Tuesday, November 18, 2014

Chuyện vui nhưng không thể cười


CHUYỆN VUI NHƯNG KHÔNG THỂ CƯỜI

Tô Văn Trường

Ở Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều “Hai lúa”.  Hai lúa thần đèn di chuyển nhà, Hai lúa chế tạo máy công cụ nông nghiệp, Hai lúa sản xuất giống, Hai lúa lò đốt rác, Hai lúa máy bay, Hai lúa tàu ngầm, nay lại thêm Hai lúa xe bọc thép. Mà lần này sản phẩm của Hai lúa xe bọc thép được quân đội Campuchia đặt hàng và ông Hai lúa Trần Quốc Hải thành công vượt trội đến mức được Nhà nước Campuchia tặng thưởng huân chương đại tướng quân kèm theo là biệt thự, và xe ô tô khi  ở  tại thủ đô Pnompenh. Đây là điều trên cả tuyệt vời.
Ông Trần Quốc Hải (giữa) bên những chiếc xe bọc thép do ông sáng chế cho Campuchia . Ảnh Lâm Ngọc
Ông Trần Quốc Hải (giữa) bên những chiếc xe bọc thép do ông sáng chế cho Campuchia . Ảnh Lâm Ngọc

Tôi nhớ có lần cùng ông Võ Văn Kiệt đi khảo sát thực tế ở bán đảo Cà Mau. Khi ngồi trên chiếc thuyền dưới có đường ray và tời kéo của Hai lúa để vượt qua đê của con kênh, ông Kiệt rất tâm đắc về sáng kiến của người nông dân, gọi họ là kỹ sư chân đất và kể ra hàng loạt các sáng kiến của Anh Hai lúa rất đáng nể.

Buổi tối ngày 7/11 vừa qua, tôi có dịp gặp trò truyện với ông Saysovin tùy viên quân sự đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam, ông Trinkeo trợ lý và đặc biệt là sự có mặt của đại tướng Yinsaran. Chúng tôi chia sẻ quan điểm về việc khai thác hiệu quả nguồn nước sông Mekong, tác động của các đập thủy điện Xayrabury và Sahong đến Campuchia và Việt Nam, ứng xử với phe đối lập của chính quyền Campuchia vv… Ngẫm suy, tôi hiểu vì sao Campuchia lại có những bước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế xã hội đến thế.

Trở lại vấn đề khi nghe tin ông Trần Quốc Hải chế tạo thành công xe bọc thép ở Campuchia cảm giác chung của nhiều người là thú vị, ngạc nhiên, phấn khởi, tự hào nhưng cũng buồn, xấu hổ và chua xót. Xem ra, đây là những cảm giác trái ngược nhau nhưng lại có thật trong mỗi chúng ta, những người đang mong đợi hàng ngày những đóng góp của giới trí thức, khoa học nước nhà cho sự phát triển của đất nước. 

Nhất là khi đối chiếu những người có bằng cấp cao giữa Việt Nam với ngay các nước trong khu vực Đông Nam Á. 

Tình trạng học giả, bằng thật, học giả, bằng giả, thừa thày, thiếu thợ, mua quan bán chức dẫn đến tình trạng đáng hổ thẹn là ngay cả từ cái kim, con ốc theo tiêu chuẩn quốc tế cũng chưa làm được. Vậy mà chỉ còn 6 năm nữa, chúng ta phải cơ bản trở thành “nước công nghiệp” một danh hiệu mà chúng ta tự đặt ra rồi tự phấn đấu trong cuộc đua maratong chỉ có một mình!

Tuy nhiên, cũng không ít các nhà khoa học có năng lực, muốn cống hiến cho đất nước nhưng  thay vì tâp trung trí tuệ, sức lực cho công việc chuyên môn thì phải vật vã,  đối phó với các thủ tục tài chính rất nhiêu khê, phiền toái đến nỗi có số nơi phải họp Đảng ủy, Ban giám đốc Viện để ra nghị quyết ‘nói dối” (Phát biểu của GSTS  Phạm Văn Biên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam).

Đúng là Việt Nam có nhiều điều kì dị.  Lỗi ở hệ thống, lỗi lãnh đạo, cơ chế chính sách  là đương nhiên, nhưng cũng có lỗi của các nhà khoa học liên quan. Hai lúa là những nhà khoa học chân đất, dù không được đào tạo bài bản nhưng thường có những ý tưởng hay xuất phát từ thực tế.  Họ không có điều kiện để biến ý tưởng của mình thành hồ sơ đề tài nghiên cứu khoa học có cơ sở lý luận. 

Lẽ ra, các cơ quan có trách nhiệm và các nhà khoa học liên quan cần xúm lại, liên kết giúp Hai lúa những người “hữu thực vô danh”, thẩm định và hoàn thiện các ý tưởng  thành đề tài khoa học  thay vì chê bai, gạt bỏ.

Cái quyền có trí tuệ (sở hữu trí tuệ) cũng luôn nằm gọn trong phạm trù dân chủ của mỗi người dân. Có nghĩa là không được quy định rằng ai hoặc giới nào trong xã hội thì mới được quyền có trí tuệ. Vậy nên, mới có những chuyện trái khoáy, rất “cường hào” “bắt bẻ”,“hoạnh họe”,“hạch sách”“vùi dập” và thậm chí còn lên giọng cao ngạo, mắng mỏ những anh Hai Lúa .

Albert Einstein cũng đã từng nói : “Imagination is more important than knowledge” – sự sáng tạo chính là cốt lõi của ý nghĩa đó. WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế) không bao giờ quan tâm tới gốc gác và trình độ của các tác giả sáng chế .
1.   Edison là người giữ kỷ lục về số bằng sáng chế của nhân loại nhưng ít ai chú ý tới chi tiết là cuối đời ông ta đã có đầy đủ cơ xưởng, phòng thí nghiệm với cả ngàn nhân viên thực nghiệm. Thực nghiệm là yếu tố sống còn của sự sáng tạo. Nếu không được thực nghiệm mà chỉ có cái đầu thôi thì vô nghĩa – hoặc có nghĩa là …cái “đầu lâu”!
Rất cần Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, “đại gia” thành lập quỹ mạo hiểm rủi ro để hỗ trợ, giúp đỡ các Hai lúa có ý tưởng hay được thực thi các nghiên cứu vì sự phát triển của đất nước. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan công quyền và nghiên cứu khoa học, đi đôi với cơ chế thông thoáng để liên kết các nhà khoa học với ý tưởng của người nông dân.
Từ những câu chuyện của Hai lúa nhìn rộng hơn ra cả nước thấy rõ các “lỗ hổng” trong giáo dục buộc người ta phải mất thời gian và tâm trí vào những điều không phù hợp với nghề nghiệp. Việc sử dụng lao động trong bộ máy nhà nước có những quy định rất kỳ khôi và lạc hậu như thư ký ngồi nhận công văn ở công sở cũng phải có bằng đại học.
Sự mê man vô lối vào bằng cấp làm tràn lan xu hướng ham hố bằng cấp, bằng giả, học giả, thậm chí có cả khoa học gia giả, xâm nhập vào cả cơ quan lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo dốt thì không muốn và không thể dùng người giỏi cho nên hệ thống càng ngày càng xuống dốc cả về tài năng và phẩm chất. Thể chế thiếu dân chủ không ưa người nào có suy nghĩ và cách làm khác với nề nếp sơ cứng;  giả dối lên ngôi làm thui chột mọi sáng tạo; đồ giả nhiều nên đồ thật không có vị trí.
Việt Nam mới có Luật Khoa học công nghệ sửa đổi. Bộ Khoa học Công nghệ đã có nhiều nỗ lực cải tiến để hỗ trợ các nhà khoa học thực thi nhiệm vụ của mình. Tất nhiên, đừng quên chúng ta phải làm gì đây để có thêm nhiều Hai lúa, để họ tự do, sáng tạo cống hiến trí tuệ và công sức của mình, không phải bươn trải đi làm ăn ở xứ người. Đúng là chúng ta đang chứng kiến rất nhiều điều kỳ cục ngay trên đất nước mình. Và đúng là khối chuyện vui,  nhưng không thể cười.  
T.V.T
Tác giả gửi BVN


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Chuyện vui nhưng không thể cười


Ở Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều “Hai lúa”.  Hai lúa thần đèn di chuyển nhà, Hai lúa chế tạo máy công cụ nông nghiệp, Hai lúa sản xuất giống, Hai lúa lò đốt rác, Hai lúa máy bay, Hai lúa tàu ngầm, nay lại thêm Hai lúa xe bọc thép. Mà lần này sản phẩm của Hai lúa xe bọc thép được quân đội Campuchia đặt hàng và ông Hai lúa Trần Quốc Hải thành công vượt trội đến mức được Nhà nước Campuchia tặng thưởng huân chương đại tướng quân kèm theo là biệt thự, và xe ô tô khi  ở  tại thủ đô Pnompenh. Đây là điều trên cả tuyệt vời.

Tôi nhớ có lần cùng ông Võ Văn Kiệt đi khảo sát thực tế ở bán đảo Cà Mau khi ngồi trên chiếc thuyền dưới có đường ray và tời kéo của Hai lúa để vượt qua đê của con kênh, ông Kiệt rất tâm đắc về sáng kiến của người nông dân gọi họ là kỹ sư chân đất và kể ra hàng loạt các sáng kiến của Anh Hai lúa rất đáng nể.
 
Buổi tối ngày 7/11 vừa qua, tôi có dịp gặp trò truyện với ông Saysovin tùy viên quân sự đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam, ông Trinkeo trợ lý và đặc biệt là sự có mặt của đại tướng Yinsaran. Chúng tôi chia sẻ quan điểm về việc khai thác hiệu quả nguồn nước sông Mekong, tác động của các đập thủy điện Xayrabury và Sahong đến Campuchia và Việt Nam, ứng xử với phe đối lập của chính quyền Campuchia vv...Ngẫm suy, tôi hiểu vì sao Campuchia lại có những bước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế xã hội đến thế. 

Trở lại vấn đề khi nghe tin ông Trần Quốc Hải chế tạo thành công xe bọc thép ở Campuchia cảm giác chung của nhiều người là thú vị, ngạc nhiên, phấn khởi, tự hào nhưng cũng buồn, xấu hổ và chua xót. Xem ra, đây là những cảm giác trái ngược nhau nhưng lại có thật trong mỗi chúng ta, những người đang mong đợi hàng ngày những đóng góp của giới trí thức, khoa học nước nhà cho sự phát triển của đất nước. Nhất là khi đối chiếu những người có bằng cấp cao giữa Việt Nam với ngay các nước trong khu vực Đông Nam Á. 

Tình trạng học giả, bằng thật, học giả, bằng giả, thừa thày, thiếu thợ, mua quan bán chức dẫn đến tình trạng đáng hổ thẹn là ngay cả từ cái kim, con ốc theo tiêu chuẩn quốc tế cũng chưa làm được. Vậy mà chỉ còn 6 năm nữa, chúng ta phải cơ bản trở thành “nước công nghiệp” một danh hiệu mà chúng ta tự đặt ra rồi tự phấn đấu trong cuộc đua maratong chỉ có một mình!

Tuy nhiên, cũng không ít các nhà khoa học có năng lực, muốn cống hiến cho đất nước nhưng  thay vì tâp trung trí tuệ, sức lực cho công việc chuyên môn thì phải vật vã,  đối phó với các thủ tục tài chính rất nhiêu khê, phiền toái đến nỗi có số nơi phải họp Đảng ủy, Ban giám đốc Viện để ra nghị quyết ‘nói dối” (Phát biểu của GSTS  Phạm Văn Biên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam).

Đúng là Việt Nam có nhiều điều kì dị.  Lỗi ở hệ thống, lỗi lãnh đạo, cơ chế chính sách  là đương nhiên, nhưng cũng có lỗi của các nhà khoa học liên quan. Hai lúa là những nhà khoa học chân đất, dù không được đào tạo bài bản nhưng thường có những ý tưởng hay xuất phát từ thực tế.  Họ không có điều kiện để biến ý tưởng của mình thành hồ sơ đề tài nghiên cứu khoa học có cơ sở lý luận. Lẽ ra, các cơ quan có trách nhiệm và các nhà khoa học liên quan cần xúm lại, liên kết giúp Hai lúa những người “hữu thực vô danh”, thẩm định và hoàn thiện các ý tưởng  thành đề tài khoa học  thay vì chê bai, gạt bỏ. 

Cái quyền có trí tuệ (sở hữu trí tuệ) cũng luôn nằm gọn trong phạm trù dân chủ của mỗi người dân. Có nghĩa là không được quy định rằng ai hoặc giới nào trong xã hội thì mới được quyền có trí tuệ . Vậy nên, mới có những chuyện trái khoáy, rất “cường hào” “bắt bẻ”“hoạnh họe”“hạch sách”“vùi dập” và thậm chí còn lên giọng cao ngạo, mắng mỏ những anh Hai Lúa .

Albert Einstein cũng đã từng nói : “Imagination is more important than knowledge” – sự sáng tạo chính là cốt lõi của ý nghĩa đó . WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế) không bao giờ quan tâm tới gốc gác và trình độ của các tác giả sáng chế .

T. Edison là người giữ kỷ lục về số bằng sáng chế của nhân loại nhưng ít ai chú ý tới chi tiết là cuối đời ông ta đã có đầy đủ cơ xưởng, phòng thí nghiệm với cả ngàn nhân viên thực nghiệm . Thực nghiệm là yếu tố sống còn của sự sáng tạo . Nếu không được thực nghiệm mà chỉ có cái đầu thôi thì vô nghĩa – hoặc có nghĩa là  cái “đầu lâu” !

Rất cần Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, “đại gia” thành lập quỹ mạo hiểm rủi ro để hỗ trợ, giúp đỡ các Hai lúa có ý tưởng hay được thực thi các nghiên cứu vì sự phát triển của đất nước. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan công quyền và nghiên cứu khoa học, đi đôi với cơ chế thông thoáng để liên kết các nhà khoa học với ý tưởng của người nông dân.  
  
Từ những câu chuyện của Hai lúa nhìn rộng hơn ra cả nước thấy rõ các “lỗ hổng” trong giáo dục buộc người ta phải mất thời gian và tâm trí vào những điều không phù hợp với nghề nghiệp. Việc sử dụng lao động trong bộ máy nhà nước có những quy định rất kỳ khôi và lạc hậu như thư ký ngồi nhận công văn ở công sở cũng phải có bằng đại học. 

Sự mê man vô lối vào bằng cấp làm tràn lan xu hưởng ham hố bằng cấp, bằng giả, học giả, thậm chí  có cả khoa học gia giả, xâm nhập vào cả cơ quan lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo dốt thì không muốn và không thể dùng người giỏi cho nên hệ thống càng ngày càng xuống dốc cả về tài năng và phẩm chất. Thể chế thiếu dân chủ không ưa người nào có suy nghĩ và cách làm khác với nề nếp sơ cứng;  giả dối lên ngôi làm thui chột mọi sáng tạo; đồ giả nhiều nên đồ thật không có vị trí. 

Việt Nam mới có Luật Khoa học công nghệ sửa đổi. Bộ Khoa học Công nghệ đã có nhiều nỗ lực cải tiến để hỗ trợ các nhà khoa học thực thi nhiệm vụ của mình. Tất nhiên, đừng quên chúng ta phải làm gì đây để có thêm nhiều Hai lúa, để họ tự do, sáng tạo cống hiến trí tuệ và công sức của mình, không phải bươn trải đi làm ăn ở xứ người. Đúng là chúng ta đang chứng kiến rất nhiều điều kỳ cục ngay trên đất nước mình. Và đúng là khối chuyện vui,  nhưng không thể cười. 


Việt Nam công lý giống như anh hề

DienDanCTM
Bìa cuốn sách luật vừa phát hành có in biểu tượng hình một người đàn ông mặc… "quần nhỏ" đứng trên quả cầu lửa, hai tay cầm hai cán cân "công lý", với khuôn mặt cắt ghép giống hệt diễn viên hài (anh hề) Công Lý.
 Mặc dầu phản ảnh đúng xã hội hiện nay, nhưng vẫn bị thu hồi theo lệnh vừa ban ra sáng nay 17-11-2014,

Theo ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản,  thú nhận "để xảy ra sự cố dở khóc dở cười này của NXB Lao Động- Xã Hội như thế này thể hiện sự yếu kém của công tác biên tập."

Ông cho biết, trong ngày mai, 18/11 phía Cục Xuất bản sẽ ra văn bản kết luận xử lý về vụ việc này.!

Theo FB Chau Kelley, mặc là sự cố nhưng phản ảnh đúng "TỰ DO" CẦM CÁN CÂN CÔNG LÝ dưới chế độ XHCN hiện nay.

Trong khi " ...ở xứ "tư bản giãy chết" Mỹ thì người ta dùng biểu tượng của nữ thần công lý thời La Mã bịt hai mắt lại bằng khăn quàng để chỉ sự công bình dựa trên lý lẽ để xử lý chứ không mở mắt nhìn xem ai là tội nhân để thiên vị, với 1 tay bà cầm thanh kiếm biểu tượng cho việc thi hành công lý dựa theo cán cân pháp luật đã phán xét một cách công bình trong tay còn lại... thì ở xứ "thiên đàng xhcn" cộng sản dùng một thằng...  ... hai con mắt mở thao láo để nhìn xem hàng hối lộ là thứ gì hầu biết tay nào nghiêng về bên đâu... đó là biểu tượng "công lý và luật pháp" của đảng CSVN…"

Cũng theo FB Chau Kelly, "Màn 'bôi nhọ đảng và chính quyền' này chắc chắn là không phải do 'bè lũ phản động' làm ra..?! hình tượng cái thằng "đĩ đực' đại diện cho biểu tượng 'công lý và pháp luật' trên bìa của quyển sách 'BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH 2014' của nhà nước CHXNCHVN, 'Độc Lập - Tự Do - Tự Sướng' sản xuất ra là do chính Nhà Xuất Bản Lao Động - Xã Hội mới vừa in ấn đàng hoàng...

Chỉ tội cho anh diễn viên hài Công Lý, Cá nhân anh cho biết, việc tự ý dùng hình ảnh anh để như vậy là có phần phản cảm

Báo SGGP từ chối đối thoại vì “không đủ ghế ngồi hay sợ sự thật ?”

Ngày 4/11/2014 Báo SGGP đăng bài: “Sự thật về lòng ‘trung thành’ của nhóm thư ngỏ 61″ của tác giả Tân Vinh quy kết: nhóm thư ngỏ 61 đã mượn danh đảng viên, mượn danh yêu nước; khoác lên mình tấm áo chống Trung Quốc, nhưng thực chất là chống lại đường lối đối ngoại sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng và nhà nước; tiếp tay cho Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong chống lại sự lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cũng như làm tổn hại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng…

Bất bình vì bị vu khống “tội phản động đáng chém đầu“, đảng viên cùng ký “thư ngỏ 61” ở TP HCM đã cử Ô Lê Công Giàu và Kha Lương Ngãi đến gặp TBT báo SGGP (ông Tấn Phong) vào lúc 15 giờ ngày 10/11/2014 để đề nghị tổ chức đối thoại, làm sáng tỏ nội dung quy chụp đao to búa lớn, không có lý lẽ thuyết phục và hoàn toàn không có luận cứ luận chứng.
Đúng như dự đoán, TBT báo SGGP “bận họp”, nhân viên văn phòng nhận thư (chúng tôi đã chuẩn bị sẵn, xin xem thư). Nội dung thư gởi TBT báo SGGP ghi rõ: ”Chúng tôi chính thức kiến nghị được đối thoại với ông TBT và tác giả Tân Vinh vào lúc 15 giờ ngày 14/11/2014 tại báo SGGP. Nếu ông TBT quyết định thời gian, địa điểm khác đề nghị ông TBT thông báo cho chúng tôi biết theo SĐT: 0908511945 (Lê Công Giàu); 0903834271 (Kha Lương Ngãi).

Sau đó, ngày 12 và 13/11/2014 ông Kha Lương Ngãi nguyên phó TBT Báo SGGP gọi điện thoại cho ông TBT Tấn Phong nhiều lần để biết kết quả cuộc đối thoại giữa nhóm “thư ngỏ 61″ với Báo SGGP vào lúc 15 giờ ngày 14/11/2014 sẽ ra sao? nhưng chuông reo liên hồi, liên hồi, rồi máy điện thoại bị cúp !

Sáng ngày 14/11/2014, có lẽ vì không thể lặng thinh đối với “thư kiến nghị đối thoại“ mà nhóm “thư ngỏ 61″ đã trực tiếp trao- nhận tại Báo SGGP, nên TBT báo SGGP đã phải lệnh cho nhân viên văn phòng gọi điện thoại cho ông Kha lương Ngãi thông báo: chấp nhận cuộc đối thoại vào lúc 15 giờ chiều ngày 14/11/2014, nhưng chỉ đối thoại với ông Kha Lương Ngãi và Lê Công Giàu (mặc dù phía Báo SGGP được giải thích rõ ô Ngãi, ô Giàu chỉ là người được giao nhiệm vụ đi liên hệ cho nhóm “thư ngỏ 61“).

Vì đã chuẩn bị, sắp xếp từ trước và nghĩ rằng: Đã chấp nhận đối thoại thì Báo SGGP không thể khư khư ấn định số người bên khách chỉ là 02 mà không thể là 05 và Báo SGGP cũng không thể ấn định đối tượng đối thoại là ô Kha Lương Ngãi, Lê Công Giàu hay là ai khác được? nên đúng 15 giờ ngày 14/11/2014 đại diện cho nhóm đảng viên ký “thư ngỏ 61“ ở TP HCM vẫn có đủ mặt để tham gia đối thoại, gồm:
·                     Võ văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư Pháp tp HCM
·                     Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên TBT Báo Thanh Niên
·                     Nguyễn Văn Kết, nguyên thư ký Bộ trưởng Bô CA Mai Chí Thọ
·                     Lê Công Giàu, nguyên Phó TGĐ TCT Du lịch Saigon Tourist
·                     Kha Lương Ngãi phó TBT Báo SaiGon GP

Tiếp 05 vị đại diện nhóm “thư ngỏ 61″ là một vị phó văn phòng của Báo. Với thái độ nhũn nhặn, vị PVP chỉ mời ô Ngãi và ô Giàu lên phòng họp để dự đối thoại với lý do duy nhất: Phòng họp không đủ ghế ngồi cho 05 vị khách. Mặc dù khách tuyên bố chỗ ngồi không quan trọng, ngồi đâu cũng được,ngồi chật cũng đươc... nhưng cuộc đối thoại vẫn bất thành vì cái lý do duy nhất
thiếu ghế ngồi
Quái lạ, một cơ quan Báo Đảng của một thành phố văn minh, lớn nhất nước, một cơ quan ngôn luận đại diện cho tiếng nói của trên dưới 10 triệu dân thành phố, một tờ Báo Đảng đã từng vang bóng một thời về sự giàu có và uy tín... thế mà bây giờ lại thảm hại đến mức không có đủ chổ để đặt thêm 03 cái ghế cho 05 vị khách thuộc nhóm “thư ngỏ 61“ ngồi để cùng đối thoại làm rõ đúng sai về bài báo “Sự thật về lòng trung thành… ” mà TBT báo SGGP đã cho phép đăng tải như đã nêu trên?
Thế là đã rõ: Vì thiếu chổ đặt thêm 03 cái ghế hay vì cái gì mà không thể đối thoại được để làm rõ sự thật, đúng – sai về bài báo của tác giả Tân Vinh mà TBT Báo SGGP đã cho đăng tải??? Xin nhường quyền bình luận, phán xét cho công luận gần xa!!!

——
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
TP HCM, ngày 10/11/2014
Thư yêu cầu đối thoại với TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng
V/V: về bài báo “Sự thật về lòng ‘trung thành’ của nhóm thư ngỏ 61″.
Kính gởi: Ông TBT Báo Sài Gòn Giải Phóng

Ngày 4/7/2014 Báo Sài Gòn Giải Phóng đã đăng bài “Sự thật về lòng ‘trung thành’ của nhóm thư ngỏ 61″ của tác giả Tân Vinh. Đây là bài báo bóp méo, xuyên tạc thiện chí góp ý xây dựng Đảng của nhóm 61 Đảng viên ký tên “Thư ngỏ 61“.

Kính thưa: Ông Tổng Biên Tập

Góp ý xây dựng Đảng trước thềm Đại hội 12 của Đảng là việc vô cùng cấp thiết, hệ trọng đối với Đảng, đất nước và nhân dân; diễn đàn này nhất thiết sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu được đối thoại với ông TBT Báo Sài Gòn GP và ông Tân Vinh tác giả bài báo kể trên để cùng làm sáng tỏ sự thật, ngõ hầu góp phần cho việc góp ý xây dựng Đảng từ nay đến ĐH 12 được tốt hơn. Chúng tôi chính thức kiến nghị được đối thoại với ông TBT và tác giả Tân Vinh vào lúc 15 giờ ngày 14/11/2014 tại báo SGGP. Nếu ông TBT quyết định thời gian, địa điểm khác, đề nghị ông TBT thông báo cho chúng tôi biết theo SĐT: 0908511945 (Lê Công Giàu); 0903834271 (Kha Lương Ngãi).

Kính thưa ông TBT

Vì trách nhiệm chung, rất mong ông TBT cùng thể hiện thiện chí với chúng tôi. Trân trọng kính chào ông.
TM Nhóm “Thư ngỏ 61″

Lê Công Giàu (Đã ký)

Nguồn: basam.info

__._,_.___


Posted by: ly vanxuan 


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link