Sunday, November 16, 2014

Không thể nào nhìn một đất nước thê thảm như thế này


Không th nào nhìn mt đt nước thê thm như thế này

bieu tinh 131114



image





Preview by Yahoo


QLB












Nguyên Thạch (Quanlambao) - Sự thất bại của các quốc gia toàn trị là ở thái độ cùng những chính sách độc tài, cả hai điều này đã đưa đến hệ quả thảm bại về nhiều mặt trên bình diện quốc gia. Ở Việt Nam, đất nước và thể chế hiện hành đã vấp phải những bước đi đầy chông gai bởi nó đã mang nhiều nghịch lý dẫn đến sự mất độc lập khó tránh khỏi của một quốc gia.

Là con dân nước Việt, cho dẫu là ở nước ngoài hay ở trong nước, thì tất cả đều có mối liên hệ cũng như trách nhiệm về một nơi mà chúng ta gọi là Quê Hương. Chúng ta không thể nào chấp nhận hay tự hào về tình trạng của đất nước ngày hôm nay.

Những tâm tư đau buồn này, nó không chỉ hiển hiện ở những người nghèo khó, kém may mắn như lớp dân oan khắp ba miền, những trẻ thơ trong hoàn cảnh gia đình túng thiếu thất học, những người già cả bệnh tật không nơi nương tựa, mà nó còn luôn hiện hữu trong tâm tư nơi số người giàu sang phú quí, có cơ ngơi ổn định và cuộc sống thành đạt.

Những trăn trở về đất nước, về xã hội và về con người, một quốc gia luôn đội đít sổ về những bảng xếp hạng của thế giới, một xã hội mà đa phần thành viên của nó luôn giữ thái độ thờ ơ vô cảm bởi vô vọng cho một guồng máy đầy tiêu cực. Kinh tế suy sụp, tham nhũng tràn lan từ nóc cho đến tận sàn, tận đáy, đạo lý suy đồi đến tận cùng của tàn độc, của gian ác, người dân trở nên quen dần và bình thường hóa với sự gian dối, lọc lừa, điêu ngoa, sa đọa...

Lối sống trong một bối cảnh như vậy, những tâm hồn còn mang chút suy tư, còn chút tinh thần và trách nhiệm thì sẽ cảm thấy rất khổ sở đắng lòng, luôn bị dằn vặt cào cấu và dĩ nhiên nhãn quang nhìn đời bằng những ánh mắt kém vui hoặc không còn nghĩa sống.

Người Việt Nam dẫu ở hải ngoại hay quốc nội, thảy đều có những chỉ số thông minh và hệ cơ bắp tương quan. Người Tàu ở Singapore hay Đài Loan hoặc China cũng vậy, người Hàn cũng thế, dù Nam hay Bắc thì cũng là Đại Hàn. Ai cũng hiểu rằng chính chế độ, chính thể chế chính trị đã tạo nên sự khác biệt giữa Nam Hàn và Bắc Hàn, giữa Trung cộng lục địa và Đài Loan, Singapore. Cơ chế đã gây nên sự khác biệt về kinh tế, về nhân văn và lề lối sinh hoạt của một quốc gia giữa cộng đồng các quốc gia trên toàn thế giới và dĩ nhiên những điều đã nêu này, nó còn tùy thuộc vào địa lý, khu vực... nhưng quan trọng hơn cả là tùy thuộc vào thành phần lãnh đạo của quốc gia đó.

Một sự thật rất rõ nét mà chúng ta mục kích dường như mỗi ngày là khi xem tin tức, khi nhìn vào màn ảnh của TV, những nhà lãnh đạo của các quốc gia tiên tiến hay ngay cả những nhà lãnh đạo của các quốc gia ở mức trung bình thì ta cũng vẫn thấy ở những nhà lãnh đạo này tỏa ra những nét sáng sủa, thông minh, phong cách sang trọng lịch lãm. Ngược lại, khi nhìn các lãnh đạo của Việt Nam thì... xin lỗi nói ra thì mất lòng và hổ thẹn chứ những khuôn mặt lãnh đạo này chứa đầy những nét tối tăm thấp kém.

Hai hình ảnh trên đã nói lên điều gì? Hẳn mọi người cũng đã có kinh nghiệm trong cuộc sống, dáng dấp và phong cách cũng như trình độ của một người sẽ nói lên người ấy ở vị thế, tầng lớp nào trong xã hội. Trong phạm trù quốc gia cũng thế, tư duy và phong cách của những nhà lãnh đạo sẽ nêu lên khá đầy đủ tầm cỡ, nhân văn, mức sinh hoạt về mọi mặt nơi mà người lãnh đạo ấy đại diện.

Quay về những thực thể mà tất cả chúng ta nếu còn cảm thấy rằng mình vẫn còn là một người Việt và vẫn còn có những ước nguyện, hoài bão cho một Quê Hương tương lai thì chúng ta không thể không khỏi đau lòng hoặc thậm chí đôi khi tuyệt vọng!

Hãy nói thật với nhau về những hiện tình của đất nước. Hãy nhìn nhận với nhau về những mối nguy hại rất nguy hiểm. Hãy cùng nhau phân tách cũng như cố gắng chia sẻ những thực trạng thê thảm của một Việt Nam hôm nay.

- Nền độc lập của Tổ Quốc: Ngoài những bưng bít, giấu giếm có chủ ý của đảng CSVN, những chỉ dấu phổ thông mà những con mắt cùng cái đầu bình thường cũng có thể nhận thấy được là Tổ Quốc của chúng ta đã và đang lung lay trên nguy cơ mất nước toàn diện. Không phải một cách vô cớ mà chúng ta muốn dấy nên phong trào "Chúng tôi muốn biết", phòng trào này ngoài việc cảnh tỉnh khối dân tộc hãy cảnh giác về những thái độ phản trắc của đảng CSVN cùng guồng máy toàn trị hiện hành mà họ luôn xảo mị dưới chiêu bài "bí mật quốc gia". Chuyện của quốc gia là chuyện đại sự, sự tồn vong của quốc gia là bổn phận và trách nhiệm của toàn dân, nhà nước hay đảng phái chính trị chỉ là những cơ quan thừa hành ý nguyện của tập thể dân tộc. Đảng phái chính trị và guồng máy đại diện cho dân chúng phải có bổn phận trình báo mọi hiện tình thuộc phạm vi quốc gia cho toàn thể quốc dân được biết để từ đó quần chúng sẽ chia sẻ gánh lo và cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề.

Sự thất bại của các quốc gia toàn trị là ở ở thái độ cùng những chính sách độc tài, điều này đã đưa đến hệ quả thảm bại về nhiều mặt trên bình diện quốc gia. Ở Việt Nam, đất nước và thể chế hiện hành cũng đã vấp phải những bước đi đầy chông gai, trở ngày bởi nó đã mang nhiều nghịch lý, những nghịch lý này chắc chắn sẽ đưa đến sự mất độc lập ắt phải có của một quốc gia.

- Về kinh tế: Ai cũng biết là Việt Nam hôm nay đã sa lầy vào sự lụn bại của kinh tế, trong khi nền sản xuất đã và đang thoi thóp trong cạnh tranh mà rõ nét nhất là phải đối mặt với sự lũng đoạn của người "bạn" lân bang Tàu cộng. Bao kế hoạch, bao công trình hầu hết đã bị thâu tóm và bị chỉ đạo bởi các thế lực kinh doanh dưới kế sách của Hoa Nam nhằm phục vụ cho mưu lược xâm chiếm toàn diện của họ.

Tài nguyên bị sử dụng một cách bất hợp lý đưa đến cạn kiệt cũng như tác hại nghiêm trọng về môi sinh, chất độc hại được có điều kiện xâm nhập từ kẻ thù nhằm ngấm ngầm tiêu diệt dân Việt với đầy dẫy bệnh hoạn và khuyết tật về cả hai mặt cơ thể lẫn tinh thần.

Với sự chi trả cho một hệ thống cầm quyền cồng kềnh cùng sự lãng phí của nó trong khi mức thu nhập của quốc dân được xem là không đáng kể, thu nhập kém, đưa đến tình trạng đóng thuế thấp hoặc trốn thuế, thực trạng này tự nó đã không là những nền tảng vững chắc cho việc chi trả lương phạn (mà riêng VN thì còn gọi là lương lậu) cùng những tiện ích tối thiểu cần kíp khác. Bên cạnh gánh nặng không thể kham này là căn bệnh tham nhũng dường như là bất trị, tài sản của quốc gia vốn dĩ đã èo uột, lại càng rơi vào tình trạng ngụp lặn không lối thoát.

Có một vấn đề được xem là nan giải và rất nhức nhối, đó là vấn đề ngoại tệ. Hơn 4 triệu người Việt ở nước ngoài, bất luận là tỵ nạn chính trị hay ra khỏi VN với lý do di dân hay vì mục đích đi làm, hầu hết những người này thảy đều biết họ là những cánh tay vươn xa về tận bên kia để cưu mang, giúp đỡ bởi mối liên hệ không thể thoát. Họ dư hiểu rằng chính đồng tiền của họ gởi về là cứu sống và giữ cho chế độ tồn tại mãi cho đến hôm nay và không biết cho đến tận bao giờ!. Thực tế về việc gởi tiền về VN, thật sự chúng ta đã cũng như đang gặp phải khó khăn. Để có được giải trình cho vấn đề nan giải này, thiết nghĩ chúng ta chỉ còn có cách là hãy giới hạn tối đa bằng mọi cách mà chúng ta có thể giới hạn được. Việc cố gắng giới hạn này, nó sẽ giúp thu ngắn ngày về trên một Quê Hương tự do và nhân bản.

Hiện tại nguồn dự trữ của ngân sách đã thật sự nguy ngập đến mức báo động, nền kinh tế theo định hướng XHCN đã đến hồi lụn bại và sẽ đưa đến sự phá sản toàn bộ. Mức báo động về "nợ công" đã đến lúc khẩn cấp, nếu trì trệ, không còn cách giải quyết thì sẽ xảy ra vấn đề vỡ nợ, điều đó nếu có xảy ra thì nó còn đồng nghĩa với sự mất mặt, mất uy tín (Ừ mà cộng sản có mặt, có uy tín đâu mà mất nhỉ) và kéo sự sụp đổ chế độ.

- Về Quân sự: Như mọi người đã biết, sau cái ngày được gọi là "Thống nhất đất nước" Việt Nam đã phải luôn đối đầu với bọn bành trướng phương Bắc và quân đội VN gần như chuốc lấy sự thất bại qua các cuộc chạm trán bằng quân sự. Gần đây, ngoài những nhân vật lãnh đạo trong Bộ chính trị và Trung ương đảng CSVN đã bạc nhược khuất phục Thiên triều một cách không nên có qua "Mật Nghị Thành Đô 1990" và những chuyến quì gối đi chầu, nhà cầm quyền Trung Cộng còn gặt hái được ngay cả tham vọng thâu tóm quyền bính của bạo lực đó là nắm luôn cả Bộ quốc phòng và Bộ công an, hai thế lực mà theo quan điểm của những người cộng sản là: "Lực lượng bạo lực chuyên chính", lực lượng này sẽ sẵn sàng dùng bạo lực, vũ khí để đàn áp và tiêu diệt bất cứ sự chống đối nào đối nghịch với chế độ.

Trước sự qui hàng của hai hệ thống có thiết bị vũ trang bằng súng đạn, tàu bay, tàu ngầm, dùi cui và nhà tù... Trong khi người dân trong tay không hề sở hữu được một tất sắt, câu hỏi được đặt ra trước 2 lực lượng bất cân xứng này là: Chúng ta phải làm sao?.

- Về Xã hội: Dưới ách khống chế của CƠ CHẾ toàn trị, sự bưng bít cấm cản thông tin đa chiều, tà sách kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cùng bao sách lược mụ mị đã đưa đến hậu quả là trình độ dân trí thấp, cộng với thái độ buông xuôi và vô vọng, con người ta chỉ biết phản xạ theo bản năng sinh tồn ngoài (without) căn bản của đạo lý và niềm tin. Một xã hội như vậy là một xã hội chết, một xã hội tê liệt toàn diện.

Nêu lên những bức ảnh của xã hội hiện tại, tác giả không nhằm mục đích bi quan hóa vấn đề nhưng thực tế thì xã hội của chúng ta là thê thảm đến như vậy để thấy rằng nếu tất cả không cảnh tỉnh, không nhận diện được những nguy cơ đang rình rập để vồ lấy chúng ta và sát hại bất cứ lúc nào.

Thời gian sẽ không còn bao lâu, sẽ không cho phép chúng ta chần chờ gì thêm. Hãy nhen nhúm và hãy dồn hết mọi nghị lực để dấy nên một cuộc cách mạng cứu dân cứu nước. Trong những thứ tệ hại thì con người nên chọn những cái tệ hại nào ít tổn hại nhất. Thực trạng của Việt Nam hôm nay, đàng nào chúng ta cũng phải chết, chấp nhận cái chết cho tương lai của dân tộc được tồn tại hay tất cả sẽ chết trong sự mất mát toàn diện, đó là Việt Nam sẽ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới như hình ảnh của Nội Mông, của Tân Cương hay Tây Tạng mà chúng ta đã nhìn thấy.






Vit Nam đã mất ch quyền bin vào tay Trung cng

QLB
Phạm Trần (Danlambao) - Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bằng lòng đổi chủ quyền Biển Đông để được sống yên ổn bên cạnh nước láng giềng Trung Quốc sau kỳ họp lần thứ 7 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội ngày 27/10/2014.

Kết quả này thật ra đã được đồng ý trên nguyên tắc giữa hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam và Lý Khắc Cường của Trung Quốc tại cuộc họp tại Milan, Italy ngày 16/10/2014, bên lề Hội nghị cấp cao ASEM-10 (The Asia–Europe Meeting,ASEM ). 

Tuy nhiên, thỏa hiệp mới đã được chi tiết hóa rõ hơn tại phiên họp chung tại Hà Nội giữa 2 phái đoàn của Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Trì và phía Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu.

Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy phía Việt Nam đã tự ý phổ biến nhiều bức hình tươi cười, chứa đựng sự thỏa mãn của ông Dương Khiết Trì chụp chung với các ông Phạm Bình Minh, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Những hình ảnh của ngày 27/10 đã khác một trời một vực với những tấm hình chứa nhiều nỗi bất bình, cố nén trong căm tức của Lãnh đạo Việt Nam với ông Dương Khiết Trì khi ông này sang Hà Nội ngày 18/06/2014 để nói như ra lệnh cho phía Việt Nam phải chấm dứt ngay lập tức các hoạt động phá rối hoạt động tìm kiếm dầu của giàn khoan Hải Dương 981, do Bắc Kinh tự đặt sâu trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam từ ngày 02/05/2014 đến ngày 17/07/2014.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm Ấn Độ cùng ngày họ Dương họp ở Hà Nội (27/10/2014) khiến Nhân Dân nhật báo của Trung Cộng bực mình, ngụ ý nói ông Dũng muốn mở rộng hợp tác kinh tế với Tân Đề Ly (New Delhi) để giảm lệ thuộc vào Bắc Kinh. Báo này đăng bài bình luận của Tô Hiểu Huy, Phó Chủ nhiệm Sở Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế còn lên án việc phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng ký thỏa hiệp khai thác dầu khí chung ở Biển Đông với Ấn Độ là vi phạm “chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải”. 

Nhưng đâu là sự thật?

Sự thật là ông Nguyễn Tấn Dũng đã “bắt cá hai tay” để chứng tỏ Việt Nam giữ vững đường lối ngoại giao độc lập, không chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh để có lợi, nhưng mặt khác thì ông Dũng cũng đã để lộ ra “lá bài hai mặt” của Việt Nam trong cuộc chiến tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Cộng ở thế yếu, vì Việt Nam đã chịu làm theo “ý muốn của Trung Quốc”.

Tiêu biểu là trong cả 2 cuộc họp ở Hà Nội và ở Milan (Italy), phía Việt Nam đã không đề cập đến, hoặc có nói thì cũng chỉ trong tư thế “nói nhỏ cho nhau nghe”, những vụ tầu cá Việt Nam liên tục bị tầu Trung Cộng tấn công hoặc đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa mà báo chí Việt Nam, ngay cả Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng chỉ được phép gọi là “tầu lạ” hay “tầu nước ngoài”!

Việc Trung Cộng không ngừng củng cố, xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa chiếm của Việt Nam năm 1974 và biến các đảo Gạc Ma và 7 bãi đá khác chiếm của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các đảo nhân tạo, xây sân bay, bãi tầu, căn cứ quân sự phòng thủ cũng không thấy ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong cuộc họp với Lý Khắc Cưởng.

Thái độ nhu nhược này cũng diễn ra trong các cuộc họp giữa các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tại Hà Nội ngày 27/10 (2014). Những vi phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo Việt Nam và hành động vô nhân đạo, bất chấp sinh mạng của ngư dân Việt Nam và luật pháp quốc tế của phía Trung Cộng cũng đã không được báo chí của đảng CSVN và Bộ Ngoại giao nói đến trong dịp này.

Nếu cứ tin vào ngôn ngữ của nhà nước và báo chí Việt Nam thì không có chuyện gì xảy ra giữa Việt Nam và Trung Cộng trước và trong thời gian ông Dương Khiết Trì có mặt ở Hà Nội.

Như vậy, thiệt thòi cuối cùng đã thuộc về nhân dân Việt Nam, chủ nhân của đất nước nhưng quyền này đã bị đảng cướp mất từ lâu nên cứ è cổ ra mà gánh chịu hậu quả bởi những quyết định sai lầm trong quan hệ ngoại giao với Trung Cộng.

Lời hứa của Nguyễn Tấn Dũng

Trước hết hãy nói về chuyện ở Milan, Ý Đại Lợi, ngày 16/10 (2014) ông Dũng đã nhân danh Chính phủ cam kết với Lý Khắc Cường những điều sau đây, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam:

Ông: “Khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam quý trọng giữ gìn và mong muốn củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển lành mạnh, ổn định.”

Ông: “Đề nghị hai bên duy trì gặp gỡ và tiếp xúc cấp cao để tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, đồng thời kịp thời chỉ đạo giải quyết thỏa đáng các vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước.”

Ông cũng đã đồng ý: “Hai bên nhất trí triển khai thực chất 03 nhóm công tác hợp tác về xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác về tiền tệ và bàn bạc hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ hai nước.” 

“Về vấn đề Biển Đông”, Bản tin Bộ Ngoại giao nói tiếp, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh đề nghị hai bên kiểm soát tốt tình hình trên biển, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy các cơ chế đàm phán tiến triển, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; tôn trọng Luật pháp quốc tế, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.”

Về phía ông Lý Khắc Cường, Bộ Ngoại giao cho biết ông ta đã: “Khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc luôn kiên trì phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với Việt Nam, luôn mong muốn xử lý thỏa đáng các vấn đề khó khăn phát sinh trong quan hệ hai nước, cùng thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định.”

Sau cùng, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Lý Khắc Cường “đã phản hồi tích cực đối với những đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian tới.”

Tất nhiên là phải “phản hồi tích cực” vì những gì ông Nguyễn Tấn Dũng nói ra từ miệng mình, trong tư cách một Thủ tướng Việt Nam, đã đáp lại đúng lập trường bất di bất dịch của Trung Cộng gọi là “quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông) qua tuyên bố “Biển của ta, gác tranh chấp cùng khai thác”.

Chủ trương coi lãnh thổ của người khác cũng là của mình đã được Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1979 và được các thế hệ lãnh đạo thừa kế của Trung Cộng tuyệt đối tuân thủ và thi hành qua chiều bài “tự vẽ” ra hình Lưỡi Bò, hay “đường 9 đoạn” rồi chuyển sang “10 đoạn” chiếm ¾ diện tích 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông.

Hai ông Trọng - Sang

Vì vậy mà ta không lạ khi thấy trong ngôn ngữ cuối cùng sau một ngày họp giữa Dương Khiến Trì và Phạm Bình Minh, phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không gay gắt như khi hai ông Trọng tiếp họ Dương ngày 18 tháng 6 năm nay (2014).

Hồi đó, ông Trọng đã “khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi.” (Thông tấn xã Việt Nam, TTXVN).

Theo tin Chính phủ Việt Nam thì trong cuộc gặp Dương Khiết Trì ngày 27/10/2014, hai ông Trọng và Sang đã:"Khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc; nhấn mạnh việc giữ gìn, củng cố và làm cho mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh là trách nhiệm chung của cả hai bên, phù hợp với lợi ích căn bản, lâu dài của nhân dân hai nước và cũng có lợi cho cục diện hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới."

Hai Lãnh đạo Việt Nam cũng: “Đề nghị Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương cần tiếp tục phát huy tốt hơn vai trò định hướng, góp phần thiết thực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh.”

Ông Sang không gặp Dương Khiết Trì ngày 18/06/2014, nhưng trong lần gặp hôm 27/10 (2014) vừa qua, Chủ tịch nhà nước CSVN nói: “Vấn đề trên biển hết sức hệ trọng đối với mỗi nước cũng như quan hệ hai nước. Đây không chỉ là vấn đề giữa hai Đảng, hai nước mà còn là vấn đề giữa nhân dân hai nước. Nếu hai Đảng, hai nước không kiểm soát được bất đồng trên biển thì quan hệ hai Đảng, hai nước không những bị ảnh hưởng mà tình cảm của nhân dân hai nước cũng bị tổn thương.”

Tại buổi tiếp này, ông Dương Khiết Trì “khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn mong muốn tăng cường trao đổi cấp cao, củng cố hữu nghị nhân dân, xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với Việt Nam, đồng thời sẵn sàng cùng với Việt Nam đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, giao lưu nhân dân…”

Ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh: “Việc xử lý thỏa đáng bất đồng là phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có ý nghĩa tích cực đối với ổn định và phát triển của khu vực.”

Sự thật đã phơi ra

Qua những câu chữ đấy tình “vừa là đồng chí vừa là anh em” ngọt xớt này, tuy vắng bóng 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.) nhưng bên trong vẫn thấy bóng dáng của “những nỗi xót xa” hiện ra nguyên hình trong thỏa thuận Phạm Bình Minh-Dương Khiết Trì sau đây:

1) “Hai bên cho rằng, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hai nước.” 

2) “Hai bên thực hiện nghiêm chỉnh nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, căn cứ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển. Dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, sớm triển khai công việc khảo sát chung, tạo cơ sở cho việc thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này như Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhất trí với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc gặp tại Mi-lan, I-ta-li-a ngày 16/10/2014.

Ở đoạn này, cả hai bên Việt Nam và Trung Cộng đều không giải thích hay làm cho rõ “khảo sát chung” những cái gì, khoáng sản, dầu khí, hay cả các tài nguyên, ngư trường khác nữa?

Và tại sao Việt Nam lại đồng ý “khảo sát chung” với Trung Cộng khi Bắc Kinh không có chủ quyền ở vùng Biển Đông? 

Ngoài ra, nguy hiểm hơn, Việt Nam còn đồng ý “đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này”?

Như vậy là rõ ràng thỏa hiệp Phạm Bình Minh-Dương Khiết Trì ngày 27/10/2014 đã vượt ra khỏi thỏa hiệp giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20/06/2013 tại Bắc Kinh.

Hồi đó một “thỏa hiệp mới được phía Việt Nam gọi là “gia hạn” và “sửa đổi” lần thứ 4 hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC), thì diện tích tìm kiếm chung sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.”

Ông Đỗ Văn Hậu-Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã giải thích về nguồn gốc của thỏa thuận giữa hai nước như thế này: “Theo Quy định tại Điều 7 của Hiệp định Việt Nam-Trung Quốc về Phân định Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 20/6/2004), nếu có các mỏ dầu khí vắt ngang qua Đường Phân định, hai nước sẽ cùng nhau hợp tác khai thác chung. 

Từ năm 2005, Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết và thực hiện Thỏa thuận Khung về hợp tác dầu khí trong Khu vực Thỏa thuận Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở kết quả thực hiện Thỏa thuận Khung, Thỏa thuận Thăm dò chung Việt Nam-Trung Quốc trong Khu vực xác định Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Petrovietnam và CNOOC ngày 6/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 2/1/2007, sau khi được Chính phủ hai nước phê chuẩn.”

Hiệp định về Vịnh Bắc Bộ năm 2000, cũng như “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Tổng bí thư đảng Lê Khả Phiêu ký với Trung Cộng ngày 30/12/1999 đã không được đem ra thảo luận tại Quốc hội trước khi ông Phiêu đặt bút ký nên toàn dân, cho đến bây giờ (2013), vẫn chưa được biết tường tận về những điểm lợi và hại của hai văn kiện quan trọng này.

Quốc hội của Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng đã nhắm mắt phê chuẩn Hiệp định này vào năm 2004 mà không có bất cứ cuộc điều tra hay nghe điều trần của Chính phủ nên cũng mập mờ như dân!

Do đó, sau khi có loan báo từ Bắc Kinh nói rằng hai phía Việt-Trung đã thỏa thuận “gia hạn” và “sửa đổi” hợp tác giữa hai tập đoàn dầu khí của hai nước trên Vịnh Bắc Bộ thì mọi người mới biết rằng Việt Nam đã chịu để cho Trung Cộng được quyền cùng khai thác dầu khí bên trong phần biển thuộc về Việt Nam, dù khu vực khai thác chung nằm trên đường ranh giới phân định giữa hai nước!

Ông Đỗ Văn Hậu giải thích tiếp rằng: “Thỏa thuận hợp tác giữa PVN và CNOOC được ký lần đầu từ năm 2006 phù hợp với Hiệp định đã ký kết giữa hai nước về phân định Vịnh Bắc Bộ. Thỏa thuận này đã được gia hạn 3 lần và lần này là lần thứ 4 với thời hạn đến năm 2016. 

Theo đó, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau về một vùng biển nằm trên Vịnh Bắc Bộ, nằm trên đường phân định hai quốc gia; cùng thăm dò và cùng khai thác khi phát hiện có dầu khí. Ngoài việc gia hạn, thỏa thuận lần thứ 4 này đã thống nhất mở rộng khu vực thăm dò chung nằm trên đường phân định hai quốc gia trên Vịnh Bắc Bộ lên gần 3 lần so với lần đầu năm 2006. 

Khu vực này được chia đều qua đường phân định trên Vịnh Bắc Bộ, một nửa nằm phía Việt Nam và một nửa nằm bên phía Trung Quốc. Trên khu vực này, hai Tổng công ty của hai Nhà nước sẽ cùng nhau tiến hành thăm dò, nhằm phát hiện các cấu tạo địa chất có chứa dầu khí. Khi phát hiện có dầu khí thì 2 bên sẽ tiếp tục bàn thảo, để cùng nhau hợp tác khai thác.” (Thống tấn xã Việt Nam, TTXVN, 20-6-2013)

Giờ đây, Việt Nam và Trung Cộng lại đồng ý “thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này” là vùng biển nào, nếu không là vùng còn lại của Biển Đông vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam thì của ai ?

Không có bất cứ bản tin nào của phía Việt Nam hay của Trung Quốc gỉải thích rõ về điểm quan trọng này, ngoài việc ông Phạm Bình Minh đã: “Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc; nhấn mạnh hai bên cần triển khai hiệu quả những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của đồng chí Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 8/2014) về việc khôi phục giao lưu hợp tác, kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp.”

Điều này có nghĩa phía Việt Nam đã đồng ý “giữ nguyện hiện trạng” ở Biển Đông, hay nói cách khác là “quân đâu đứng nguyên ở đó”, có nghĩa công nhận sự có mặt của quân Trung Cộng trên vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Bộ trường Quốc phòng Phùng Quang Thanh mới họp từ Bắc Kinh về (từ 16 đến 19/10/2014) đã xác nhận với báo chí ở Hà Nội ngày 20/10 (2014).

Đáp câu hỏi: Hai bên có bàn về việc phía Trung Quốc đốc thúc nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như chuyện giàn khoan đã xảy ra ít tháng trước?

Tướng Thanh: “Chúng tôi có trao đổi phải giữ nguyên hiện trạng trên biển Đông và phải thực hiện đầy đủ tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông - DOC. Quan điểm chung là các bên không mở rộng tranh chấp, không cắm mốc mới. Khi trao đổi với bạn, nói chung bạn ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam.

H: - Phía Trung Quốc có đưa ra cam kết nào về việc giữ nguyên hiện trạng, thưa ông?

Tướng Thanh: "Hai bên đều thống nhất phải thực hiện DOC – nghĩa là không mở rộng, làm phức tạp thêm tranh chấp. Quan trọng là phải thống nhất với nhau giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, tránh dùng vũ lực."

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm: “Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nêu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề Biển Đông, khẳng định Việt Nam luôn ưu tiên thông qua các biện pháp hòa bình để cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp, bất đồng tại Biển Đông trên cơ sở tuân thủ các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì bày tỏ, Trung-Việt là hai nước láng giềng quan trọng của nhau, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam. Với sự nỗ lực chung, hai bên đã khắc phục được những khó khăn gặp phải trong thời gian vừa qua. Hiện quan hệ song phương đang từng bước khôi phục, hai bên cần nắm chắc phương hướng phát triển quan hệ hai nước, xử lý thỏa đáng và kiểm soát tốt bất đồng trên biển, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác song phương. Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì nhất trí tăng cường chỉ đạo các cơ quan hữu quan Trung Quốc tích cực triển khai các thỏa thuận đã đạt được tại Phiên họp lần này.”

Như vậy xem ra Dương Khiết Trì đã “mát lòng mát dạ” sau khi chỉ mất một ngày họp ở Hà Nội với ông Phạm Bình Minh mà xem ra không tốn bao nhiêu công sức.

Bởi vì: “Hai bên cho rằng, quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Hai bên sẽ cùng nhau nỗ lực thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ngày càng đi vào chiều sâu. 

- Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa hai nước; đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc; khẩn trương thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực liên quan.

- Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý biên giới.”

Nghe qua thì có vẻ hòa bình, hữu nghị đấy nhưng kẻ bị thiệt trong thỏa thuận Phạm Bình Minh-Dương Khiết Trì ngày 27/10/2014 không phải là đảng CSVN mà thuộc về số phận hẩm hiu của nhân dân Việt Nam, những người đã không những chỉ mất quyền làm chủ đất nước vào tay đảng mà còn bị Lãnh đạo Việt Nam đầy vào chân tường khi không giữ được tài sản của Tổ tiên để lại cho đời sau. -/-

(10/014)


Đ M chưa khai, chưa được chết

QLB
Nguyên Thạch (Quanlambao) - (Lời nhắn cho Đỗ Mười trước khi đi gặp Các Mác Lê Nin và Hồ Chí Minh)

Nhắn với Đỗ 10 là: Đ M không được chết
Nếu phải chết thì Đ M phải khai hết chớ quên
Mật Nghị Thành Đô như thế nào?
Kê ra cho hết rồi ký tên
Cố giấu giếm thì Đ M xuống âm phủ sẽ đền trọng tội.


 
Kêu thư ký viết cho rõ rồi chuyển tới "Cuốc Hội"
Liệt kê đầy đủ những tên bán nước, những kẻ tội đồ
Đứng đầu danh sách là tên phản tặc họ Hồ
Lê Đức Thọ, Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Lê Hồng Anh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng cùng bao nhiêu tên bưng bô Thái thú.



Đ M hãy quì xuống thú tội rằng ĐCSVN là những tên rừng rú
Phản bội tổ tiên, đần đú đê hèn
Một đảng chuyên cướp bóc hành hạ dân đen
Xảo trá lừa mị...biến người dân thành trâu thành ngựa để dể chèn dễ trị.


 



Đối với đảng, Độc lập, Tự do là cái con c...nên chẳng có gì trân quí
Tất cả chỉ đồng tâm quyết chí qui Tàu
Mật Nghị Thành Đô hứa gom một sao dâng cho mẫu quốc thành cờ máu sáu sao
Hoàng Trường Sa, biển đất...sẽ trao cho đại quốc.


Đ M, Đỗ 10, trước khi chết hãy khai ra sự thật
Đừng như tên Hán gian Hồ Chí Minh, tướng hèn Võ Nguyên Giáp sống cất, chết mang theo
Nghiệp chướng của Đỗ 10 đã bị âm hồn của cả triệu con heo
Xuống âm phủ chúng sẽ bám theo đòi nợ.


 


Đ M Đỗ 10 nay đất nước trước dầu sôi lửa bỏng không được chết một cách vô cớ
Khi mọi âm mưu chứng cớ chưa khai ra
Đỗ 10 phải biết nhận lầm lỗi như bao kẻ khác vì tất cả đang ngụp lặn trong cõi "ta bà"
Phải thành khẩn thì mới mong được thứ tha trọng tội

Đ M, đừng như những thằng cộng sản khác đến lúc chết vẫn còn giữ tật nói dối.



 
Nguyên Thạch

TRUNG QUC NI DY KHP NƠI !

Ảnh của Binh Thanh Nguyen.
 SỰ SỤP ĐỔ KHÓ TRÁNH KHỎI CỦA CHẾ ĐỘ
QLB

Facebook
Không riêng các tỉnh tự trị có mâu thuẫn truyền thống, bạo loạn diễn ra hàng ngày ở hầu hết các tỉnh thành trung tâm, với cường độ ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng.

  Người Trung quốc tận dụng mọi lý do vớ vẩn nhất để có cớ nổi dậy phản kháng lại chính quền, trong các cơn giận giữ của họ, thì công an và cán bộ địa phương thường là đối tượng đầu tiên phải hứng chịu cơn cuồng nộ, có từ 2 đến 3 ngàn cảnh sát, nhân viên công lực, cán bộ địa phương bị giết trong 2 năm 2012-2013, nhiều trường hợp bị đám đông dân chúng hành hạ rất dã man trước khi bị giết.

  Việc rất khó tìm ra hung thủ trực tiếp hành hạ, giết hại công an chứng tỏ sự chán ghét chế độ, căm thù công an của người Trung quốc xuất hiện tại tất cả các tầng lớp nhân dân .

 Một vụ nổi dậy điển hình mới sảy ra hôm qua 19-4-2014 tại Ôn Châu - Triết Giang có ít nhất 4 công an TQ đã bị giết rồi bị đập nát thi thể


https://www.facebook.com/kpop.yeughet/posts/4527
267

28207461
Người Di Ngô Nhĩ khốn khổ
https://www.facebook.com/kpop.yeughet/posts/452473531566114…

Táng tận lương tâm
https://www.facebook.com/kpop.yeughet/posts/452393508240783?notif_t=like

Lộ diện sự bất nhân dối trá qua những bức ảnh
https://www.facebook.com/kpop.yeughet/posts/452393508240783?notif_t=like

Việt nam Tỉnh tự trị của TQ ?
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=452674811545986&set=a.124290151051122.37909.100004104140367&type=1


Ảnh của Binh Thanh Nguyen.


Ảnh của Binh Thanh Nguyen.


Ảnh của Binh Thanh Nguyen.

Ảnh của Binh Thanh Nguyen.


Theo Facebook




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link