“Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phá
sản”
Bắc Kinh phải nhận ra rằng phương thức
"Trung Quốc giành tất cả" trong tranh chấp ở Biển Đông sẽ không đạt
hiệu quả, mọi giải pháp đều phải dựa trên tinh thần thỏa hiệp và sẽ không có được
giải pháp nếu bất kỳ bên nào ngoan cố.
"Các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử
của Trung Quốc không thuyết phục".
Đó là cảnh báo của giới
phân tích được đăng trên Mạng lưới An ninh và Quan hệ Quốc tế (ISN), một trong
những trang mạng hàng đầu thế giới chuyên đăng tải và cung cấp thông tin cho
giới chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và an ninh, vừa được đài TNHK đăng
tải.
Tác giả bài viết là Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu về Châu Á có trụ sở tại Bỉ, và Tiến sĩ Graham Ong-Webb, chuyên viên cố vấn phụ trách Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt tại Singapore.
Các tác giả cho rằng chiến lược "giành tất cả" của Bắc Kinh tiếp tục khiến quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp và Bắc Kinh đang đánh mất bạn bè vì cách hành xử của mình ở Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông.
Theo hai nhà phân tích trên, sở dĩ chiến lược "giành tất cả" của Trung Quốc ở Biển Đông gặp trở ngại là vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục được các bên, cộng với những khó khăn trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei.
Hai phân tích gia Ong-Webb và Fallon nhấn mạnh để các cơ chế luật quốc tế phát huy hiệu quả trong tranh chấp Biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải nhìn thấy rằng quyền lực kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp chủ quyền, mà cần phải áp dụng "quyền lực mềm" để tìm bạn và vận dụng vai trò lãnh đạo trong khu vực, cũng như phải áp dụng phương thức cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên./.
Tác giả bài viết là Theresa Fallon, thành viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Châu Âu về Châu Á có trụ sở tại Bỉ, và Tiến sĩ Graham Ong-Webb, chuyên viên cố vấn phụ trách Văn phòng Đông Nam Á của tổ chức tư vấn rủi ro toàn cầu Control Risks đặt tại Singapore.
Các tác giả cho rằng chiến lược "giành tất cả" của Bắc Kinh tiếp tục khiến quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác ngày càng trở nên phức tạp và Bắc Kinh đang đánh mất bạn bè vì cách hành xử của mình ở Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông.
Theo hai nhà phân tích trên, sở dĩ chiến lược "giành tất cả" của Trung Quốc ở Biển Đông gặp trở ngại là vì các tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Trung Quốc không thuyết phục được các bên, cộng với những khó khăn trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei.
Hai phân tích gia Ong-Webb và Fallon nhấn mạnh để các cơ chế luật quốc tế phát huy hiệu quả trong tranh chấp Biển Đông, trước tiên Trung Quốc phải nhìn thấy rằng quyền lực kinh tế hay quân sự không thể giải quyết được tranh chấp chủ quyền, mà cần phải áp dụng "quyền lực mềm" để tìm bạn và vận dụng vai trò lãnh đạo trong khu vực, cũng như phải áp dụng phương thức cùng nhau chia sẻ nguồn tài nguyên./.
Trung Quốc âm thầm xây đập khổng lồ trên sông Mêkông
Theo Đài RFI, Trung Quốc (TQ) đã âm thầm cho khởi động đập thủy
điện Nọa Trác Độ - con đập thứ năm trên thượng nguồn sông Mêkông. Đập thủy điện
này đã được TQ đưa vào hoạt động đầu tháng 9.2012.
Hành động này đang bị giới nghiên cứu chỉ trích, bởi đây là nguy
cơ mới đe dọa hệ sinh thái của dòng sông chung chảy qua 6 quốc gia trong khu
vực, trong đó có Việt Nam.
Sự kiện đập Nọa Trác Độ đi vào hoạt động không được TQ quảng bá ồn ào, cho dù đây là công trình thủy điện lớn nhất được xây dựng tại Vân Nam, trên vùng thượng nguồn sông Mêkông - đoạn chảy qua TQ. Theo báo chí TQ, ngày 6.9 vừa qua, Tập đoàn Hoa Năng đã cho vận hành tổ máy phát điện đầu tiên có công suất 650MW. Đây là tổ máy thứ nhất trong số 9 máy phát dự trù lắp đặt tại đập thủy điện này khi hoàn tất vào năm 2014. Theo kế hoạch, khi chạy đủ công suất, con đập này sẽ sản xuất khoảng 24.000GW mỗi năm, một lượng điện tương đương với mức tiêu thụ của toàn bộ thành phố New York (Mỹ) trong bảy tháng.
Tuy nhiên, vấn đề là con đập khổng lồ này có nguy cơ gây hại nhiều hơn cho các nước nằm ở hạ nguồn dòng sông, từ Myanmar đến Thái Lan, Campuchia và đặc biệt là Việt Nam, làm trầm trọng thêm các tác hại của các con đập khác mà TQ đã xây trên thượng nguồn như Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan.
Nghiên cứu của Trung tâm Stimson - một trung tâm tham vấn tại Mỹ - đã xác định rằng, 4 đập thủy điện phía bên trên Nọa Trác Độ mà TQ đã đưa vào sử dụng “đã làm thay đổi thủy lưu của dòng sông và cản đường lưu thông của phù sa màu mỡ, rất cần thiết cho việc duy trì năng suất đất, nuôi dưỡng thủy sản và ngăn biển xâm lấn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Việt Nam.
Phản ứng trước việc TQ cho khởi động đập thủy điện Nọa Trác Độ, hôm 24.9, ông Milton Osborne - chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Lowy, một trung tâm nghiên cứu chính sách quốc tế tại Australia - đã lên tiếng báo động: “Dù ít được báo chí phương Tây chú ý vì ở nơi xa xôi, các con đập do TQ xây dựng trên dòng Mêkông sẽ tác động mạnh tới dòng sông dài và quan trọng nhất Đông Nam Á, một con sông thiết yếu trong việc nuôi sống 60 triệu người dân vùng hạ nguồn Mêkông”.
Sự kiện đập Nọa Trác Độ đi vào hoạt động không được TQ quảng bá ồn ào, cho dù đây là công trình thủy điện lớn nhất được xây dựng tại Vân Nam, trên vùng thượng nguồn sông Mêkông - đoạn chảy qua TQ. Theo báo chí TQ, ngày 6.9 vừa qua, Tập đoàn Hoa Năng đã cho vận hành tổ máy phát điện đầu tiên có công suất 650MW. Đây là tổ máy thứ nhất trong số 9 máy phát dự trù lắp đặt tại đập thủy điện này khi hoàn tất vào năm 2014. Theo kế hoạch, khi chạy đủ công suất, con đập này sẽ sản xuất khoảng 24.000GW mỗi năm, một lượng điện tương đương với mức tiêu thụ của toàn bộ thành phố New York (Mỹ) trong bảy tháng.
Tuy nhiên, vấn đề là con đập khổng lồ này có nguy cơ gây hại nhiều hơn cho các nước nằm ở hạ nguồn dòng sông, từ Myanmar đến Thái Lan, Campuchia và đặc biệt là Việt Nam, làm trầm trọng thêm các tác hại của các con đập khác mà TQ đã xây trên thượng nguồn như Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan.
Nghiên cứu của Trung tâm Stimson - một trung tâm tham vấn tại Mỹ - đã xác định rằng, 4 đập thủy điện phía bên trên Nọa Trác Độ mà TQ đã đưa vào sử dụng “đã làm thay đổi thủy lưu của dòng sông và cản đường lưu thông của phù sa màu mỡ, rất cần thiết cho việc duy trì năng suất đất, nuôi dưỡng thủy sản và ngăn biển xâm lấn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Việt Nam.
Phản ứng trước việc TQ cho khởi động đập thủy điện Nọa Trác Độ, hôm 24.9, ông Milton Osborne - chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Lowy, một trung tâm nghiên cứu chính sách quốc tế tại Australia - đã lên tiếng báo động: “Dù ít được báo chí phương Tây chú ý vì ở nơi xa xôi, các con đập do TQ xây dựng trên dòng Mêkông sẽ tác động mạnh tới dòng sông dài và quan trọng nhất Đông Nam Á, một con sông thiết yếu trong việc nuôi sống 60 triệu người dân vùng hạ nguồn Mêkông”.
18 học sinh Trung Quốc thiệt mạng trong vụ lở đất chôn vùi
trường học
Toàn bộ 18 học sinh bị
chôn vùi trong vụ lở đất nhấn chìm cả trường học của các em ở vùng núi tây nam Trung
Quốc đã thiệt mạng, báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 5/10 đưa tin.
Hiện trường vụ lở đất.
Vụ lở đất, do mưa lớn kéo dài, đã chôn vùi trường học và 3 ngôi
nhà nông trang ở tỉnh Vân Nam vào ngày 4/5, khi học sinh đến học bù sau trận
động đất chết người ở khu vực vào tháng trước, trận động đất cướp đi sinh mạng
của 81 người.
Nhân viên cứu hộ đã đưa được thi thể của em nhỏ mất tích cuối cùng
ra khỏi đống đổ nát của vụ lở đất vào sớm nay, đài phát thanh quốc gia Trung
Quốc trên trang web.
Thảm họa xảy ra ở làng Zhenhe đặt ra nghi vấn về việc tại sao học
sinh lại đến trường, nằm trong một thung lũng sâu, khi cả nước Trung Quốc đang
có kỳ nghỉ lễ kéo dài 1 tuần.
Tuy nhiên, giới chức địa phương cho biết các em cần phải học bù
thời gian nghỉ do trận động đất hôm 7/9 gây ra.
Trung Quốc có nền giáo dục cạnh tranh khốc liệt, với những kỳ kiểm
tra gắt gao, quyết định học sinh có được vào trường tốt sau này hay không.
Một người dân làng cũng bị chôn vùi trong lở đất, tuy nhiên đội
cứu hộ vẫn chưa tìm thấy.
An toàn trường học là vấn đề nhạy cảm sau khi hàng ngàn học sinh
thiệt mạng trong trận động đất 8 richter ở Tứ Xuyên năm 2008. Nhiều trường học
đã bị sập trong trận động đất cướp đi sinh mạng của hơn 80.000 người này. Nhiều
người cáo buộc tình trạng cắt xén và tham nhũng đã khiến các trường học được
xây dựng yếu kém, bằng chứng là nhiều tòa nhà gần các trường học bị sập này vẫn
đứng vững trong trận động đất.
Tàu với 8 thủy thủ Trung Quốc bốc cháy ở Nhật
- Một chiếc tàu chở
hàng mang cờ Campuchia, với 8 thủy thủ là người Trung Quốc, đã bị bắt lửa trên
kênh ở miền tây Nhật vào ngày hôm nay 5/10, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho
hay.
Một tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển đã tham gia cùng tàu cứu hỏa
địa phương dập lửa trên tàu chở hàng 1.496 tấn HAODA 6. Lửa bùng lên khi tàu
đang ở giữa đảo Honshu và Kyushu của Nhật Bản.
Người phát ngôn lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, chi nhánh
Kyushu , cho biết giới chức trách nhận được điện cầu cứu từ tàu vào khoảng 3h10
sáng 5/10.
“Đến 10h sáng, khói đã ngừng bốc lên từ tàu, nhưng chúng tôi vẫn
tiếp tục phun nước để làm nguội thân tàu”, người phát ngôn cho biết. “Có khả
năng vẫn còn lửa cháy âm ỉ bên trong”.
Quan chức này cũng cho biết không có thương vong cũng như rò rỉ
dầu và tàu đã được kéo vào cách cảng ở thành phố Kitakyushu khoảng
300m. Ngoài 8 người Trung Quốc, còn có 2 thủy thủ người Myanmar .
HAODA 6 đang chở 980 tấn sắt vụn từ Chiba, gần Tokyo, tới cảng
Ningbo, miền đông Trung Quốc.
Philippines quyết không nhượng bộ trong tranh chấp biển
Philippines kiên quyết không lùi bước trong những tuyên bố chủ
quyền của mình trên biển Đông bằng cách sử dụng luật pháp quốc tế và tuân thủ
con đường phi bạo lực.
Tàu ngư chính Trung Quốc gần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông hôm 2/10.
Tờ Philippine Daily Inquirer
ngày 4.10 cho biết, tại cuộc họp cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Philippines ở
Washington trong thời gian gần đây, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
nói rằng Biển Đông là "lợi ích cốt lõi quốc gia của Philippines" và
nước này sẽ theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trong khuôn khổ ngoại giao, hợp
tác và luật pháp quốc tế.
Theo tờ báo trên, mặc dù coi Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất, Philippines vẫn kiên quyết về chủ quyền của mình tại Biển Đông (tức Biển Tây Philippines theo cách gọi của Manila), đặc biệt là bãi cạn Scarborough.
Tờ báo dẫn lời Ngoại trưởng Del Rosario rằng Philippines và Trung Quốc đang trải qua "thời điểm khó khăn" trong quan hệ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng cho hay trong khi Philippines thúc đẩy giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, nước này sẽ đồng thời xây dựng một "thế trận quốc phòng đáng tin cậy" nhằm bảo vệ lợi ích lãnh thổ trong vùng biển tranh chấp.
Theo tờ báo trên, mặc dù coi Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất, Philippines vẫn kiên quyết về chủ quyền của mình tại Biển Đông (tức Biển Tây Philippines theo cách gọi của Manila), đặc biệt là bãi cạn Scarborough.
Tờ báo dẫn lời Ngoại trưởng Del Rosario rằng Philippines và Trung Quốc đang trải qua "thời điểm khó khăn" trong quan hệ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng cho hay trong khi Philippines thúc đẩy giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, nước này sẽ đồng thời xây dựng một "thế trận quốc phòng đáng tin cậy" nhằm bảo vệ lợi ích lãnh thổ trong vùng biển tranh chấp.
Australia
khởi động kính viễn vọng vô tuyến siêu mạnh
Australia hôm
nay 5/10 bắt đầu khởi động một trong những kính viễn vọng mạnh nhất thế giới,
nhằm khảo sát vũ trụ và tìm hiểu nguồn gốc của các ngôi sao và dải ngân hà.
Kính viễn vọng Askap gồm 36 ăng-ten có đường kính lên tới 12m.
Kính viễn vọng Askap (Australian Square
Kilometre Array Pathfinder) được đặt ở vùng xa xôi của Tây Australia, có 36
ăng-ten có đường kính lên tới 12m.
Kính viễn vọng có trị giá 155 triệu USD này dự
kiến sẽ thu giữ hình ảnh sóng vô tuyến bắt đầu từ ngày hôm nay 5/10.
Kính được đặt ở Đài quan sát thiên văn vô
tuyến Murchison, cách đông bắc Geraldton, sa mạc Tây Australia , 315km.
Tiến sỹ John O'Sullivan, Tổ chức nghiên cứu
khoa học và công nghiệp khối Thịnh vượng chung của Australia , cho biết
mặc dù kính viễn vọng không quá lớn, nhưng “nó vẫn là thiết bị khảo sát rất,
rất mạnh, để bắt đầu tìm hiểu về nguồn gốc của các dải ngân hà”.
“Đây là khởi đầu cho một giai đoạn mới tuyệt
vời”, ông cho hay.
|
Cơ quan An toàn Thực
phẩm châu Âu tuyên bố họ chưa thể kết luận ngô biến đổi gene có khả năng tạo
nên các khối u trong cơ thể sống.
|
Một giống ngô biến đổi
gene. Ảnh: motherearthnews.com.
|
Giáo
sư Gilles-Eric Seralini, một nhà khoa học của Đại học Cannes tại Pháp, từng
công bố những bức ảnh về chuột biến dạng bởi những khối u lớn. Ông khẳng định
những khối u xuất hiện trong cơ thể chuột sau khi chúng ăn ngô biến đổi gene và
phơi nhiễm với Roundup, một loại thuốc diệt cỏ. Tuyên bố của Seralini khiến dư
luận châu Âu cảm thấy sốc. Chính phủ Pháp đã yêu cầu các nhà khoa học điều tra
về mức độ an toàn của ngô biến đổi gene.
Nhưng
Seralini hứng chịu
vô số lời chỉ trích từ các nhà khoa học quốc tế. Họ khẳng định dữ liệu của ông
không hoàn chỉnh và không đáng tin cậy. Mới đây Cơ quan An toàn Thực phẩm châu
Âu (EFSA) cũng tuyên bố rằng nghiên cứu của Seralini không đầy đủ nên họ chưa
thể kết luận ngô biến đổi gene gây ung thư, Telegraph đưa tin.
EFSA
mời giáo sư Seralini cung cấp thêm bằng chứng về nghiên cứu của ông. Seralini
đáp lại rằng ông sẽ chỉ đưa ra bằng chứng bổ sung nếu EFSA công bố toàn bộ dữ
liệu từ nghiên cứu về ngô biến đổi gene vào năm 2003. Trong nghiên cứu đó, các
nhà khoa học của EFSA kết luận rằng mức độ an toàn của ngô biến đổi gene tương
đương ngô thường.
“Để
công bằng, EFSA không nên giữ kín dữ liệu của họ”, Seralini phát biểu.
Nhiều
nhà khoa học Anh đã gửi thư tới tạp chí Food and Chemical Toxicology, ấn
phẩm từng đăng nghiên cứu “động trời” của giáo sư Seralini, để yêu cầu tạp chí
công bố dữ liệu.
“Dữ
liệu trong nghiên cứu của giáo sư Seralini không đạt tiêu chuẩn về mặt cơ bản.
Nó không phục vụ mục đích chân chính của khoa học, mà chỉ đóng vai trò là công
cụ tuyên truyền của những tờ báo lá cải. Lẽ ra một nghiên cứu như vậy không nên
xuất hiện trên một tạp chí uy tín”, giáo sư Maurice Moloney, giám đốc điều hành
Viện nghiên cứu Rothamsted tại Anh, bình luận. Viện nghiên cứu Rothamsted thực
hiện những nghiên cứu về ngô biến đổi gene.
Lenovo sắp có nhà máy sản xuất máy tính đầu tiên tại Mỹ
Nơi này này dự kiến sẽ mở cửa vào đầu năm 2013
với 115 nhân lực sản xuất, bên cạnh các nhà máy ở Mexico, Brazil và Trung Quốc.
|
Lenovo dự kiến sẽ có
nhà máy sản xuất máy tính đầu tiên tại Mỹ vào đầu năm sau. Ảnh:Carycitizen.
|
Các
sản phẩm mang thương hiệu ThinkPad của Lenovo được tạo ra từ nhà máy đặt tại
Whitsett, bang North Carolina (Mỹ) bao gồm laptop, máy tính truyền thống và máy
tính bảng. Thậm chí, cả máy tính bảng ThinkPad Tablet 2 và máy tính "tí
hon" ThinkCentre M92p Tiny cũng được sản xuất tại đây. Tuy nhiên, theo Computerworld,
đợt hàng ThinkPad Tablet 2 đầu tiên sắp bán ra vào cuối tháng tới không do nhà
máy này sản xuất.
Lenovo
từng là nhà sản xuất máy tính lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau HP, tính vào
cuối quý II năm nay. Công ty nghiên cứu thị trường Gartner và IDC cho biết nhà
sản xuất máy tính Trung Quốc đang trưởng với tốc độ nhanh và "lăm le"
chiếm lấy vị trí dẫn đầu của Hewlett-Packard. Lenovo có sức ảnh hưởng lớn trên
các thị trường như châu Á Thái Bình Dương và châu Âu
Mỹ xử nghi can gián
điệp Nga
06/10/2012 3:10
Ngày 5.10, tòa án liên bang ở thành phố Houston, Mỹ bắt đầu xét
xử 11 nghi can với cáo buộc chuyển lậu hàng công nghệ bị cấm cho quân đội và
tình báo Nga.
Theo Reuters, đường dây này do Alexander
Fishenko, chủ Công ty Arc Electronics tại Houston, cầm đầu. Người này là công
dân Mỹ gốc Kazakhstan nhưng cũng mang hộ chiếu Nga. Các công tố viên cáo buộc
Fishenko và các đồng phạm dùng hồ sơ giả để mua nhiều thiết bị vi điện tử công
nghệ cao dưới vỏ bọc là sản xuất đèn giao thông, nhưng sau đó tìm cách đưa sang
Nga. Giới hữu trách Mỹ cho hay các thiết bị này có tiềm năng ứng dụng quân sự
rất rộng, bao gồm chế tạo radar, hệ thống dẫn đường cho vũ khí và kíp nổ. Nhóm
nghi phạm bị bắt hồi đầu tuần và giới chức cho biết còn 3 thành viên khác trong
đường dây này đang ở Nga.
Cũng trong hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố
nước này không liên quan gì đến các nghi can. AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao
Sergei Ryabkov nói thêm đây rõ ràng là một “vụ án hình sự chứ không phải án
gián điệp”.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment