Đồng
sàng dị mộng
Thiện Tùng
Lạ thật, là đảng viên
cộng sản như nhau mà có một số người tha hồ “gọi gió, kêu mây…” còn cũng có một
số đảng viên cộng sản khác, chẳng hạn như 61 vị chỉ ký thư ngỏ gởi Ban chấp hành
trung ương cùng đảng, thế mà hết bị báo chí của Đảng viết bài công kích chung,
còn cử từng tốp quan chức đến nhà riêng từng người “thăm viếng, làm việc”.
Cái lạ khác, đọc bài “Những
cái nhìn về Đèn Cù” đăng trên trang Bauxite Việt Nam ngày 16/11/2014, tác giả
Hạ Đình Nguyên đưa ra nhận xét vừa lạ vừa thú vị: “Việt Nam đang tồn tại 3 tâm tư: “kiên
định” Cộng sản, “kiên định” chống Cộng sản và “phi Cộng sản”.
Lực lượng “kiên định” Cộng sản và “kiên định”
chống Cộng sản đã xuất hiện, đối kháng nhau từ lâu không ai còn lạ gì về
chúng, còn lực lượng thứ ba “phi Cộng
sản”, theo anh Nguyên lý giải, họ có xu hướng: “Chủ trương gác lại quá khứ, tiết kiệm
năng lượng, dành cho cuộc đấu tranh chuyển hóa từ độc tài lạc hậu sang dân chủ
tiến bộ, để phát triển và bảo vệ độc lập quốc gia…”.
Lực lượng thứ 3 mà anh
Nguyên nói nầy là ai, từ đâu ra, do những ai cầm đầu mà độ lượng…, cao cả vậy ?
Ôn cố tri tân, cuối cùng tôi cũng tìm ra giải đáp ít nhất cho mình:
Trước đây,
thời Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, lực lượng thứ 3 từ trong thể chế
(chế độ) ấy ra, tiêu biểu là cánh Dương văn Minh (Minh lớn), họ dùng giải pháp
ôn hòa đấu tranh chống cường bạo theo tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc, chống
ngoại xâm…
Giờ đây,
rà kỹ lại, lực lượng thứ 3 cũng chẳng ai khác, chủ yếu từ trong Đảng Cộng sản
đương quyền, họ đang hoặc nguyên là đảng viên đảng CS hay ít ra họ cũng có một
thời đi theo Đảng làm cuộc “Cách mạng Dân tộc Dân chủ”. Họ đang cùng nhau dùng
giải pháp ôn hòa đấu tranh chống độc tài chuyên chế lệ thuộc ngoại bang, giữ
vững độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước theo hướng dân chủ pháp quyền…
Dài dòng thêm một chút
nhằm gợi nhớ: Cho dầu là sách lược, nhưng trong kháng chiến, từ năm 1950 đến
1975, Việt Nam ta đa nguyên về chính trị, nhiều đảng lần lượt ra đời chung lo
việc nước. Đại hội 4 năm 1976, Đảng Lao động VN đổi tên thành Đảng CS rồi sau
đó, dựa vào thế thượng phong của mình, ép các đảng chiến hữu giải thể, với điều
kiện dễ dãi, đảng viên các đảng được chuyển thành đảng viên CS. Thế là từ đấy,
Đảng CSVN trở thành đảng tạp chủng, thể chế chính trị thì nhất nguyên, nhưng ý
thức đa nguyên. Từ đó, trong Đảng CSVN bắt đầu nảy sinh hiện tượng “Đồng sàng
dị mộng”. Vậy là Đảng CSVN đang từng bước hình thành 2 phe: phe độc tài bảo thủ
và phe dân chủ đa nguyên, vẫn với đội hình “đảng viên đi trước làng nước theo
sau”.
Phái độc tài bảo thủ:
đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích đảng, đặt lợi ích đảng trên lợi ích quốc gia
dân tộc; tranh giành quyền lực, tham nhũng vô độ; đang bị dân chúng cô lập;
đuối lý, xảo biện; dùng biện pháp hành chính đối với lực lương bất đồng chính kiến
nói riêng, nhân dân nói chung; núp bóng thể chế độc tài toàn trị Trung Quốc để
tồn tại…
Phái dân chủ đa nguyên:
đặt lợi ích quốc gia dân tộc trên hết. dùng biện pháp nghị trường đấu tranh vì
lợi ích quốc gia dân tộc. Họ là những người đã có công trong quá khứ và đang
không làm chi có lỗi đối với nhân dân. Tuy không nắm quyền, nhưng họ nắm chính nghĩa
trong tay, không chỉ được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ mà còn từng bước lôi
kéo được lực lượng phái đối lập về mình, ngay Thủ tướng đương quyền Nguyễn Tấn
Dũng cũng phải gián tiếp thừa nhận khuynh hướng cấp tiến của phái này: “Dân
chủ và Xã hội Dân sự là xu thế thời đại, Việt Nam không ngoại lệ…”.
Thông qua đường lối,
chính sách, pháp luật…, chính do Đảng CSVN tự tạo ra lực lượng đối lập từ trong
nội bộ chứ không đâu khác. Việc vu vạ do thế lực nào đó từ bên ngoài tác động
vào là không có căn cứ. Đã là chuyện nội bộ thì phải lấy nội bộ giải quyết bằng
con đường thương lượng. Đã là thương lượng thì phải nhân nhượng với nhau, phải
lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm tâm điểm thương nghị.
Công bằng mà nói, thật
vô lý, cùng là một phái trong đảng, tại sao phái độc tài bảo thủ có quyền bảo
vệ ý tưởng của mình, lại ép buộc phái dân chủ đa nguyên từ bỏ ý tưởng của họ?
Đó là chưa nói, phái độc tài bảo thủ không nhận ra thiếu sót, sai lầm của mình,
còn ỷ thế cậy quyền lăng mạ, hành hung… phái dân chủ đa nguyên? “Có mõ thì gõ với
nhau”, đừng đuối lý, dùng bạo lực giải quyết bất đồng quan điểm. “Tòa án nhân
dân” sẽ xử công minh trong việc này.
Hiện nay, mỗi trong hai
phái vừa nói đang tìm đồng minh trong ngoài nước theo kiểu “ngưu tìm ngưu, mã
tìm mã ”. Phái độc tài bảo thủ mạnh về lực, phái dân chủ đa nguyên mạnh về thế.
Tuy không đương quyền, nhưng phái dân chủ đa nguyên đang chiếm thế thượng
phong.
Trong một nước mà chỉ có
một đảng độc tôn, nhưng nội bộ đảng lâm cảnh “Đồng sàng dị mộng” thì đảng ấy
muốn tồn tại chỉ giải quyết bằng 2 kịch bản:
1/ Lấy lợi ích quốc gia
dân tộc làm trọng tâm hòa giải giữa 2 phái, hàn gắn lại “vết nứt”.
2/ Tôn trọng quyền của
nhau, chấp nhận đa nguyên chính trị: cho tách phái, hình thành thể chế chính
trị đa đảng. Mỗi bên cử người tài đức của mình ra đấu trường chính trị tranh
nhau một cách sòng phẳng, bên thắng chấp chính, bên thua tham chính. Quyết định
ai thắng ai thua theo phiếu của cử tri.
Các đảng Cộng sản Đông
Âu đã làm được, sớm ổn định, phát triển… sao ta lại không ?!
18/11/2014
T.T.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment