Saturday, September 27, 2014

'Quan hệ Việt-Mỹ trước vận hội lớn'


'Quan hệ Việt-Mỹ trước vận hội lớn'

- Cà Phê Tối - TNLT Nguyễn Đình Cương bị biệt giam và cùm chân - 11.09.2014

25 tháng 9 2014 Cập nhật lúc 17:42 ICT

Trước khả năng Mỹ có thể nới lỏng việc xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan và hiện đang nghiên cứu những chuyển động trong khu vực, nhận định rằng việc này ‘nằm trong tổng thể diễn tiến quan hệ Việt-Mỹ đang có chuyển biến nhanh hơn dự kiến’.

Trao đổi với BBC, ông nói rằng ‘có sự liên đới nhất định giữa việc cải thiện kinh tế thương mại và an ninh chính trị trong quan hệ Việt-Mỹ’ trong bối cảnh hai nước ‘đang cố gắng vượt qua nút thắt TPP’.

“Hoa Kỳ phải tiến hành động thái ngoại giao này sao cho phù hợp với xu thế tái cân bằng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương,” ông phân tích.
“Việc nới lỏng lệnh cấm này phải nhịp nhàng với các chuyển động khác trong quan hệ Việt-Mỹ với nhân quyền và xã hội dân sự là các tham số mà Mỹ không thể bỏ qua,” ông nói thêm và dự đoán Mỹ sẽ chính thức dỡ bỏ một phần lệnh cấm này ‘vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau’.

Khi được hỏi liệu Việt Nam đã trao đổi những gì để nhận được hành động này từ phía Mỹ, ông Thắng nói rằng nếu những vấn đề dân chủ nhân quyền được đặt lên bàn đàm phán thì ‘Việt Nam cũng sẽ có quan ngại rằng chúng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nội bộ của Việt Nam’.

Tuy nhiên ông cho rằng việc trao đổi của Hà Nội với Mỹ ‘có mục đích lâu dài’ với ‘biện pháp tổng thể’ chứ ‘không chỉ phụ thuộc vào một hai việc cụ thể là thả người này hay bắt người kia’.
“Cả Việt Nam và Mỹ phải nhìn từ lợi ích chung thì tất cả những vấn đề chi tiết khác hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung, sẽ vượt qua những trở ngại trong đó có vấn đề dân chủ và nhân quyền.”

Về triển vọng quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian tới, ông Thắng cho rằng hai nước đang đứng trước vận hội lớn vào thời điểm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ trong bối cảnh Việt Nam đang mong muốn có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ.
Ông dự đoán ‘trong vài năm tới’ Việt Nam sẽ xây dựng được khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ.


 Quan chức Việt Nam 'cần minh bạch hơn'

24 tháng 9 2014 Cập nhật lúc 22:31 ICT
Quan chức cần minh bạch hơn, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nhân tranh cãi việc cựu Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng tham gia HĐQT một công ty sau khi nghỉ hưu.

Việc cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Hồ Nghĩa Dũng sau khi nghỉ hưu 8 tháng đã tham gia Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả, một công ty do ông chỉ định làm nhà đầu tư dự án xây hầm đường bộ Đèo Cả (cũng do chính ông ký phê chuẩn khi tại nhiệm) đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam.

Sau tranh cãi, công ty CP Đầu tư Đèo Cả nói ông Dũng đã thôi làm thành viên HĐQT công ty.
Theo truyền thông Việt Nam, dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả do công ty Đèo Cả làm chủ đầu tư, được ông Dũng phê duyệt tháng 10/2010.

Việc ông Dũng về làm tại công ty này bị một số người cho là mâu thuẫn lợi ích.

Ngoài ra, theo một nghị định của chính phủ Việt Nam, quan chức chỉ được tham gia kinh doanh lĩnh vực mà mình từng quản lý một thời gian sau khi nghỉ hưu.
Theo Nghị định 102/2007 của chính phủ Việt Nam đặt ra thì trong vòng 12 tháng sau khi thôi giữ chức vụ, các quan chức từng có trách nhiệm thẩm định, ký hay ban hành quyết định phê duyệt, quản lý v.v. không được phép tham gia kinh doanh, điều hành doanh nghiệp và với các dự án trên 5 năm thì thời gian là sau 36 tháng.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, cựu Phó trưởng ban tổ chức trung ương, ông Nguyễn Đình Hương, coi việc ông Hồ Nghĩa Dũng nhận trách nhiệm tại công ty Đèo Cả không phải là chuyện tình cờ mà là có chuẩn bị trước và gọi đây là "hành động lót ổ" và là "một tiền lệ xấu".

Ông Lê Đăng Doanh nói: "Đây là một bài học về quy định phát luật như thế nào để tránh việc khi còn đương chức thì đưa ra những quyết định để chuẩn bị khi về hưu thì có thể dược lợi từ các quyết định đó."


FDI mới vào Việt Nam giảm mạnh
  • 25 tháng 9 2014

  • 25 tháng 9 2014
Tập đoàn Samsung đã đầu tư gần tám tỷ đôla vào Việt Nam
Tổng vốn FDI mới vào Việt Nam trong chín tháng đầu năm giảm 25,5% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng vốn thực giải ngân tăng 3,2%.

Số liệu do Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố trên trang mạng cho thấy trong chín tháng qua, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào trong nước đạt 11,18 tỷ đôla Mỹ, giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên vốn thực giải ngân đạt 8,9 tỷ đôla, có tăng hơn cùng kỳ năm ngoái chút ít.
Trong số các lĩnh vực có đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư, công nghiệp chế biến và chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất với 7,7 tỷ đôla.
Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với 1,2 tỷ đôla.
Trong các tỉnh thành trên toàn quốc, Bắc Ninh thu hút được nhiều vốn FDI nhất với 1,36 tỷ đôla, sau đó là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội và Hải Phòng.
Hàn Quốc đứng số 1
Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước dẫn đầu về vốn đầu tư vào Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư từ Nam Hàn trong chín tháng đầu năm là 3,55 tỷ đôla. Nhật Bản tụt xuống thứ ba, sau Hong Kong.
Các nhà quan sát cho rằng Hàn Quốc sẽ duy trì vị trí nhà đầu tư số 1, ít nhất là cho tới hết năm.
Trong hai năm trước, nước này đứng ở vị trí thứ ba, sau Singapore và Nhật Bản.
Cho tới cuối tháng Tám, các doanh nghiệp Nam Hàn đã đầu tư vào gần 4.000 dự án ở Việt Nam. Riêng tập đoàn Samsung đã đầu tư gần tám tỷ đôla vào Việt Nam.
Tập đoàn bán lẻ Lotte Mart cũng đang phát triển mạnh mạng lưới ở Việt Nam, với số điểm kinh doanh dự tín sẽ tăng từ con số 60 hiện nay lên gấp đôi vào năm 2020.

Đại sứ Hàn Quốc ở Việt Nam, ông Jun Dae Joo, được báo Công thương dẫn lời nói Việt Nam được cho như địa chỉ đầu tư hấp dẫn vì dân số lớn, lực lượng lao động dồi dào và mức tăng trưởng tốt.

Ngày 1/10-4/10, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Một năm trước, Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye cũng đã tới thăm Việt Nam.


Vốn FDI vào Việt Nam giảm 50%
  • 1 tháng 4 2014

  • 1 tháng 4 2014
Ngành sản xuất vẫn thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam nhất
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam trong quý một năm nay giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, báo cáo mới nhất từ Tổng cục thống kê (GSO) cho biết.
Theo số liệu từ GSO được Thời báo Kinh tế Sài gòn dẫn lại, tổng vốn FDI đăng ký trong ba tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 3,334 tỉ đôla, giảm 49,6% so với mức 6,034 tỷ đôla cùng kỳ năm 2013.
Trong thời gian này, có 252 dự án được cấp phép, với số vốn đăng ký đạt 2,045 tỷ đôla, thấp hơn 6% về số lượng dự án và thấp hơn 38,6% về số vốn đăng ký.
'Không nên xét từng quý'
Mặc dù vậy, theo giới chuyên gia, tổng mức vốn FDI trong từng quý không đủ để đại diện cho xu hướng FDI trong cả năm.
"Tôi nghĩ nếu tính FDi theo từng quý thì khó mà chính xác được", kinh tế gia Phạm Chi Lan nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 1/4.
"Thời gian mấy năm gần đây, Việt Nam bắt đầu có những dự án FDI lớn, ví dụ như của Samsung hay của LG."
"Khi họ đầu tư tới hàng tỷ đôla thì những dự án này được cấp phép vào bất cứ quý nào cũng làm quý đó tăng trội lên, những quý khác không thể bằng được."
"Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng đã giải thích là trong quý một, chưa có dự án lớn nào được cấp phép."
"Nếu so sánh FDI hoặc xem xét chiều hướng FDI tại Việt Nam thì tôi nghĩ là nên dùng nửa năm, hoặc cả năm," bà nói thêm.
Tiềm năng và thách thức
Trả lời câu hỏi của BBC về những thách thức hiện nay mà Việt Nam đang phải đối mặt trong việc thu hút FDI, bà Lan cho rằng có ba thách thức chính:
"Thứ nhất là thể chế, nhất là các thủ tục hành chính liên quan, các chính sách thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho người ta."

"Thứ hai là sự thiếu vắng một nguồn nhân lực lao động có chất lượng, có kỹ năng, có năng suất lao động cần thiết."
"Thứ ba là cơ sở hạ tầng, từ điện, đường xá giao thông cho đến nhiều việc khác."

Tuy nhiên, bà cũng khẳng định "về tiềm năng, Việt Nam cũng vẫn còn đang là một địa chỉ khá thu hút đối với FDI so với xu hướng chung của các nước đang phát triển."

"Sau khi đã có những dự án lớn của các công ty lớn như Intel, Samsung, LG hoặc một số công ty Nhật trong các lĩnh vực công nghệ cao thì điều đó cũng sẽ giúp Việt Nam có thêm sức hút đối với các công ty khác," bà nói.

"Ngoài ra triển vọng của Việt Nam trong việc tham gia Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương với Hoa Kỳ và các nước khác cũng như hiệp định tự do thương mại sắp ký với EU và một số dàn xếp tự do thương mại khác cũng làm Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn."

'Không lâu dài'
Bà Phạm Chi Lan cho rằng những dự án hàng tỷ đôla như của Samsung tại Việt Nam sẽ không có nhiều
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy ngành công nghiệp chế biến tiếp tục là khu vực thu hút nhiều vốn FDI nhất trong quý một, với số vốn đăng ký đạt 2,33 tỷ đôla, chiếm 69,9% tổng số vốn đăng ký.
Nam Hàn tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất, với tổng vốn đăng ký cấp mới là 543,2 triệu đôla trong ba tháng đầu năm.
Mặc dù vậy, bà Lan nhận định: "Tôi không nghĩ những dự án như Samsung sẽ có nhiều 
 cơ hội và sẽ tiếp tục vào Việt Nam."
"Samsung đã có quan hệ thương mại với Việt Nam 20-30 năm nay rồi và cũng đã hoạt động ở thị trường Việt Nam rất mạnh."

"Khi mà họ thấy chi phí sản xuất của Samsung ở Hàn Quốc quá cao so với lao động của Việt Nam thì họ mới chuyển vào. 

Sau Samsung thì đến LG làm việc tương tự để tăng khả năng cạnh tranh với Samsung."

"Tuy nhiên những dự án như vậy sẽ không có nhiều."
"Cái tôi mong đợi là Việt Nam có thể có những dự án không nhất thiết phải thật lớn về quy mô vốn, nhưng có thể tạo được những công ăn việc làm có giá trị gia tăng cao hơn hoặc sử dụng những tay nghề cao hơn của người lao động Việt Nam."

"Cho đến nay Samsung vẫn chủ yếu nhập phụ kiện từ bên ngoài vào. Tại Việt Nam, lượng lao động được dùng rất nhiều, tuy nhiên hình thức lao động lại khá giản đơn và khả năng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam cũng rất hạn chế."

"Về lâu dài, Việt Nam cần hướng tới những dự án khác," bà nhận định.



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link