Wednesday, November 19, 2014

Danh sách 50 người, thiếu một đứa

 

Tướng lãnh quân đội phản đối việc xây khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân

195 Đảng Viên Cộng Sản có tài khoản 20 tỷ Mỹ Kim tại Thụy Sỹ - Radio DLSN -24102014



image





Preview by Yahoo



Nguyễn Đông (VnExpress) - Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Thừa Thiên - Huế tự động cho doanh nghiệp nước ngoài vào xây khu nghỉ dưỡng là "dứt khoát không được".

 

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine nằm ở khu vực Cửa Khẻm - mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân. Dự kiến khoảng 200 ha đất được giao cho Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong đăng ký đầu tư tại Thừa Thiên - Huế từ tháng 10/2013), thời hạn 50 năm. Đánh giá dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh này đã đầu tư 50 tỷ đồng mở con đường 5 km vào Cửa Khẻm. 

 

Dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế tại Cửa Khẻm (vùng khoanh đỏ) của đèo Hải Vân. 

 

Trong khi đó, trao đổi với VnExpress ngày 14/11, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ nói ngắn gọn: "Cho đến nay tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định đã làm đúng quy định của Nhà nước. Còn Đà Nẵng đã có ý kiến gửi Thủ tướng thì tôi không bình luận thêm mà chờ ý kiến chính thức của Chính phủ để có hướng xử lý". 

 

Chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cho rằng, toàn bộ diện tích cấp cho dự án đều nằm trong quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được Thủ tướng phê duyệt năm 2008.Mọi việc tưởng chừng "suôn sẻ" và trong tương lai không xa tại Cửa Khẻm sẽ có sự hiện diện của một khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi... thì phía Đà Nẵng phát hiện nơi đất cấp cho Công ty Thế Diệu là vùng chưa được Chính phủ phân định ranh giới rõ ràng giữa hai địa phương. Sau đó, Đà Nẵng gửi công văn đến Thủ tướng đề nghị rút giấy phép dự án với lý do không thể giao đất cho một doanh nghiệp được đại diện bởi các doanh nhân nước ngoài ở khu vực trọng điểm về quân sự. 

 

Tuyến đường 5 km đã được trải nhựa dẫn từ đèo Hải Vân 

xuống khu vực triển khai dự án. Ảnh: Nguyễn Đông. 

 

"Đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Đất tại khu vực này muốn làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Quốc phòng để xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ mới được làm", Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu V, khẳng định. "Khu vực này cũng chưa phân định rõ ràng, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu dừng lại rồi nhưng phía Thừa Thiên - Huế vẫn tự động cho doanh nghiệp nước ngoài làm dự án là không đúng quy định", ông nói thêm. 

 

Tướng Chiêm cho hay, khu vực của dự án là trọng yếu về quốc phòng của Đà Nẵng nên Quân khu V đã có ý kiến gửi Bộ Quốc phòng, nêu quan điểm "dứt khoát không được làm", đồng thời đề nghị công an, Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng tham mưu cho UBND thành phố Đà Nẵng có ý kiến trình Thủ tướng. "Tôi chưa nắm thông tin Chính phủ đã phản hồi hay chưa. Giới truyền thông đang phản ánh đúng tinh thần để giúp bảo toàn vị trí quân sự này", vị Tư lệnh nói.

 

Đồng quan điểm, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cho biết khu vực đèo Hải Vân chính là điểm quân sự then chốt và sẽ chia cắt đất nước trong trường hợp có chiến tranh. Theo phân tích của nhà quân sự này, về vị trí trên đất liền thì ai làm chủ được Hải Vân sẽ thâu tóm luôn Đà Nẵng và Huế. Còn về thế trận trên biển, Cửa Khẻm là điểm vươn xa nhất của đèo Hải Vân và gần nhất với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Có được Hải Vân sẽ nắm quyền kiểm soát cả vùng biển.

 

Ông bày tỏ sự quan ngại đặc biệt vị trí Cửa Khẻm, bởi đây là nơi gần nhất với bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Một khi doanh nghiệp xây dựng dự án thì mọi bí mật của căn cứ quân sự vùng 3 Hải quân sẽ khó giữ được. Theo tướng Thước, Hải Vân có tầm quan trọng về quân sự nên phải tập trung trấn thủ.

 

Vị tướng này liên hệ ngay đến Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) và nói rằng nhẽ ra Thừa Thiên - Huế đã phải rút kinh nghiệm. "Hải Vân còn nguy hiểm hơn Vũng Áng với sự chia cắt hai miền Nam - Bắc. Đồng ý là phát triển kinh tế nhưng không thể vì kinh tế mà xem nhẹ quốc phòng. Ở vị trí chiến lược mà không đặt mục tiêu quốc phòng lên trên hết là rất nguy hiểm. Việc cấp phép này không phải là giúp ích mà làm cho kinh tế nước nhà đứng trước nguy cơ bị suy thoái", tướng Thước dự đoán. 

 

Công ty Thế Diệu đã cho xây dựng một căn nhà 

làm trụ sở tạm thời để triển khai dự án. Ảnh: Nguyễn Đông. 

 

Từng giữ chức Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy Quân sự Đà Nẵng, đại tá Thái Thanh Hùng - Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đà Nẵng, nhận định việc cấp phép cho đối tác nước ngoài vào xây dựng ở vị trí trọng yếu nhất của đèo Hải Vân không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phòng thủ ở miền Trung mà còn cho cả nước. Dẫn chứng lịch sử thời điểm đất nước bị xâm lược, cả Pháp và Mỹ đều chọn Hải Vân làm nơi đổ bộ đầu tiên, ông Hùng nói dứt khoát không thể để doanh nghiệp nước ngoài xây dựng dự án ở đây.

 

Ông Hùng cho rằng việc phân chia địa giới của Đà Nẵng và Huế ở thời điểm hiện tại không quan trọng bằng việc Chính phủ sớm chỉ đạo xử lý để dừng dự án World Shine lại. "Đây là vấn đề của quốc gia, phải kiên quyết phản đối. Về khái niệm thì kinh tế mạnh ắt quốc phòng sẽ mạnh, nhưng chưa chắc. Thời điểm này kinh tế Việt Nam chưa mạnh nhưng quốc phòng phải mạnh", ông nói.

 

* Nguyên chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ nói: "Đây là câu chuyện chủ quyền, bởi Hải Vân là vị trí quốc phòng của quốc gia, không chỉ những người làm trong lĩnh vực quân sự mà những người dân bình thường đều nhìn nhận được. Tàu quân sự các nước khi đến Việt Nam lại chọn Đà Nẵng không phải là điều ngẫu nhiên. Muốn quản lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bằng công nghệ ở đất liền thì chỉ cần đặt trên núi Hải Vân.

 

Đất Cửa Khẻm đang được giao cho doanh nghiệp Hong Kong được ví như cánh cửa của vịnh Đà Nẵng, nhìn thấu bán đảo Sơn Trà - mắt thần Đông Dương nên để doanh nghiệp này hoạt động thì nhất cử nhất động về quân sự ở Đà Nẵng đều bị thâu tóm. Từng chiếc máy bay hay tàu thuyền ra vào đều đếm được hết. Chúng ta mà mất cảnh giác là vô cùng nguy hiểm".

 

* Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine triển khai từ năm 2013 đến 2023, gồm có khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao công suất 450 phòng, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 căn hộ biệt thự, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu dịch vụ, nhà hàng, bãi tắm...

 

 

Nguyễn Đông

 

vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tuong-quan-doi-phan-doi-viec-xay-khu-nghi-duong-tren-nui-hai-van-3107468.html

Hàng không Việt đang siêu lãng phí, siêu nợ nần?

TS Trần Đình Bá

(Kiến Thức) – Với giá trị tài sản lớn tới 70 tỷ USD, song năng lực vận tải của 28 sân bay hiện nay ở Việt Nam chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm…
clip_image001

Theo tiến sĩ Trần Đình Bá, tác giả Chiến lược Hàng không Việt Nam, ngành hàng không Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng siêu nợ nần và siêu lãng phí. Kiến Thức xin gửi đến độc giả ý kiến phân tích của ông về vấn đề này.

Việt Nam có khoảng 100 sân bay từ thời chiến tranh và cả xây mới. Hiện nay, 28 sân bay hiện đại đang hoạt động, trong đó có 10 sân bay quốc tế mang tầm quốc tế và khu vực như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Cam Ranh, Cần Thơ, Phú Quốc… Chỉ tính 28 sân bay này, với bình quân giá trị tài sản mỗi sân bay là 2,5 tỷ USD thì con số đầu tư đã lên tới 70 tỷ USD.

Tuy nhiên, với giá trị tài sản quốc gia 70 tỷ USD, năng lực vận tải của 28 sân bay hiện nay khoảng 220 triệu hành khách/năm song thực tế đạt được chỉ là 12 triệu hành khách/năm, trong khi Singgapore chỉ với một sân bay Changgi có diện tích nhỏ hơn Tân Sơn Nhất cũng đang có năng lực lên đến 38 triệu hành khách/năm. Thực trạng này làm dấy lên câu hỏi mức độ siêu lãng phí lớn đến cỡ nào khi có tới 28 sân bay hiện đại như hiện nay mà năng lực chỉ bằng 1/3 so với sân bay Changgi?

Đồng thời, ngành hàng không cũng đang phải nuôi một nguồn nhân lực khổng lồ lên đến 35.000 người và hàng ngàn lượt phi công. Đây cũng có thể gọi là siêu lãng phí?

Theo PGS.TS Phạm Quý Thọ, chuyên gia tư vấn chính sách kinh tế, hãng hàng không quốc giaVietnam Airlines (VNA) đang nợ quá nhiều. Báo cáo 2013 tổng tài sản lên đến 69.643 tỉ đồng mà vốn chủ sở hữu của hãng chỉ 10.246 tỉ đồng, phần lớn giá trị tài sản còn lại được hình thành từ vốn vay trung, dài hạn. 

Ngoài ra, tổng số nợ của VNA lên đến 58.940 tỉ đồng (gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu, gần bằng tổng tài sản). Trong đó khoản nợ ngắn hạn 26.654 tỷ đồng và dài hạn 32.286 tỷ đồng. Trong số này, Bộ Tài chính bảo lãnh vay 2.561 tỷ đồng, còn lại VNA vay bằng tín chấp và đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Phần lớn các khoản vay này tại các ngân hàng trong nước. Như vậy “chim đầu đàn” của hàng không đã thực sự thua lỗ.

Đến nay, chuyện những sân bay đìu hiu như sân bay quốc tế Phú Quốc, sân bay quốc tế Cần Thơ đang là minh chứng sinh động về thực trạng siêu lãng phí ở ngành hàng không Việt Nam.
Trong bối cảnh này, dự án xây sân bay Long Thành để “trung chuyển cho thế giới” e rằng sẽ làm tăng nguy cơ chồng chất nợ công cho nền kinh tế nước nhà!?
T.Đ.B.

TQDN - Tại sao Kuốc hội bỏ phiếu kín?


Danh sách 50 người, thiếu một đứa








Ông Bút (Danlambao) - Vừa qua tôi rất hồi họp, theo dõi "quốc hội" bỏ phiếu tín nhiệm. Dù không hiểu tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp để làm gì? Đặc biệt không hiểu, khi đã được "nhân dân tín nhiệm" vào các chức vụ: Đại biểu, thủ tướng, chủ tịch nước, bộ trưởng vv... nay lại bày thêm chi cái vụ "bỏ phiếu tín nhiệm." Lẽ nào đảng ta không tin sự sáng suốt làm chủ của nhân dân? Hay nghi ngờ cái tài năng, đạo đức các đầy tớ trung thành với... nước bạn?

Tuy không hiểu đại cuộc cho lắm, tôi chăm chắm đọc đi đọc lại, thấy thiếu mất một đứa, tiếc qúa. Nay xin kê thêm, để nhà nước và đảng cứu xét.

Đó là Trần Ngọc Quyết, SN 1953, trú tại Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định, hiện sống tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chỉ trong vòng hai tháng, giả chữ ký đồng chí 3X, ông Quyết lừa được cả trăm tỷ, ngon ơ. Sướng dễ sợ.

Theo báo An Ninh Thủ Đô, nguyên văn:

"Sau khi cùng bàn bạc, Quyết nhận nhiệm vụ làm giả các giấy tờ như: Giấy chứng nhận cán bộ quản lý dự án, Hồ sơ tài liệu về việc thành lập ban quản lý dự án An sinh xã hội, các giấy tờ, con dấu giả của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng… trong khi đó, Thực nhận nhiệm vụ đi các tỉnh khảo sát, tìm các dự án đang cần huy động vốn rồi báo lại cho Quyết.

Giấy tờ giả của Phan Ngọc Thực được làm giả có con dấu và chữ ký giả của Thủ tướng Chính phủ giống... y như thật

Nắm được thông tin, Quyết và Thực cùng nhau đi mua lại 4 chiếc xe ô tô BKS 80B để thuận tiện trong việc đi lại, và đánh lừa các bị hại. Sau đó, hai “siêu lừa” này đến tìm các chủ đầu tư, Quyết giới thiệu là Trưởng ban dự án của Chính phủ, còn Thực là cán bộ dự án. Với chức năng, quyền hạn của một Trưởng ban dự án, Quyết có thẩm quyền phê duyệt dự án và trình Thủ tướng Chính phủ ký giải ngân nguồn vốn vay quốc tế (vốn ODA) hỗ trợ không hoàn lại.

Khi đã tạo được lòng tin, Quyết và Thực yêu cầu chủ đầu tư hối lộ tiền để Quyết làm thủ tục giải ngân. Mặc khác, hai đối tượng này đến gặp các nhà thầu, đề nghị các nhà thầu xây dựng muốn tham gia dự án phải đưa tiền cho Quyết và Thực để được ưu tiên.

Với hàng loạt các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ được làm giả… y như thật, cho đến khi bị bắt, hai đối tượng đã lừa đảo gần 100 tỷ đồng của các bị hại.

Nhận được đơn trình báo, Đội điều tra hình sự – CAQ Hoàng Mai, Hà Nội, đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ thủ phạm, đồng thời thu hồi 2 xe ô tô “biển xanh”, các máy móc, thiết bị có liên quan: 1 máy tính xách tay, 1 máy in màu, 2 máy in đen trắng, 1 máy scan, 2 con dấu vuông, các loại tài liệu giả danh Ban Quản lý dự án của Chính phủ, các Quyết định giả, tờ trình, danh sách nhân sự, tài liệu giả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ… liên quan đến 35 dự án trên toàn quốc."


Về học Lực, thủ tướng Quyết không khai, nhưng chắc hơn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhiều lớp, nếu làm thêm chừng vài năm, Quyết sẽ có bằng phó tiến sĩ, thua kém gì Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Quyết còn nhỏ hơn Dũng tới 4 tuổi, thuộc thành phần trẻ "năng động." Cái mặt thủ tướng Quyết, coi nó hao hao như bợm Lê Duẩn, tiêu chuẩn này đáng mặt lãnh đạo lắm chứ.


Nhìn chữ ký giữa thật và giả, không khác một ly ông cụ nào cả, đến chữ viết không sai thù, chữ "quản lý" theo đúng phong cách Nguyễn Tấn Dũng, dấu hỏi, dấu ngã lấp lơ, lấp lửng, ai hiểu sao cũng được. Mới hai tháng làm thủ tướng Trần Ngọc Quyết, đã lao động thu về cả trăm tỷ, tính theo tỷ lệ thời gian, tài năng thủ tướng Quyết ngang tầm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bá Thanh, Trần Văn Truyền và hàng ngàn, hàng chục ngàn đảng viên cao cấp khác.

Đảng CS sư tổ của lừa bịp, từ bán nước tới buôn dân, còn ăn cướp trắng trợn tài sản của nhân dân, vơ vét làm giàu trên mồ hôi, xương máu và nước mắt của mọi người, thủ tướng quyết chỉ giả chữ ký, con dấu, còn cách thức làm việc, nguyên tắc xoay tiền khổ chủ, y chang đảng đã và đang làm.

Công An Giao Thông thứ thiệt, đứng đường chặn người vạch ví, lục bóp lấy tiền, nếu ai đó sắm một bộ đồ, làm một cái thẻ hành nghề, cũng chặn người trấn tiền, thì giả thiệt, khác nhau chỗ nào? Không chừng Công An giả, ăn tiền nhẹ miệng hơn Công An thiệt.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và đảng CS soi vào tấm gương Trần Ngọc Quyết, sẽ thấy bản mặt của mình hiện lên từ tấm gương này.

Danh sách 50 người, được đưa ra để bỏ phiếu, chẳng qua là một bầy sâu, hay một lũ giòi lúc nhúc, lố nhố trong hơn 3 triệu đảng viên, đảng CS đang hoành hành, ăn hại phá nát đất nước, hết sâu, giòi tới đàn chuột cống, như Trọng lú mới ví von trong thời gian gần đây. Đảng CS toàn anh hùng, không sợ bất cứ thứ gì, chỉ sợ sâu, sợ chuột, sợ đến nỗi không dám gọi tên, chỉ dám gọi trại đi là "đồng chí X".

Giá như đảng CS, thêm vào danh sách Trần Ngọc Quyết, thành ra 51 người "quốc hội" vẫn sẵn sàng bỏ phiếu, kết quả không tín nhiệm cao, cũng tín nhiệm thấp, rốt cuộc phiếu cao hay thấp, cuối cùng dồn hết vào thùng rác, và đít ai trở về ngồi ghế nấy.

Vậy, thêm thủ tướng Quyết, có thiệt gì cho đảng? bỏ mất một con sâu, một con chuột "chất lượng và đầy ấn tượng", đảng không thấy tiếc hay sao?!



ĐBQH Đỗ Văn Đương: 'Cơ quan Nhà nước người tài thì ít, người lười nhác, ham muốn thì nhiều?'




















Duyên Duyên (Một Thế Giới) - Đó là câu hỏi chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Đương đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng ngày 18.11.

Tinh giản biên chế, thu hút người tài, cấp trưởng, phó nhiều hơn nhân viên... là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm và chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình về cải cách thủ tục hành chính. 

ĐBQH Đỗ Văn Dương
"Hiện nay đang có tình trạng người có năng lực, có đầu óc thì không vào làm tại các cơ quan Nhà nước, hoặc vào nhưng ra đi ngày càng nhiều. Còn người kém năng lực thì gia tăng, làm tăng số lực lượng sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Tôi muốn hỏi Bộ trưởng tại sao người tài thì ngày càng ít, còn người ham muốn, lười nhác thì ngày càng nhiều? Nguyên nhân chính là do đâu?" - đại biểu Đỗ Văn Đương (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) đặt câu hỏi. 

Giải đáp thắc mắc của đại biểu Đỗ Văn Đương, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đánh giá đây là câu hỏi khó. Ông Bình cũng đưa ra 5 lý do để lý giải tình trạng này. Thứ nhất, là do có việc sử dụng cán bộ công chức, viên chức chưa đúng phẩm chất, năng lực. Thứ hai là do cơ chế thưởng phạt chưa nghiêm. Thứ ba là do chế độ đánh giá chưa đổi mới, chưa gắn với trách nhiệm của người đứng đầu. Thứ tư, do chế độ tiền lương và đãi ngộ chậm được cải thiện. Và cuối cùng là do quá trình tuyển đầu vào chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ, chưa tuyển được người có năng lực có tâm huyết. 

"Để thay đổi được tình trạng này, tôi cho rằng cần phải đổi mới cơ chế đánh giá theo nguyên tắc cấp trên trực tiếp quản lý đánh giá cấp dưới. Tiếp đó, sẽ tăng cường sử dụng, trọng dụng người có tài năng. Bộ Nội vụ cũng đã được giao thực hiện đề án sử dụng sinh viên có thành tích xuất sắc tại các trường đại học và đang trình Thủ tướng. 

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang xây dựng Nghị định trọng dụng người có tài năng và đang trình Chính phủ. Việc giảm biên chế với những người không đủ năng lực thì hiện nay Bộ Nội vụ đã được giao xây dựng đề án, cũng đã được Bộ Chính trị thông qua, giao hoàn thành tờ trình để xin ý kiến Trung ương ban hành. Trong đề án này có nhiều giải pháp mạnh, tôi rất hy vọng sẽ giảm bớt được bộ máy hành chính và chỉ bổ nhiệm người có tài năng, có năng lực thực sự" - Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nói. 

Đồng tình với đại biểu Đỗ Văn Đương và cũng chất vấn liên quan đến tinh giản biên chế, đại biểu Bùi Thị An (đại biểu đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, hiện nay cử tri nói rất nhiều về lạm phát cấp Phó kéo dài từ Trung ương đến địa phương, làm bộ máy cồng kềnh. "Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm và giải pháp về vấn đề này" - bà An chất vấn. 

Trả lời bà An, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, số lượng cấp Phó tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước đây được quy định bởi Nghị định 13 và Nghị định 14 về các cơ quan chuyên môn. Sau đó được thay thế bằng Nghị định số 27 và Nghị định số 34. Còn về quy định số lượng Thứ trưởng thì không có quy định cứng mà có tính chất cơ động nên đã có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. 

"Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể bổ nhiệm 4 Thứ trưởng hoặc do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nếu muốn tăng thêm số lượng Thứ trưởng thì phải có đề án trình lên các cơ quan có thẩm quyền là qua Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Bí thư quyết định. Thủ tướng cũng có quyết định theo quy trình. 

Bộ Nội vụ cũng nhiều lần có kiến nghị về số lượng cứng các Thứ trưởng, nhưng đề nghị này đã gây tranh luận giữa các bộ ngành. Các bộ muốn có nhiều Thứ trưởng thì không đồng ý đưa ra số lượng cứng và các quan không gặp nhau được. Tuy nhiên, sắp tới theo quy định của Chính phủ, sẽ có số lượng cứng, không để tình trạng này kéo dài. Còn tất cả cấp Phó khác thì đều có quy định cứng hết, nhưng trên thực tế lại không tuân theo quy định đó" - Bộ trưởng Bình cho biết. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cung cấp các số liệu liên quan đến vấn đề này. Theo báo cáo sơ bộ, đối với cấp Bộ, có quy định 4 Thứ trưởng nhưng bình quân hiện nay là 5,4 thứ trưởng. Đối với Tổng cục, quy định 3 cấp Phó nhưng bình quân hiện nay là 3,69. Với cấp Vụ là 3 nhưng bình quân là 3,04. Cấp Sở là 3 nhưng bình quân là 3,06. 

"Như vậy, trong tất cả cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp các cấp Bộ, Tổng cục, Vụ và Sở đều tăng vượt mức. Còn tất cả các đơn vị còn lại thì cơ bản không vượt. Nếu bổ nhiệm quá nhiều cấp Phó thì sẽ gây lãng phí cho ngân sách, không tạo được sự đồng bộ xã hội" - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh. 

Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, đầu tiên là do sức ép của công việc, nền hành chính của Việt Nam là họp hành nhiều, nhiều đơn vị khó tính, nếu không phân công Trưởng hoặc Phó đi là không cho tham dự. 

Nguyên nhân thứ hai là do đặc thù một số ngành, phải có cán bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, chưa kể một số ngành phải có nhiều cấp phó vì quá nặng nề, phải có người giải quyết. 

"Tuy nhiên Bộ Nội vụ chúng tôi cũng làm gương vấn đề này. Chúng tôi được cơ cấu 6-7 Thứ trưởng nhưng chỉ giữ 4 Thứ trưởng. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là một số cơ quan tổ chức quá nhiều cấp Phó không thực sự xuất phát từ nhu cầu mà do hậu quả của sự bổ nhiệm vì một lý do nào đó. Tôi thừa nhận điều này" - ông Bình nói. 




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link