Trò chuyện với một nhân chứng sống của Cải cách Ruộng đất
Nhà văn Trần Mạnh Hảo
·
·
·
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 18/9/2014
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 19/9/2014
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 20/9/2014
21.09.2014
Một sự kiện gây bão dư luận trong tháng này khi chính phủ Hà Nội
lần đầu tiên mở triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất những năm
40-50 ở miền Bắc và vội vã đóng cửa sau 3 ngày gặp phản ứng mãnh mẽ từ công
chúng, nhất là các cư dân mạng.
Cuộc triển lãm tại Viện Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Hà Nội chuyên
đề “Cải cách ruộng đất 1946 – 1957” khai mạc hôm 8/9 đã làm khơi dậy làn sóng
phẫn nộ vì điều bị cáo buộc là không phản ánh đúng thực chất sự kiện lịch sử đã
giết chết ít nhất 15 ngàn người bị đấu tố là địa chủ mà đa phần trong số đó bị
vu oan, cùng hàng ngàn nạn nhân khác bị tra tấn, hành hạ và bỏ đói trong tù.
Với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cộng sản Trung Quốc và Liên Xô,
chiến dịch Cải cách Ruộng đất của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự
lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Lao động Việt Nam tức đảng Cộng sản
hiện nay đề mục tiêu xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt địa chủ và các thành
phần bị xem là ‘bóc lột, phản quốc’, để chia lại ruộng đất cho dân cày, lập nền
chuyên chính vô sản, nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến dịch đấu tố thảm sát tàn bạo này đã gây ra bầu không khí nồi
da xáo thịt kinh hoàng khi đồng bào- đồng loại truy quét, thảm sát, tận diệt
lẫn nhau; khi những người cùng huyết thống trong gia đình đấu tố, vu cáo, ám
hại nhau giẫm đạp luân thường đạo lý.
Sự khủng khiếp ấy đã được bộc lộ rõ nét qua mấy vần thơ của Tố
Hữu:
«Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước tơ lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sit-ta-lin bất diệt!»
Trong số trên 172 ngàn người bị quy là địa chủ trong Cải cách
Ruộng đất, cứ 10 người thì có tới hơn 7 người bị quy oan, để rồi sau đó ông Hồ
Chí Minh đã thừa nhận chính sách này là một sai lầm.
Giới trẻ Việt Nam ít người được biết đến cuộc Cải cách Ruộng đất
này vì bấy lâu nay nó không được sử sách nhà trường nói đến hay báo chí nhà
nước nhắc lại, và cuộc triển lãm lần đầu tiên đầy tranh cãi và kịch tính ở Bảo
tàng Lịch Sử Quốc Gia trong tháng này dường như là một vết dao thêm nữa cứa vào
vết thương còn rỉ máu sau gần 6 thập niên.
Để các bạn trẻ hiểu thêm về sự kiện gây sóng gió công luận này,
Tạp chí Thanh Niên hôm nay có cuộc trao đổi với một trong những nhân chứng
sống, nạn nhân, và cũng là người tham gia cuộc Cải cách Ruộng đất 60 năm về
trước: nhà văn, nhà báo Trần Mạnh Hảo, nguyên ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn
Việt Nam, người đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào năm 1989 vì tác phẩm ‘Ly
Thân’ trong đó có nói tới chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với nhà văn Trần Mạnh Hảo
- Danh mục
- Tải
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Đại cục của Cải cách ruộng đất là cái xấu xa, đảo lộn đạo
lý của dân tộc, là những cuộc đấu tố khủng khiếp xử oán oan người ta, hàng vạn
người bị oan. Vết thương đã lành họ lại khoét nó ra. Dư luận trên internet phản
ứng. Người ta kể ra sự thật, cho nên họ thấy lợi bất cập hại, họ vội vàng đóng
cửa. Đây là một bài học cho sự tuyên truyền dối trá. Bây giờ còn rất nhiều
người trong Cải cách Ruộng đất như chúng tôi vẫn còn sống đây, sao lại bịp
chúng tôi được?
Trà Mi: Hành động nhắc lại lịch sử có người đánh giá là khoét lại
nỗi đau chưa lành, có người cho rằng nên nhìn lại lịch sử để học lại bài học
của chính mình. Bấy lâu nay đã có rất nhiều chỉ trích nói rằng nhà cầm quyền
Việt Nam muốn né tránh những chuyện sai lầm đã gây ra, nên họ cố quên và muốn
nhân dân phải quên đi. Nhưng tới lúc họ nhắc lại thì bị ném đá, bị chỉ trích
nặng hơn. Không nhắc thì nói là bưng bít, còn nhắc lại thì bị phản ứng. Nên
hiểu thế nào về những gì ẩn sau trong lòng dân chúng Việt Nam? Liệu dư luận
Việt Nam có quá khắc khe hay không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cải cách Ruộng đất thật
sự là một vết nhơ xấu xa nhất của cộng sản. Cái xấu xa nhất lại đưa ra khoe,
triển lãm. Mà triển lãm lại nói phần tốt đẹp chứ không nói phần xấu. Vẫn là một
sự bịp bợm, nói dối. Họ cứ quen thói bịp nhân dân mãi. Xưa nhà nước độc quyền
các phương tiện truyền thông, chứ giờ internet và Facebook đã là phương tiện
truyền thông của mọi người.
Trà Mi: Có ý kíên cho rằng lịch sử không phải để thù hận, cho nên
cũng có người ủng hộ sự bạch hóa lịch sử…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bạch hóa lại chối tội, gian dối thì làm sao? Anh bắn
giết, hành hạ người oan. Người qua không tội gì lại vu cáo, bịa chuyện để
đưa ra bắn, thích bắn là bắn. Bắn hàng vạn người như vậy, rồi ngồi khóc là xong
tội à? Ai gây ra chuyện căm thù nhau, nồi da xáo thịt? Ai gây chuyện đấu tố địa
chủ khủng khiếp như vậy? Chỉ bởi học thuyết sai lầm về đấu tranh giai cấp sinh
ra. Họ đưa học thuyết tà đạo về áp dụng cho dân tộc Việt Nam, làm đảo lộn đạo
lý của dân tộc, con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, cháu đấu tố ông bà. Toàn tố
điêu không. Tôi là người tham gia Cải cách Ruộng đất từ đầu chí cuối. Gia đình
tôi và bản thân tôi là nạn nhân của Cải cách Ruộng đất nên tôi biết. Sao chúng
tôi lại không lên tiếng được? Buộc lòng chúng tôi phải viết mấy bài trên
Facebook kể lại chuyện gia đình tôi, rất khủng khiếp, mà tôi chỉ kể có mức độ
thôi. Họ không biết sám hối mà cốt tuyên truyền, đem cái xấu xa nhất của chế độ
khoe ra mà bảo là tốt thì làm sao mà mọi người nhịn được. Nếu họ triển lãm
trung thực, kể ra cái ác của Cải cách Ruộng đất ra để sám hối, để nhận lỗi của
mình thì không ai phản ứng cả. Đằng này họ lại làm cái cuộc dối trá như vậy.
Không coi người dân ra cái gì cả. Cũng không có một thái độ đàng hoàng, tử tế.
Khi thấy triển lãm hố, hai ba ngày sau ngưng không triển lãm nữa lấy lý do
thiếu ánh sáng. Thái độ rất hèn hạ. Những người đã bị đấu tố hầu hết là những
địa chủ phục vụ kháng chiến. Thế nhưng họ lại bắt đưa ra đấu tố. Như bà Nguyễn
Thị Năm là người có công vô cùng lớn với chế độ của ông Hồ Chí Minh, đã nuôi
ông Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo cộng sản trong nhà và mang hết tài sản
ra tặng. Thế nhưng cuối cùng họ lại đem bà ra bắn.
Trà Mi: Là một nhà báo để ý quan sát thời cuộc, theo ông, vì sao nhà
nước lại mở triển lãm Cải cách Ruộng đất vào lúc này chứ không phải là sớm hơn
hay muộn hơn?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm này được cấp cao nhất quyết
định lâu rồi. Phải là Bộ Chính trị quyết định chứ Bộ Văn hóa không có quyền làm
chuyện này. Họ chủ quan nghĩ rằng đã lừa dối được dân mấy chục năm nay rồi thì
giờ muốn nói gì thì nói. Đấy là một cái nhầm vì dân bây giờ đã thức tỉnh.
Trà Mi: Đã có nhiều ngòi bút mô tả Cải cách Ruộng đất như một cuộc
cách mạng ‘long trời lở đất.’ Cải cách Ruộng đất dưới ngòi bút của nhà văn-nhà
báo Trần Mạnh Hảo, một cựu đảng viên cộng sản Việt Nam, như thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Trong tiểu thuyết Ly Thân của tôi nay đã bị nhà nước cấm,
tôi có mô tả đến cuộc Cải cách Ruộng đất. Bây giờ tôi cũng không muốn nhắc tới
vì con cháu những người trong làng đã đấu tố gia đình nhà tôi, những người tố
điêu, những người làm những việc rất xấu xa đê tiện đó hiện giờ vẫn còn sống
trong làng. Khi tôi nhắc lại thì con cháu những người đó cũng có gọi điện thoại
vào nói ‘Xin bác tha cho vì chúng ta là những người Công giáo, lấy sự tha thứ
làm trọng.’ Tôi bảo ‘Không, tôi thì tôi quên rồi, nhưng tự nhiên ông nhà nước
triển lãm Cải cách Ruộng đất mà rất là dối trá như vậy thì bắt buộc tôi phải
lên tiếng để công luận biết những gì triển lãm kia không phải thực chất của Cải
cách Ruộng đất. Thực ra, nếu muốn viết về Cải cách Ruộng đất, tôi đã viết một
cuốn sách ít nhất phải là 500 trang vì riêng chuyện gia đình tôi cũng khủng
khiếp lắm. Có những điều tôi cũng không muốn nói ra nữa.
Trà Mi: Nhân nói chuyện về cuộc triển lãm nhắc lại thời mốc quá khứ
đen tối trong lịch sử Việt Nam, có thể cùng nhà văn Trần Mạnh Hảo nhìn lại
những gì đã diễn ra? Là một nạn nhân cũng là ngừơi tham gia đấu tố trong Cải
cách Ruộng đất, từng kinh qua những chuỗi ngày Cải cách Ruộng đất trong thời
thơ ấu, sau 6 thập niên nhìn lại, những ký ức còn đọng lại trong ông là gì?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi đã chứng kiến lính Pháp đi càn quét trong làng xã,
cũng là kinh khiếp lắm, nhưng không bằng Cải cách Ruộng đất. Tôi đã từng đi xem
bắn người, những người tốt nhất trong làng xã tôi bị quy là địa chủ và bị đưa
ra bắn rất tàn bạo. Tôi cũng từng đấu tố bố mẹ tôi. Tôi cũng từng chứng kiến
thảm cảnh gia đình nhà tôi từ đầu chí cuối thì tôi phải nói là Cải cách Ruộng
đất không khác gì Polpot bao nhiêu. Những người bị bắn trong làng xã tôi hầu
hết là từng là đảng viên cộng sản. Không hiểu tại sao họ lại lôi ra bắn hết.
Chắc họ muốn thanh trừng vì họ sợ. Những lớp người làm kháng chiến chống Pháp
trong vùng này đã từng là bí thư chi bộ của cộng sản, chủ tịch xã bị lôi ra bắn
hết.
Trà Mi: Ông không hiểu vì sao họ làm như vậy, nhưng chính bản thân
ông từng có hành động đấu tố tham gia trong cuộc Cải cách Ruộng đất đó, ông có
hiểu vì sao mình làm vậy không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Lúc đó tôi mới 10 tuổi thôi. Họ huy động thiếu niên con
cái của địa chủ, bắt phải đấu tố bố mẹ thì bố mẹ mới khỏi bị bắn. Bọn chúng tôi
đều nghĩ là họ nói thật nên sợ lắm. Tôi bàn với mẹ, mẹ bảo ‘Con không đấu
tố thì bố con chết.’ Cuối cùng, chúng tôi phải đứng ra nói theo kịch bản của họ
là ‘Bố tôi rất gian ác.’ Họ bảo ‘Chưa được, phải nói nặng thêm.’ Tôi hét lên
‘Bố tôi giết cả làng này.’ Ông đội cải cách rất trẻ tát vào mặt tôi cái bốp,
bảo ‘Chửi cha vượt chỉ tiêu trên giao. Trên giao cho mày chửi bố có bằng này
thôi, sao mày chửi nhiều vậy?’ Bố mẹ tôi còn bị những người hàng xóm đấu tố.
Trước đó, họ là những người Thiên Chúa giáo rất tốt. Đội Cải cách về khuyến
khích thế nào thành ra nói dối hết. Tất cả ‘địa chủ’ trong làng xã tôi đều
không giàu có gì vì ngoài Bắc ít có người có ruộng thẳng cánh cò bay như trong Nam
Bộ. Chỉ vài mẫu ruộng, vài con trâu mà thành ‘địa chủ’ rồi. Họ cứ quy và đấu tố
điêu rất gian ác. Trong Cải cách Ruộng đất, không khí khủng khiếp vô cùng.
Trà Mi: Sau lần chính ông đấu tố bố mình, bố ông có lãnh hậu quả thế
nào không?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Bố tôi sau đó bị nhốt mấy tháng được thả vì gia đình tôi
được xuống thành phần ‘trung nông lớp D.’ Tôi nhớ bác Luông ở gần làng tôi cũng
bị bắn rất tàn bạo. Đến khi họ sửa sai thì họ cho bác ấy xuống thành phần.
Người ta đền tội bắn chết ông Luông có 100 cân thóc cho gia đình. Ngay cả
em ruột ông nội tôi là một nhà sư rất nổi tiếng ở huyện cũng bị đấu tố đến mức
tự treo cổ chết. Sau này, ông cũng được xuống thành phần. Ông sư trong chùa có
gì mà là địa chủ. Họ cốt quy ông là địa chủ để phá chùa của ông thôi. Gần như
Cải cách Ruộng đất tiến đến một cuộc diệt chủng. Ví dụ như ông cố sinh ra ông
nội tôi, năm đó gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ. Vậy mà họ cũng đem ông ra ruộng
đào hố đấu tố ông chỉ vì ông có nhà to nhất làng. Ông cố tôi là một trong những
người lập ra cái làng đó. Ông bị đấu tố tới ngất đi. Ông xin xử bắn cho ông
được yên mà họ không bắn, đem nhốt ông trong nhà bếp bên cạnh nhà tôi, không
cho ăn. Cứ đêm đến ông gọi tôi qua cửa sổ ‘Ông Hảo ơi cho con xin miếng cơm.’
Mẹ tôi thỉnh thoảng lén ném qua cửa sổ cho ông một nắm cơm để ông sống. Nhưng
chỉ mấy tháng sau, ông chết.
Trà Mi: Cải cách Ruộng đất nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến; tiêu diệt
các thành phần địa chủ, chống chính quyền, hay Việt gian để lấy lại ruộng đất
cho bần cố nông. Họ nói mục tiêu đó về cơ bản không sai, nhưng dẫn tới sự đẫm
máu và oan sai là do cách thực hiện sai. Ông nghĩ thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Cái đó chỉ là họ biện minh cho hành động độc ác của họ.
Mục tiêu của họ là giết trí thức và người giàu. Khẩu hiệu ‘Trí-phú-địa-hào, đào
tận gốc trốc tận rễ’, khẩu hiệu căn bản của Cải cách Ruộng đất, vẫn rành rành
ra đó. Khẩu hiệu này ra đời từ đảng Cộng sản Đông dương 1930. Trí thức và những
người biết làm giàu là thành phần tạo nên xã hội văn minh. Không có trí thức,
không có người biết làm ra của cải thì không có xã hội văn minh. Ngay mục tiêu
ban đầu của họ đã là rất ác độc, sai trái, chống con người mà cứ bảo trên đúng
do dưới thực hiện sai thì rất bậy bạ. Họ chỉ tìm cách mị dân thôi.
Trà Mi: Chủ nghĩa cộng sản tin rằng cách mạng ruộng đất là điều kiện
để giải phóng dân tộc…
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Họ có giải phóng gì đâu. Họ chia ít ruộng cho bần cố
nông. Hai năm sau, đến 1958 là họ thu lại hết. Họ cướp hết, cho vào hợp tác xã.
Nông dân vẫn tiếp tục khổ ai, còn khổ ải hơn xưa nữa, khốn khó vô cùng. Năm
1958 họ lấy hết đất của dân dồn vào tay nhà nước gọi là ‘hợp tác xã’, thì đâu
thể gọi là ‘dân cày có ruộng?’ Đấy là cuộc cách mạng dân cày mất ruộng chứ. Lúc
ấy chúng tôi có một ông địa chủ to vô cùng có tên là ‘hợp tác xã,’ đày đọa con
người không thể tưởng tượng được. Tôi từng đi làm hợp tác xã, tôi biết, đói vô
cùng, hoa cả mắt, suốt ngày làm không đủ ăn.
Trà Mi: Với con mắt một nhân chứng, một người từng là nạn nhân của
Cải cách Ruộng đất, ông sẽ nói gì về những di hại của nó cho tới 6 thập niên
sau?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Tôi chỉ muốn nói rằng dân tộc chúng ta đã kinh qua rất
nhiều bi thảm do lỗi lầm của những người mang tà thuyết độc ác, chủ nghĩa duy
ác, về đất nước chúng ta. Mong rằng họ sẽ từ bỏ chủ nghĩa duy ác này để trở về
với dân tộc, với sự thương yêu hòa đồng với nhau. Chủ nghĩa đấu tranh giai cấp
này là một chủ nghĩa rất là sai lầm, làm tai hại cho dân tộc, làm nhân dân cùng
đường khốn khổ khốn nạn như thế này. Tôi mong những người cộng sản lãnh đạo đất
nước hãy mau thức tỉnh sám hối. Hãy nghĩ rằng không chóng thì chày họ sẽ bị
lịch sử lên án. Tôi chỉ mong họ hồi tâm quay lại với đất nước. Mọi người chúng
ta hãy cùng nhau nói lên sự thật thì sự thật mới có mặt trên đất nước chúng ta.
Trà Mi: Với thế hệ trẻ ngày nay và ngày mai của nước Việt, theo ông,
Cải cách Ruộng đất đã để lại cho họ bài học lịch sử như thế nào?
Nhà văn Trần Mạnh Hảo: Thế hệ chúng tôi bây giờ gần đất xa trời rồi. Thế hệ bố
mẹ chúng tôi bị ám ảnh bởi Cải cách Ruộng đất thì chết hết rồi. Bây giờ họ
tưởng đã đến lúc họ muốn sáng tác, muốn bịa theo kiểu của họ thế nào cũng được
vì lớp trẻ đâu có biết gì, họ muốn nói gì thì nói mà. May mà những người như
chúng tôi còn sống và có những bạn trẻ được cha mẹ kể lại những ký ức đau
thương của thời Cải cách Ruộng đất, cho nên người ta đã lên tiếng. Không thể
nào bịp nhân dân mãi, không thể nào bịt miệng được nhân dân mãi. Internet là
phương tiện vô cùng hữu hiệu để chúng ta nói lên sự thật.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo đã dành cho
chúng tôi cuộc trao đổi này.
Địa
chủ ác ghê, CB ác tợn!
Lê
Thiên (Danlambao) - Truyền thông trong nước cho biết, vào ngày 8.9.2014,
Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội khai trương một triển lãm về cải cách
ruộng đất, mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957". Đây là lần
đầu tiên Việt Nam có triển lãm về sự kiện lịch sử được coi là một trong những
thất bại trầm trọng của Đảng CSVN.
Vào chiều tối 11.9.2014 có tin nói rằng
cuộc triển lãm về CCRD đã tạm không tiếp đón người xem chiều nay. Tin cho
biết "Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa Thông tin Du
lịch cùng Bảo tàng tìm lý do hợp lý để đóng cửa. Lệnh cho làm ngay một triển
lãm khác, cổ vật để thay thế."
Quả nhiên, đến sáng ngày 12.9.2014 tấm pano
quảng cáo về cuộc triển lãm treo trước cửa Viện Bảo tàng Lịch sử đã được hạ
xuống, dù rằng cuộc triển lãm dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 12.2014: Một cuộc
triển lãm vừa mở cửa vẻn vẹn có 4 ngày đã phải gấp rút đóng cửa với những lý do
không thuyết phục càng gây sự tò mò của mọi người. Truyền thông lề đảng ồn ào
khi mở cửa, nhưng lại im thin thít chuyện đóng cửa!
Từ cuộc triển lãm này, một bài viết của C.B
với nhan đề "Địa chủ ác ghê!" được nhắc đến trên truyền thông
xã hội. Nhưng theo nhiều người, không thấy bài "Địa chủ ác ghê!"
được nhắc đến trong bộ sách Hồ Chí Minh và dĩ nhiên, nó cũng không được trưng
bày trong cuộc triển lãm. Nhiều tranh cãi về tác giả C.B của bài viết. Chưa hẳn
là Hồ Chí Minh. Nhưng rồi có người cũng đã khám phá ra rằng,"trong Hồ
Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 ghi rõ: "Bài viết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: Địa chủ phản động ác ghê, ký bút danh Đ.X đăng trên
báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản
động đã cấu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại
chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn "mặt người dạ thú"
và tội ác của chúng là "tuyệt vô nhân đạo"".
Phải chăng bài viết của ông Hồ trên báo Nhân
Dân đã được đăng lại trên báo Cứu Quốc với một vài sửa đổi và với bút hiệu mới
Đ.X thay cho C.B?
Nay thì cuốn Đèn Cù vừa xuất bản giữa năm 2014
đã "làm rõ" vấn đề! Tác giả Đèn Cù là Trần Đĩnh, người từng sát cánh
với Hồ Chí Minh và Trường Chinh, từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh và một thời phụ
trách báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN. Trong Đèn Cù, tác giả Trần
Đĩnh xác nhận: C.B tác giả bài "Địa chủ ác ghê" chính là
Hồ Chí Minh.
Trần Đĩnh kể:
"Để có phát pháo
mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật
vụ đấu Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh Long. Tôi nhận nhiệm vụ. [….] Thế là tôi viết
bài khai hỏa cải cách ruộng đất […] Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi, CB
(Bác Hồ) gửi đến bài 'Địa chủ ác ghê'"(Đèn Cù trang 84-85).
Ngoài ra, Trần Đĩnh còn tiết lộ: Trong
cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm - Cát Hanh Long, “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi
và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”(Đèn Cù, trang 84).
Mặt khác, cuộc đấu tố người ân nhân của đám
cầm đầu đảng csvn lúc bấy giờ là một cuộc đấu tố điển hình, một phát súng lệnh khởi
đầu cho khuôn mẫu đấu tố suốt chiến dịch CCRĐ, khiến Trường Chinh "cần
một bài báo (trên tờ Nhân Dân) viết nổi bật lên khung cảnh sôi sục, sinh động
của cuộc đấu tố để ca ngợi sức mạnh của bần cố nông được phát động…” (Đèn
Cù, trang 84).
Như vậy, cái khóc của Hồ Chí Minh "về
sai lầm trong CCRĐ" không phải là nước mắt từ cái tâm chân thực dám
nhận mình sai lầm, cũng không phải là cái khóc của kẻ "đứng mũi chịu
sào" hay "mũi dại cái mang" như csvn tuyên truyền.
Hành động "giấu mặt" của cả Hồ Chí
Minh (đảng trưởng) lẫn Trường Chinh (Tổng bí thư đảng) khi đến giám sát cuộc
đấu tố bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) rồi sau đó bà Năm bị tử hình, đó là
hành vi cổ võ, tán đồng và kích động cho những cuộc đấu tố tiếp theo sau, phải
quyết liệt y như thế hoặc hơn thế, đáp ứng mệnh lệnh của đảng "giết lầm
hơn bỏ sót", phù hợp với chủ trương "đào tận gốc trốc tận rễ"
đánh vào "phú, địa, hào" (phú nông, địa chủ, cường hào)?
Cái khóc của HCM mang tính lừa đảo hơn là cảm
thương hay hối hận. Nếu thật lòng sám hối, sao ông Hồ hàng mấy chục năm sau
không giải án cho bà Nguyễn Thị Năm, ân nhân của đảng ông và cho hàng trăm nạn
nhân bị đấu tố dã man? Và bây giờ bọn đồ đệ của ông lại mang CCRĐ ra triển lãm
với niềm hãnh diện, gây công phẫn trong dân khiến phải vội vã dẹp tiệm?
C.B và “Địa chủ ác ghê”!
Bài “Địa chủ ác ghê” của CB, tức HCM,
đăng trên báo Nhân Dân ngày 21/7/1953 được cho là một ngày trước khi xử bắn bà
Cát Hanh Long. Người đàn bà 47 tuổi xấu số đã bị đấu tố và bị kết án từ 2 tháng
trước đó (ngày 22/5/1953). Điều này chứng tỏ bản án tử hình dành cho bà Cát Hanh
Long đã có một thời gian dài gần 60 ngày nằm chờ quyết định thi hành án hay ân
xá. Ông Hồ đâu vướng mắc vào cái rào cản “đa số” nào nữa để biện minh cho việc
ông không ký lệnh ân xá/giảm án cho bà Nguyễn Thị Năm! Hay là cái bóng quan Cố
vấn Tàu Lã Quý Ba lởn vởn trước mắt ông Hồ, khiến ông sợ và bà Cát Hanh Long
phải chết?
Bà Nguyễn Thị Năm chết rồi, song cái xác của
bà vẫn còn bị lính cụ Hồ xử thô bạo, hẳn ông Hồ biết điều đó chứ? Chúng ta
không khỏi rợn người khi đọc Tiêu Lang của báo Cứu Quốc kể lại cho Trần Đĩnh
như sau:
“Sợ lắm, tội lắm, đừng
có nói với ai, chết tớ. Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì
nên cứ lạy van: 'Các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh'. Du kích
quát: 'Đưa đi chỗ giam khác thôi, im!' Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu
liên nổ ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ
thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề
cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy
ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì
không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo
rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: 'Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông
nông dân không này?' Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là
thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy
vậy...”
Thì ra, lời chạy tội của HCM “không ai nỡ
đánh một người đàn bà dù là đánh bằng một cành hoa” và rằng HCM buộc phải
để cho đội CCRĐ lên án tử hình cho bà Năm là vì tôn trọng đa số… đều là những
chuyện bịa đặt dối trá lố bịch.
Đọc vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh
Long cùng nhiều nạn nhân khác do Trần Huy Liệu (một bộ mặt lớn của CSVN thời
bấy giờ) tường thuật, chúng ta thấy những vu oan cáo vạ mà đội CCRĐ gán cho các
nạn nhân chỉ là một phần nhỏ so với những “bằng chứng” mà CB ngụy tạo trong
“Địa chủ ác ghê” để đi tới kết luận xanh dờn: “Viết không hết tội, dù chẻ
hết tre rừng, Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!” (Nội dung những tài
liệu trên, kể cả bài báo của CB đã được phổ biến rộng rãi trên truyền thông đa
chiều có kèm phóng ảnh bản gốc, nhiều lắm, dài lắm, miễn sao chép ở đây).
Ra lệnh cho bộ hạ giết chết ân nhân mình, giết
xong, rồi lại đưa bài viết lên báo đảng đánh tiếp vào thây ma người chết (bài “Địa
chủ ác ghê” của C.B đưa lên báo một ngày sau khi bà Năm bị xử tử), bằng
những lời tố cáo vu vơ những tội tày trời vô căn cứ, người chết làm sao trồi
đầu dậy tự biện hộ? Thế thì HCM có xứng đáng là một con người đúng
nghĩa là “người” chưa, huống hồ là người ngồi trên chỗ cao nhất
nước? Đạo đức bác Hồ đấy! Toàn dân phải học tập và làm theo gương đạo đức của
bác! Nhục quá đi chứ!
Sách giáo khoa: Căm thù “địa chủ ác ghê”
Đối với CS, thủ đoạn dối trá, gieo rắc hận thù
và thực hành bạo lực là những biện pháp thiết yếu và tối ưu để đạt mục tiêu
chính trị của họ. Nhưng mang dối trá, hận thù và bạo lực gieo vào đầu tuổi thơ
qua giáo dục học đường thì quả là một tội ác lớn chẳng những đối với chính bản
thân trẻ thơ và gia đình các em, mà còn đối với xã hội, đối với tiền đồ quốc
gia, không thể nào biện minh được.
Vậy mà những điều dối trá, những cổ võ hận thù
và bạo lực trong bài “Địa chủ ác ghê” của CB lại được nâng lên thành bài
học trong sách Giáo khoa ngay năm 1953 tại Miền Bắc xhcn. Mới hay, địa chủ
không hề ác ghê so với CB mới là tên ác tợn!
Dưới đây là phóng ảnh sách giáo khoa csvn,
bằng chứng không thể chối cãi:
QUỐC VĂN – 1953 BỘ
GIÁO DỤC XUẤT BẢN. Bài Số 8 - ẤN CỔ BỌN NÓ XUỐNG
“Có người dắt Thị-Năm
và đội Hàm tới. Vòng ngoài hội nghị có vài tiếng xì xào: “Đội Hàm đã đến”. Hàm
cười gượng, cố làm ra vẻ vênh váo, tức thì có hàng nghìn tiếng thét lớn:
Bắt nó cúi mặt xuống!
Bắt nó cúi xuống!
Hoan hô chính sách ruộng
đất của Đảng và Chính phủ!
Đả đảo địa chủ gian ác
Nguyễn Thị Năm!
Đả đảo cường hào Hàm!
Ấn cổ nó xuống!
Hai đứa gian ác vội vã
quỳ xuống, dáng tiu nghỉu. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân giác ngộ, uy
thế của bọn nó sụp đổ tan tành”.
(Theo tài liệu của các
báo chí về vụ Cát-Hanh-Long).
Kế tiếp là phần Giải nghĩa và Câu hỏi dành cho
học sinh trả lời!
Liên quan nợ máu.
Trong bài viết “Cải cách ruộng đất và các
di sản” trên Báo Tổ Quốc ngày 15/9/2014, Nguyễn Hưng Quốc nêu ra mấy điểm
về di sản CCRĐ mà HCM và đảng CSVN đã để lại cho nhân dân Việt Nam, như: “Ở
nhiều địa phương nghèo khổ, những gia đình có một hai con heo (lợn) và một
khoảnh ruộng nho nhỏ đã bị liệt vào thành phần địa chủ hay phú nông”; vu cho
“những người bị kết là địa chủ hay phú nông tội phản quốc hay phản động bên
cạnh tội bóc lột”…. “Người ta không cần điều tra; chỉ xúi giục những người được
xem là bần nông hay cố nông lên tố cáo và hạch tội. Dựa trên các lời hạch tội
và tố cáo ấy, mà xử tội tội nhân… Có nơi xử bắn, có nơi chôn sống hoặc bắt nhịn
đói nhịn khát đến chết… phá nát đạo lý truyền thống Việt Nam… quan hệ làng xã…;
“trong phạm vi gia đình… mọi người trở thành kẻ thù của nhau… với cảnh con tố
cha, vợ tố chồng”…
Tác giả Nguyễn Hưng Quốc kết thúc bài viết của
mình: “Còn có rất nhiều điều chúng ta chưa biết”.
Vâng! “Còn có rất nhiều điều chúng ta
chưa biết”. Tuy nhiên, có một điều mà từ năm 1956, người dân ở Miền Bắc
XHCN đã biết và đã từng nhắc đến. Đó là chính sách tru di phú
nông, địa chủ mà csvn quy kết là có nợ máu. Điều ấy chúng ta ngày nay cũng cần
biết.
Nhà thơ Hoàng Cầm trong Giai Phẩm Mùa Thu 1956
phát hành tại Miền Bắc xhcn đã để lại cho hậu sinh bài thơ "Em Bé Lên
Sáu Tuổi" như là tài liệu sống động về chủ trương diệt chủng của csvn
trong chính sách CCRĐ. Hoàng Cầm mô tả một đứa bé 6 tuổi liên quan nợ máu vô
cùng bi thương, xin được gợi nhắc ở đây để chúng ta cùng nhận ra bộ mặt nham
hiểm độc ác và bất nhân của CSVN thời CCRĐ như thế nào.
Đứa bé này tội tình gì? Nó là hòn máu của đối
tượng! Đủ yếu tố cấu thành tội phạm rồi! Nó phải bị diệt. Tru di thời xhcn!
Đây thân phận “Em bé lên sáu tuổi”,
chúng ta hãy nghe Hoàng Cầm kể:
Em bé lên sáu tuổi
Lủi thủi tìm miếng ăn.
Bố: cường hào nợ máu
Đã trả trước nông dân.
Mẹ bỏ con lay lắt
Đi tuột vào Nam...
Đấy, người cha của đứa bé đã trả nợ máu, tức
là đã bị giết chết trong cuộc đấu tố, còn mẹ nó thì vì quá sợ hãi đã trốn vào
Nam. Sót lại chỉ còn mỗi thằng bé mồ côi cù bơ cù bất, chờ chết:
Chân tay như cái que
Bụng phình lại ngẳng
cổ,
Mắt tròn đỏ hoe hoe
Đảo nhìn đời bỡ ngỡ:
"Lạy bà, xin bát
cháo,
"Cháu miếng cơm,
thầy ơi!"
Vâng! Thằng bé đói, bụng phình, mắt đỏ van xin
miếng cơm, bát cháo. Chẳng ai dám bố thí cho nó một hạt cơm rơi!
Một nữ công nhân trẻ chỉ vì lòng trắc ẩn, lén
đem cho nó một bát cháo, đã phải chuốc họa vào thân. Cô bị “đảng bộ” đưa ra
kiểm thảo 3 ngày liền.
Nó là con địa chủ
Bé bỏng đã biết gì
Hôm em cho bát cháo
Chịu ba ngày hỏi truy
(= tra khảo)
Rồi lại bị ép viết kiểm điểm. Cuối cùng, cô bị
đuổi việc! Chỉ vì không nỡ vô tâm với một đứa bé vô tội đang đói khát, bơ vơ,
lạc loài… chờ chết. Cái tội của cô là xót thương không đúng người, xót thương
con của kẻ thù. Mà con kẻ thù ắt cũng là phản động, cũng đích thị là kẻ thù.
Chị phải đình công tác
Vì câu chuyện trên kia
Buồng tối lạnh đêm
khuya
Thắp đèn lên kiểm thảo
(= viết kiểm điểm)
....
Nào "liên quan
phản động"
"Mất cảnh giác lập trường"
Mấy đêm khóc ròng rã,
Ngọn đèn soi tù mù,
Lòng vặn lòng câu hỏi:
“Sao thương con kẻ
thù?
Giá ghét được đứa bé
Lòng thảnh thơi bao nhiêu!”
(Hoàng Văn Chí: Trăm Hoa Đua Nở… trang
237-238).
“Sao thương kẻ thù? Giá ghét được đứa bé
Lòng thảnh thơi bao nhiêu!” Não nuột làm sao! Uất hận làm sao!
Những hình ảnh trên đây lột tả sinh động lắm
những cảnh thật của CCRĐ. Triển lãm CCRĐ tiếp tục đi chứ, để sáng tỏ trí tuệ và
đạo đức bác đảng! Sao lại ngưng, hủy, đóng cửa vội vàng như hối hả trốn chạy?
Làm sao toàn dân Việt Nam nhận rõ địa chủ ác ghê hay C.B ác tợn?
17/9/2014
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay
bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn
cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ
đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm
thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người
ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ
phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa
đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất
bên đường
Khi mọi người đưa chị
đến nhà thương
Chị đã chết từ trên
đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên
say xỉn
Sợ liên quan chúng đã
biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé
vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện
MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng
được đổi lại
Đây là thời đại siêu xa lộ
tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh
Nguyên
Ngốc ơi là ngốc . Một
lũ cán ngố đứng xếp hàng một để ... ngửi . Đúng là một đám
hề !
Còn mụ "y
tế" thì ... nếm . Chán ơi là chán ! Kết quả là đã 40 năm , VN vẫn còn thù lù hàng đống thực phẩm độc hại và bẩn cuả bọn Chệt
cộng tống sang . Hiện nay VNcs đang đứng đầu bảng thế giới về
ung thư , thì mụ "y tế " có "nếm" cho lắm , cũng bằng
thừa .
Xem kết quả , biết việc làm .
HY.
Cán Ngố
Gộc đi thanh tra kiểm soát...
Bó tay Bó
tay ! Hết ý, hết ý kiến.
Cùng
nếm, ngửi, gõ với các Bộ trưởng Ngố: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:
Mụ Kim Tiến, Bộ trưởng Y té (giếng) Ngố đi kiểm tra thực phẩm ở chợ như vầy nè !!!!
Mụ Kim Tiến, Bộ trưởng Y té (giếng) Ngố đi kiểm tra thực phẩm ở chợ như vầy nè !!!!
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ bọn quan chức Việt Nam mới có hành
động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi
Nguyên ơi
Anh Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao
Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường
CHÂN
DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'
Ngạo mạn, dâm ô chính
là Lê Duẩn
Già mà lắm con là lão
Đỗ Mười
Mưu mô quỷ quyệt là Lê
Đức Anh
Nhẫn nhục sống lâu là
Võ Nguyên Giáp
Chưa nói đã cười là
Nguyễn Minh Triết
Giả danh Mác xít là Lê
Khả Phiêu
Cái gì cũng nhặt là Tô
Huy Rứa
Không bộ nào chứa là
Nguyễn Thiện Nhân
Thức thời, né tránh là
Nguyễn Hải Chuyền
Miệng lưỡi dịu mềm là
Vương Đình Huệ
Thiểu năng trí tuệ là
Đinh La Thăng
Ghét trung yêu nịnh là
Lê Hồng Anh
Quen đánh giặc miệng
là Trương Tấn Sang
*
Đổi trắng thay đen là
Trương Vĩnh Trọng
Triệt suy phù thịnh là
Trần Đình Hoan
Đã dốt lại tham là Lê
Thanh Hải
Ăn vụng nói dại là
Đinh Thế Huynh
Tình duyên lận đận là
chị Kim Ngân
Vừa béo vừa dâm là
Tòng Thị Phóng
Tính tình ba phải là
Phạm Gia Khiêm
Chưa từng thanh liêm
là Nguyễn Thế Thảo
Ăn tiền tàn bạo là
Nguyễn Đức Nhanh
Nghìn tỉ tham nhũng là
Vinashin
‘Bà con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN
rồi mai cũng trong tay Tầu
Preview by Yahoo
|
|||||
Bà
con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn
Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một vị ni sư bị đối xử
tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong
tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung
cộng hành hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
Nhà báo Bùi Tín phản bác luận điệu xuyên tạc
của báo QĐND ngày 26-08-2012.
SỐNG VỚI BỌN "ĐỈNH CAO TỘI ÁC" VIỆT
CỘNG, "CHÚA TRÙM THAM NHŨNG"
TỤI MÌNH CŨNG KHỐN NẠN VỚI CHÚNG NÓ, NÓI
CHI CON NGƯỜI -
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment