Thượng viện Mỹ phê
chuẩn đại sứ ở VN
Ông Ted Osius là nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp
Sau nhiều tháng trì hoãn, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua đề cử ông
Ted Osius làm tân đại sứ của nước này ở Việt Nam.
Ông Osius vừa được thông qua cùng ba vị tân đại sứ khác sau một
phiên bỏ phiếu bằng miệng vào tối thứ Hai 17/11 giờ địa phương.
Ông đã được Tổng thống Barack Obama đề cử từ hồi tháng Năm, nhưng
mãi cho tới nay mới được Quốc hội phê chuẩn.
Điều này có nghĩa ông có thể bắt đầu chuẩn bị đi nhận nhiệm kỳ
mới ở Hà Nội, thay cho ông David Shear, người đã rời vị trí từ mùa hè.
Ted Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu từng làm việc ở
Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Gần đây nhất, ông giảng dạy tại Học viện Quân sự Quốc gia
(National War College).
Trong phiên điều trần tại Thượng viện hồi tháng Sáu, ông trình
bày quan điểm của mình rằng về nhân quyền, những tiến bộ mà Việt Nam đạt được
cho đến nay vẫn còn ‘khiêm tốn’.
Nhưng ông cũng nói rằng ‘bây giờ là lúc’ Washington gây sức ép để
Việt Nam tiếp tục cải thiện hơn nữa về nhân quyền và quản trị quốc gia bởi vì
Việt Nam muốn gia nhập Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và vì
‘tình hình chiến lược’ mà nước này đang đối diện với Trung Quốc.
“Thật sự không có lúc nào tốt hơn lúc này do Việt Nam rất muốn
làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác với Mỹ.”
Ông Ted Osius trước đó cũng kêu gọi bỏ cấm vận vũ khí sát thương
với Việt Nam.
Kinh nghiệm Á châu
Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp với 25 năm hoạt động ở Á
châu, ông cũng có kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam.
Năm 1996 ông Osius có mặt trong đoàn quan chức Hoa Kỳ đầu tiên tới
Việt Nam kể từ khi quan hệ song phương được bình thường hóa và ông đã có một
năm ở Hà Nội để chuẩn bị cho sự có mặt của đại sứ Mỹ đầu tiên kể từ sau năm
1975.
Năm 1997, ông trở thành Tùy viên Chính trị đầu tiên tại Tổng Lãnh
sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh từ sau năm 1975 và làm việc ở đây trong
một năm.
Từ năm 1998, ông Osius có ba năm cố vấn cho Phó Tổng thống Al Gore
về châu Á tới năm 2001, ba năm phụ trách khoa học công nghệ môi trường tại Đại
sứ quán Hoa Kỳ ở Thái Lan tới năm 2004, hai năm phục vụ tại Vụ Triều Tiên của
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với chức Vụ phó.
Trong thời gian 2006-2009 ông làm Tham tán Công sứ phụ trách chính
trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở New Delhi, Ấn Độ.
Từ giữa năm 2009 tới năm 2012 ông Osius giữ chức Phó đại sứ tại
Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Jakarta, Indonesia.
Ông là người đồng tính, có chồng và một con.
Ngoài ông Ted Osius và ba vị khác vừa được phê chuẩn, được biết
còn tới 60 nhân viên ngoại giao Mỹ đang chờ được chuẩn thuận để đi nhận
nhiệm vụ ở nước ngoài.
Putin là tù binh của những huyền thoại của
chính mình về Ukraine
Tờ Sverigesradio,
Thụy Điển
Phạm Nguyên Trường dịch
Chuyên
gia người Thụy Điển, ông Jan Leyunyelm, cựu trưởng phòng nghiên cứu nước Nga
(FOI) trực thuộc Viện nghiên cứu quốc phòng của Thụy Điển, bình luận về kết quả
Hội nghị thượng đỉnh G20 và việc ra về sớm của Tồng thống Nga Vladimir Putin.
Tình hình nguy hiểm khi một người như Putin, ở chức vụ như vậy lại
bỏ về sớm vì ông ta cho rằng người ta đã cư xử không đúng với ông và không hiểu
nước Nga. Điều đó làm mọi người lo lắng.
Trong thời gian Hội nghị Thượng đỉnh, Nga đã có thái độ thách thức khi đưa đến bờ biển Autralia bốn chiếc tàu chiến. Điều này đã không tạo thuận lợi cho một sự khởi đầu tích cực. Nước Nga đã thể hiện cho thế giới thấy sức mạnh quân sự và trước hết là tầm hoạt động của các đơn vị vũ trang của mình.
Trong thời gian Hội nghị Thượng đỉnh, Nga đã có thái độ thách thức khi đưa đến bờ biển Autralia bốn chiếc tàu chiến. Điều này đã không tạo thuận lợi cho một sự khởi đầu tích cực. Nước Nga đã thể hiện cho thế giới thấy sức mạnh quân sự và trước hết là tầm hoạt động của các đơn vị vũ trang của mình.
Và lí do cho việc ông Putin rời bỏ sớm cũng hơi kỳ quặc. Tất nhiên
là đường đi khá dài, nhưng đường của đa số những người khác cũng không ngắn
hơn. Dĩ nhiên là ông ta rời bỏ Hội nghị Thượng đỉnh vì cho rằng phải nghe quá
nhiều lời chỉ trích… Có thể nói rằng ông ta là tù binh của những huyền thoại
của chính mình về Ukraine, khi ông ta từ chối công nhận rằng quân nhân Nga đã
hành động ở đấy.
Trong mấy năm gần đây, ban lãnh đạo cũng như – và trước hết là
nhân dân Nga, đã dần dần bị lèo lái về mặt thông tin đến mức làm thay đổi cả
thế giới quan của họ và tất cả những lời phê phán Nga đều bị coi là thái độ bài
Nga hay là cố gắng của Mĩ nhằm làm mất ổn định tình hình đất nước.
Quan điểm của Putin – khẳng định “não trạng lô cốt” do chính ông
ta tạo ra: Cả thế giới chống lại Nga. Tình hình kinh tế Nga hiện nay cho thấy
rằng cần phải liên tục đưa ra thêm những bóng ma của chiến tranh và đe dọa của
thế giới.
Nga được rất ít nước ủng hộ, điều này khẳng định một thành ngữ cũ:
Nước Nga chẳng có bạn bè nào hết, chúng ta chỉ có lục quân và hải quân mà thôi.
Nguồn: Sverigesradio
Dịch từ bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20141118/224335199.html
Dịch giả gửi BVN
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment