Da dao Cong San Viet Nam
Da dao Ho Chi Minh và tay sai
Đấu đá nhau trong đảng CSVN
1* Tổng quát nội vụ
Vụ đấu đá nhau trong đảng CSVN được thể hiện ra là có hai phe: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang một phe, đối nghịch là phe của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nội lực của hai bên.
Nguyễn Phú Trọng, với chức vụ Bí Thư Quân Ủy Trung Ương, dựa vào thế lực của quân đội, mà vũ khí là Tổng Cục 2, Quân Báo Quốc Phòng, và Trọng có hậu thuẩn của Quốc Hội.
Nguyễn Tấn Dũng dựa vào phía công an, thông qua tướng công an nghỉ hưu làm cố vấn, là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Thượng tướng Trần Đại Quang giữ chức Bộ Trưởng Bộ Công An, nhưng chỉ nắm được không hơn 60% nhân viên dưới quyền. Cái lợi hại của tướng Hưởng là đang nắm một kho hồ sơ về những vụ vi phạm pháp luật của phe Sang-Trọng.
Tổng Bí Thư Trọng dùng các Hội Nghị Trung Ương Đảng làm phương tiện đánh Ba Dũng. Từ các Đại Hội BCH/TW, Trọng đưa ra kế hoạch cải tổ và chỉnh đốn đảng, phê và tự phê, đồng thời tước đoạt chức vụ chỉ đạo Ủy Ban Phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng bằng cách tái lập Ban Nội Chính Trung Ương chống tham nhũng, do Tổng Bí Thư làm Trưởng ban.
Ba Dũng tấn công Tư Sang bằng vụ bãi chức đại biểu QH của bà Đặng Thị Hoàng Yến, và mới đây đang chỉa mũi dùi sang đại biểu QH Đặng Thành Tâm, em của bà Yến.
Phía Sang-Trọng đánh Ba Dũng qua những vụ Vinashin, Vinalines, bầu Kiên và Dương Chí Dũng. Ba Dũng bị cáo buộc là đã dùng 2 nhóm lợi ích để làm giàu cho gia đình và phe nhóm qua việc lũng đoạn kinh tế, ngân hàng và tham nhũng, cụ thể là con gái Nguyễn Thanh Phượng và Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình.
Cuộc chiến gia tăng cường độ ngày càng khốc liệt, và dư luận cho rằng đối thủ muốn bứng gốc Ba Dũng ra khỏi cái ghế Thủ tướng. Nhưng theo nhận định của GS Carl. Thayer thì hai phe sẽ dừng lại để tránh đổ vở có ảnh hưởng đến địa vị của hai bên. Đó là, họ muốn có một đảng CS luôn luôn vinh quang vì có đường lối đúng đắn để đảng viên và quần chúng trung thành, mặc dù, trong cái hố xí đó luôn luôn có đầy giòi bọ.
Có lẻ cuộc đấu đá sẽ chấm dứt vào Đại Hội TW đảng dự trù sẽ tổ chức vào tháng 10 tới đây, và kết quả là phân chia quyền và lợi. Tư Sang muốn có nhiều quyền hơn về Ngoại giao.
Nhưng thật ra, khó lường trước được những gì có thể sẽ xảy ra, bởi vì sinh hoạt đảng bí mật theo kiểu thâm cung bí sử thời phong kiến ngày xưa. Những gì quần chúng được biết đều do trong nội bộ xì ra mà thôi.
2* Nguyễn Phú Trọng tấn công Nguyễn Tấn Dũng
2.1. Hạ uy t ín Ba Dũng
Sau Đại Hội Đảng XI, Nguyễn Phú Trọng đã mở những cuộc tấn công vào Nguyễn Tấn Dũng, vì Ba Dũng đã ngăn cản, không muốn cho ông nhảy lên ghế Tổng Bí Thư đảng. Cho rằng Ba Dũng đã dùng quyền lực sai khiến đám thuộc hạ gọi là “nhóm lợi ích”, thao túng các ngân hàng, các tập đoàn và tổng công ty để thu lợi riêng, đồng thời cất nhắc, bảo vệ con cái và bè phái ở trong đảng cũng như ngoài đảng, rút ruột, xà nẻo các tập đoàn và công ty nhà nước.
Ban đầu, vì chưa đủ sức tấn công trực diện, nên Trọng đã xử dụng ngôn ngữ sở trường của mình để hạ uy tín Thủ tướng Dũng. Dùng diễn đàn của đảng để nói bóng nói gió, giễu cợt, nhạo báng Ba Dũng. Cụ thể là trước 1,000 cán bộ cao cấp tại Hội Nghị cán bộ toàn quốc từ 27 đến 29-2-2012, Trọng đã lên giọng mỉa mai nhạo báng”Những đại quan đó chỉ vì “lợi ích nhóm”, và sắp tới đây, các quan giàu và các quan nghèo có còn tình đồng chí hay không?. Liệu người giàu có còn nghĩ đến người nghèo hay không?”
2.2. Tước đoạt quyền Trưởng Ban Chỉ đạo Trung Ương Phòng chống Tham nhũng
Sau khi hạ uy tín, Trọng tiến thêm một bước nữa là tước đoạt quyền của Ba Dũng, buộc phải giao chức Trưởng ban chỉ đạo TW phòng chống tham nhũng lại cho ông ta.
Như vậy cũng chưa đủ, trong đợt phê và tự phê, ông Trọng và vây cánh còn hạch tội Ba Dũng về những vụ Vinashin, Vinalines, mặc dù trước Đại Hội Đảng XI, các phe đã đồng ý xí xoá, bỏ qua, tha bổng cho nhau, để vào Đại Hội XI chia ghế ăn phần. Trọng cũng chỉ trích, cá nhân, gia đình vợ con của Ba Dũng.
Tổng Bí Thư còn giao cho Ban Kiểm Tra TW đảng, kiểm tra, xác minh, làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến một số đồng chí trong Bộ CT, sẽ báo cáo trong tháng 9 năm 2012 để có kết luận cụ thể. Ai cũng biết là việc điều tra nhắm vào thủ tướng Dũng.
2.3. Nguyễn Phú Trọng hạ độc thủ
Chỉ một tuần lễ sau ngày hạch tội (13-8-2012), Trọng đã hạ độc thủ, cho người bắt giam Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), là một tỷ phú được cho là có quan hệ thân thiết với Ba Dũng và với con gái là Nguyễn Thanh Phượng. Thanh Phượng tuy mới 30 tuổi mà cầm đầu một ngân hàng với nhiều công ty tài chánh, thương mại quan trọng, nên giữa tháng 6 , Phượng đã rút lui chức tổng giám đốc một ngân hàng để tránh bớt tai tiếng cho cha.
2.4. Nguyễn Phú Trọng ra đòn tới tấp
Đúng vào lúc bầu Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt, thì những giới chức thân cận với Ba Dũng phải ra trả lời chất vấn trước Ủy Ban Thường Vụ QH, về tình hình quản lý tài chánh và chống tham nhũng của 3 người như sau:
1. Thống đốc Nhân Hàng Nhà Nước, Nguyễn Văn Bình.
2. Tổng thanh tra nhà nước Huỳnh Thanh Phong.
3. Bộ trưởng Tài Chánh Vương Đình Huệ.
2.5. Tư Sang ra tay
Không phải tình cờ. Đúng vào lúc Ba Dũng bị Nguyễn Phú Trọng vây đánh liên tục, thì Tư Sang nhảy vào bồi thêm một cú đấm nháng lửa vào mặt Ba Dũng. Tư Sang đã từng ám chỉ Ba Dũng và nhóm lợi ích là một bầy sâu.
Trong bài viết tựa đề “Tương lai đang thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới”. Tư Sang còn lên giọng dạy dỗ Ba Dũng “Chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt, về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc.”
2.6. Ba Dũng phản công
Tuy tứ bề thọ địch, Ba Dũng vẫn không nhượng bộ, tìm cách cố thủ, đánh lạc dư luận để phản công. Đó là, chỉ 2 ngày sau khi bầu Kiên bị bắt, Ba Dũng mở buổi họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo TW Phòng Chống tham nhũng (PCTN) và hô oán lên rằng chính Ba Dũng đã ra lịnh cho cơ quan điều tra bắt giam bầu Kiên.
Trích: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng biểu dương Tổng Cục Cảnh Sát, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của chính phủ, nên đã khởi tố bầu Kiên và bắt điều tra”.
Điều nầy chứng tỏ Ba Dũng cũng đã cương quyết chống tham nhũng.
Giũa tháng 6 năm 2012, TBT Nguyễn Phú Trọng đã ký, ban hành Kết Luận số 21-KL/TW của Hội Nghị 5, khoá XI, trong “Kết Luận xác định thành lập Ban Chỉ Đạo TW về Phòng chống tham nhũng, trực thuộc Bộ CT và đồng chí Tổng Bí Thư làm Trưởng Ban”. Đó chỉ là giấy tờ, trên thực tế, Ba Dũng không thi hành bản văn đó
Hai ngày sau khi bầu Kiên bị bắt, trong buổi họp ngày 22-8-2012, Ba Dũng gượng gạo nói là đang chuẩn bị khẩn trương đưa ra QH một dự luật mới về việc chống tham nhũng vào tháng 10 sắp tới.
Ý của Ba Dũng muốn nói rằng ông ta vẫn còn là Trưởng ban PCTN cho tới tháng 10, là Đại Hội TW đảng, chớ không phải ông Trọng là Trưởng ban.
3* Các nhóm lợi ích
Trước kia, Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhiều lần nói đến “nhóm lợi ích” để tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Và mới đây, ngày 6-9-2012, kinh tế gia TS Lê Đăng Doanh cho rằng “Lợi ích nhóm của VN có đặc trưng liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là những quyền liên quan đến việc quản lý cán bộ, quản lý ngân sách, tài chánh, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển…Những người nầy có thể ở cấp trung ương, tỉnh huyện hay phường xã, thâm chí các cá nhân thanh tra, cảnh sát, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án…Hiện nay, tình hình một tầng lớp đặc quyền đặc lợi đã cản trở mọi cải cách cần thiết, bằng cách đưa ra chiêu bài ổn định chính trị, xã hội” (Lê Đăng Doanh)
Có hai nhóm lợi ích hành động gần giống như sao y lại những gì đã xảy ra ở Nga thời hậu Cộng Sản vào đầu thập niên 90. Những bố già có chung một thủ đoạn là hoàn toàn không đứng tên tại các công ty do họ thật sự làm chủ.
Hai nhóm lợi ích thuộc về Ba Dũng bao trùm toàn bộ nền kinh tế, tài chánh VN.
3.1. Nhóm lợi ích thâu tóm ngân hàng
Nhóm nầy khuynh đảo hệ thống tín dụng, gồm có: Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), Trầm Bê, Nguyễn Thanh Phượng, và Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình.
Tính đến ngày 30-4-2012, nhóm nầy đã thành công trong việc chiếm hữu các ngân hàng: Bản Việt, Phương Nam, Eximbank, Viet Bank, Kim Long, Sacombank, Techcombank và ACB (Asia Commercial Bank-ACB)
Mục tiêu đến năm 2013 sẽ nắm trong tay ít nhất 10 ngân hàng, thao túng toàn bộ hệ thống tài chánh, tiền tệ VN, từ đó có thể khống chế các quan chức tham nhũng có tiền trong ngân hàng hoặc dùng ngân hàng để chuyển tiền ra nước ngoài.
Thủ đoạn chiếm đoạt là dùng tiền của Ngân Hàng Nhà Nước và của ngân hàng Nguyễn Thanh Phượng để mua cổ phần của những ngân hàng khác. Ai nắm giữ nhiều cổ phần thì sẽ làm chủ tịch HĐQT của ngân hàng đó, bọn chúng cho đàn em đứng tên và đứng sau lưng giật dây. Đó là chiếm đoạt hợp pháp bằng đồng tiền bất hợp pháp.
3.1.1. Vài nét về Bầu Kiên
Nguyễn Đức Kiên sinh ngày 13-4-1964, mới 48 tuổi mà tóc bạc. Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Quốc phòng VN và Đại học Kỹ thuật quân sự Hungary. Đảng viên CSVN. Chủ tịch HĐQT nhiều công ty và tập đoàn tài chánh. Chủ tịch Câu Lạc Bộ bóng đá Hà Nội, nên được gọi là bầu Kiên. Là một trong những đại gia giàu nhất VN.
3.1.2. Bầu Kiên bị bắt về tội gì?
Do đơn khiếu nại và tố cáo hành vi phạm pháp đã xảy ra tại 3 công ty mà bầu Kiên làm Chủ tịch HĐQT: Công ty đầu tư B&B, công ty đầu tư ACB Hà Nội, và công ty tài chánh Á Châu Hà Nội. Buổi tối ngày 20-8-2012, cơ quan điều tra an ninh đã khởi tố và bắt giam về tội “Kinh doanh trái phép”, theo điều 159 Bộ Luật Hình Sự. Khám nhà, tịch thu máy tính và tài liệu phục vụ cho điều tra.
Kinh doanh trái phép là 3 công ty đầu tư vào địa ốc, nhưng lại chuyển sang mua bán cổ phiếu của các ngân hàng, mục đích thâu tóm ngân hàng.
Cùng với bầu Kiên, Trầm Bê được Thống đốc Nguyễn Văn Bình bao che, dùng tiền vốn nhà nước để thâu tóm các ngân hàng con một cách dễ dàng.
Trầm Bê sinh ngày 10-9-1959, người Việt gốc Hoa, ở Trà Vinh. Chủ tịch HĐQT bịnh viện Triều An, Sài Gòn, chủ tịch công ty đầu tư Bình Chánh. Sở hữu 2.21 triệu cổ phiếu trị giá 30 tỷ đồng.
3.2. Lý Xuân Hải, Giám đốc ngân hàng ACB bị bắt
Ngày 24-8-2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã chính thức công bố lịnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc của Lý Xuân Hải, Giám đốc ngân hàng Thương mãi châu Á (Asia Commercial Bank-ACB), với tội danh “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 165 của Bộ Luật Hình Sự.
Sau khi Giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt, cơn sốt rút tiền xảy ra tại ngân hàng ACB. Dân chúng xếp hàng rồng rắn, rút tiền ra mua vàng và đô la dự trữ. Kết quả là có 8,000 tỷ đồng đã rút ra khỏi ngân hàng ACB. Để cứu vảng, Ngân hàng Nhà Nước phải chở nhiều xe tải bơm tiền vào ngân hàng đang có nguy cơ sập tiệm.
3.3. Nhóm thâu tóm các công ty
Nguyễn Thanh Phượng, Hồ Hùng Anh&Nguyễn Đăng Quang, Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Nhóm nầy dùng quyền lực và tài chánh chiếm đoạt các công ty, thu về hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch HĐQT kiêm đại diện vai trò pháp luật là Tổng giám đốc, làm chủ Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank), và còn làm chủ 3 công ty kinh doanh vốn, chứng khoán và bất động sản:
- Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt.
- Công ty chứng khoán Bản Việt.
- Công ty bất động sản Bản Việt.
Hồi tháng 6, 2012, Nguyễn Thanh Phượng từ chức Tổng giám đốc của Ngân hàng Bản Việt, chỉ còn giữ chức Chủ tịch HĐQT.
4* Vụ án Vinalines
4.1. Lãng phí hàng ngàn tỷ đồng ở Vinalines
Theo điều tra của nhóm phóng viên báo Đất Việt thì 2 con tàu giá trị hàng ngàn tỷ đồng (vài trăm triệu đô la) của Tập đòan Vinalines đã nằm ụ trong suốt nhiều năm qua, hơn nữa, các phóng viên cũng phát giác vụ mờ ám trong việc mua chiếc tàu Nord Brave với giá 37 triệu đô la.
4.2. Vinalines đã thiếu trách nhiệm nghiêm trọng
Nhóm phóng viên đi ca nô nửa tiếng đồng hồ đến chiếc tàu Sông Gianh đang neo đậu. Con tàu gần như vô chủ. Các phóng viên lên cầu thang, đi một vòng mà không gặp ai cả. Khi bước xuống khu nhà bếp thì thấy hai người đang nấu cơm trưa. Một người tên Thảo cho biết “Chiếc Sông Gianh đã nằm đây hơn 3 năm rồi. Thuyền trưởng đã biến mất từ lâu, khoảng 5 hay 6 tháng mới gọi hỏi thăm một lần.
Mỗi tháng được cấp 15 can dầu để chạy máy phát điện trên tàu. Sơn trên tàu cũng đã bị bán hết. Nếu nhân số đầy đủ thì có 28 người, nhưng bây giờ chỉ có Thảo và Chinh được mướn coi tàu, 3 triệu đồng một tháng, tiền ăn 50 ngàn một ngày cho mỗi người.
Tháp tùng nhóm phóng viên có một sĩ quan hàng hải 15 năm kinh nghiệm, giật mình khi nghe như thế. Anh cho biết, theo tiêu chuẩn quốc tế về an toàn biển, thì số lượng thuyền viên trên tàu phải có ít nhất là 20 người. Điều đáng sợ là nếu tàu bị trôi neo hoặc đứt dây buộc, trong tình trạng máy tàu không hoạt động và không có người điều khiển thì tai họa rất khủng khiếp. Tàu sẽ trôi tự do, va đập vào cầu cảng và những con tàu khác. Điều nầy quả là rất nguy hiểm vì chung quanh chiếc Sông Gianh có rất nhiều tàu khác đang neo đậu và không xa lắm là kho xăng Nhà Bè.
Chỉ riêng trường hợp nầy cho thấy tập đoàn Vinalines thiếu trách nhiệm nghiêm trọng.
Nhưng không phải chiếc Sông Gianh là con tàu duy nhất bị bỏ hoang, mà ở Vủng Tảu còn có một con tàu hoang nữa. Đó là chiếc Atlantic của Vinalines. Là chiếc tàu dầu, trọng tải 150 ngàn tấn, mua vào năm 2007 với giá 910 tỷ đồng (gần 50 triệu đô la) vào thời đó. Nó neo cách Vủng Tàu 20km. Con tàu dài 300m, cao 20m. Đáy tàu bị hà bám dày đặc. Dây neo hoen rỉ.
“Con tàu nằm đây mấy năm qua, hiện trên tàu chưa tới chục người. Thuyền trưởng, cơ khí trưởng và đa số thuyền viên đều ở trên bờ, hưởng 40% lương”, ông Lượng, người chuyên chở đồ tiếp tế cho biết như thế. Ông nói tiếp “Có lẻ vì không có dầu chạy máy phát điện nên ông thường chở hàng trăm ký nến cho người trên tàu xử dụng. Ở đây, người ta thường gọi đó là “hoang đảo” hoặc “tàu ma”. Chỉ riêng dịch vụ 3 triệu đồng mỗi chuyến, mà trong hai năm qua công ty đã nợ tôi 500 triệu đồng, đòi mãi không được”.
Ông Lượng ngán ngẩm than rằng: “Vì không có lương, nên thuyền viên tháo gỡ thiết bị đem bán ve chai kiếm được cả tỷ đồng.”
Thực trạng 2 con tàu giá 1,300 tỷ đồng là như thế.
4.3. Sau Vinashin, Vinalines rồi đến Vina nào nữa đây?
4.3.1. Vinacomex nợ 1,000 tỷ đồng
Sáu tháng đầu năm 2012, Tổng công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu và Xây Dựng VN (Vinacomex, mã số VCG) đã lỗ tới 757 tỷ đồng, trong khi đó, nợ ngân hàng 1,112 tỷ. Trong vòng 6 tháng mà Hội Đồng Quản Trị đã họp 9 lần, đưa ra 26 Quyết định. Công ty đang rao bán các công ty con nhưng chẳng ai mua, và Vinacomex đang trên con đường đi theo 2 đàn anh là Vinashin và Vinalines.
4.3.2. 12 tập đoàn nhà nước nợ 218,000 tỷ đồng
Tính đến tháng 10 năm 2011, cả nước có 1,309 doanh nghiệp nhà nước, gồm có: 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt, 74 công ty với tổng số tài sản là, 1,760,000 tỷ đồng. 12 tập đoàn nhà nước nợ ngân hàng 218,000 tỷ đồng.
Bốn tập đoàn nợ nhiều nhất là: Petro Vietnam (PVN) nợ 72,300 tỷ đồng, Điện lực (EVN) nợ 62,800 tỷ, Vinacomin nợ 20,500 tỷ và Vinashin nợ 19,600 tỷ đồng.
Ngoài số nợ, Petro VN còn vi phạm nhiều nguyên tắc, làm mất 18,000 tỷ đồng, treo nợ ngân sách, nhập nhèm đất đai.
Tóm lại, các tập đoàn nhà nước, lãi ít, nợ nhiều, ngày càng lụn bại. Đó là nền kinh tế của VN hiện nay.
Ông Jonathan Pincus, khoa trưởng của chương trình giáo dục kinh tế Fulbright tại VN, nêu nhận xét: “Quốc gia bị thao túng bởi những người trong quốc gia, để làm giàu cho gia đình và phe nhóm. Điều cần phải làm là loại bỏ đảng Cộng Sản ra khỏi các Ban Quản Trị của các công ty quốc doanh, nhưng không thấy có một dự án nào về việc đó cả”.
Ban cố vấn kinh tế cho VN của trường Đại Học Harvard đã nhiều lần đề nghị loại bỏ các công ty quốc doanh, tư nhân hoá bằng cách bán cổ phiếu cho tư nhân. Cựu thống đốc Quỹ Dự Trữ Liên Bang, ông Greenspan cũng đã khuyên Nguyễn Tấn Dũng như thế.
TS Lê Đăng Doanh nêu nhận xét: “Vấn đề kinh tế VN là một thứ rượu pha trộn rất độc, của khủng hoảng nợ Âu châu và kinh tế trì trệ của Hoa Kỳ, cộng thêm nền kinh tế nguy ngập trong nước, đây là một hỗn hợp rất nguy hiểm”.
Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ cho biết, tính đến quý 1 năm 2012, có 12,000 doanh nghiệp giải thể, đa số là những công ty vừa và nhỏ.
4.4. Phát lịnh truy nã Dương Chí Dũng
Ngày thứ ba 22-5-2012, công an đã công bố kết quả điều tra vụ Vinalines, đồng thởi trong buổi họp báo, Bộ Công An đã phát lịnh “truy nã đặc biệt” trên toàn quốc với Dương Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Vinalines, đã bị cách chức Cục trưởng Cục Hàng Hải, vừa trốn trước đó 5 ngày (17-5-2012). Công an cho biết sẽ thông báo cho Interpol để ra lịnh truy nã quốc tế.
Tội danh: “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong khi đó, thuộc cấp bị tố tham nhũng số tiền 3 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền mất vì lãng phí đến 480 tỷ đồng. Lỗi nặng nhất của Dương Chí Dũng là đã qua mặt Bộ GT/VT và chính phủ trong việc tự ý thực hiện dự án sửa chữa tàu với số vốn là 6,500 tỷ đồng.
Dự án cần phải có một ụ nổi, và Dương Chí Dũng (DCD) đã mua một ụ nổi 83M với số tiền 14 triệu USD. Ụ nổi do Nga sản xuất cách đây 50 năm, đang bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, và không đủ điều kiện để nhập cảng vào VN. DCD mua ụ nổi hư hỏng đem về sửa chữa, phí tổn tăng lên thành 24 triệu USD. Ụ nổi bị bỏ hoang vì dự án sửa chữa tàu ngưng hoạt động.
Công an đã tống đạt lịnh bắt giam để điều tra nhưng Dương Chí Dũng đã trốn mất, do được báo tin trước.
Sự bê bối của Vinashin và Vinalines là trách nhiệm chính trị và pháp lý rất quan trọng, thế mà toàn bộ từ thủ tướng, các phó thủ tướng đến hàng bộ trưởng, không ai bị kỷ luật gì cả. Hàng núi tiền trôi ra biển và chìm theo các Vina.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho biết: “Hết vụ Vinashin đến Vinalines, kinh tế VN đang lao dốc trên một cổ xe hỏng phanh, vậy trách nhiệm người lái xe ở đâu? Có xứng đáng ngồi ngã người nhịp tay trước Quốc Hội để tuyên bố rằng “tôi không ký quyết định nào sai cả”.
4.5. Ai bắt cóc Dương Chí Dũng?
Ngày 5-9-2012, tin trong nước cho biết, Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã cho chuyên cơ trực thăng sang Campuchia để rinh Dương Chí Dũng về VN.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh lại mang DCD về nước? Đáng lẻ đó là nhiệm vụ của Bộ Công An.
Dương Chí Dũng bị bắt là có thật, nhưng chung quanh đó có nhiều nguồn tin khác nhau, người dân không biết đâu mà mò.
Một nguồn tin cho rằng chính nhân viên của Tổng Cục 2 đã bắt bị can, nhưng vì TC2 không có quyền pháp lý để bắt người, cho nên đã bắt cóc và nhờ quân đội mang về VN.
Nếu DCD bị bắt ở Campuchia, thì đó là một vụ bắt cóc, vì chính quyền Campuchia, Interpol và cả toà đại sứ VN tại Campuchia đều không hay biết về việc đó cả. Cũng có nguồn tin cho biết DCD bị Interpol bắt ở Singapore, nhưng không thuyết phục, vì ở xứ tự do, việc bắt như thế đã được báo chí nói đến rồi. Cũng có tin đồn rằng DCD không có trốn ở đâu cả, mà chỉ là một con bài đã bị một thế lực nào đó bắt buộc phải đưa đi dấu ở một nơi nào đó, chờ dịp tung ra xử dụng khi cần thiết. Cũng có giả thuyết cho rằng, phe đối nghịch với Ba Dũng đã bắt cóc mang đi khai thác, xong xuôi rồi diễn ra vở tuồng bị bắt.
Bí mật của thế giới bí mật bao trùm.
Bộ trưởng Văn Phòng Chính Phủ Vũ Đức Đam đã tuyên bố là Ba Dũng đã ra lịnh bắt và chỉ đạo sát sao vụ bắt giữ, thế nhưng ngày 11-9-2012, văn phòng Chỉ đạo TW phòng chống tham nhũng đã yêu cầu cơ quan tố tụng báo cáo rõ ràng quá trình truy bắt Dương Chí Dũng. Té ra Ba Dũng cũng không biết gì về vụ việc đó cả, cho thấy Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang cũng không báo cáo cho thủ tướng biết về việc nầy. Hay là còn có những bí ẩn bên trong?
5. “Quan Làm Báo” ở đâu?
5.1. Việc bắt hai nhân viên của bà Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm
Ngày 28-8-2012, đài RFA loan tin, trang Blog “Quan làm báo” (QLB) đưa tin Bầu Kiên bị bắt sớm hơn báo chí lề phải 9 tiếng đồng hồ, đã làm cho nhiều người ngạc nhiên về mức độ chính xác của điều bí mật nầy. Blog QLB bổng nhiên nổi tiếng ngay lập tức, số lượng truy cập cao không thể tưởng tượng nổi, lên đến hàng triệu lượt.
Trước đó, tướng Nguyễn Văn Hưởng cho biết, máy chủ của QLB đặt tại tư gia của bà Đặng Thị Hoàng Yến tại Hoa Kỳ.
Đó là lý do mà hai nhân viên của bà Hoàng Yến và người em Đặng Thành Tâm, tên là Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Thị Bích Trang, bị bắt cóc vì vi phạm đến tin tức an ninh quốc gia.
Ngày 5-9-2012, Nguyễn Duy Hưng, trưởng phòng đại diện Công Ty Đầu Tư Sài Gòn (SGI) có trụ sở ở Hà Nội, trên đường ra sân bay thì bị một nhóm người thường phục vây bắt. Trang Blog Quan Làm Báo cho biết, trong 2 ngày giam giữ bất hợp pháp, công an đã dùng những trò đe dọa, khủng bố, mớm cung, ép cung cáo buộc Đặng Thành Tâm là chủ của trang web QLB.
Ngày 7-9-2012, Bộ Công An đã ký lệnh khám xét văn phòng đại diện Công Ty Đầu Tư Sài Gòn (SGI) đặt tại Hà Nội. Lý do đưa ra là ông Hưng đã vào đọc QLB và nghi ngờ đương sự đã cung cấp tin tức cho Blog nầy. Hưng bị bắt với tội danh “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” theo điều 263 của Bộ Hình Luật.
Cũng trong ngày 5-9-2012, một nhóm thường phục đã chận bắt cô Nguyễn Thị Bích Trang trên đường đi làm về. Bắt cóc mang đi. Sau đó, buộc cô Trang phải gọi về nhà nói dối là đang đi công tác.
Chiều ngày 6-9-2012, khoảng 10 người thường phục xuống Đại học Tân Tạo ở Tân An, lấy lý do là máy vi tính của cô Trang phát tán Virus xấu từ các email, nên đề nghị giữ máy để kiểm tra, và buộc mọi người phải giữ kín, không được tiết lộ với bất cứ ai. Nguyễn Thị Bích Trang sinh ngày 2-7-1977, nhân viên hành chánh công ty Tân Tạo. Bị bắt với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, và lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”, theo điều 258 của Bộ Hình Luật.
Theo tin của Quan Làm Báo thì thầy trò tướng Hưởng đã lên kế hoạch giả mạo hồ sơ, vu cáo là máy chủ của QLB đặt tại tư gia của bà Hoàng Yến ở Hoa Kỳ.
Quan Làm Báo cho biết, thật sự máy chủ QLB là hệ thống máy chủ của Google, như vậy, hành động bắt giữ Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Thị Bích Trang là trái luật pháp, và sau 2 ngày tra tấn, hành hạ, ép cung, móm cung, và việc dùng thủ đoạn tịch thu máy tính nhằm mục đích cài đặt tài liệu gỉả mạo về “bí mật quốc gia” vào máy, để có cớ bắt người, dọn đường cho việc bãi chức đại biểu của Đặng Thành Tâm.
Mãi đến 2 ngày sau, ngày 7-9-2012, cơ quan an ninh điều tra bộ Công An mới chính thức tuyên bố lịnh bắt khẩn cấp Duy Hưng và Bích Trang.
Trước kia, tướng Hưởng cũng đã có lần bắt cóc ông Lâm Minh trong một vụ án năm 1998, khi đó Hưởng cố tình lập hồ sơ giả mạo, vu khống cho bà Đặng Hoàng Yến đã “tiết lộ bí mật quốc gia” nhằm đánh tướng Lê Đức Anh, nhưng không thành công và bị vạch mặt. Tướng Hưởng và tướng Nguyễn Thanh Liêm (Tư Liêm) là đàn em của Ba Dũng, thường tạo chứng cớ giả mạo, vu cáo cho những ai chống lại Ba Dũng.
5.2. Ba Dũng chuẩn bị đánh đại biểu Đặng Thành Tâm
Bước đầu, bắt hai nhân viên của nhà họ Đặng để ép cung, ngụy tạo hồ sơ chống lại Đặng Thành Tâm. Có tin, cơ quan an ninh đang củng cố chứng cớ và hoàn tất thủ tục để khởi tố Đặng Thành Tâm. Một số giáo sư người Mỹ ở đại học Tân Tạo, Tân An cũng bị giám sát chặt chẽ.
Ngày 6-9-2012, tờ Petro Times đăng bài có tựa đề “Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỷ đồng đi đâu?”. Báo nầy đề nghị mở cuộc điều tra để làm sáng tỏ vụ việc. Tờ báo thuộc Tập đoàn Petro Vietnam (PVN) do tổng biên tập, đại tá công an Nguyễn Như Phong, cựu tổng thư ký báo Công An Nhân Dân.
Dư luận trong nước cũng đồn rằng công an đang làm việc với chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng để bãi chức Đặng Thành Tâm.
BBC ngày 19-9-2012 đưa tin, đại biểu Đặng Thành Tâm gởi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ CT, và các lãnh đạo đảng, nhà nước và QH, về những ý đồ của công an khi bắt hai nhân viên Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Thị Bích Trang. Hai vụ bắt cóc giữa đường trái với luật pháp nhằm phục vụ cho một ý đồ nào đó, ai ai cũng hiểu là để triệt hạ và ám hại Đặng Thành Tâm, nên mới có đơn cầu cứu khẩn cấp.
Dự báo, cuộc đấu đá sẽ gay go hơn cho tới ngày Đại Hội TW 6, dự định sẽ tổ chức vào tháng 10 tới đây. Hội Nghị 6 sẽ là dịp tranh tài đấu sức gữa các chóp bu của đảng. Đảng thường biểu quyết bằng cách bỏ thăm kín, như thế Ba Dũng sẽ yếu thế hơn, bằng chứng là trong Đại Hội 5, trong việc bỏ phiếu trao chức vụ Trưởng Ban Phòng Chống Tham Nhũng lại cho Nguyễn Phú Trọng thỉ Ba Dũng chỉ có 4/14 phiếu của 14 UV/BCT, bỏ phiếu ở BCH/TW đảng thì Ba Dũng chỉ được 14/180 phiếu.
5* Công an và quân đội ngã về phe nào?
Hai lực lượng bảo vệ chế độ là quân đội và công an. Nếu với chức vụ Quân Ủy TW, Nguyễn Phú Trọng nắm được quân đội, thì quân đội nằm về phía Sang-Trọng. Về phía công an, một nhân vật đang nắm trên 1 triệu công an và 160 tướng lãnh công an là đại tướng Lê Hồng Anh, hiện giữ chức vụ Thường Trực Ban Bí Thư, xem như chỉ dưới Tổng Bí Thư về mặt đảng.
Lê Hồng Anh nguyên Bí Thư đảng ủy Công an, nguyên Bộ trưởng Công an, như vậy, hai nhân vật là Nguyễn Phú Trọng và Lê Hồng Anh, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên. Công an và quân đội đứng về phía nào, thì phe đó thắng. Kết quả là chỉ có Nguyễn Tấn Dũng còn giữ được ghế thủ tướng hay không mà thôi. Hai người Sang-Trọng thì vẫn tại vị.
6* Những tin giật gân chưa được kiểm chứng
1. Ba Dũng sợ bị ám sát nên đã lấy ngân sách ra mua xe bọc thép chống đạn.
2. Con gái Ba Dũng, Nguyễn Thanh Phượng, đang “công du” ở nước ngoài, sau khi dàn xếp cuộc ly dị với chồng là Việt kiều Henry Hoàng. Dư luận cho rằng ly dị chia tài sản vợ chồng nằm trong âm mưu tẩu tán tài sản của Ba Dũng.
3. Hiện nay, cố vấn của bầu Kiên là Trần Xuân Giá, nguyên Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư thời Phan Văn Khải, đã sang Hoa Kỳ “công tác” nhưng xem như một cuộc lánh mặt để lánh nạn. Gia đình cho biết, không biết khi nào ông Giá trở về VN. Mới đây báo chí trong nước cho biết Trần Xuân Giá đã từ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng ACB, và bị khởi tố do việc cho phép giám đốc ngân hàng ACB Lý Xuân Hải rút ra 718 tỷ đồng từ ngân hàng ACB, chuyển sang cho ngân hàng Viettinbank vay để lấy lời cao hơn quy định. Tin khởi tố được đính chính.
4. Trầm Bê, tên trùm tài chánh trong phe Ba Dũng đã ra đầu thú và hợp tác với cơ quan an ninh trong vụ án bầu Kiên, hiện Trầm Bê đang được bảo vệ nghiêm nhặt. Trầm Bê trước kia đã thâu tóm Sacombank với sự trợ giúp của Nguyễn Thanh Phượng, bầu Kiên và Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Trong phi vụ nầy, Trầm Bê đã chi ra 1,700 tỷ đồng cho ba người nói trên.
7* Kết
Liệu Nguyễn Tấn Dũng có bị mất ghế thủ tướng hay không? Có thể lắm, bởi vì đã có tiền lệ là trước kia Lê Khả Phiêu đã bị mất ghế Tổng Bí Thư ở giữa nhiệm kỳ. Nhưng GS Carl. Thayer nêu nhận xét, thường thì ghế thủ tướng do các phó thủ tướng lên đảm trách. Hiện tại, những phó thủ tướng là người của Ba Dũng, nếu họ lên làm thủ tướng thì xem như “thủ tướng Dũng mà không có Dũng”. Hơn nữa, các phe liên hệ cũng muốn tránh đổ vở, gây bất ổn làm thiệt hại địa vị của tất cả mọi người.
Trâu bò húc nhau ruồi muổi chết. Đó là những con vật hy sinh như bà Đặng Thị Hoàng Yến, em là Đặng Thành Tâm, Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải…
Nguyễn Tấn Dũng thật đáng tội lắm, nhưng nói chung, ngày nào còn cái đảng mắc dịch CSVN thì ngày đó nhân dân còn khổ dài dài vì tham nhũng không bao giờ trị dứt căn được.
Trúc Giang
Minnesota tháng 9 năm 2012.
Vụ đấu đá nhau trong đảng CSVN được thể hiện ra là có hai phe: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang một phe, đối nghịch là phe của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nội lực của hai bên.
Nguyễn Phú Trọng, với chức vụ Bí Thư Quân Ủy Trung Ương, dựa vào thế lực của quân đội, mà vũ khí là Tổng Cục 2, Quân Báo Quốc Phòng, và Trọng có hậu thuẩn của Quốc Hội.
Nguyễn Tấn Dũng dựa vào phía công an, thông qua tướng công an nghỉ hưu làm cố vấn, là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Thượng tướng Trần Đại Quang giữ chức Bộ Trưởng Bộ Công An, nhưng chỉ nắm được không hơn 60% nhân viên dưới quyền. Cái lợi hại của tướng Hưởng là đang nắm một kho hồ sơ về những vụ vi phạm pháp luật của phe Sang-Trọng.
Tổng Bí Thư Trọng dùng các Hội Nghị Trung Ương Đảng làm phương tiện đánh Ba Dũng. Từ các Đại Hội BCH/TW, Trọng đưa ra kế hoạch cải tổ và chỉnh đốn đảng, phê và tự phê, đồng thời tước đoạt chức vụ chỉ đạo Ủy Ban Phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng bằng cách tái lập Ban Nội Chính Trung Ương chống tham nhũng, do Tổng Bí Thư làm Trưởng ban.
Ba Dũng tấn công Tư Sang bằng vụ bãi chức đại biểu QH của bà Đặng Thị Hoàng Yến, và mới đây đang chỉa mũi dùi sang đại biểu QH Đặng Thành Tâm, em của bà Yến.
Phía Sang-Trọng đánh Ba Dũng qua những vụ Vinashin, Vinalines, bầu Kiên và Dương Chí Dũng. Ba Dũng bị cáo buộc là đã dùng 2 nhóm lợi ích để làm giàu cho gia đình và phe nhóm qua việc lũng đoạn kinh tế, ngân hàng và tham nhũng, cụ thể là con gái Nguyễn Thanh Phượng và Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình.
Cuộc chiến gia tăng cường độ ngày càng khốc liệt, và dư luận cho rằng đối thủ muốn bứng gốc Ba Dũng ra khỏi cái ghế Thủ tướng. Nhưng theo nhận định của GS Carl. Thayer thì hai phe sẽ dừng lại để tránh đổ vở có ảnh hưởng đến địa vị của hai bên. Đó là, họ muốn có một đảng CS luôn luôn vinh quang vì có đường lối đúng đắn để đảng viên và quần chúng trung thành, mặc dù, trong cái hố xí đó luôn luôn có đầy giòi bọ.
Có lẻ cuộc đấu đá sẽ chấm dứt vào Đại Hội TW đảng dự trù sẽ tổ chức vào tháng 10 tới đây, và kết quả là phân chia quyền và lợi. Tư Sang muốn có nhiều quyền hơn về Ngoại giao.
Nhưng thật ra, khó lường trước được những gì có thể sẽ xảy ra, bởi vì sinh hoạt đảng bí mật theo kiểu thâm cung bí sử thời phong kiến ngày xưa. Những gì quần chúng được biết đều do trong nội bộ xì ra mà thôi.
2* Nguyễn Phú Trọng tấn công Nguyễn Tấn Dũng
2.1. Hạ uy t ín Ba Dũng
Sau Đại Hội Đảng XI, Nguyễn Phú Trọng đã mở những cuộc tấn công vào Nguyễn Tấn Dũng, vì Ba Dũng đã ngăn cản, không muốn cho ông nhảy lên ghế Tổng Bí Thư đảng. Cho rằng Ba Dũng đã dùng quyền lực sai khiến đám thuộc hạ gọi là “nhóm lợi ích”, thao túng các ngân hàng, các tập đoàn và tổng công ty để thu lợi riêng, đồng thời cất nhắc, bảo vệ con cái và bè phái ở trong đảng cũng như ngoài đảng, rút ruột, xà nẻo các tập đoàn và công ty nhà nước.
Ban đầu, vì chưa đủ sức tấn công trực diện, nên Trọng đã xử dụng ngôn ngữ sở trường của mình để hạ uy tín Thủ tướng Dũng. Dùng diễn đàn của đảng để nói bóng nói gió, giễu cợt, nhạo báng Ba Dũng. Cụ thể là trước 1,000 cán bộ cao cấp tại Hội Nghị cán bộ toàn quốc từ 27 đến 29-2-2012, Trọng đã lên giọng mỉa mai nhạo báng”Những đại quan đó chỉ vì “lợi ích nhóm”, và sắp tới đây, các quan giàu và các quan nghèo có còn tình đồng chí hay không?. Liệu người giàu có còn nghĩ đến người nghèo hay không?”
2.2. Tước đoạt quyền Trưởng Ban Chỉ đạo Trung Ương Phòng chống Tham nhũng
Sau khi hạ uy tín, Trọng tiến thêm một bước nữa là tước đoạt quyền của Ba Dũng, buộc phải giao chức Trưởng ban chỉ đạo TW phòng chống tham nhũng lại cho ông ta.
Như vậy cũng chưa đủ, trong đợt phê và tự phê, ông Trọng và vây cánh còn hạch tội Ba Dũng về những vụ Vinashin, Vinalines, mặc dù trước Đại Hội Đảng XI, các phe đã đồng ý xí xoá, bỏ qua, tha bổng cho nhau, để vào Đại Hội XI chia ghế ăn phần. Trọng cũng chỉ trích, cá nhân, gia đình vợ con của Ba Dũng.
Tổng Bí Thư còn giao cho Ban Kiểm Tra TW đảng, kiểm tra, xác minh, làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến một số đồng chí trong Bộ CT, sẽ báo cáo trong tháng 9 năm 2012 để có kết luận cụ thể. Ai cũng biết là việc điều tra nhắm vào thủ tướng Dũng.
2.3. Nguyễn Phú Trọng hạ độc thủ
Chỉ một tuần lễ sau ngày hạch tội (13-8-2012), Trọng đã hạ độc thủ, cho người bắt giam Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), là một tỷ phú được cho là có quan hệ thân thiết với Ba Dũng và với con gái là Nguyễn Thanh Phượng. Thanh Phượng tuy mới 30 tuổi mà cầm đầu một ngân hàng với nhiều công ty tài chánh, thương mại quan trọng, nên giữa tháng 6 , Phượng đã rút lui chức tổng giám đốc một ngân hàng để tránh bớt tai tiếng cho cha.
2.4. Nguyễn Phú Trọng ra đòn tới tấp
Đúng vào lúc bầu Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt, thì những giới chức thân cận với Ba Dũng phải ra trả lời chất vấn trước Ủy Ban Thường Vụ QH, về tình hình quản lý tài chánh và chống tham nhũng của 3 người như sau:
1. Thống đốc Nhân Hàng Nhà Nước, Nguyễn Văn Bình.
2. Tổng thanh tra nhà nước Huỳnh Thanh Phong.
3. Bộ trưởng Tài Chánh Vương Đình Huệ.
2.5. Tư Sang ra tay
Không phải tình cờ. Đúng vào lúc Ba Dũng bị Nguyễn Phú Trọng vây đánh liên tục, thì Tư Sang nhảy vào bồi thêm một cú đấm nháng lửa vào mặt Ba Dũng. Tư Sang đã từng ám chỉ Ba Dũng và nhóm lợi ích là một bầy sâu.
Trong bài viết tựa đề “Tương lai đang thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới”. Tư Sang còn lên giọng dạy dỗ Ba Dũng “Chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt, về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc.”
2.6. Ba Dũng phản công
Tuy tứ bề thọ địch, Ba Dũng vẫn không nhượng bộ, tìm cách cố thủ, đánh lạc dư luận để phản công. Đó là, chỉ 2 ngày sau khi bầu Kiên bị bắt, Ba Dũng mở buổi họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo TW Phòng Chống tham nhũng (PCTN) và hô oán lên rằng chính Ba Dũng đã ra lịnh cho cơ quan điều tra bắt giam bầu Kiên.
Trích: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng biểu dương Tổng Cục Cảnh Sát, đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của chính phủ, nên đã khởi tố bầu Kiên và bắt điều tra”.
Điều nầy chứng tỏ Ba Dũng cũng đã cương quyết chống tham nhũng.
Giũa tháng 6 năm 2012, TBT Nguyễn Phú Trọng đã ký, ban hành Kết Luận số 21-KL/TW của Hội Nghị 5, khoá XI, trong “Kết Luận xác định thành lập Ban Chỉ Đạo TW về Phòng chống tham nhũng, trực thuộc Bộ CT và đồng chí Tổng Bí Thư làm Trưởng Ban”. Đó chỉ là giấy tờ, trên thực tế, Ba Dũng không thi hành bản văn đó
Hai ngày sau khi bầu Kiên bị bắt, trong buổi họp ngày 22-8-2012, Ba Dũng gượng gạo nói là đang chuẩn bị khẩn trương đưa ra QH một dự luật mới về việc chống tham nhũng vào tháng 10 sắp tới.
Ý của Ba Dũng muốn nói rằng ông ta vẫn còn là Trưởng ban PCTN cho tới tháng 10, là Đại Hội TW đảng, chớ không phải ông Trọng là Trưởng ban.
3* Các nhóm lợi ích
Trước kia, Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhiều lần nói đến “nhóm lợi ích” để tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Và mới đây, ngày 6-9-2012, kinh tế gia TS Lê Đăng Doanh cho rằng “Lợi ích nhóm của VN có đặc trưng liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là những quyền liên quan đến việc quản lý cán bộ, quản lý ngân sách, tài chánh, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển…Những người nầy có thể ở cấp trung ương, tỉnh huyện hay phường xã, thâm chí các cá nhân thanh tra, cảnh sát, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án…Hiện nay, tình hình một tầng lớp đặc quyền đặc lợi đã cản trở mọi cải cách cần thiết, bằng cách đưa ra chiêu bài ổn định chính trị, xã hội” (Lê Đăng Doanh)
Có hai nhóm lợi ích hành động gần giống như sao y lại những gì đã xảy ra ở Nga thời hậu Cộng Sản vào đầu thập niên 90. Những bố già có chung một thủ đoạn là hoàn toàn không đứng tên tại các công ty do họ thật sự làm chủ.
Hai nhóm lợi ích thuộc về Ba Dũng bao trùm toàn bộ nền kinh tế, tài chánh VN.
3.1. Nhóm lợi ích thâu tóm ngân hàng
Nhóm nầy khuynh đảo hệ thống tín dụng, gồm có: Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), Trầm Bê, Nguyễn Thanh Phượng, và Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình.
Tính đến ngày 30-4-2012, nhóm nầy đã thành công trong việc chiếm hữu các ngân hàng: Bản Việt, Phương Nam, Eximbank, Viet Bank, Kim Long, Sacombank, Techcombank và ACB (Asia Commercial Bank-ACB)
Mục tiêu đến năm 2013 sẽ nắm trong tay ít nhất 10 ngân hàng, thao túng toàn bộ hệ thống tài chánh, tiền tệ VN, từ đó có thể khống chế các quan chức tham nhũng có tiền trong ngân hàng hoặc dùng ngân hàng để chuyển tiền ra nước ngoài.
Thủ đoạn chiếm đoạt là dùng tiền của Ngân Hàng Nhà Nước và của ngân hàng Nguyễn Thanh Phượng để mua cổ phần của những ngân hàng khác. Ai nắm giữ nhiều cổ phần thì sẽ làm chủ tịch HĐQT của ngân hàng đó, bọn chúng cho đàn em đứng tên và đứng sau lưng giật dây. Đó là chiếm đoạt hợp pháp bằng đồng tiền bất hợp pháp.
3.1.1. Vài nét về Bầu Kiên
Nguyễn Đức Kiên sinh ngày 13-4-1964, mới 48 tuổi mà tóc bạc. Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Quốc phòng VN và Đại học Kỹ thuật quân sự Hungary. Đảng viên CSVN. Chủ tịch HĐQT nhiều công ty và tập đoàn tài chánh. Chủ tịch Câu Lạc Bộ bóng đá Hà Nội, nên được gọi là bầu Kiên. Là một trong những đại gia giàu nhất VN.
3.1.2. Bầu Kiên bị bắt về tội gì?
Do đơn khiếu nại và tố cáo hành vi phạm pháp đã xảy ra tại 3 công ty mà bầu Kiên làm Chủ tịch HĐQT: Công ty đầu tư B&B, công ty đầu tư ACB Hà Nội, và công ty tài chánh Á Châu Hà Nội. Buổi tối ngày 20-8-2012, cơ quan điều tra an ninh đã khởi tố và bắt giam về tội “Kinh doanh trái phép”, theo điều 159 Bộ Luật Hình Sự. Khám nhà, tịch thu máy tính và tài liệu phục vụ cho điều tra.
Kinh doanh trái phép là 3 công ty đầu tư vào địa ốc, nhưng lại chuyển sang mua bán cổ phiếu của các ngân hàng, mục đích thâu tóm ngân hàng.
Cùng với bầu Kiên, Trầm Bê được Thống đốc Nguyễn Văn Bình bao che, dùng tiền vốn nhà nước để thâu tóm các ngân hàng con một cách dễ dàng.
Trầm Bê sinh ngày 10-9-1959, người Việt gốc Hoa, ở Trà Vinh. Chủ tịch HĐQT bịnh viện Triều An, Sài Gòn, chủ tịch công ty đầu tư Bình Chánh. Sở hữu 2.21 triệu cổ phiếu trị giá 30 tỷ đồng.
3.2. Lý Xuân Hải, Giám đốc ngân hàng ACB bị bắt
Ngày 24-8-2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã chính thức công bố lịnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc của Lý Xuân Hải, Giám đốc ngân hàng Thương mãi châu Á (Asia Commercial Bank-ACB), với tội danh “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 165 của Bộ Luật Hình Sự.
Sau khi Giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt, cơn sốt rút tiền xảy ra tại ngân hàng ACB. Dân chúng xếp hàng rồng rắn, rút tiền ra mua vàng và đô la dự trữ. Kết quả là có 8,000 tỷ đồng đã rút ra khỏi ngân hàng ACB. Để cứu vảng, Ngân hàng Nhà Nước phải chở nhiều xe tải bơm tiền vào ngân hàng đang có nguy cơ sập tiệm.
3.3. Nhóm thâu tóm các công ty
Nguyễn Thanh Phượng, Hồ Hùng Anh&Nguyễn Đăng Quang, Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Nhóm nầy dùng quyền lực và tài chánh chiếm đoạt các công ty, thu về hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch HĐQT kiêm đại diện vai trò pháp luật là Tổng giám đốc, làm chủ Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank), và còn làm chủ 3 công ty kinh doanh vốn, chứng khoán và bất động sản:
- Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt.
- Công ty chứng khoán Bản Việt.
- Công ty bất động sản Bản Việt.
Hồi tháng 6, 2012, Nguyễn Thanh Phượng từ chức Tổng giám đốc của Ngân hàng Bản Việt, chỉ còn giữ chức Chủ tịch HĐQT.
4* Vụ án Vinalines
4.1. Lãng phí hàng ngàn tỷ đồng ở Vinalines
Theo điều tra của nhóm phóng viên báo Đất Việt thì 2 con tàu giá trị hàng ngàn tỷ đồng (vài trăm triệu đô la) của Tập đòan Vinalines đã nằm ụ trong suốt nhiều năm qua, hơn nữa, các phóng viên cũng phát giác vụ mờ ám trong việc mua chiếc tàu Nord Brave với giá 37 triệu đô la.
4.2. Vinalines đã thiếu trách nhiệm nghiêm trọng
Nhóm phóng viên đi ca nô nửa tiếng đồng hồ đến chiếc tàu Sông Gianh đang neo đậu. Con tàu gần như vô chủ. Các phóng viên lên cầu thang, đi một vòng mà không gặp ai cả. Khi bước xuống khu nhà bếp thì thấy hai người đang nấu cơm trưa. Một người tên Thảo cho biết “Chiếc Sông Gianh đã nằm đây hơn 3 năm rồi. Thuyền trưởng đã biến mất từ lâu, khoảng 5 hay 6 tháng mới gọi hỏi thăm một lần.
Mỗi tháng được cấp 15 can dầu để chạy máy phát điện trên tàu. Sơn trên tàu cũng đã bị bán hết. Nếu nhân số đầy đủ thì có 28 người, nhưng bây giờ chỉ có Thảo và Chinh được mướn coi tàu, 3 triệu đồng một tháng, tiền ăn 50 ngàn một ngày cho mỗi người.
Tháp tùng nhóm phóng viên có một sĩ quan hàng hải 15 năm kinh nghiệm, giật mình khi nghe như thế. Anh cho biết, theo tiêu chuẩn quốc tế về an toàn biển, thì số lượng thuyền viên trên tàu phải có ít nhất là 20 người. Điều đáng sợ là nếu tàu bị trôi neo hoặc đứt dây buộc, trong tình trạng máy tàu không hoạt động và không có người điều khiển thì tai họa rất khủng khiếp. Tàu sẽ trôi tự do, va đập vào cầu cảng và những con tàu khác. Điều nầy quả là rất nguy hiểm vì chung quanh chiếc Sông Gianh có rất nhiều tàu khác đang neo đậu và không xa lắm là kho xăng Nhà Bè.
Chỉ riêng trường hợp nầy cho thấy tập đoàn Vinalines thiếu trách nhiệm nghiêm trọng.
Nhưng không phải chiếc Sông Gianh là con tàu duy nhất bị bỏ hoang, mà ở Vủng Tảu còn có một con tàu hoang nữa. Đó là chiếc Atlantic của Vinalines. Là chiếc tàu dầu, trọng tải 150 ngàn tấn, mua vào năm 2007 với giá 910 tỷ đồng (gần 50 triệu đô la) vào thời đó. Nó neo cách Vủng Tàu 20km. Con tàu dài 300m, cao 20m. Đáy tàu bị hà bám dày đặc. Dây neo hoen rỉ.
“Con tàu nằm đây mấy năm qua, hiện trên tàu chưa tới chục người. Thuyền trưởng, cơ khí trưởng và đa số thuyền viên đều ở trên bờ, hưởng 40% lương”, ông Lượng, người chuyên chở đồ tiếp tế cho biết như thế. Ông nói tiếp “Có lẻ vì không có dầu chạy máy phát điện nên ông thường chở hàng trăm ký nến cho người trên tàu xử dụng. Ở đây, người ta thường gọi đó là “hoang đảo” hoặc “tàu ma”. Chỉ riêng dịch vụ 3 triệu đồng mỗi chuyến, mà trong hai năm qua công ty đã nợ tôi 500 triệu đồng, đòi mãi không được”.
Ông Lượng ngán ngẩm than rằng: “Vì không có lương, nên thuyền viên tháo gỡ thiết bị đem bán ve chai kiếm được cả tỷ đồng.”
Thực trạng 2 con tàu giá 1,300 tỷ đồng là như thế.
4.3. Sau Vinashin, Vinalines rồi đến Vina nào nữa đây?
4.3.1. Vinacomex nợ 1,000 tỷ đồng
Sáu tháng đầu năm 2012, Tổng công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu và Xây Dựng VN (Vinacomex, mã số VCG) đã lỗ tới 757 tỷ đồng, trong khi đó, nợ ngân hàng 1,112 tỷ. Trong vòng 6 tháng mà Hội Đồng Quản Trị đã họp 9 lần, đưa ra 26 Quyết định. Công ty đang rao bán các công ty con nhưng chẳng ai mua, và Vinacomex đang trên con đường đi theo 2 đàn anh là Vinashin và Vinalines.
4.3.2. 12 tập đoàn nhà nước nợ 218,000 tỷ đồng
Tính đến tháng 10 năm 2011, cả nước có 1,309 doanh nghiệp nhà nước, gồm có: 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt, 74 công ty với tổng số tài sản là, 1,760,000 tỷ đồng. 12 tập đoàn nhà nước nợ ngân hàng 218,000 tỷ đồng.
Bốn tập đoàn nợ nhiều nhất là: Petro Vietnam (PVN) nợ 72,300 tỷ đồng, Điện lực (EVN) nợ 62,800 tỷ, Vinacomin nợ 20,500 tỷ và Vinashin nợ 19,600 tỷ đồng.
Ngoài số nợ, Petro VN còn vi phạm nhiều nguyên tắc, làm mất 18,000 tỷ đồng, treo nợ ngân sách, nhập nhèm đất đai.
Tóm lại, các tập đoàn nhà nước, lãi ít, nợ nhiều, ngày càng lụn bại. Đó là nền kinh tế của VN hiện nay.
Ông Jonathan Pincus, khoa trưởng của chương trình giáo dục kinh tế Fulbright tại VN, nêu nhận xét: “Quốc gia bị thao túng bởi những người trong quốc gia, để làm giàu cho gia đình và phe nhóm. Điều cần phải làm là loại bỏ đảng Cộng Sản ra khỏi các Ban Quản Trị của các công ty quốc doanh, nhưng không thấy có một dự án nào về việc đó cả”.
Ban cố vấn kinh tế cho VN của trường Đại Học Harvard đã nhiều lần đề nghị loại bỏ các công ty quốc doanh, tư nhân hoá bằng cách bán cổ phiếu cho tư nhân. Cựu thống đốc Quỹ Dự Trữ Liên Bang, ông Greenspan cũng đã khuyên Nguyễn Tấn Dũng như thế.
TS Lê Đăng Doanh nêu nhận xét: “Vấn đề kinh tế VN là một thứ rượu pha trộn rất độc, của khủng hoảng nợ Âu châu và kinh tế trì trệ của Hoa Kỳ, cộng thêm nền kinh tế nguy ngập trong nước, đây là một hỗn hợp rất nguy hiểm”.
Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ cho biết, tính đến quý 1 năm 2012, có 12,000 doanh nghiệp giải thể, đa số là những công ty vừa và nhỏ.
4.4. Phát lịnh truy nã Dương Chí Dũng
Ngày thứ ba 22-5-2012, công an đã công bố kết quả điều tra vụ Vinalines, đồng thởi trong buổi họp báo, Bộ Công An đã phát lịnh “truy nã đặc biệt” trên toàn quốc với Dương Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Vinalines, đã bị cách chức Cục trưởng Cục Hàng Hải, vừa trốn trước đó 5 ngày (17-5-2012). Công an cho biết sẽ thông báo cho Interpol để ra lịnh truy nã quốc tế.
Tội danh: “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong khi đó, thuộc cấp bị tố tham nhũng số tiền 3 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền mất vì lãng phí đến 480 tỷ đồng. Lỗi nặng nhất của Dương Chí Dũng là đã qua mặt Bộ GT/VT và chính phủ trong việc tự ý thực hiện dự án sửa chữa tàu với số vốn là 6,500 tỷ đồng.
Dự án cần phải có một ụ nổi, và Dương Chí Dũng (DCD) đã mua một ụ nổi 83M với số tiền 14 triệu USD. Ụ nổi do Nga sản xuất cách đây 50 năm, đang bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, và không đủ điều kiện để nhập cảng vào VN. DCD mua ụ nổi hư hỏng đem về sửa chữa, phí tổn tăng lên thành 24 triệu USD. Ụ nổi bị bỏ hoang vì dự án sửa chữa tàu ngưng hoạt động.
Công an đã tống đạt lịnh bắt giam để điều tra nhưng Dương Chí Dũng đã trốn mất, do được báo tin trước.
Sự bê bối của Vinashin và Vinalines là trách nhiệm chính trị và pháp lý rất quan trọng, thế mà toàn bộ từ thủ tướng, các phó thủ tướng đến hàng bộ trưởng, không ai bị kỷ luật gì cả. Hàng núi tiền trôi ra biển và chìm theo các Vina.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho biết: “Hết vụ Vinashin đến Vinalines, kinh tế VN đang lao dốc trên một cổ xe hỏng phanh, vậy trách nhiệm người lái xe ở đâu? Có xứng đáng ngồi ngã người nhịp tay trước Quốc Hội để tuyên bố rằng “tôi không ký quyết định nào sai cả”.
4.5. Ai bắt cóc Dương Chí Dũng?
Ngày 5-9-2012, tin trong nước cho biết, Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã cho chuyên cơ trực thăng sang Campuchia để rinh Dương Chí Dũng về VN.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh lại mang DCD về nước? Đáng lẻ đó là nhiệm vụ của Bộ Công An.
Dương Chí Dũng bị bắt là có thật, nhưng chung quanh đó có nhiều nguồn tin khác nhau, người dân không biết đâu mà mò.
Một nguồn tin cho rằng chính nhân viên của Tổng Cục 2 đã bắt bị can, nhưng vì TC2 không có quyền pháp lý để bắt người, cho nên đã bắt cóc và nhờ quân đội mang về VN.
Nếu DCD bị bắt ở Campuchia, thì đó là một vụ bắt cóc, vì chính quyền Campuchia, Interpol và cả toà đại sứ VN tại Campuchia đều không hay biết về việc đó cả. Cũng có nguồn tin cho biết DCD bị Interpol bắt ở Singapore, nhưng không thuyết phục, vì ở xứ tự do, việc bắt như thế đã được báo chí nói đến rồi. Cũng có tin đồn rằng DCD không có trốn ở đâu cả, mà chỉ là một con bài đã bị một thế lực nào đó bắt buộc phải đưa đi dấu ở một nơi nào đó, chờ dịp tung ra xử dụng khi cần thiết. Cũng có giả thuyết cho rằng, phe đối nghịch với Ba Dũng đã bắt cóc mang đi khai thác, xong xuôi rồi diễn ra vở tuồng bị bắt.
Bí mật của thế giới bí mật bao trùm.
Bộ trưởng Văn Phòng Chính Phủ Vũ Đức Đam đã tuyên bố là Ba Dũng đã ra lịnh bắt và chỉ đạo sát sao vụ bắt giữ, thế nhưng ngày 11-9-2012, văn phòng Chỉ đạo TW phòng chống tham nhũng đã yêu cầu cơ quan tố tụng báo cáo rõ ràng quá trình truy bắt Dương Chí Dũng. Té ra Ba Dũng cũng không biết gì về vụ việc đó cả, cho thấy Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang cũng không báo cáo cho thủ tướng biết về việc nầy. Hay là còn có những bí ẩn bên trong?
5. “Quan Làm Báo” ở đâu?
5.1. Việc bắt hai nhân viên của bà Hoàng Yến và Đặng Thành Tâm
Ngày 28-8-2012, đài RFA loan tin, trang Blog “Quan làm báo” (QLB) đưa tin Bầu Kiên bị bắt sớm hơn báo chí lề phải 9 tiếng đồng hồ, đã làm cho nhiều người ngạc nhiên về mức độ chính xác của điều bí mật nầy. Blog QLB bổng nhiên nổi tiếng ngay lập tức, số lượng truy cập cao không thể tưởng tượng nổi, lên đến hàng triệu lượt.
Trước đó, tướng Nguyễn Văn Hưởng cho biết, máy chủ của QLB đặt tại tư gia của bà Đặng Thị Hoàng Yến tại Hoa Kỳ.
Đó là lý do mà hai nhân viên của bà Hoàng Yến và người em Đặng Thành Tâm, tên là Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Thị Bích Trang, bị bắt cóc vì vi phạm đến tin tức an ninh quốc gia.
Ngày 5-9-2012, Nguyễn Duy Hưng, trưởng phòng đại diện Công Ty Đầu Tư Sài Gòn (SGI) có trụ sở ở Hà Nội, trên đường ra sân bay thì bị một nhóm người thường phục vây bắt. Trang Blog Quan Làm Báo cho biết, trong 2 ngày giam giữ bất hợp pháp, công an đã dùng những trò đe dọa, khủng bố, mớm cung, ép cung cáo buộc Đặng Thành Tâm là chủ của trang web QLB.
Ngày 7-9-2012, Bộ Công An đã ký lệnh khám xét văn phòng đại diện Công Ty Đầu Tư Sài Gòn (SGI) đặt tại Hà Nội. Lý do đưa ra là ông Hưng đã vào đọc QLB và nghi ngờ đương sự đã cung cấp tin tức cho Blog nầy. Hưng bị bắt với tội danh “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” theo điều 263 của Bộ Hình Luật.
Cũng trong ngày 5-9-2012, một nhóm thường phục đã chận bắt cô Nguyễn Thị Bích Trang trên đường đi làm về. Bắt cóc mang đi. Sau đó, buộc cô Trang phải gọi về nhà nói dối là đang đi công tác.
Chiều ngày 6-9-2012, khoảng 10 người thường phục xuống Đại học Tân Tạo ở Tân An, lấy lý do là máy vi tính của cô Trang phát tán Virus xấu từ các email, nên đề nghị giữ máy để kiểm tra, và buộc mọi người phải giữ kín, không được tiết lộ với bất cứ ai. Nguyễn Thị Bích Trang sinh ngày 2-7-1977, nhân viên hành chánh công ty Tân Tạo. Bị bắt với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, và lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”, theo điều 258 của Bộ Hình Luật.
Theo tin của Quan Làm Báo thì thầy trò tướng Hưởng đã lên kế hoạch giả mạo hồ sơ, vu cáo là máy chủ của QLB đặt tại tư gia của bà Hoàng Yến ở Hoa Kỳ.
Quan Làm Báo cho biết, thật sự máy chủ QLB là hệ thống máy chủ của Google, như vậy, hành động bắt giữ Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Thị Bích Trang là trái luật pháp, và sau 2 ngày tra tấn, hành hạ, ép cung, móm cung, và việc dùng thủ đoạn tịch thu máy tính nhằm mục đích cài đặt tài liệu gỉả mạo về “bí mật quốc gia” vào máy, để có cớ bắt người, dọn đường cho việc bãi chức đại biểu của Đặng Thành Tâm.
Mãi đến 2 ngày sau, ngày 7-9-2012, cơ quan an ninh điều tra bộ Công An mới chính thức tuyên bố lịnh bắt khẩn cấp Duy Hưng và Bích Trang.
Trước kia, tướng Hưởng cũng đã có lần bắt cóc ông Lâm Minh trong một vụ án năm 1998, khi đó Hưởng cố tình lập hồ sơ giả mạo, vu khống cho bà Đặng Hoàng Yến đã “tiết lộ bí mật quốc gia” nhằm đánh tướng Lê Đức Anh, nhưng không thành công và bị vạch mặt. Tướng Hưởng và tướng Nguyễn Thanh Liêm (Tư Liêm) là đàn em của Ba Dũng, thường tạo chứng cớ giả mạo, vu cáo cho những ai chống lại Ba Dũng.
5.2. Ba Dũng chuẩn bị đánh đại biểu Đặng Thành Tâm
Bước đầu, bắt hai nhân viên của nhà họ Đặng để ép cung, ngụy tạo hồ sơ chống lại Đặng Thành Tâm. Có tin, cơ quan an ninh đang củng cố chứng cớ và hoàn tất thủ tục để khởi tố Đặng Thành Tâm. Một số giáo sư người Mỹ ở đại học Tân Tạo, Tân An cũng bị giám sát chặt chẽ.
Ngày 6-9-2012, tờ Petro Times đăng bài có tựa đề “Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỷ đồng đi đâu?”. Báo nầy đề nghị mở cuộc điều tra để làm sáng tỏ vụ việc. Tờ báo thuộc Tập đoàn Petro Vietnam (PVN) do tổng biên tập, đại tá công an Nguyễn Như Phong, cựu tổng thư ký báo Công An Nhân Dân.
Dư luận trong nước cũng đồn rằng công an đang làm việc với chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng để bãi chức Đặng Thành Tâm.
BBC ngày 19-9-2012 đưa tin, đại biểu Đặng Thành Tâm gởi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ CT, và các lãnh đạo đảng, nhà nước và QH, về những ý đồ của công an khi bắt hai nhân viên Nguyễn Duy Hưng và Nguyễn Thị Bích Trang. Hai vụ bắt cóc giữa đường trái với luật pháp nhằm phục vụ cho một ý đồ nào đó, ai ai cũng hiểu là để triệt hạ và ám hại Đặng Thành Tâm, nên mới có đơn cầu cứu khẩn cấp.
Dự báo, cuộc đấu đá sẽ gay go hơn cho tới ngày Đại Hội TW 6, dự định sẽ tổ chức vào tháng 10 tới đây. Hội Nghị 6 sẽ là dịp tranh tài đấu sức gữa các chóp bu của đảng. Đảng thường biểu quyết bằng cách bỏ thăm kín, như thế Ba Dũng sẽ yếu thế hơn, bằng chứng là trong Đại Hội 5, trong việc bỏ phiếu trao chức vụ Trưởng Ban Phòng Chống Tham Nhũng lại cho Nguyễn Phú Trọng thỉ Ba Dũng chỉ có 4/14 phiếu của 14 UV/BCT, bỏ phiếu ở BCH/TW đảng thì Ba Dũng chỉ được 14/180 phiếu.
5* Công an và quân đội ngã về phe nào?
Hai lực lượng bảo vệ chế độ là quân đội và công an. Nếu với chức vụ Quân Ủy TW, Nguyễn Phú Trọng nắm được quân đội, thì quân đội nằm về phía Sang-Trọng. Về phía công an, một nhân vật đang nắm trên 1 triệu công an và 160 tướng lãnh công an là đại tướng Lê Hồng Anh, hiện giữ chức vụ Thường Trực Ban Bí Thư, xem như chỉ dưới Tổng Bí Thư về mặt đảng.
Lê Hồng Anh nguyên Bí Thư đảng ủy Công an, nguyên Bộ trưởng Công an, như vậy, hai nhân vật là Nguyễn Phú Trọng và Lê Hồng Anh, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên. Công an và quân đội đứng về phía nào, thì phe đó thắng. Kết quả là chỉ có Nguyễn Tấn Dũng còn giữ được ghế thủ tướng hay không mà thôi. Hai người Sang-Trọng thì vẫn tại vị.
6* Những tin giật gân chưa được kiểm chứng
1. Ba Dũng sợ bị ám sát nên đã lấy ngân sách ra mua xe bọc thép chống đạn.
2. Con gái Ba Dũng, Nguyễn Thanh Phượng, đang “công du” ở nước ngoài, sau khi dàn xếp cuộc ly dị với chồng là Việt kiều Henry Hoàng. Dư luận cho rằng ly dị chia tài sản vợ chồng nằm trong âm mưu tẩu tán tài sản của Ba Dũng.
3. Hiện nay, cố vấn của bầu Kiên là Trần Xuân Giá, nguyên Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư thời Phan Văn Khải, đã sang Hoa Kỳ “công tác” nhưng xem như một cuộc lánh mặt để lánh nạn. Gia đình cho biết, không biết khi nào ông Giá trở về VN. Mới đây báo chí trong nước cho biết Trần Xuân Giá đã từ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng ACB, và bị khởi tố do việc cho phép giám đốc ngân hàng ACB Lý Xuân Hải rút ra 718 tỷ đồng từ ngân hàng ACB, chuyển sang cho ngân hàng Viettinbank vay để lấy lời cao hơn quy định. Tin khởi tố được đính chính.
4. Trầm Bê, tên trùm tài chánh trong phe Ba Dũng đã ra đầu thú và hợp tác với cơ quan an ninh trong vụ án bầu Kiên, hiện Trầm Bê đang được bảo vệ nghiêm nhặt. Trầm Bê trước kia đã thâu tóm Sacombank với sự trợ giúp của Nguyễn Thanh Phượng, bầu Kiên và Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Trong phi vụ nầy, Trầm Bê đã chi ra 1,700 tỷ đồng cho ba người nói trên.
7* Kết
Liệu Nguyễn Tấn Dũng có bị mất ghế thủ tướng hay không? Có thể lắm, bởi vì đã có tiền lệ là trước kia Lê Khả Phiêu đã bị mất ghế Tổng Bí Thư ở giữa nhiệm kỳ. Nhưng GS Carl. Thayer nêu nhận xét, thường thì ghế thủ tướng do các phó thủ tướng lên đảm trách. Hiện tại, những phó thủ tướng là người của Ba Dũng, nếu họ lên làm thủ tướng thì xem như “thủ tướng Dũng mà không có Dũng”. Hơn nữa, các phe liên hệ cũng muốn tránh đổ vở, gây bất ổn làm thiệt hại địa vị của tất cả mọi người.
Trâu bò húc nhau ruồi muổi chết. Đó là những con vật hy sinh như bà Đặng Thị Hoàng Yến, em là Đặng Thành Tâm, Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải…
Nguyễn Tấn Dũng thật đáng tội lắm, nhưng nói chung, ngày nào còn cái đảng mắc dịch CSVN thì ngày đó nhân dân còn khổ dài dài vì tham nhũng không bao giờ trị dứt căn được.
Trúc Giang
Minnesota tháng 9 năm 2012.
Vụ này vulep chậm chân rồi...
ReplyDeleteBí mật của thế giới bí mật bao trùm....
DeleteĐã nói là bí mật sao biết được dúng sai hỉ....((
chuyện đã biết thì ai cũng biết rồi...