu hiệu, một câu thông ngôn cố hữu của hội đồng lý luận trung ương (ông nào cũng viết như vậy), ông Thông tuyên bố như sau “Thực hiện công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước và nhân dân Việt Nam trong chặng đường gần 30 năm đổi mới vừa qua đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.
Thế nhưng để cho dễ so sánh tôi xin trích dẫn một bảng tăng trưởng GDP bình quân giữa VN và các nước trong khu vực để quý vị tự đánh giá [4].
Trong số 9 nước khảo sát, VN chỉ hơn Lào và Campuchia.
Hình ảnh mà bài viết của ông dùng để minh họa chính là Cầu Thủ Thiêm, xây ngầm vượt sông Sài Gòn, thế nhưng ông PGs Thông có biết gần như phần lớn các công trình nổi bật của VN từ năm 2000 tới giờ đều được thực hiện dựa vào vốn vay nước ngoài hay không? Để dễ hình dung tôi tạm so sánh hình ảnh bộ mặt Việt Nam hiện nay giống như một anh nhà nghèo mà diện quần áo mới (do đi vay mà mua được). Bây giờ là lúc phải trả nợ.
Liếc nhìn con số về nợ công của Việt Nam thì luôn có xu hướng tăng lên rất nhanh. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công Việt Nam năm 2007 chiếm khoảng 33,8% GDP, năm 2008 chiếm 36,2% GDP, năm 2009 chiếm 41,9% GDP, năm 2010 chiếm 52,6% GDP và năm 2011 chiếm 58,7% GDP. Còn theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công Việt Nam tăng từ 31,7% GDP năm 2001 lên 42,2% GDP năm 2005, đạt 52,7% GDP năm 2010. Tính trong giai đoạn 2007-2011, nợ công Việt Nam đã tăng khoảng 25%, đạt mức tăng trung bình 5%/năm. Tính theo tốc độ tăng trung bình, đến năm 2019, dự báo nợ công Việt Nam sẽ đạt mức 100% GDP [5] Trung bình một người dân VN từ người già tóc bạc cho tới âu thơ mới nứt mắt gánh một khoản nợ công là 826 USD vào năm 2013 [6] và tăng lên là 905 theo thống kê năm 2014 [7]
Còn tỉ lệ lạm phát của VN theo ghi nhận của tổ chức thế giới VN có mức lạm phát rất cao.
Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam so với một số nước và thế giới năm 2010 [8]
Còn những đại doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Sông ĐàTập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông Quân ĐộiNgân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn bị chính thanh tra của chính phủ phát hiện sai phạm gây tổn thất nặng nề. Việc đầu tư thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước độc quyền dẫn đến chính người dân và những người đóng thuế sẽ phải bỏ tiền của mình ra để trả nợ vì những sai phạm kinh tế làm lỗ tới hàng tỷ đôla gây ra bởi các tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước. [9]
Năm 2012, theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu Brookings của Mỹ, người Việt Nam có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực. Việt Nam có tỷ lệ dân nghèo (người có thu nhập dưới 2 USD/ngày) chiếm 18,2% dân số; tầng lớp trung lưu (thu nhập trên 5.600 USD/năm) chỉ chiếm 5,6% dân số. [10] Cá tập đoàn kinh tế nhà nước cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam kinh doanh theo kiểu “lời ăn, lỗ dân chịu”, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ nặng như VINASHIN (nợ từ 80.000 đến 120.000 tỉ đồng) [11] VINALINE (nợ hơn 43.000 tỉ) [12] Vinaconex(nợ nghìn tỉ), EVN, Petro Vietnam… Tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là trên 50 tỷ USD [13].
Ông PGs Thông không đề cập tới “thành tựu” của giáo dục, của y tế, của an ninh trật tự xã hội ,…nên tôi không phản biện phần này. Tôi nghĩ con cố, thông tin cũng “ấn tượng” không kém so với kinh tế, nói ra bằng thừa. Chỉ biết ngửa mặt lên trời mà than một câu “sao các ông vô liêm sỉ như thế, cứ lừa mị dân, nói láo quen mồm mà không biết xấu hổ”
Thật là buồn cho nền khoa học VN, toàn những vị PGs như ông Nguyễn Viết Thông, PGs Nguyễn Mạnh Hưởng, GS Hoàng Chí Bảo,…ở cái lò ấp tư tưởng của hội đồng lý luận trung ương, chỉ sao chép, cắt dán, chém gió đến cái tầm cấp đó thôi sao? Chả trách là khoa học và giáo dục của Việt Nam không cất đầu lên nổi.
Tài liệu tham khảo:
5.     Tạp chí Khoa Học ĐHQGHN, Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh 28 (2012) 200-208.
8.     http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_Việt_Nam
T.S
Nguồn: http://www.basam.info/2014/09/18/2975-lai-mot-ong-pgs-ts-chem-gio-noi-khoac-lac-ma-khong-biet-nguong/


Người Việt Nam Ỉa Vào Huyền Thoại Võ Nguyên Giáp
                                    Trần Thiên Thạch

Hôm nay 19/9/14 bộ phim Sống Cùng Lịch Sử do Ban Tuyên Giáo bỏ ra một triệu đô la Mỹ để dàn dựng về cuộc đời của tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp trong bối cảnh bộ mặt thật bán nước, buôn dân, cướp của, giết người của đảng cộng sản Việt Nam đang bị vạch trần.  Đồng bào càng lúc càng uất hận, khinh miệt, lên án bọn cộng sản bán nước, hèn với giặc ác với dân.  Bộ phim được xây dựng nhằm vớt vát phần nào uy danh của đảng cộng sản đang thối rữa và phân hủy.
Nhưng trong ngày đầu trình chiếu, không ai bỏ thí ra số tiền dù cỏn con để xem lại hình ảnh “vị Đại Tướng huyền thoại” mà người cộng sản cố tình tô lên lớp son phấn rẻ tiền để đánh lừa dân tộc hàng nửa thế kỷ nay.  Điều kỳ hoặc là dân miền Bắc được nhồi nhét, thêu dệt, đánh bóng từ bao hiêu thập kỷ vẫn ngoảnh mặt với “người anh hùng” mà họ biết thực chất là “Anh Hèn”.  Họ nhận diện sự lừa dối, họ ngoảnh mặt trước tên “anh hèn” mà bọn gian manh, bán nước  thêu dệt để gạt họ.
Thử xem lại một vài sự kiện liên quan đến ngành giải trí ở Việt Nam trong những năm gần đây để có cái nhìn đúng mức về thái độ người dân trước bộ phim về “người anh hèn” nầy.
Trong những sô ca nhạc của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, khán giả ngồi chật rạp và với giá vé không rẻ so với thu nhập của bà con mình.  Vậy mà phim về “người anh hèn” không ma nào đến xem cả!  Nếu con người sau khi chết còn có vong hồn, thì ông Giáp chắc đang đấm ngực, bức tóc, ca hát ngêu ngao ngoài đưuờng phố Quảng Bình và nguyền rủa người Việt vong ơn bội nghĩa.  Họ đối xử với ông thua tên xướng ca họ Đàm. 
Đàm Vĩnh Hưng còn khá, với những ca sĩ hạng bét, không kiếm nổi miếng cơm ở hải ngoại, lê lết, lấm la lấm lét về Việt Nam để kiếm chút tiền mua ít phấn son rẻ mạt ở Walmart để tri trét lên lớp da nhăn nheo, khô héo lúc cuối đời, lại không ít người bỏ ra số tiền khá lớn đến xem, vậy mà vị “tướng huyền thoại” nằm trong rạp hát lạnh lẽo, cô độc chờ hoài không ai đoái hoài tới xem mặt tròn, mặt méo bây giờ ra sao.
Còn những ca sĩ hot của Hàn Quốc, họ tới biểu diễn bằng ngôn ngữ mà ít người Việt mình biết họ hát cái gì, vậy mà nhiều người bỏ ra số tiền rất lớn để đến xem ca sĩ hot đó.  Có lẽ họ đến để chiêm ngưỡng thân hình bốc lửa, vòng số ba căng tròn, ngoài ra họ có nghe được gì đâu.  Thì hoá ra cái mông căng tròn đó đáng xem, đáng giá hơn khuôn mặt của “tướng huyền thoại”.
Tại sao người Việt Nam có truyền thống kính trọng những anh hùng, liệt sĩ dù họ đã ra người thiên cổ hàng ngàn năm, nhưng người mình vẫn lập đền, miếu thờ phụng bốn mùa, tám tiết, đời nầy qua đời khác mà sao lại đối xử với Võ Đại Tướng huyền thoại như vậy?
Đây tôi chỉ sơ lược một số điểm trong rất nhiều điều ô danh trong cuộc đời tướng Giáp:
Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam lượm được từ gốc cây đa Tân Trào có đáng đồng hào nào đâu.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/61/Viet_Minh_during_August_Revolution.jpg/250px-Viet_Minh_during_August_Revolution.jpg
Võ Nguyên Giáp duyệt đội hình danh dự của quân đội Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi.  Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng".  Cùng đợt phong hàm có Nguyễn Bình được phong Trung tướngNguyễn SơnLê Thiết HùngChu Văn TấnHoàng SâmHoàng Văn TháiLê Hiến MaiVăn Tiến DũngTrần Đại NghĩaTrần Tử Bình được phong Thiếu tướngTháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. (Wikipedia)
Võ Nguyên Giáp: con người độc ác, gian trá
Trong thời gian hoạt động, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục... Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này.
Ngày 15/6/1946, người lính cuối cùng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc rời khỏi Việt Nam, Võ Nguyên Giáp vội vã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái được coi là mối nguy hiểm như Đồng Minh Hội (được Tưởng Giới Thạch ủng hộ), Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt (thân Nhật), những người Trotskist, lực lượng chính trị mang tên "Chiến sĩ Công giáo"... Ngày 19/6/1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái này bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các sỹ quan Nhật Bản trốn tại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp cho chiến dịch này.  Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch tiêu diệt các đảng phái đối lập là vụ án phố Ôn Như Hầu. (Wikipedia)

Kết quả khám xét số 7 Ôn Như Hầu

Khi khám xét số 7 - Ôn Như Hầu ngày 12 tháng 7, Công an Bắc Bộ thu được 8 súng ngắn, 5 súng trường và 1 trung liên Nhật, dụng cụ tra tấn, thuốc mê và đào được 6 xác người chôn đứng trong vườn chuối sau nhà.  Theo Hoàng Văn Đào, đây là những binh sĩ Trung Hoa Dân Quốc chết và được Trung Quốc chôn trong sân ngôi nhà trước khi được Việt Nam Quốc dân Đảng sử dụng làm văn phòng.  Còn theo nhà sử học quân sự người Mỹ Cecil B. Currey trong quyển tiểu sử Võ Nguyên Giáp Victory at any Cost cho rằng việc này là do chính Võ Nguyên Giáp dựng lên. Sau khi chiếm lấy căn nhà, Võ Nguyên Giáp đã cho người xây dựng căn phòng tra tấn, đào lên xác chết trong mộ và đặt vào trong căn nhà, rồi tuyên bố đã khám phá ra hố chôn tập thể của người bị Việt Nam Quốc dân Đảng dã man giết chết. Cũng theo Currey, nhiều xác chết thực ra chính là thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng bị lực lượng an ninh của Võ Nguyên Giáp giết chết. (Wikipedia)
Những nhận xét về “tướng huyền thoại” từ những đảng viện đảng cộng sản:
Đỗ Mười, Lê Đức Anh tố cáo: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài; Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch (đúng hơn là tướng Tàu Vi Quốc Thanh và đồng bọn)
Mậu Thân 1968, ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Mạc-Tư-Khoa (Nga); ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B, chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường Miền Nam trước 1975 (nguồn:Trần Hồng Tâm, ĐCV).
Bùi Tín nhận xét: “Về sau này thì tài năng của ông ấy (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) ít biểu lộ lắm… Ông ta chỉ chỉ huy từ xa thôi cho nên am hiểu về chiến trường của thời kỳ chiến tranh sau này ở miền Nam thì vai trò của ông Giáp mờ nhạt lắm”.
Tướng Giáp đi dưỡng bệnh ở Hungary giữa lúc việc chuẩn bị cuộc tấn công Mậu Thân được Tổng bí thư Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ hoạch định đằng sau lưng vị "cha già dân tộc" và "anh cả quân đội". (Huy Đức)
Tác giả Huy Đức  viết: "Trong "chiến tranh giải phóng miền Nam", cho dù tướng Giáp vẫn là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh, bí thư Tổng Quân ủy, nhưng theo [Cục trưởng Quân báo, Đại tá] Lê Trọng Nghĩa: "Thay vì ông Giáp là người quyết định, ông Lê Đức Thọ có sáng kiến lập ra Tổ năm người giúp Trung ương chỉ đạo tác chiến miền Nam gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng và Lê Đức Thọ.
"Trong tổ này, ông Giáp chỉ còn một phiếu."
Vậy mà Võ Nguyên Giáp vẫn chịu nhục, không dám lên tiếng.
Tác giả Huy Đức cũng thuật lại chi tiết vụ án có tên ' Năm Châu - Sáu Sứ', tên của hai nhân vật được cho là đã khai rằng Tướng Giáp và Tướng Trà đã cấu kết cùng người khác để "có âm mưu đảo chính" hồi năm 1991.
Vụ việc xảy ra khi Tướng Giáp đã 80 tuổi và vụ "Năm Châu - Sáu Sứ", nếu thành, chỉ có thể hạ bệ uy tín của ông trong Đảng",
Thoát hiểm (theo Huy Đức)
Ông Giáp trên thực tế chỉ thoát hiểm khi Trung tướng Võ Viết Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã không nghe theo lời khuyên của cấp trên và điều tra ra vụ dàn dựng nhằm vu cáo vị Đại Tướng.
Kết quả, Tướng Giáp thoát hiểm nhưng Tướng Thanh đã giơ đầu chịu báng
Một câu chuyện khác về tướng Giáp là năm 1990, một hôm Mai Chí Thọ điện thoại cho Giáp ngỏ ý muốn Giáp đi Bắc Kinh dự một đại hội về thể thao mục đích để cầu hoà với Trung Cộng sau hai cuộc chiến 1979 và 1984.  Giáp từ chối, nhưng khi nghe Mai Chí Thọ cho biết là Lê Đức Thọ muốn gặp, Giáp thân hành tới nhà L Đ Thọ vào ban đêm.  Trước khi đi bà Giáp có dặn dò rằng không đi Tàu dù bị áp lực của Thọ.  Nhưng khi đối diện với L Đ Thọ, hắn đem việc các con Giáp đang ở nước ngoài ra doạ, “nhân cách lớn” Võ Nguyên Giáp cúi đầu nhận lịnh Thọ đi cầu hoà.
Theo Vũ  Thư  Hiên “nhân cách lớn” Võ Nguyên Giáp đã nộp đơn gửi  Toàn Quyền Đông Dương xin học bổng du học với những lời lẽ quỵ lụy không thể chấp nhận được đối với người cách mạng...” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, tr.350).
Một kỳ tích của Võ Đại Tướng là ngậm ngùi, chịu nhục nhận nhiệm vụ Cai Đẻ do nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ bắt phải làm để hạ nhục.  Thế mà Đại Tướng vẫn ngoan ngoãn làm không một lời phản bác.  Cái anh hùng của Đại Tướng là chổ đó.
Bởi vậy trong dân gian vẫn còn ca tụng ông bằng hai câu:
“Ngày xưa đại tướng cầm quân,
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em”
“Ngày xưa đại tướng công đồn,
Ngày nay đại tướng mò L chị em”
Chịu ngần ấy cái nhục trong mấy chục năm trời, không hề hé răng nói lấy một lời.  Đó là người hèn nhất trong lịch sử.
Vì vậy chúng ta không còn lạ khi người dân Việt Nam đang ỉa vào huyền thoại Võ Nguyên Giáp.

Vì sao dư luận bất mãn với cuộc triển lãm cải cách ruộng đất?

cộng sản cương chế nhà dân tại xã Đại Lĩnh huyện Vạn Ninh tỉnh Khán Hoà

CA Hà Nội cướp đất, đàn áp tàn khốc nông dân Dương Nội 

Tin cho hay, một số người được cho là dân oan đã tới biểu tình bên ngoài bảo tàng ở Hà Nội.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

20.09.2014
Một cuộc triển lãm lần đầu tiên về thời kỳ cải cách ruộng đất gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam mới đây đã phải đóng cửa ít ngày sau khi khai mạc.

Nguyên nhân đóng cửa được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đưa ra là do “sự cố điện” nhưng nhiều cư dân mạng xã hội lại cho rằng triển lãm buộc phải ngừng lại vì vấp phải không ít phản đối.

Báo chí do nhà nước kiểm soát hầu như chỉ đưa tin về những mặt tích cực của cuộc triển lãm được cho là “cung cấp thông tin đa chiều về một giai đoạn lịch sử đặc biệt”.

Tin cho hay, 150 hiện vật, tư liệu được trưng bày “tái hiện việc giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến”.

Những ý kiến đối lập cho rằng cuộc triển lãm mang tên “Cải cách ruộng đất 1946-1957” đã “không thừa nhận những sai lầm trong quá khứ” và “không phản ánh đầy đủ những gì đã xảy ra, nhất là về việc đấu tố địa chủ”.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát tình hình chính sự ở Việt Nam, cho rằng việc ra mắt triển lãm là điều “rất tốt vì nó tự lột mặt nạ của một sự dối trá”.
Ông nói: “Mục đích của họ muốn cho mọi người thấy rằng cái việc đã làm 60 năm trước là hoàn toàn đẹp đẽ, hay ho còn cũng có một số sai sót nhưng nhỏ tí thôi. Đấy là một kiểu tuyên truyền lừa đảo mà từ trước tới nay vẫn thế. Người ta nghĩ rằng trước cũng lừa bịp được kiểu như vậy rồi và bây giờ vẫn có thể lừa bịp tiếp được. Nhưng mà họ không ngờ rằng dư luận phản ứng mạnh như vậy".
Tin cho hay, một số người được cho là dân oan đã tới biểu tình bên ngoài bảo tàng ở Hà Nội.
Các hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy họ giơ cao các biểu ngữ với những dòng chữ như "quyền con người" hay "phản đối công an bắt người vô tội".

Trong cuộc phỏng vấn với VOA tiếng Việt, giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng “không có gì phải tranh cãi về vấn đề cải cách ruộng đất”, và ông cho hay “đã được chứng kiến sự thừa nhận sai lầm”.

Nhà nghiên cứu này nói: “Cụ Hồ rồi ông tổng bí thư lúc đấy là Trường Chinh thì đã nhận trách nhiệm, thậm chí là thôi chức và thậm chí Cụ Hồ đã khóc rồi gửi lời xin lỗi. Tất cả chuyện sai lầm cải cách ruộng đất thì đã thuận chiều mà công khai”.
Trong khi đó, tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tự mâu thuẫn khi một mặt nói “muốn đưa ra một bức tranh toàn diện” nhưng mặt khác lại nói rằng “không cần phải nêu toàn bộ, không cần phải nêu hết các khía cạnh”.

Nhà quan sát này cũng cho rằng những tiếng nói đại diện cho xã hội dân sự trên mạng xã hội đóng một vai trò lớn trong việc vận động làn sóng phản đối cuộc triển lãm.
Ông nói: “Cái triển lãm này có một mục đích là cho thấy một thắng lợi long trời lở đất, mang lại ruộng đất cho bà con nông dân. Thì bà con Dương Nội kéo đến đấy. Đấy là bà con Văn Giang còn chưa kéo lên đấy. Bà còn ở khắp nơi chưa kéo lên. Họ không lường được phản ứng như thế. Và đến khi bà con Dương Nội lên một cái thì họ đành phải ngụy biện là mất điện, thế này, thế kia rồi đóng cửa và bây giờ đóng cửa vĩnh viễn. Đố chả dám mở lại”.

Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam được nhà nước phát động để “xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là theo Pháp, chống lại đất nước, chống lại chính quyền như địa chủ, cường hào hay các đảng đối lập”.

Tài sản, đất đai của những người vừa kể bị tịch thu và chia cho tầng lớp bần cố nông đồng thời đưa những người bị nhắm làm mục tiêu ra đấu tố và xử tội.

Báo chí trong nước dẫn số liệu tại cuộc triển lãm viết rằng “nông dân cùng nhau chống lại địa chủ, tịch thu hơn 70.000 hécta đất ruộng để chia cho gần 4 triệu nông dân tại 3.314 xã”.


Địa chủ "cải cách" nông dân


Dân Làm Báo - Vào những năm 50s thủ lãnh vô sản Hồ Chí Minh sau xin phép Stalin và Mao đã phất búa và liềm, vừa ra lệnh, vừa kích động, vừa xúi, vừa ép, vừa... đỗ thừa cho tay chân tổ chức hàng loạt các cuộc đấu tố và giết người trên khắp các thôn làng Bắc Việt. 

Bây giờ, con cháu của cha già đã đạt được giấc mơ của bác Minh - thắng giặc Mỹ ta... giàu có gấp ngàn lần... Từ chuyên chính vô sản triệt tận gốc trí phú địa hào, con cháu cha già đã trở thành chuyên chính tư bản, tiến hành cuộc "cải cách" nông dân qua mặt trận giải phóng mặt bằng. Phỏng ai không xong thì hốt liền, bắt giam trước đấu tố sau. Chiến tích "cải cách" mới nhất là "thành quả" Dương Nội của đảng mang tên cộng-tài-sản-của-nhân-dân-lại-cho-mình.


Phiên tòa đấu tố được diễn ra do chánh án đảng, viện kiếm sát (nhân) đảng, bồi thẩm đoàn đảng cùng nhau đấu, tố, và xét.

Ba nông dân Trịnh Bá Khiêm, Cấn Thị Thêu, Lê Văn Thanh bị kết án tổng cộng 45 tháng tù vì tội không chịu chia đất của nông dân cho địa chủ đỏ làm giàu.

Khác với thời cải cách 172.000 mạng người của thủ lãnh Minh, cuộc đấu tố ngày hôm nay cũng được đông đảo nông dân tham dự nhưng không phải theo kiểu Đặng Xuân Khu lôi mẹ ruột ra tố. 

Ngược lại hàng trăm dân oan từ khắp nơi như Văn Giang, Tuyên Quang đã kéo về đòi tham dự để phản đối cuộc đấu tố, ủng hộ nông dân và phản đối địa chủ đỏ.

Thay vì được cán bộ cải cách đến từng nhà lôi đầu, nắm cổ đi tham dự cuộc cải cách mạng người như thời bác Minh, thay vì con cái người bị đấu tố như Trường Chinh được đảng ban cho vinh hạnh xỉa xói người đẻ ra mình là đồ phản động, tội đáng chết, thì thân nhân của người bị tố ngày hôm nay bị cấm ngặt tham gia vào "tiến trình đấu tố", sai nha của địa chủ đỏ lập hàng rào chiến lược và hành hung bắt giữ đánh, hốt những ai leo rào đòi tham gia phiên đấu tố giữa địa chủ và nông dân.

Hơn nửa thế kỷ sau khi bác Minh đặt viết ký tên hoàn tất bài "Địa chủ ác ghê", con cháu bác đã thật sự mới đúng là những tên "Địa chủ ác ghê".




Cải cách ruộng đất: Hồi thứ hai


Đại Nghĩa (Danlambao) - Cuộc CCRĐ Hồi Thứ Nhất với mục tiêu lừa đảo làNgười Cày Có Ruộng kéo dài từ năm 1953 đến năm 1956 đã diệt chủng long trời lở đất đến phải sửa sai và chấm dứt. Trong khi “bác Hồ” đóng phim nhỏ vài giọt lệ khóc những người chết oan thì Võ Đại tướng phải thay mặt cụ và Tổng bí thư Trường Chinh đứng ra nhận sửa sai. Nhưng rồi sau những màn kịch ấy nhà vănTrần Mạnh Hảo đã sớm nhận ra trò ma giáo:


Rằng cải cách đã chia ruộng cho dân nghèo. Để hai năm sau, năm 1958, phong trào hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp đã cướp hết ruộng đất, trâu bò, cày cuốc… của nông dân nghèo vừa được chia ruộng, gom vào trong tay một tên đại địa chủ khét tiếng khác có tên là nhà nước”. (DanChimViet online ngày 11-9-2014)

Và Trần Đĩnh đã nói rõ thêm:

Nông dân vừa được giải phóng đã tước luôn ruộng đất và cùm ngay chân tay họ ở trong hợp tác xã”. (Đèn Cù - trang 306)

Khi tư thế đã vững vàng nhà cầm quyền CSVN nhẹ nhàng chuyển sang Cải Cướp Ruộng Đất với mục đích là Người Cày mất Ruộng qua chủ trương lừa dối: “Nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý” rồi tuần tự đưa ra luật “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” để cướp đất của dân một cách “đúng luật rừng”. Để thi hành mưu gian nói trên, nhà cầm quyền CSVN đã phóng tay “cưỡng chế đất của người cày”. Chứng kiến cảnh ăn cướp tàn bạo này linh mục Phan Văn Lợi, người đang sống tại Huế đã lên tiếng trên đài Little SaiGon phát thanh ở Nam California ngày 22-7-2007 nhân cuộc biểu tình của Dân oan trước Quốc hội bù nhìn, Linh mục Lợi nói:

Đảng, Nhà nước, Quốc hội CSVN lại phạm thêm một tội ác với dân tộc. Cuộc CCRĐ Hồi Thứ Hai đã đến đỉnh điểm. Nay không phải là những địa chủ, phú nông giàu có, nhưng là những nông dân nghèo khổ với mảnh ruộng nhỏ bé, với ngôi nhà thô sơ, với ước mơ đơn giản nhưng một sáng một chiều bị đẩy ra lề đường, phải che mái lá cạnh ngôi nhà cũ của mình, phải mót lúa trên chính ruộng xưa của mình, phải ngửa tay xin ăn trước ông chủ giờ đây đang vênh váo kiêu căng xây dựng cơ ngơi trên những mảnh đất cướp trắng của họ”. (DoiThoai online ngày 23-7-2007)

Để hợp pháp hóa việc cướp ruộng đất lại từ tay nông dân, CSVN ra lệnh cho Quốc hội bù nhìn đưa vào Hiến pháp luật “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” do nhà nước đại diện chủ sở hữu quản lý. Luật đất đai sửa đổi năm 2013 được 448/473 tên gia nô bấm nút mà theo sự nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS khi trả lời phỏng vấn của BBC, ông nói:

“Hiến pháp thông qua ngày hôm qua còn hợp hiến hóa cho việc thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế xã hội. Những dự án cho xã hội kinh tế như thế trong luật đất đai trước kia là quy định vi hiến so với Hiến pháp năm 1992.

Dù biết đó là quyết định vi hiến, hôm qua, 29-11, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua một hiến pháp giúp hợp hiến hóa cho điều này…

Khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ là một khái niệm không đầy đủ. Khái niệm ‘toàn dân’ là một khái niệm dùng để đánh tráo một khái niệm chính xác hơn, lẽ ra phải gọi là ‘sở hữu công’, hoặc ‘sở hữu nhà nước’, có một chủ thể, một pháp nhân cụ thể, đó là chính phủ hay là một UBND nào đấy vì cơ quan đó có tư cách pháp nhân, là chủ sở hữu của một lô đất nào đó cụ thể. Có như thế mới gọi là chủ sở hữu.

Còn ‘toàn dân’ không thể là một khái niệm kinh tế cụ thể để thực thể đó có thể sở hữu gì cả”. (BBC online ngày 29-11-2013)

Hiến pháp sửa đổi năm 2013, một lần nữa cho thấy rõ cái dã tâm của bọn CS cầm quyền vì lợi ích của bầy sâu mà làm những chuyện trái với luật pháp.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã giải thích và phân tích rõ cái hậu ý gian manh của điều luật mơ hồ để qua đó CSVN dễ bề thao túng.

“Chính cái cơ chế ‘Đất đai thược sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý’ là nhân tố mở đường, là cái khiên che, là ‘sợi chỉ đỏ’ xuyên suốt mọi đám ‘cướp ngày’, nó cần được hủy bỏ.

Việc duy trì điều luật này không còn là sai lầm về nhận thức mà là tội phạm có ý thức, nó cần được hủy bỏ.

Điều luật này là điều luật béo bở cho các quan, nhưng là nỗi hãi hùng cho dân, nó biến cái Chung mạo danh nhân dân thành cái Riêng của các quan, sở hữu ‘toàn dân’ biến thành sở hữu ‘toàn quan. (Boxitvn online ngày 20-2-2012)

Do lòng tham chủ đạo cho sự tráo trở nên CSVN đã làm những việc vô đạo đức và trái với luật pháp mà họ đã ban ra. Ngày xưa CCRĐ thì được thực hiện qua những ông ‘nhất đội, nhì trời’, ngày nay thì do những cường hào ác bá địa phương cưỡng chế (ăn cướp) bằng cách điều động những quân đội nhân dân, công an nhân dân, côn đồ nhân dân, dân phòng… dùng bạo lực để cướp đoạt những mảnh đất nơi có mồ mả ông bà của người nông dân từ bao đời để bán lại cho những địa chủ, tư bản mới hoặc người nước ngoài như Tàu cộng chẳng hạn.

Ông Hoàng Kim ở tỉnh Đồng Tháp chua xót viết bài “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: xưởng sản xuất dân oan” để nói lên nỗi bức xúc của mình:

“Nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân là nói tránh, nói đúng thì đất đai thuộc sở hữu nhà nước… Nhà nước Trung ương ở xa quá, nên đất đai thuộc sở hữu của nhà nước địa phương. Đất đai thuộc quyển sở hữu của nhà nước địa phương, có nghĩa là đất đai thuộc sở hữu của ông chủ tịch tỉnh, ông chủ tịch huyện (gọi chung là sứ quân địa Phương).

Với quyền lập dự án tùy ý, không ai kiểm tra được; quyền ra quyết định thu hồi, nông dân không có quyền cưỡng lại; quyền bồi thường tùy thích hoặc không bồi thường, nông dân không có quyền mặc cả; quyền thành lập đoàn cưỡng chế gồm công an, bộ đội để khống chế mọi ngăn trở bằng vũ lực…, mỗi ông lãnh đạo địa phương trở thành hung thần đối với đất đai của nông dân, trở thành sứ quân với Trung ương”. (Boxitvn online ngày 26-2-2012)

Hoàn cảnh của những người nông dân nghèo bị cướp ruộng cày rất bi thảm, một người nông dân ở tỉnh An Giang thổ lộ với đài RFA như sau:

“Chúng tôi có đơn tố cáo ông Nguyễn Minh Vị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang, vì mục đích tư lợi cá nhân, lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt đất chúng tôi, lấy hết làm của riêng, lấy hết tài sản của chúng tôi, không chừa một cái quần rách cho vợ con tôi thay đổi. Nhiều lần bắt gia đình và mấy đứa con gái tôi còng trói, nắm lôi đầu đem về huyện giam 5 tháng…

Tôi đã từ địa phương tới trung ương, tới Sài Gòn, Hà Nội trên 31 năm nay rồi đó ông. Bây giờ tôi che chòi ở dưới mé kinh đầu đất cũ, sống cảnh màn trời chiếu đất. Con cháu tôi bỏ học đi làm mướn làm thuê vậy đó để kiếm sống qua ngày”. (RFA online ngày 9-10-2008)

Sau khi “cưỡng chế” đất đai của nông dân nghèo “cộng lại” người đảng viên cộng sản nghiễm nhiên trở thành địa chủ mới.

“Dinh thự hoành tráng, vườn cao su bát ngát của chủ tịch Bình Dương?

Nằm gọn trong khuôn viên đất khoản 1.000 m2, dinh thự này nổi bật giữa xung quanh là những ngôi nhà nhỏ bé của người dân. Tư gia ông Chín Cung được xây dựng hiện đại, tráng lệ, nhiều phòng ốc, với tường cao kiên cố xây rất đẹp, bao bọc cẩn mật tứ phía… Bên trong sân nhà có rất nhiều loại cây kiểng đắt tiền được trưng bày…

Đến vườn cao su ‘khủng’ đẹp nhất vùng!...

Tuy nhiên người ta cứ phỏng chừng diện tích cao su của ổng là trên dưới 100 ha…” (Vietnamnet online ngày 20-8-2014)

Trong chiến dịch CCRĐ Hồi Thứ Hai này đảng CSVN tập trung tài sản của dân nghèo cho cán bộ quyền thế “quản lý” như trường hợp quan thanh tra Trần Văn Truyền mấy mươi năm theo đảng mà nay nhờ ơn đảng ông có được một tài sản kếch xù khiến mấy “Người cao tuổi” phải ganh tị.

“Trước đó, báo chí liên tục phản ánh căn biệt thự quá sang trọng được cho là của ông Trần Văn Truyền, xây dựng trên khu đất rộng hơn 16.000 mét vuông tại ấp 2 xã Sơn Đông, TP.Bến Tre. Ngoài căn biệt thự trên, ông Truyền còn sở hữu một ngôi nhà mặt tiền tại trung tâm thành phố Bến Tre. Dư luận còn đặt nghi vấn ông Trần Văn Truyền và người thân đang sở hữu những căn biệt thự khác ở tại TP. HCM như ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, phường Thảo Điền (quận 2)v.v.”(Motthegioi online ngày 1-8-2014)

Những hung thần địa phương, những con sâu bự trong đảng CS đã ngang nhiên cướp đất của dân cày để phục vụ cho tư bản đỏ, đại gia đen mà không nghĩ rằng những chủ ruộng ngày hôm nay không phải là “địa chủ ác ôn” mà là những người nông dân tay lắm chân bùn, là những người trong giai cấp “bần cố nông”.

Trong kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế mới đây, một vị đại biểu nói: ‘Xây sân golf ở Thùy Dương 360 hộ nông dân đã bị tỉnh kết án nghèo’. Nông dân không còn đất sản xuất vì các dự án sân golf, nhà vườn resort… ‘đổ bộ’ xuống ruộng vườn, đó là thực trạng tại nhiều địa phương hiện nay…

Với sự kiên trì, từ mảnh đất hoang cách đây 30 năm, người nông dân ở các thôn 1-2 và 3 xã Thùy Dương đã tạo lập cho mình những mảnh vườn màu mỡ. Đó cũng là nguồn sống duy nhất của họ. Vậy mà, giờ đây hàng ngàn người dân đang thấp thỏm, hoang mang khi được thông báo là đất của họ chuẩn bị bị thu hồi để phục vụ cho dự án sân golf”. (VietNamnet online ngày 28-7-2008)

Thêm vụ “Xô xát cưỡng chế đất Hà Tĩnh làm sân golf” được đài BBC đưa tin:

Đồng bằng Bắc Trung bộ diện tích rất hẹp, một năm chỉ trồng được hai vụ lúa và trong nghị định của chính phủ chỉ cho phép sử dụng 4% đất nông nghiệp trong tất cả các dự án chứ không chỉ riêng sân golf. Vậy mà trong vụ này, gần như là 100% đất nông nghiệp bị tịch thu, người dân mất hoàn toàn công cụ sản xuất.

Bên cạnh đó, chính quyền còn không cung cấp cho dân biết giá trần đền bù, bắt bớ dân trái phép và đánh đập người khiếu kiện dã man, đe dọa, dụ dỗ, và nhiều biện pháp để chiếm đất đai của dân”. (BBC online ngày 12-12-2013)

Một vụ án cướp được mệnh danh là cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn, ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng mà hậu quả của nó là một vết nhơ của đảng CSVN trong trò “cướp ruộng của người cày”. Phát súng hoa cải lần đầu tiên bắn vào đầu bọn chó săn cưỡng chế mạo danh là thi hành công vụ làm cho xôn xao bọn cầm quyền Bắc bộ phủ và thành phố Hải Phòng. Đoàn Văn Vươn không phải là địa chủ ác ôn, mà là một cựu chiến binh cần cù đổ biết bao giọt mồ hôi mới tạo nên một mảnh đất mầu mỡ khiến bọn cướp ngày phải thèm muốn nên đã dùng cường quyền và bạo lực để chiếm đoạt, bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lý. Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh phán xét như sau:

“Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại”. (NguoiLaoĐong online ngày 16-1-2012)

Ngay cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi họp thông báo kết quả cuộc họp với các bộ, ngành và TP. Hải Phòng chiều ngày 10-2-2012, TT. Dũng nói:

“Quyết định thu hồi đất của ông Vươn với lý do hết hạn sử dụng cũng trái luật. Luật đất đai quy định 5 trường hợp thu hồi đất, nhưng gia đình ông Vươn không nằm trong 5 trường hợp trên.

Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật…

Thủ tướng kết luận, huyện Tiên Lãng huy động lực lượng quân đội của Ban chỉ huy quân sự huyện tham gia cưỡng chế là không đúng”. (VietnamExpress online ngày 10-2-2012)

Việc cướp đất của ông Đoàn Văn Vươn đã rõ như ban ngày ấy thế mà cả gia đình ông Vươn vẫn phải ngồi tù với lý do chống người thi hành công vụ, nhưng ở đây vì tư lợi, nhà cầm quyền lợi dụng quyền hạn và chức vụ của mình để dùng lực lượng “nhân dân” cướp đất của nhân dân thì đây không được coi là thi hành công vụ, mà phải được gọi là thi hành tư vụ ăn cướp mới phải. Những hành vi tàn ác này biết đến bao giờ họ mới sửa sai?

“Thiếu tướng Phạm Chuyên, cựu giám đốc Công an Hà Nội hôm 10-2 cũng đã cùng một số nhân sĩ, trí thức xuống hiện trường vụ cưỡng chế để thăm khu nhà bị tàn phá của ông Đoàn Văn Vươn. Tướng Chuyên được trích lời trên một trang mạng Tự do đề nghị ‘cách chức bí thư, chủ tịch và giám đốc công an thành phố Hải Phòng và tiếp nữa là tha ngay, tha bổng cho Đoàn Văn Vươn”. (BBC online ngày 20-2-2012)

Những vụ cướp ruộng đất của người dân chẳng những không giảm mà còn lần sau cao hơn lần trước. Lần cướp đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng thì nhà cầm quyền xua chừng 100 bộ đội, công an đàn áp còn lần cướp đất ở Văn Giang, Hưng Yên theo lời kể của ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên thì:

“Trả lời câu hỏi của phóng viên Sài Gòn Tiếp thị, ông Thanh cho hay, lực lượng tham gia cưỡng chế và hỗ trợ khoảng 1.000 người, trong đó chủ yếu là công an huyện Văn Giang, với sự hỗ trợ của công an Tỉnh và Bộ cũng như có sự chứng kiến của Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân. (Boxitvn online ngày 26-4-2012)

Và cuộc hành quân qui mô “long trời lở đất” ở Văn Giang được nhà văn Võ Thị Hảo kể:

“Sự cưỡng chế lần này quy mô lớn gấp cả chục lần số lượng và càng có phần không kém phần thù địch chống nhân dân của chính quyền, với những người chủ trương ra tay lấy đất của dân đã có tuyên bố trước, đầy dõng dạc. Sự ‘thù địch’ này đã tạo lên tiếng khóc xé ruột, thấu trời của hàng trăm hộ nông dân tại ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao - huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Tiếng kêu xé ruột của họ cũng bị khỏa lắp trong tiếng súng nổ, lựu đạn cay, tiếng gầm rú của máy xúc, máy ủi cùng tiếng đấm đá, đánh hội đồng của những kẻ cưỡng bức họ và những phần tử a dua, dấy máu ăn phần, những bàn tay sắt nối dài của chính quyền và những nhóm lợi ích.

Bóng những người nông dân khắc khổ, tay không vũ khí, không quyền lực, đói rách mong manh bị chìm ngập trong lực lượng vũ trang được công luận mô tả lên tới cả ngàn người từ phía chính quyền và nhà đầu tư dự án Ecopark”. (BBConline ngày 25-4-2012)

Vụ cướp đất cho dự án Ecopark khiến cho cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnhsau chuyến nghỉ hè về vội vã ngồi ngay vào bàn viết bày tỏ nỗi bức xúc về việc chính quyền CSVN đã dùng bạo lực để cướp đất ở Văn Giang…

“Thế là bắt đầu dấu hiệu nông dân bị giật mất bát cơm để làm giàu cho nhóm tư bản. Ecopark lợi gì cho quốc kế dân sinh?...Trước đây đầu tư cho địa ốc quá nhiều, xây nhà cao tầng thừa ế đã mất bao nhiêu đất ruộng, nay cần gì lại phải mất 500 hecta ‘bờ xôi ruộng mật’ cho dự án Ecopark Văn Giang? Ecopark xây chung cư và biệt thự cao cấp có công viên xanh để phục vụ cho một số người giàu có, các đại gia. Chỉ vì thế mà đẩy hàng ngàn hộ nông dân ra cuộc sống vật vờ vô định như biết bao hộ nông dân bị thu hồi ruộng đất ư?” (Boxitvn online ngày 10-5-2012)

Trước đây bà luật sư Ngô Bá Thành nguyên là đại biểu Quốc hội CSVN đã từng nói: “Ở Việt Nam có một rừng luật, nhưng khi thực hiện lại áp dụng luật rừng”. Một vụ kiện cáo giữa nhà cầm quyền tỉnh Khánh hòa với người dân, chúng ta sẽ thấy luật rừng được áp dụng như thế nào, ngay cả báo chí của nhà nước cũng không thể làm thinh, đành phải đưa tin và nói rõ: “Đã thua kiện còn dỡ nhà dân”. Ôi công lý đang ở trong tay bọn cường quyền mang tên đảng CSVN.

“Như Thanh Niên đã phản ánh, vụ kiện về quyết định hành chính của UBND tỉnh Khánh Hòa giữa ông Đặng Đình Lạp và UBND tỉnh này đã kéo dài nhiều năm nay và dù bị tuyên thua kiện nhưng sau đó UBND tỉnh Khánh Hòa vẫn cưỡng chế thu hồi một phần ngôi nhà của ông Lạp vào sáng 22-7”. (ThanhNien online ngày 24-7-2014)

Ngày xưa Cải cách ruộng đất thì có nạn nhân là bà Nguyễn Thị Năm, ngày nay Cải cướp ruộng đất thì có nạn nhân là:

“Bà Nguyễn Thị Bảy là con dâu của bà mẹ anh hùng Việt Nam Nguyễn Thị Hợivà là vợ của liệt sĩ Dương Trung Hậu đã làm đơn khiếu nại bị các quan chức cướp nhà kiện đã 1/4 thế kỷ rồi không được, mặc dù bà đã hàng chục lần đăng đơn trên báo: Lao Dộng, Công Luận, Tiền Phong v.v… thế nhưng vẫn im lặng. Trong đơn có đoạn bà viết ‘Tôi đã là nạn nhân của giặc ngoại xâm giết chồng tôi, không lẽ tôi còn là nạn nhân của giặc nội xâm, của sự đối xử bất công, của tệ tham nhũng, cậy thế cậy quyền của một số quan chức coi thường đạo lý, luật pháp và dư luận”. (VietTide số 34 ngày 8-3-2002)

Nhà cầm quyền cộng sản trung ương đã bao che, tai ngơ mắt lắp cho bọn cường hào ác bá địa phương cướp đất của người dân mà mọi sự thưa kiện, khiếu nại không được giải quyết, chỉ nội trong năm 2010 đã phát sinh hơn 110 ngàn vụ.

Theo báo cáo của chính phủ, năm 2010, cả nước phát sinh hơn 110.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo; tăng so với cùng kỳ năm trước 17%. Thẩm tra báo cáo của chính phủ, UB pháp luật của Quốc hội nhận định: tình hình khiếu nại tố cáo vẫn diễn biến phức tạp”. (DanTri online ngày 7-9-2010)

Tình trạng nơi tiếp dân thì không tiếp dân làm cho nguyên Thứ trưởng bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ đã nói: “Rất nhiều nước mắt trong các cuộc tiếp dân”, là tựa đề bài viết trên báo điện tử Người Lao Động:

“Phổ biến tình trạng đùn đẩy khiến dân chẳng biết đến cửa nào. Các đoàn kiểm tra phải nhận 17.480 đơn.

Có những bức xúc của người dân lên quá cao và nước mắt trong những cuộc tiếp dân rất nhiều, nhiều trường hợp rất thương tâm. Không thể có ai xúi mà lên khóc lóc ròng rã như thế. Đại đa số là oan ức thực”. (NguoiLaoĐong online ngày 9-10-2005)

Ngày nay, một điều nghịch lý mà chỉ có trong cái cái CHXHCNVN là không cần bị cướp đất, người nông dân cũng tự động bỏ ruộng, bỏ đất vì chính sách thu tô của “địa chủ” quá nhiều loại phí làm người nông dân không “đóng” nổi. Hơn thế nữa kế hoạch thu mua vơ vét lúa của nhà cầm quyền “ép giá” khiến người nông dân có làm mà không có ăn. Do vậy, nhiều nơi và nhiều người đã trả ruộng cho “địa chủ” hay ngay cả ruộng của mình cũng phải bỏ vì “sưu cao thuế nặng”.

“Từ nhiều năm trở lại đây, tại Thanh Hóa, một nghịch lý đang diễn ra là người nông dân quay lưng lại với ruộng đất ngày một nhiều. Theo thống kê, hiện Thanh Hóa đã có hơn 10.500 hộ nông dân bỏ ruộng, trả ruộng không canh tác…

Một nguyên nhân nữa là ở một số địa phương, việc đóng góp nhiều loại phí được tính theo đầu sào (bảo vệ đồng ruộng, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương…) nên nhiều hộ đã chủ động bỏ ruộng hoặc trả ruộng để giảm bớt các khoản đóng góp theo quy định của địa phương”. (DanTri online ngày 13-12-2013)

Một cú lừa ngoạn mục.

Đảng CSVN tiếp tục lừa và nhân dân Việt Nam tiếp tục bị lừa.

“Theo blog Xuân Diện, sáng nay 11-9-2014, bà con dân oan Dương Nội mặc áo thun với các dòng chữ đòi nhân quyền đã đến Bảo tàng lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất.

Đoàn người đi bộ đến bảo tàng, đứng trước cỏng để xem các thông tin về cuộc triển lãm trưng bày về CCRĐ. Lúc đó đã 11h trưa, bảo vệ nói đã hết giờ xem, hẹnbà con đến vào lúc 2h chiều. Bà con Dương Nội tản ra vườn hoa Cổ Tân gần đó để ăn và nghỉ trưa đợi đến giờ vào xem.

Đến hai giờ chiều, bà con vào thăm triển lãm thì lực lượng bảo vệ triển lãm bắt dân cởi áo mới cho vào bảo tàng. Khi bà con cởi áo xong để vào thì họ nói với bà con: Triển lãm cải cách gặp sự cố về ánh sáng nên tạm đóng cửa”. (BBC online ngày 11-9-2014)

Có lẽ đảng CSVN đóng cửa triển lãm cho đến khi đóng cửa đảng CSVN?





No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link