Joshua Wong, người thanh
niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong
Anh là một trong
những nhà hoạt động cứng rắn. Truyền thông nhà nước Trung quốc gọi anh là một
người "cực đoan". Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để
lái xe.
Chàng thanh niên gầy, đeo kính, nhìn hiền hòa này đã xây dựng một phong trào thanh niên ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông trong hai năm qua. Lập lại ý chí của tuổi trẻ TQ từng tràn ngập Thiên an Môn năm 1989.
Anh muốn kích động một làn sóng bất tuân dân sự trong giới học sinh ở Hồng Kông. Mục tiêu của anh ? Để gây áp lực bắt Trung Quốc phải chấp nhận cho Hồng Kông được bầu cử tự do.
Phong trào của Joshua Wong xây dựng sau những năm tháng thất vọng vì bị dồn nén ở Hồng Kông. Năm 2011 mới 15, anh đã phẫn nộ với chương trình ủng hộ cộng sản TQ trong các trường công lập ở Hồng Kông.
Cùng với vài người bạn, Wong bắt đầu hình thành một nhóm sinh viên chống đối. Sau đó, phong trào đã tăng lên quá giấc mơ ngông cuồng nhất: vào tháng 9 năm 2012, phong trào mang tên Scholarism của anh tụ họp được 120.000 người biểu tình - trong đó có 13 người tuyệt thực - chiếm trụ sở chính quyền Hồng Kông, buộc các nhà lãnh đạo thành phố phải rút lại chương trình giáo dục thân cộng.
Đó là khi Wong nhận ra tinh thần bất khuất của tuổi trẻ Hồng Kông.
"Năm năm trước, không ai tưởng tượng là học sinh Hồng Kông sẽ quan tâm đến chính trị," anh nói. "Nhưng đã có sự thức tỉnh khi vấn đề giáo dục quốc dân xảy ra. Giờ đây, tất cả chúng tôi bắt đầu quan tâm đến chính trị."
Tuần này, nhóm thanh niên học sinh do anh lãnh đạo đồng loạt bước ra khỏi lớp học- một hành động quan trọng trong thành phố có tiếng là tôn trọng việc học - để gửi thông điệp ủng hộ dân chủ đến Bắc Kinh.
Cuộc bãi khóa đồng loạt này của sinh viên học sinh nhận được ủng hộ rộng rãi. các ban Quản trị đại học và giảng viên đã cam kết tha thứ cho sinh viên bỏ giờ học, giáo viên và công đoàn lớn nhất của Hồng Kông ra kiến nghị tuyên bố "Không bỏ rơi các em học sinh sinh viên"
Phản ứng của Trung Quốc là ngược lại: truyền thông trong đại lục xem tổ chức Scholarism của anh là nhóm "cực đoan". Wong nói rằng anh bị xem là kẻ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đe dọa đến ổn định nội bộ của Đảng Cộng Sản.
Tuy nhiên, anh và các bạn trẻ không lùi bước. "Mọi người không nên sợ chính quyền", anh nói, trích dẫn bộ phim "V for Vendetta", "Chính phủ nên sợ hãi người dân."
Chàng thanh niên gầy, đeo kính, nhìn hiền hòa này đã xây dựng một phong trào thanh niên ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông trong hai năm qua. Lập lại ý chí của tuổi trẻ TQ từng tràn ngập Thiên an Môn năm 1989.
Anh muốn kích động một làn sóng bất tuân dân sự trong giới học sinh ở Hồng Kông. Mục tiêu của anh ? Để gây áp lực bắt Trung Quốc phải chấp nhận cho Hồng Kông được bầu cử tự do.
Phong trào của Joshua Wong xây dựng sau những năm tháng thất vọng vì bị dồn nén ở Hồng Kông. Năm 2011 mới 15, anh đã phẫn nộ với chương trình ủng hộ cộng sản TQ trong các trường công lập ở Hồng Kông.
Cùng với vài người bạn, Wong bắt đầu hình thành một nhóm sinh viên chống đối. Sau đó, phong trào đã tăng lên quá giấc mơ ngông cuồng nhất: vào tháng 9 năm 2012, phong trào mang tên Scholarism của anh tụ họp được 120.000 người biểu tình - trong đó có 13 người tuyệt thực - chiếm trụ sở chính quyền Hồng Kông, buộc các nhà lãnh đạo thành phố phải rút lại chương trình giáo dục thân cộng.
Đó là khi Wong nhận ra tinh thần bất khuất của tuổi trẻ Hồng Kông.
"Năm năm trước, không ai tưởng tượng là học sinh Hồng Kông sẽ quan tâm đến chính trị," anh nói. "Nhưng đã có sự thức tỉnh khi vấn đề giáo dục quốc dân xảy ra. Giờ đây, tất cả chúng tôi bắt đầu quan tâm đến chính trị."
Tuần này, nhóm thanh niên học sinh do anh lãnh đạo đồng loạt bước ra khỏi lớp học- một hành động quan trọng trong thành phố có tiếng là tôn trọng việc học - để gửi thông điệp ủng hộ dân chủ đến Bắc Kinh.
Cuộc bãi khóa đồng loạt này của sinh viên học sinh nhận được ủng hộ rộng rãi. các ban Quản trị đại học và giảng viên đã cam kết tha thứ cho sinh viên bỏ giờ học, giáo viên và công đoàn lớn nhất của Hồng Kông ra kiến nghị tuyên bố "Không bỏ rơi các em học sinh sinh viên"
Phản ứng của Trung Quốc là ngược lại: truyền thông trong đại lục xem tổ chức Scholarism của anh là nhóm "cực đoan". Wong nói rằng anh bị xem là kẻ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đe dọa đến ổn định nội bộ của Đảng Cộng Sản.
Tuy nhiên, anh và các bạn trẻ không lùi bước. "Mọi người không nên sợ chính quyền", anh nói, trích dẫn bộ phim "V for Vendetta", "Chính phủ nên sợ hãi người dân."
Nguồn: FB Lê Quốc Tuấn
Thông Tin Đức Quốc
http://www.ttdq.de/node/1790
Phản đối trò hề dân chủ Bắc
Kinh: Sinh viên học sinh xuống đường đấu tranh
Một sinh viên trẻ ngành
kiến trúc, anh Wu Tsz-wing, lên tiếng với hãng thông tấn AFP rằng "Bắc
Kinh không bảo vệ quyền lợi của chúng tôi nên chúng tôi cần phải xuống đường
tranh đấu”.
Chủ Tịch Hiệp Hội Sinh
Viên Hong Kong, anh Alex Chow, xác quyết là "sinh viên sẽ gia tăng cường
độ đấu tranh nếu như đòi hỏi của dân chúng Hong Kong, là quyền đưa ra ứng cử
viên cho chức vụ cao nhất Hong Kong, bị Trung Quốc tiếp tục từ chối"
Tin tức ghi nhận cho biết
tham dự chiến dịch biểu tình bãi khóa lần này gồm các sinh viên thuộc 7 trường
Đại học và cả chục trường Cao đẳng ở Hồng Kông. Cả học sinh trung học cũng
chuẩn bị bãi khóa như thách thức mối đe dọa từ họng súng xe tăng Bắc Kinh.
Tưởng cũng nên biết, mới
đây hồi tháng 6-2014 đã có một chiến dịch trưng cầu ý kiến về cuộc bầu cử tự do
thực sự ở Hồng Kông, chứ không phải bầu cử giả hiệu mà mọi người cho là
"trò hề dân chủ" với ứng cử viên được chỉ định từ Bắc Kinh. Kết quả
không ngờ là đã có 787.767 lượt bày tỏ quang trang mạng ủng hộ so với con
số mong ước ban đầu là 300.000 của nhóm chủ xướng. Điều này đã phản
ảnh tư tưởng tự do của dân chúng Hồng Kông, và gây khó chịu cho lãnh đạo Bắc
Kinh.
Từ năm 1997 khi Anh Quốc
trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc, các Đại Học Hồng Kong đã biến thành
điểm tụ tập thường xuyên của các sinh viên có lòng mong mõi vùng này được thêm
nhiều quy chế dân chủ và tự do hơn, biến vùng này cho tới nay vẫn là thành phố
khó nuốt nhất đối với Hoa lục. Người dân ở đây phần đông, theo khảo sát cho
thấy có tới gần 70% vẫn coi mình là "người Hồng Kông" chứ không phải
là "người Trung Quốc", và số đông mong muốn Hội đồng lập pháp Hồng
Kong nên phủ quyết kế hoạch “Bắc Kinh hóa” chính trị Hong Kông trong mùa bầu cử
2017 tới đây.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment