Phạm Chí Dũng -
Trước Hội Nghị 10: Phân tích 'báo cáo phân tích nội bộ'
GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại!
Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!
Thứ Tư, ngày 24 tháng 9 năm 2014
Chẳng
mấy dị biệt với các kỳ hội nghị trung ương trước đây, trước hội nghị trung ương
đảng thứ 10 cuối năm 2014, bầu không khí “chính trị nội bộ” ở Việt Nam có vẻ
đang dần được sưởi ấm bởi một chiến dịch “phản tuyên truyền” manh nha khởi
phát.
Nhưng
khác hẳn với năm 2012 khi các bài viết đả kích nội bộ tập trung trên hệ thống
trang điện tử cá nhân của dư luận viên, giờ đây mặt bằng dân trí “phản tuyên
truyền” đã được “nâng lên một tầm cao mới”: thông qua kênh thông tin “lề dân”
và hải ngoại để “khách quan.”
Năm câu hỏi về ông Lê Hồng Anh
Hồi Tháng Tư, loạt bảy bài “Ai đang làm khánh
kiệt đất nước?” của một tác giả có tên Dương Vũ cũng được gửi đến Dân Luận, gây
náo động dư luận. Rất nhiều chi tiết về “phe lợi ích” và cả về giới chính khách
cao cấp ở Việt Nam được lột tả trong loạt bài viết rất đáng nghi ngờ về xuất xứ
này. Tất nhiên những trang thông tin như Dân Luận không thể hoặc rất khó có
điều kiện kiểm chứng những tin tức chỉ tồn tại trong nội bộ đảng và chính
quyền, mà chỉ có thể đăng tải như một tin tức mang tính tham khảo.
Hoặc vài bài viết mang màu sắc “bình luận chính
giới” khác xuất hiện trên trang Ðàn Chim Việt, Tin Tức Hàng Ngày...
Mới đây, bài “Những gì diễn ra sau chuyến đi Bắc
Kinh của phái viên Lê Hồng Anh,” ký tên “Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế
(xin được phép giấu tên)” đăng tải trên trang Dân Luận lại là một dẫn chứng thú
vị và đáng xem xét (https://www.danluan.org/tin-tuc/20140915/nhung-gi-dien-ra-sau-chuyen-di-bac-kinh-cua-phai-vien-le-hong-anh#comment-128551).
Tuy nhiên khác nhiều với những bài phân tích
cùng chủ đề nội bộ, bài viết trên đặt ra năm câu hỏi trực tiếp:
1- Tại sao ông Lê Hồng Anh được cử sang Trung
Quốc gặp ông Tập Cận Bình lại mang danh nghĩa phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn
Phú Trọng (trong khi ông Lê Hồng Anh được coi là phó đảng) và cũng không mang
danh nghĩa gì về mặt nhà nước. Như vậy danh nghĩa này được hiểu thế nào?
2- Trung Quốc vi phạm chủ quyền của ta, bị thế
giới lên án, phê phán; ta phản đối quyết liệt, kiên quyết hành động của họ vi
phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế nhưng sao không mời Trung Quốc sang ta mà
lại cử phái viên sang Trung Quốc để hòa giải với họ?
3- Chuyến đi của Lê Hồng Anh đã tác động đến
tình hình nội bộ thế nào?
4- Sau chuyến đi của ông Lê Hồng Anh quan hệ hai
nước thế nào, những biến động sẽ ra sao?
5- Chuyến đi của phái viên Lê Hồng Anh sang
Trung Quốc dư luận quốc tế quan tâm như thế nào?
Dưới mỗi câu hỏi là phần “đánh giá” và “bình
luận” của tác giả.
Báo cáo phân tích nội bộ?
Không hẳn là chủ đề hay nội dung bài, mà đặc
trưng hiển thị nhất của bài viết này là cấu trúc câu hỏi - đánh giá - bình
luận.
Về phương pháp, bài viết này được thể hiện theo
dạng báo cáo, chuyên đề phân tích và có hàm lượng phân tích khoa học. Về nội
dung, bài viết này nêu những vấn đề theo phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh và quy nạp. Phương pháp và nội dung như thế là khác hẳn với dạng bài viết
thông thường theo dạng mô tả, phân tích và có tính báo chí hơn.
Ðiểm đặc biệt có thể ghi nhận về phương pháp cấu
trúc bài viết này có thể khiến cho một số bạn đọc liên tưởng đến cách thức diễn
đạt những báo cáo nội bộ. Nếu giả thiết này là đúng, bài viết trên phải có
nguồn tin xuất xứ từ một báo cáo phân tích nội bộ nào đó, thậm chí có thể từ
một cơ quan “nghiên cứu chiến lược” sâu xa, được chuyển cho tác giả để “chế
tác.”
Và nếu giả thiết trên là đúng, nhiều khả năng
tác giả là người trong nội bộ chứ không thuộc về nhóm nhân sĩ, trí thức phản
biện độc lập hay cả những trí thức “phản biện trung thành.”
Liên hệ với những bài “phản tuyên truyền” trong
thời gian gần đây, giả thiết về nguồn tin và gốc gác nội bộ của bài viết lẫn tác
giả chiếm xác suất cao nhất.
Những câu hỏi còn lại chỉ là tác giả thuộc “phe”
nào, và bài viết tung ra nhằm mục tiêu gì.
“Những nhân sự cứng rắn với Trung Quốc”?
Trong bài “Những gì diễn ra sau chuyến đi Bắc
Kinh của phái viên Lê Hồng Anh,” có thể lược dẫn một số đánh giá và phân tích
đáng chú ý:
“Ðiều này đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa các
phản ứng mạnh của thủ tướng và các cơ quan của chính phủ vừa qua có những tuyên
bố cứng rắn đối với Trung Quốc” (Ðánh giá câu hỏi 1).
“Nguyễn Phú Trọng tự biến mình thành bầy chuột
để tế lễ con mèo như tranh dân gian của nước ta” (Ðánh giá câu hỏi 2).
“Trung Quốc nhân cơ hội này tấn công vào nội bộ
ta để phá nhân sự đại hội lần thứ XII, gây áp lực loại những nhân sự có quan
điểm cứng rắn với Trung Quốc” (Ðánh giá câu hỏi 3).
“Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là người chịu
trách nhiệm chính, ông cần nghiêm túc kiểm điểm để thấy rõ trách nhiệm của mình
đối với việc đối phó với Trung Quốc ở Biển Ðông và việc ngày càng tránh né Việt
Nam của Lào, Cambodia để lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc” (Bình luận câu hỏi
5).
“Mong Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng
chí của ông đọc kỹ các câu hỏi và bình luận của dư luận trong và ngoài nước sau
chuyến đi của phái viên Lê Hồng Anh để soi lại mình, vẫn còn đủ thời giờ để
điều chỉnh nếu như muốn tránh sự phế truất của đảng viên và nhân dân” (Bình
luận câu hỏi 5).
Phần đánh giá và bình luận về những đánh giá và
bình luận - tuy riêng rẽ nhưng có tính kết tập trên - xin tùy thuộc độc giả.
Một gợi ý nho nhỏ để góp phần “giải mã” về xuất
xứ nguồn tin và tác giả của bài viết trên là văn phong của tác giả này đã đột
ngột biến đổi trong đoạn ví Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “như bầy chuột để tế
lễ con mèo” (Ðánh giá câu hỏi 2). “Chuột” cũng là hình ảnh mà một số dư luận
viên rất thích dùng để đặc tả những khuôn mặt trong giới đấu tranh dân chủ ở
Việt Nam.
Phần bình luận tại câu hỏi 5 về “hướng dẫn kiểm
điểm nghiêm túc” đối với ông Nguyễn Phú Trọng cũng dường như muốn hàm ý về một
không khí “chi bộ” nào đó sắp tới (có thể Hội Nghị Trung Ương 10?), và có thể
không kém phần “nghiêm túc” như Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng vào cuối năm
2012 - thời điểm xuất hiện khái niệm “đồng chí X” và tiếp theo hình ảnh tổng bí
thư rơi lệ.
Ðể cuối cùng, chúng ta hãy cùng đoán xem “những
nhân sự cứng rắn với Trung Quốc” là ai và có “cứng rắn” thật hay không.
Phạm
Thị Hoài - TRẦN DẦN – GHI CHÉP VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở BẮC NINH 1955-1956 (3)
Thứ
Năm, ngày 25 tháng 9 năm 2014
5 sào là bần. 1 mẫu là
trung. Tới mẫu rưỡi là phú. Mẫu rưỡi trở lên là địa.
Ai có tội thì ta cứ nói
ra. Nếu là địa chủ thì ta đánh, nếu là phú nông thì ta liên hiệp, nếu là trung
nông thì ta đoàn kết. [...] Vào nhà trung nông chỉ ngấp ngỏm chân trước chân
sau, chén nước cũng không uống cho hết, câu chuyện chẳng buồn nói cho xong. Hỏi
rằng cái thằng quan hai là một chức to rồi mà anh ta còn giết được thì có gì mà
liên quan. [...] Cả thôn sống bằng lương ngụy binh. [...] Nghe nói đội cải cách
về các em rất mong chờ, các em rất là xu hướng. Chị này nói lên là: Em mà không
bị chỉ điểm bắt một tháng thì em còn trong sạch nhất làng cơ. Cãi lại xã đội vô
kỷ luật. Vợ: Nhà em thì nó đần độn lắm biết gì mà hỏi, có thì hỏi mẹ em với em
ấy. Em xin thú thực với anh là em cũng có liên quan. Em là cháu thằng địa chủ
Phái, nên hồi giảm tô em không được vào Nông hội.
Liên quan hai ba bề chứ
không phải một bề. Tôi có lên tôi xé xác cái thằng địa chủ ấy ra chứ bà con lại
bảo tôi liên quan. Bây giờ đội về con lại cắn nhá mẹ: đấy, con bảo mà, giữ của
địa chủ bây giờ liên quan. [...] Liên quan em địa chủ thì cắt sinh hoạt. Vợ con
khóc vì sợ liên quan, gặp đội cứ lủi, đầu cúi đi cum cúp, không tránh được thì
chắp tay lạy.*
Con địa chủ lấy ai?
Cả làng chả ai thèm mó
tới. Có nhà 5 chị nhoai nhoai ra cả rồi, chị lớn 24, cô bé 17. Của ấy rồi mõm
cả ra thôi. Chúng lại phải mõm nhau. Địa chủ lấy địa chủ. Hễ cứ bị quy là địa
chủ là con gái dâu nó bỏ về, hoặc con trai rể nó bỏ đi. Nhiều vụ lấy cớ là địa
chủ mà bỏ nhau.*
Không lấy địa chủ
Một đám cưới đang cưới.
Nhà gái lo sao cứ nhũng nhẵng, không chịu cử người nào ra làm lễ tuyên bố. Mà
cứ thấy túm tụm, xì xào, bàn bạc, lằng nhằng. Mãi sau một bà mới dài mồm ra:
„Nghĩa là thưa bà con, chẳng phải là chúng tôi phản hôn. Dưng mà cái thời thế
này cần phải cẩn thận, thân con gái chỉ có một lần…“
Đám cưới biết có chuyện
khó khăn. Bà ấy vào câu chuyện: „Số là họ nhà gái chúng tôi hôm qua mới nhận
được một cái thư có nói về thành phần của chú rể. Thì chúng tôi rất là hoang
mang nghi ngờ. Cho nên chúng tôi rất là khổ tâm khó bề cư xử. Nhỡ ra rồi lại
thông gia liên quan thì khổ cho con gái chúng tôi.“
Họ nhà giai, bạn bè nhà
giai là các nhà giáo (vì chú rể chính là một nhà giáo) mới giải thích mãi. Các
nhà giáo nói thì dài lắm, lằng nhằng, lý sự, ai không nghe cũng phải cố mà nghe
(dù rằng nhiều khi nghe không ra).
Họ nhà gái căn vặn mãi
đến điều: Thế ông nhà ta làm gì? Thế nhỡ ông nhà ta là địa chủ thì có liên quan
không? Chù rể đã đi làm với chính phủ rồi thì liệu có sao không? Tại sao không
lấy vợ ở quê (Phú Thọ) mà lại lấy vợ ở mãi Thái Nguyên này? (Nhà gái nghe thư
bảo là anh ta vì thành phần nên ế vợ, ở quê nhà không gái nào thèm lấy, mới
phải đi mò ở xa!) Vân vân.
Các nhà giáo uốn lưỡi
khoa môi. Và dĩ nhiên lưỡi một nhà giáo bằng 2, 3 lưỡi đàn bà, thì ở đây số nhà
giáo còn đông hơn nhà gái, cuối cùng các nhà giáo giúp được chú rể khắc phục
mọi khó khăn hoàn thành đám cưới.*
Một cán bộ tuyên truyền
và con gái địa chủ
Thái Nguyên. Cán bộ
tuyên truyền cứ khăng khăng đòi cơ quan cho lấy cô ta vì: Tôi cũng là con địa
chủ nên không hỏi vợ được, không cô nào thèm lấy, tôi chỉ còn món ấy thôi.
*
Chê vợ là con địa chủ
Đã hỏi rổi, sau điều tra
lại, phát hiện ra vấn đề bất thường, chú rể mới ngãng ra, chê cô vợ chưa cưới
là con địa chủ. Xong phá đám cưới.
Ít lâu sau phát động
quần chúng thì chính anh chê vợ kia cũng lại là con địa chủ. Thế mời rầy ra.*
Một chị nữ bí thư Đảng
Nữ bí thư Đảng. Sau
CCRĐ, cấp trên mới mối lái gán chị cho anh cán bộ đội trưởng, phó gì đấy. Không
biết cái cấp trên nào đã chống địa chủ mà lại có lối ép duyên ấy, nhưng tiếc
rằng sự thực trong cuộc đời lại đầy rẫy những kiểu cấp trên như vậy.
Chị cũng không bằng
lòng. Mà lại yêu một thanh niên khác ở xã không lấy gì làm loại A, không phải
cốt cán, không phải cán bộ, không phải Đảng viên, nhưng cũng không phải là lạc
hậu phản động hay liên quan gì cả. Tóm lại là một thanh niên trung bình. Hai
bên bí mật thề non hẹn biển. Sự ân ái không biết đã cụ thể chưa, nhưng rõ rệt
là tinh thần yêu đương đã sâu sắc và chân thực lắm.
Cấp trên cứ ép mãi. Nào
lý luận đả thông riêng. Nào anh thanh niên kia chỉ là cục đất, anh đội trưởng
kia mới là cục vàng, xứng đôi phải lứa (môn đăng hộ đối mới). Nào Đảng viên thì
phải gắn bó với Đảng viên (công thức nữa, không biết do cái quan điểm hôn nhân
nào đặt ra).
Không những chỉ lý sự mà
cấp trên song song tiến hành giải quyết về tổ chức: nào tung dư luận, nào bố
trí người đả thông, nào bạn bè đồng và dưới cấp, nào ngăn trở theo dõi, nào
quyết nghị nữa. Quyết nghị rất khôn ngoan: Không phải là cấm đoán, nhưng chuyện
giữa chị và anh thanh niên kia chưa chính thức, Đảng còn xét thì phải đình chỉ
lại đã… Dĩ nhiên trong khi đình chỉ mặt ấy lại thì cấp trên lại cố xúc tiến cái
mặt kia. Thò thụt mà lại.
Cuối cùng ra sao?
Chị nữ bí thư làm lá đơn
xin cho tôi ra khỏi Đảng. Vì như vậy các đồng chí chèn ép tôi nhiều quá.
Thế mới rối chuyện. Nó
mới xé ra, xé toang ra cái màn hắc ám. Lôi thôi quá. Kết cục câu chuyện tôi
không được biết nó xoay ra thế nào.*
Chia quả thực
Căm thù địa chủ thì có,
nhưng thương yêu giai cấp thì chưa có (người ta bảo vì chưa được học). Nên khi
chia quả thực thì bà con tranh giành nhau í ỏm. Cán bộ lúng túng mới nghĩ ra
những cái mưu thật là lúng túng.
Chia nồi: Cán bộ bịt mắt
bắt dê, nhân dân gọi tên bà Noã chẳng hạn thì cán bộ chỉ vào đống nồi, phải cái
nào thì bà Noã phải nhận cái đấy.
Chia cuốc: Cán bộ lấy
vải trùm lên đống cuốc chỉ còn thòi cái cán ra, ai cũng chỉ trông thấy có cán,
lấy cái nào ra thì là lấy cái ấy, không được chê cùn chê mẻ gì nữa.
Kết quả: Người nghèo
được cái nồi thủng, cái cuốc mẻ. Người khá hơn được cái nồi tốt, cái cuốc sắc.
Cuộc đời trớ trêu hay là cái mưu của cán bộ kia trớ trêu?*
Vì lập trường quá nên
mất ba lô
Anh ta là đội phó CCRĐ.
Một kiểu đội phó hay nói những lập trường tư tưởng nọ kia, anh ta có tài là
nhiều chuyện bằng móng tay anh có thể phân tích phê phán thành bằng con bò, kết
luận thành quả núi.
Đến khi đi bắt rễ thấy
anh cứ long đong ba lô trên lưng vào nhà này lại ra, sang nhà kia lại bỏ. Anh
ta báo cáo, toàn thấy những anh này ngụy binh tổ chức cũ kiên quyết không dựa,
những chị kia là cháu địa chủ có liên quan, vậy không thể là rễ tốt v.v… Cứ vậy
hết ngày nọ ngày kia.
Một hôm anh ta vào nhà
anh Lã là người đại lao đại khổ. Tuổi trên dưới 30. Người như cục đất. Anh đội
phó đã mừng. Nhưng cũng còn cảnh giác, nhìn xa thấy rộng con đường phát triển
sau này, nên anh ta thử hỏi: „Một tháng bao nhiêu ngày?“
Anh Lã đáp: „30 ngày.“
„Thế một năm bao nhiêu
tháng?“
Anh Lã đáp: „30 tháng.“
Không biết anh Lã nói đùa hay nói thực. Hay là do trình độ anh như vậy.
Nhưng trình độ anh đội
phó thì anh bèn phân tích: „Con người như thế này có bồi dưỡng lắm thì về sau
cũng chẳng có triển vọng gì cả. Lớn bằng ấy tuổi đầu mà ngu như vậy.“
Anh đội phó lại xách ba
lô đi. Vì cảnh giác nên ba lô cứ phải trên lưng, chưa có sở vững, tin cẩn mà
gửi ba lô được. Hôm đó là ngày thứ 13 rồi. Trong khi đó các anh em khác đều đã
có rễ cả: nơi ăn chốn ở, ba lô không phải vác vai, công tác phấn khởi.
Anh đội phó sốt ruột,
tìm một bụi cây giấu ba lô, để đi tìm rễ, tìm „con người đại lao đại khổ, có
triển vọng“, vừa là để nhỡ có gặp anh em nào, họ thấy ba lô đeo vai thì họ cười
chết.
Sẩm tối về bụi tìm thì
thấy mất ba lô.
Về sau anh Lã do một cán
bộ khác dìu dắt trở nên cốt cán, rồi vào Đảng.*
Kéo xe xách cặp cho địa
chủ gọi là hầu chân trong liên quan. Có anh đi ngụy (đã chết), khi ốm anh cho
mấy chén thuốc cũng cho là liên quan. Hai vợ cho là hủ hóa không trong sạch.
Cho thúng khoai mới, khen địa chủ, thế là bị gọi là liên quan.*
Đánh vợ bị bắt giam
Một anh cãi nhau với vợ,
đánh vợ. Vợ mếu, bù lu bù loa: „Tao ra tao trình với đội cho mày.“ Chồng chửi:
„Mày ra mày trình với bố mày thì cứ ra mà trình!“
Thế là đội bắt anh ấy
lên, cho là tay chân địa chủ, phá hoại nói láo.*
Truy bức
Mày có lựu đạn phải
không?
Vâng.
Bao nhiêu quả?
27.
Ở đâu?
Em chôn ngoài đồng.
Còn mới không?
Nó rung rúc thôi.
Đào mãi chả thấy. Truy
bức mãi không thể thấy lựu đạn gì cả, chỉ thấy: „Vì em bị đánh đau quá em khai
bừa như vậy.“*
Một hầm vũ khí
„Chúng em có một hầm vũ
khí, 50 bộc phá, 100 lựu đạn, súng ống mấy chục khẩu.“
30 du kích đào suốt một
buổi không thấy gì. Đào mãi không thấy vũ khí nhưng lại thấy sự thực là: „Vì em
đau quá nên em khai bừa như vậy.“*
Tên Lê Tâm xã Bình Dương
Nhà nghèo vợ đần. Hắn
dan díu với Thị Út, là một thị lắm của, lắm trâu bò ruộng nương. Thị này lại có
chồng rồi.
Lê Tâm mưu mô: giết vợ.
Bỏ thuốc độc, vờ là thuốc đau bụng cho chồng Thị Út. Bên giết vợ, bên giết
chồng, 3 ngày sau chúng lấy nhau.
Đối với nhân dân không
có điều tiếng gì. Văn tự chữ nghĩa khá, hắn dạy trẻ, giúp mọi người làm đơn từ,
viết thư. Phân tán của cải về các con từ 1953. Mưu cho vợ nay đi ở nhà này một
bữa, khi phát động giảm tô tố khổ còn được chia quả thực. Hay đâu hắn ở Quốc
dân Đảng từ 1925. Hiện nay là Trung ương ủy viên. Kỳ CCRĐ một tay hắn mưu ra 9
vụ án mạng.
Lê Tâm bức tử một trung
nông, một địa chủ. Giết xong vứt dao dọa: Bây giờ là phải kín như bưng. Mày mà
nói là tao giết chết. Nói ban sáng thì ban trưa tao giết. Nói ban chiều thì tối
tao giết. Lại dọa vợ khổ chủ: Mày mà nói thì tao giết cả nhà. Nhưng mà nếu nó
truy quá thì cứ khai ra thằng Ninh ấy (Ninh là một bần nông tích cực).*
Vụ ông Khương xã Bình
Dương
Kỳ phát động giảm tô lên
phú nông, do Chắc Chỉ tố. Kỳ CCRĐ lên địa chủ cũng do Chắc Chỉ tố. Trước có thù
với Chắc Chỉ: Khi Chỉ đi vắng, Khương có đoạt một bụi tre, sau về kiện cáo nhau
mà Khương vẫn được kiện.
Từ khi Khương lên địa
chủ đâm ra rầu rĩ. Có người thấy bảo: chỉ một vài ngày là xong.
Một đêm địa chủ Khương
chết ở dưới ao nhà hắn ta, mặc quần áo nâu mới. Đội CCRĐ cho là hắn hoang mang
chán đời, sợ đấu nên tự vẫn. Đoàn cũng đặt nghi vấn, vì ở xã có xảy nhiều vụ
đột xuất lắm rồi.
Điều tra Trác là trung
nông, nhà bên cạnh. Trác bảo đêm có nghe tiếng trẻ khóc và người con lớn của
Dung bảo: „Khóc gì! Tao đâm chết cả bây giờ“.
Đội nghi, cho là gia
đình Khương giết ông ta đi chăng?
Phát động gia đình: vợ
Khương, Dung. 5 ngày liền không được câu nào. Dung bảo không nói câu ấy mà chỉ
nói rằng: Nín đi em, đừng làm ồn ban đêm lên đi em. Đội cho là nói dối.
Phát động Chắc Chỉ. Cũng
không nói được câu gì. Vụ án kín như bưng. Sau đội đặt vấn đề đi ngược lại điều
tra: Ai tố Khương lên phú nông và lên địa chủ? Chính gia đình Khương là thành
phần gì?
Sau xét ra: Chính là
Chắc Chỉ đã tố Khương lên phú nông, và rồi lại lên địa chủ. Chứ chính thực
Khương là trung nông. Vụ án đã hơi có manh mối. Bà vợ Khương mới nhớ ra đêm
trước đêm chồng bị giết thì gần sáng chồng đi đái vào, bà tỉnh giấc. Ông có
bảo: „Quái sao nhà ta có người?“. „Làm gì có?“. „Có chứ, tôi nhìn như bố con
Chắc Chỉ, nó lủi ra vườn mất.“
Xét lý lịch Chắc Chỉ, bà
con cho biết anh ta cùng khổ thực (đi ở, gồng thuê gánh mướn). Nhưng năm Pháp
chiếm không biết sao anh ta lên ở bốt Gia Thọ với tên Hồng là trùm Quốc dân
Đảng. Những tề, lý trưởng v.v. về sau có muốn gặp Hồng đều phải qua tay Chắc
Chỉ, phải lễ lạp. Con gái Chắc Chỉ cũng có vấn đề với nhân dân. Một lần bà con
tập hợp, sắp đi ra vùng tự do đi dân công, tên con gái này biến đi một lúc về
phía bốt Gia Thọ, lúc sau Tây ập về bắt đồng bào. Tóm lại Chắc Chỉ lai lịch
không tốt, nhân dân coi là chó săn của Pháp trước kia.
Đội đi sát Chắc Chỉ,
chất vấn, giải thích chính sách khoan hồng, căn vặn. Mãi Chắc Chỉ mới khai là
do tên Trác. Cán bộ bảo: Nếu đem Trác đối chiếu với anh mà hắn bảo có cả anh
nữa thì sao? Chắc Chỉ im không nói gì.
Lại giải thích. Tận sau
hắn mới chịu thú cả. Là do phú nông Tậu bày mưu. Phú nông Tậu tới nhà bảo lâu
nay không thấy đến chơi. Chắc Chỉ: „Vì ông là phú nông, muốn đến lắm lại sợ
nhân dân. Nhà cửa túng thiếu lắm mà cũng không dám đến vay như khi xưa.“ „Tối
anh đến cũng được, lấy một ít thóc. Còn số nợ cũ thì bây giờ tôi lên phú nông
mà đòi nông dân thì không có được, vậy coi như là tuyên bố bỏ đi, anh không
phải nghĩ tới nữa.“
Khi hắn bước ra, hắn
quay lại: „Nhưng mà anh đến lấy thóc thì cồng kềnh, nhân dân nó lại dòm ngó,
thì lấy tiền vậy.“ Hắn giúi cho 3 vạn. Về sau hắn bàn là cả cánh ta khéo nguy
mất. Trác liệu rồi lên địa chủ, tôi cũng lên địa chủ mất. Còn anh thì cũng
chẳng thoát. Ở đồn bốt như thế, con gái anh lại là gián điệp như thế, nhân dân
với người ta theo dõi ghi chép từng ngày. Họ sẽ moi ra, phen này chết cả lũ.
Trác, Chắc Chỉ đều lo. Bây giờ có cách nào? Chỉ có cách giết tên Khương đi. Nó
cùng bọn mình nhưng nó ngả nghiêng lắm. Ta quy cho nó lên địa chủ xong giết đi
là hết manh mối. – Nhỡ lộ thì sao? – Nó đã là địa chủ mà chết đi thì ai người
ta còn để ý, đội nó cũng sẽ bỏ qua đi chứ.
Thế là giết. Nhỡ ra có
lộ thì phải ai tai ấy, đừng có khai mà chết. Bây giờ nó chỉ phát động thôi chứ
không nhục hình tra khảo gì đâu mà sợ.
(Còn tiếp)
Nguyễn Hưng Quốc - Văn hoá dân chủ
Thứ Sáu, ngày 26 tháng 9 năm 2014
Một nền dân chủ không
phải là tổng số các thiết chế dân chủ. Có những nơi và những lúc có các thiết
chế dân chủ; ừ, thì cũng bầu cử, cũng có đối lập, cũng có tam quyền phân lập
đàng hoàng nhưng lại vẫn không có dân chủ. Ngoài vấn đề thiết chế, để có dân
chủ, người ta cần một yếu tố khác: văn hoá dân chủ. Nói một cách tóm tắt, một nền
dân chủ lành mạnh cần được xây dựng trên một nền văn hoá dân chủ lành mạnh.
Không có văn hoá dân chủ, chế độ độc tài, sau khi bị lật đổ, sẽ dẫn đến tình
trạng hoặc hỗn loạn hoặc một chế độ độc tài khác, có khi còn khắc nghiệt hơn
nữa.
Nhưng văn hoá dân chủ là
gì?
Trước hết, về khái niệm
văn hoá: Trong cả mấy trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá, tôi tâm đắc nhất
với định nghĩa của các nhà nhân học (anthropology) trong thời gian gần đây: Đó
là một hệ thống biểu tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm (norm) chi phối cách
nhìn, cách nghĩ, cách cảm và cách hành xử của cả một cộng đồng đông đảo. Theo
cách hiểu ấy, văn hoá dân chủ có thể được định nghĩa là một hệ thống biểu
tượng, ý nghĩa, giá trị và quy phạm chi phối quan hệ quyền lực giữa những người
cai trị và những người bị trị để mọi người biết phân biệt cái đúng và cái sai,
cái nên và cái không nên, cái có thể chấp nhận được và cái không thể chấp nhận
được, từ đó, biết tương nhượng nhau hầu tạo nên một cuộc sống hài hoà, ở đó,
mọi người đều được tôn trọng.
Trong định nghĩa trên,
yếu tố quan trọng nhất là sự tôn trọng những cái khác và những người khác. Nền
độc tài nào cũng được xây dựng trên tinh thần loại trừ những người khác và
những cái khác. Độc tài là một tâm lý ích kỷ và tự kỷ: Họ chỉ biết có mình họ
và những gì quen thuộc nhất đối với họ. Mọi chế độ độc tài đều bài ngoại, đều
kỳ thị chủng tộc hoặc kỳ thị giai cấp cũng như tôn giáo và phái tính. Văn hoá
dân chủ, ngược lại, đề cao sự khoan dung và hoà đồng.
Việc tôn trọng cái khác
dẫn đến đặc điểm thứ hai của văn hoá dân chủ: sự tương nhượng.
Về phương diện xã hội,
giữa người này và người kia, giữa tầng lớp này và tầng lớp nọ, bao giờ cũng có
những khác biệt nhất định. Cách giải quyết các sự khác biệt ấy sẽ dẫn đến độc
tài và dân chủ. Độc tài: khi người hoặc nhóm người này nhất định dùng sức mạnh
để cưỡng bức những người khác. Dân chủ: khi mọi người biết ngồi lại với nhau để
cùng nhau thương thảo trong tinh thần cả hai cùng thắng (win-win), nghĩa là mỗi
người nhường nhau một chút.
Về phương diện chính trị,
ở các quốc gia dân chủ phương Tây, bất cứ chính phủ nào cũng được bầu lên từ
hơn nửa số cử tri trong cả nước. Không có ai chiếm được 100% số phiếu. Thường
thì chỉ quá bán một chút, tức khoảng trên 50%. Điều đó có nghĩa là không có một
chính phủ nào thực sự đại diện cho nhân dân nói chung. Và cũng không có một
chính phủ nào có được một thứ quyền lực tuyệt đối. Trong quá trình soạn thảo và
thông qua các sắc luật và các chính sách, lúc nào họ cũng đối đầu với sự phản
đối của các phe đối lập cũng như một bộ phận dân chúng nào đó. Bổn phận của
chính phủ, do đó, phải đàm phán với những người ấy, cuối cùng, mỗi bên nhượng
bộ nhau một chút để đi đến một chính sách chung. Trong ý nghĩa ấy, có thể nói
thực chất của chính trị dân chủ là việc giải quyết các xung khắc về quyền lợi
và quan điểm bằng biện pháp thảo luận để, cuối cùng, đi đến một sự đồng thuận.
Một văn hoá dân chủ bao
giờ cũng là một văn hoá dân sự (civic culture) nơi các công dân ý thức vai trò
và trách nhiệm của mình đối với cái chung. Các lý thuyết gia về chính trị hầu
như đồng ý với nhau điểm này: các chế độ toàn trị và độc tài bao giờ cũng tìm
cách truyền bá và nuôi dưỡng thứ văn hóa thụ động và vô cảm để người dân không
quan tâm đến chính trị, bất kể số phận của dân tộc và của chính mình. Văn hóa
dân chủ, ngược lại, khuyến khích mọi người tham gia thảo luận và phản biện, có
tinh thần trách nhiệm và ý thức sâu sắc về các quyền của mình. Bằng cách hành
xử như thế, mỗi người sẽ là một nhà dân chủ. Có những chế độ độc tài nhưng
không có nhà độc tài (như trường hợp của Việt Nam hiện nay), nhưng tuyệt đối
không thể có một chế độ dân chủ mà lại không có các nhà dân chủ. Những nhà dân
chủ ấy là những công dân bình thường chứ không phải là những nhà lãnh đạo.
Cuối cùng, văn hóa dân chủ
là một văn hóa tôn trọng pháp luật. Ví dụ, sau khi bầu cử một cách minh bạch,
phe thất bại phải chấp nhận kết quả bầu cử chứ không đòi xóa kết quả để bầu lại
cho đến khi nào mình thắng. Đó là trường hợp của Thái Lan trong một hai thập
niên gần đây. Các cuộc biểu tình làm tê liệt mọi hoạt động chính trị ở đó đều
xuất phát từ tinh thần thiếu tôn trọng luật chơi của dân chủ. Tôi thích thái độ
của các chính trị gia Tây phương hơn. Sau khi biết kết quả bầu cử, lãnh đạo phe
bại bao giờ cũng điện thoại cho đối thủ để, một mặt, thừa nhận mình thua, mặt
khác, chúc mừng kẻ chiến thắng. Kẻ chiến thắng, cũng vậy, trong diễn văn đầu tiên,
bao giờ cũng, một mặt, cám ơn những người bỏ phiếu cho mình; mặt khác, hứa hẹn
sẽ phục vụ cho cả nước chứ không phải chỉ riêng cho đảng mình hoặc những người
đã bỏ phiếu cho mình.
Dĩ nhiên, trong cái gọi
là văn hóa dân chủ ấy còn nhiều yếu tố và đặc điểm khác. Ở đây, tôi chỉ xin
dừng lại ở những điểm chính. Những điểm ấy khá đơn giản, nhưng để có được, cần
có thời gian học hỏi và rèn luyện. Người ta thường nói chính trị nhất thời còn
văn hóa thì lâu dài. Văn hóa chính trị, trong đó, có văn hóa dân chủ, cũng vậy:
Nó cần thời gian để phát triển.
Hà Văn Thịnh - Đèn cù soi tỏ u mê
Thứ Sáu, ngày 26 tháng 9 năm 2014
Nếu như Bên thắng
cuộc đã khẳng định, một lần, dứt khoát rằng hầu như tất cả các nhà sử học chuyên
về Lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ là những “nhà” được
phóng đại từ những cái lều theo nguyên tắc lều vẫn hoàn lều (trong đó có người
viết bài này) thì Đèn cù đã đạt đến sự thăng hoa của cảm xúc,
của rất nhiều những câu chuyện kể thật như đùa mà bất kỳ ai sau khi đọc cũng
phải nghiến răng lại để cho mọi người biết rằng mình đang… cười ra nước
mắt!
Cũng xin nhấn mạnh là tôi không dám
đoan quyết những gì trình bày trong Đèn cù là hoàn toàn xác thực (lý
do sẽ nói ở cuối bài này); do đó, cảm nhận của bài này chủ yếu dựa trên niềm
tin vào sự trung thực của tác giả.
Lâu lắm rồi tôi mới được đọc một cuốn Hồi ký –
tiểu thuyết giàu chất văn chương hay như thế về đời thường của các quan to,
quan nhơ nhỡ, quan bé, quan dựa cột… dềnh dàng. Càng đọc thì càng phải toát mồ
hôi để bụng bảo với dạ rằng thì ra mãi cho đến hôm nay mới biết mình ngu thậm
ngu tệ, ngu không cho ai ngu cùng, ngu không biết đường về vì cái lẽ bị dối lừa
suốt bấy nhiêu năm, đọc mòn sách mà cứ bán tin bán nghi về những điều xưng xưng
hão…
Đèn
cù kể mà như vẽ, như đẽo gọt một thớ gỗ xù xì để sau mỗi lần bóc tách từng
sợi, từng mảnh gỗ, hình hài của những bức tượng nửa người nửa chưa phải…, có
tên gọi đích thực là sự trơ tráo tàn nhẫn của dối lừa, tiểu nông, tham
lam, thiển cận ngày càng hiện rõ trước cái nhìn tinh tế, sắc sâu của người
viết.
Những
sự thật từ trong bóng tối của lịch sử hiện nguyên hình là cái lẽ tít
mù nó lại vòng quanh, theo sự sai khiến, độ nóng của... cố vấn TQ(!) Ôi chao là
đớn đau cho số phận của cả một dân tộc được đặt vào tay của những người không
thể làm gì hơn là trao vận mệnh quyền lực của họ vào… tay kẻ khác! Một câu hỏi
nhức đến tận cơn đau răng trong… tim là: Tại sao Trung Quốc chỉ đi trước ta có
mấy năm đánh du kích – nhưng lại đi sau ta 4 năm về mặt kinh nghiệm
quản lý nhà nước, lại có quyền chỉ đạo, áp đặt tất tần tật, kể cả áp
đặt cái chết, nỗi đau và vô số những sai lầm? Đến bây giờ, câu hỏi vẫn còn
nguyên.
“Đời
ta thành con rối/ Cho cuộc đời giật dây” là lời tiên tri có ý nghĩa huyền bí
khi ta biết cả một giống nòi, truyền thống, sơn hà xã tắc chỉ gói gọn trong cụm
từ vô cảm lạnh lẽo: “Stalin đã phân công Trung Quốc (tức Mao) ‘phụ trách’ Việt
Nam”(!) Quả là không đủ ê chề để nghĩ rằng người ta nhân danh Quốc tế Cộng sản
(mặc dù ngay cả cái Quốc tế đó cũng đã chết tự lâu rồi) để biến cả một đất nước
thành con tin, thành sân chơi quyền lực và, thật thảm hại là trên cái sân chơi
đó có quá nhiều kẻ nghiệp dư. Hàng triệu người cứ nhắm mắt chạy theo cái đèn cù
đau đớn và nhục nhã ấy mà chẳng biết, chẳng hay rằng 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn
nữa, hàng vạn người sẽ tìm đến cái chết với những vần thơ tự sướng như là máu
thịt của chính mình: “Cầm cành hoa đi giữa loài người/ Vui nào bằng em nhỉ/ Cầm
ngọn súng lên đường diệt Mỹ/ Ta đi qua thời gian” (Chế Lan Viên). Chao ôi, thời
còn trẻ, tôi tự hào là học sinh thuộc nhiều thơ Tố Hữu, thơ Chế lan Viên nhất…
thành phố Vinh (tính so với các bạn cùng khóa gồm 3 lớp 10 năm 1973, không phải
vì tôi giỏi mà vì chúng nó chẳng đứa nào học khối C bởi xác tín rằng học khá
khối C là một kẻ… ngu hề).
Cách
hành văn độc đáo của Đèn cù không dễ gì học được bởi lịch sử, nỗi đau không bị
biến thành gạch vỡ, ngói vụn mà như thể nó có hình hài thực sự làm cho ta nhức
nhối, ta có cảm giác không phải nỗi đau ám ảnh ta mà thực ra ta đang đuổi theo
nó, ta đang được sống cùng, sống thật với nó. Không ít những câu văn kể về cái
chết của kẻ thù mà ta lại xót xa, xúc động đến lạ kỳ: “Xác lính Pháp nằm dài
suốt hai vệ đường bốc mùi thối rữa. Cỏ lau mầu cốm non rạp xuống làm thảm đỡ
mịn nhẵn đến không thể ngờ. Trên đó, trên tấm thảm ngỡ được là ủi đặc biệt công
phu đó, những lồng ngực trống rỗng như đắp bằng bùn trộn trấu có những búi ruồi
say sưa đánh vòng vo ve tíu tít ở bên trong”. Tác giả đã miêu tả thật độc đáo
về thân phận ngu ngơ, thảm hại của những ông quan chỉ biết hoắng lên
(từ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói tại Đại hội Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế năm
1992/có thể tôi nhớ sai năm vì lúc đó mới được kết nạp vào Hội/ nhưng tuyệt đối
không nhớ sai từ và ngữ cảnh vì sau phát biểu ấy, bác Tạo bay một nhát ra tận…
Hà Nội) với những cái ghế quyền lực: “Hạnh phúc đúng là đang rịn ra ở trên những
bộ mặt chợt mềm chảy xuống vì xúc động”. Người trí thức mơ ngủ hay mê ngủ chỉ
cần đọc mấy chữ thôi là đủ để biết anh ta được “tôn trọng” đến cấp độ nào trong
con mắt của những lãnh đạo vừa ít học, vừa có thân phận… đèn cù: “ngọn đuốc kị
lửa trí tuệ”…
Tôi
tin rằng, những gì Đèn cù muốn chuyển tải, phải một thời gian lâu nữa
mới đủ thấm ít nhiều vào sự tăm tối của tôi bởi đến bây giờ tôi mới thực sự
nhận ra mình u mê bền vững quá. Thật ra, tôi cũng như không ít người gọi là có
học khác, luôn phải ngụp lặn trong một biển đời thực – hư lẫn lộn do sự lừa dối
tinh vi đến mức tài tình, đúng như nhận xét của bác Trần Đĩnh:
“Người ta lừa bịp đại trà được là nhờ khai thác những bản năng thấp hèn trong
con người: sợ và tham lam”.
Nhân đây cũng nói luôn rằng, tôi không đồng ý
với GS Nguyễn Văn Tuấn - mặc dù tôi vô cùng kính trọng GS ít nhất là hơn 10 lần
qua hơn 10 bài của GS mà tôi đã đọc, kính trọng ở mức không đủ chữ để khen và
cảm phục) khi ông cho rằng Đèn cù là “những câu chuyện cá nhân mang
tính vụn vặt” (Quechoa, 23.09.2014). Theo tôi nghĩ, những “vụn vặt” ấy có sức
mạnh lột trần tất cả mọi thần tượng mà không dễ gì dùng cách khác diễn tả nổi.
Ví dụ, chỉ cần đưa ra hai chi tiết rất ư là “vụn vặt” (nếu thực sự chính xác):
Kể chuyện lãnh đạo cao nhất chỉ đạo Phạm Ngọc Thạch nghiên cứu xem rau muống
luộc hay rau muống xào tốt hơn cho con người và chuyện về một vị tướng
‘nghiện’sự đồng hành của bộ ba bún, thịt chó, mắm tôm lại đưa ra đề
xuất – (và thực hiện thật, tôi còn nhớ rõ) cấm người dân làm bún để tiết
kiệm… gạo(?) Trí tuệ của lãnh đạo như thế, đủ để biết rõ cái lý do vì sao đất
nước mãi nghèo hèn…
Đèn cù có dăm bảy chỗ sai hoặc trùng lặp.
Ví dụ, có cái sai làm người đọc khó hiểu: “tết Quý Dậu, 1957”(câu cuối cùng,
chương 4). Bác Trần Đĩnh là người nói tiếng Trung giỏi đến mức người TQ nhầm
là… người TQ, làm sao có thể lại sai ở kiến thức tối thiểu: Năm dương lịch có
số sau cùng là số 7 phải Đinh (Đinh Dậu, 1957), số 4 là Giáp (Giáp Tý,
1984/Giáp Ngọ 2014), số 8 là Mậu (Mậu Thân, 1968), số 0 là Canh (Canh Ngọ,
1990)…? Ở một chỗ khác, tác giả nói “mưu lật đổ của Đảng cộng sản ở Indonesia
rồi bị Sukarno trấn áp thảm sầu” là không đúng. TQ đã đạo diễn cho đảng CS
Indonesia (PKI) tiến hành cuộc đảo chính tháng 9.1965 với sự đồng thuận của TT
Sukarno và chính Tổng thống Sukarrno đã bị Shuharto (Shuharto được các nhà bình
luận trên thế giới gọi là “viên tướng luôn mỉm cười” – The Smiling
General) trấn áp. Sukarno đã sai lầm trầm trọng khi liên minh với PKI trong đất
nước có tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới(!) để chống Mỹ dưới cái vỏ “trung lập”.
Sau khi bị Ngoại trưởng Mỹ J.F. Dulles thẳng thừng cảnh cáo “trung lập là vô
đạo đức” (Neutralism is immoral), TT Sukarno hiểu ngay về nguy cơ bị phái hữu
lật đổ nên đã manh động… Tướng Shuharto đã tàn sát hơn nửa triệu đảng viên CS
và làm tổng thống Indonesia từ 1967 tới tận tháng 5.1998…
Những chỗ thiếu chính xác trong Đèn
cù làm cho người đọc cóđôi chút băn khoăn về những chi
tiết còn lại. Mặc dầu vậy, Đèn cù có lẽ, sẽ mãi là “quả hoả châu dập
dềnh tròng (chòng?) ghẹo trên đầu” quan chức nước ta và… nghĩ suy của
tất cả chúng ta!
Huế, 27.9.2014
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không
hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị
để ăn xin
Ngày đầu đường đêm
ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng
tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện
Uyển
Thi
danlambaovn.blogspot.com
MUA ĐÀN BÀ VN : Không
ưng được đổi lại
http://m.9gag.com/gag/6699050
Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh Nguyên
Ngốc ơi là
ngốc . Một lũ cán ngố đứng xếp hàng một để ... ngửi . Đúng là
một đám hề !
Còn mụ "y
tế" thì ... nếm . Chán ơi là chán ! Kết quả là đã 40 năm , VN vẫn còn thù lù hàng đống thực phẩm độc hại và bẩn cuả bọn Chệt cộng
tống sang . Hiện nay VNcs đang đứng đầu bảng thế giới về ung thư , thì
mụ "y tế " có "nếm" cho lắm , cũng bằng thừa .
Xem kết
quả , biết việc làm .
HY.
Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm
soát...
Bó tay Bó tay ! Hết ý, hết ý kiến.
Cùng nếm, ngửi, gõ với các Bộ trưởng Ngố: Kim Tiến - Khôi
Nguyên - La Thăng:
Mụ Kim Tiến, Bộ trưởng Y té (giếng) Ngố đi kiểm tra thực phẩm ở chợ như vầy nè
!!!!
Chị Kim Tiến, bộ chưởng Y tế đi kiểm tra thực phẩm ở chợ
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ bọn quan
chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông
Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
Anh Đinh La Thăng, bộ
chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường
CHÂN DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'
Ngạo mạn, dâm ô
chính là Lê Duẩn
Già mà lắm con là
lão Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là
Lê Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu
là Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là
Nguyễn Minh Triết
*
Giả danh Mác xít là
Lê Khả Phiêu
Tham nhũng đớn hèn là cậu y tá (Nguyễn Tấn Dũng)
Ác thú lộng hành là Nguyễn Văn Hưởng
Gian manh, trí trá là Nguyễn Sinh Hùng
Cái gì cũng nhặt là
Tô Huy Rứa
*
Không bộ nào chứa
là Nguyễn Thiện Nhân
Vì gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức thời, né tránh
là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là
Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là
Đinh La Thăng
*
Định hướng tối tăm là Nguyễn Phú Trọng
Ghét trung yêu nịnh
là Lê Hồng Anh
Phát biểu lăng nhăng
là Phạm Vũ Luận
Quen đánh giặc
miệng là Trương Tấn Sang
Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
*
Thầy gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Dối gian lật lọng
là Vũ Văn Ninh
Đổi trắng thay đen là
Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh
là Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê
Thanh Hải
*
Ăn vụng nói dại là
Đinh Thế Huynh
Cạn
nghĩa cạn tình chính là Tô Lâm
Juda phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình duyên lận đận
là chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là
Tòng Thị Phóng
*
Dối gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên chức nhờ cha là Nguyễn
Thanh Nghị
Mặt người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính tình ba phải là
Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm
là Nguyễn Thế Thảo
*
Ăn tiền tàn bạo là
Nguyễn Đức Nhanh
Chạy trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn tỉ tham nhũng
là Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là
Phạm Thanh Bình
Ngậm thị ăn tiền là Vũ Huy Hoàng
*
Xôi thịt mê gái là Trịnh Đình Dũng
Lừa thầy phản bạn
là Trương
Hòa Bình
Cướp, Giết la làng là Thống đốc Bình
Ăn no kín tiếng là Cao Đức Phát
Móc ngoặc đi đêm là Ngô Xuân Dụ
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu
Lửa trong Vùng đất của Tuyết: Các vụ tự thiêu ở Tây Tạng
Preview
by Yahoo
|
|||||
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=kpc3wmwKit0
Chiến
tranh biên giới Việt Trung năm 1979
http://www.youtube.com/watch?v=eEBkpsCwsDY
Battlefield Vietnam - Part
01: Dien Bien Phu The Legacy
http://www.youtube.com/watch?v=eQdFGr7NQ4o&list=PLCABD020D6B200061
SBTN
SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)
https://www.youtube.com/watch?v=NTZGFJyF2pQ
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
https://www.youtube.com/watch?v=LSpiyHxlK5I
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
https://www.youtube.com/watch?v=P2Zbrz4iJbc
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/van-hoc-va-chinh-tri.html
http://baomai.blogspot.com/2014/07/israel-mot-at-nuoc-than-ky.html
http://baomai.blogspot.com/2014/07/ung-song-bang-su-doi-tra.html
|
http://baomai.blogspot.com/2014/07/hcm-chinh-la-thieu-ta-ho-quang-thuoc.html
Ha ha ha !
http://lh3.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
Hố hố hố !
http://lh6.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
Không biết làm thịt em
nào trước đây?
http://lh4.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
http://lh4.googleusercontent.c...
Xem Ẩn
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng hành
hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
https://www.youtube.com/watch?v=GwhBJ6Y-Aks
Nhà báo Bùi Tín phản bác luận điệu xuyên tạc của báo QĐND ngày
26-08-2012.
https://www.youtube.com/watch?v=I2jL0S8GnoQ
SỐNG
VỚI BỌN "ĐỈNH CAO TỘI ÁC" VIỆT CỘNG, "CHÚA TRÙM THAM NHŨNG"
TỤI
MÌNH CŨNG KHỐN NẠN VỚI CHÚNG NÓ, NÓI CHI CON NGƯỜI -
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment