Subject: Xin anh Hải post. Cám ơn anh. TDN
Vietnam
===
=====
lisa pham mới nhất [khai dân trí số>
https://www.youtube.com/results?search_query=lisa+pham+m%E1%BB%9Bi+nh%E1%BA%A5t+%5Bkhai+d%C3%A2n+tr%C3%AD+s%E1%BB%91
===
====================
Biểu tình 5/3/2017
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017
Friday, October 5, 2012
Phiếm - Truyện Phở Món ăn đặc trưng và truyền thống của Dân tộc
Labels:
ẩm thực
Subject: Xin anh Hải post. Cám ơn anh. TDN
Phiếm - Truyện
Phở
Món
ăn đặc trưng và truyền thống của Dân tộc
*GS Xuân Vũ Trần Đình Ngọc
Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ sáu, nhờ thần hiện lên chỉ dẫn mà hoàng tử thứ
mười tám Lang Lèo (tên chữ gọi Tiết Liêu) - mồ côi mẹ - chế tác ra được bánh
dày và bánh chưng, tượng trưng trời và đất (trời tròn, đất vuông) dâng lên vua
cha và được truyền ngôi. Kể từ đó, bánh chưng bánh dày gắn bó với tộc Việt như
bóng với hình xuyên suốt chiều dài bốn nghìn năm lịch sử. Bánh chưng bánh dày
chính là một trong những nét đặc trưng và truyền thống của Văn hóa Việt.
Điều
ấy chứng tỏ trong việc biến chế thức ăn, người đầu bếp phải đem cả cái tinh
thần của mình vào và phải thông minh một chút món ăn mới ngon.
Để
tạ lại tâm tình người sáng chế cũng như người nấu nướng, thực khách cũng phải
dùng cả cái tinh thần của mình mà thưởng thức thì mới cảm nhận hết được mùi vị
thơm ngon đặc biệt của mỗi món ngon. Bởi vậy cổ nhân chê những hạng người phàm
phu tục tử, chỉ ăn cốt lấy no, lấy xong, chứ tuyệt nhiên không thưởng thức được
cái phần đặc biệt, phần sâu sắc của món ngon. “Thực bất tri kì vị” để chỉ những
hạng người ấy. Ca dao cũng có câu:
Vai u, thịt bắp, mồ hôi dầu
Rượu ngon uống vội, chè tầu một hơi!
Phàm
thức ăn để nuôi sống con người, bất kể là thức ăn của nước nào, giống người nào
đều qui về ba chất liệu chính: bột, thịt và rau. Bột như cơm, bánh, khoai, các
thứ đã nghiền thành bột; thịt như bò, gà, heo, trừu, tôm, cá và rau là các thứ
hoa quả như cà chua, cà tím, dưa, rau các lọai.
Ngoài
bánh chưng bánh dày, hôm nay chúng ta đề cập tới một món ăn đặc trưng và truyền
thống khác: phở.
Vâng,
phở. Phở rất giản dị nhưng hội đủ ba chất dinh dưỡng cần thiết vừa nói: bột,
thịt và rau.
Làm nền cho tô phở là bánh phở trắng phau từ bột gạo đã xay nhuyễn, đem tráng
trên nồi hơi thành ra một thứ bánh mềm mại, không dày quá, không mỏng quá,
trước khi ăn đem xắt mỏng ra, xong lại cho vào súc trong nước nóng khoảng vài
chục giây rồi mới đổ ra tô để bánh được nóng lúc ăn. Thịt thái để riêng từng
thứ. Tái là thịt bò tươi còn rịn máu mầu hồng, thịt tái lấy ở cái thăn (filet)
con bò nên rất mềm, rất ngọt. Phụ thêm cho đúng khẩu vị khách ăn là chín, nạm,
vè, gầu, gân, sụn, sách...tất cả rải đều trên mặt tô phở. Hành hoa, hành tây và
ngò (thì mùi) đã xắt nhỏ rắc vào, thêm chút tiêu, rồi dùng muôi lớn chan nước
dùng đang sôi liu riu nhưng thật nóng lên thịt và bánh, xong bưng ngay cho
khách thưởng thức, để riêng vài lát ớt đỏ và vài miếng chanh cắt xéo.
Khách
ăn Nam kỳ thêm đĩa giá, trụng nước sôi hay để sống; thói quen khi ăn hủ tiếu.
Khách Bắc kỳ là một đĩa rau diếp xanh tươi cùng với ngò gai, húng quế, húng lủi
hay húng cây để thưởng thức cho tô phở thêm đậm đà. Khách Bắc ngày nay nhiều
người cũng thích phở có giá trụng và hành trần. Món “tái giá” cho phụ nữ hình
như được bà con chiếu cố hơi kĩ bởi cái bằng “tiết hạnh khả phong” càng ngày
càng kém giá trị.
Từ
ngày di cư vô Nam năm 1954, giá sống với rau “muốn” (không có g đấy cô thư kí),
rau ôm khắng khít keo sơn, tưởng không gì gắn bó hơn. Tương đỏ đã có từ lâu
lắm, người Tầu gọi là “lạp chí chương” có thể thay cho mấy lát ớt. Từ ba chục
năm nay bát phở lại có thêm tương đen, thứ “hoisin sauce” của người Hoa, có
chất ngọt. Tuy nhiên những gia vị này là “nhân tâm tùy sở thích”. Nước béo cũng
vậy. Có người đòi cho được vài miếng mỡ nhừ nổi trên mặt thùng nước phở, thêm
vài muỗng nước béo ngậy dội vào vài cọng hành hoa tươi xanh. Có người lại dặn
đi dặn lại, nước trong đấy nhé! Thực là bá nhân bá tánh, “bá nhân bá khẩu”,
nhưng các bác bán phở chuyên ngành “rất ấn tượng”, các bác chiều được “tất tần
tật”, chẳng làm ai thất vọng.
Lại
có những bác phu xích lô, ba bánh, kiếm đồng bạc khó khăn, coi bữa phở như một
đại tiệc. Thế nào bác ta cũng phải củ vào túi áo một nửa xị đế và một khúc bánh
mì. Ực một ngụm rượu, đưa cay bằng gắp bánh phở với chút thịt, phải ăn từ từ để
ngẫm nghĩ cái ngon, cái thơm, cái bùi, cái béo. Bẻ miếng bánh mì chấm vào nước
phở ăn cho đủ no vì tiền đâu mà gọi tô nữa, lấy làm vô cùng mãn nguyện, xe lăn
bánh ào ào!
Trong ba thứ để làm thành tô phở ngon, thứ nào cũng quan trọng: bánh, thịt và
nước dùng. Nước dùng nấu công phu rất tốn thời gian. Trước hết là xương bò, gồm
xương cổ và xương ống đã cưa nhỏ ra đem tẩy sạch (có tiệm tẩy bằng rượu) sau
khi ngâm vài giờ trong nước ấm. Những người sợ mỡ ngày nay không thích dùng
xương ống vì xương ống cho chất tủy, nhiều cholesterol. Có những người chỉ
thích đuôi bò hầm phở. Đuôi bò quả có thơm hơn xương cổ nhưng quá nhiều mỡ bám
dính xung quanh cái đuôi, dù có để trong tủ lạnh qua đêm để hớt mỡ cũng không
hết.
Rửa sạch xương rồi, sau đó
cho xương vào thùng phở lớn mà ninh lửa liu riu, sôi nhẹ nhẹ vì nếu lửa lớn sôi
sùng sục sẽ làm thùng nước dùng đục ngầu, hỏng nồi nước. Vừa ninh như thế vừa
phải vớt bọt kĩ cho trong nước, nêm gia vị và gừng để có mùi phở và muối cho
vừa miệng. Có hàng phở nói nồi nước dùng ninh phải 10 tiếng mới đủ. Lúc đó, lớp
mỡ tự động nổi lên trên mặt nồi nước bao lấy mặt như cái vung làm nước phở sôi
liu riu mà vẫn thật nóng, không cẩn thận bỏng lưỡi. Những điều này, người viết
học hỏi từ các bác bán phở “thân tín” từ hồi còn để chỏm chứ thực tình chưa
được đi bán phở bao giờ!
Thịt
và bánh ngon nhưng nước dùng không ngon, phở không ngon. Nước dùng ngon, thịt
ngon nhưng bánh nát hay cứng quá, phở không ngon. Nước dùng và bánh ngon
nhưng thịt dai nhách, nhạt nhẽo, tô phở cũng không ngon. Tất cả đều ngon nhưng
phở nguội ngắt, không ngon. Như vậy, bốn yếu tố vừa kể là quan thiết nhất cho
một tô phở ngon, một tô phở có phẩm chất cao.
Ăn
phở phải ăn thật nóng, càng nóng càng tốt và chính cái nóng làm tăng thêm mùi
vị phở vốn đã nồng nàn. Còn chỗ ngồi để ăn và người cùng ăn phở không quan
trọng cho lắm như Tản Đà tiên sinh bàn về món ăn. Phở không cần phải nhà
lầu hai, ba tầng mà một góc bàn với bát đũa sạch sẽ, thơm tho là được. Ăn phở
cũng không giống như uống rượu thuốc, nhậu thịt rừng, cứ lai rai ba sợi chén
chú chén anh từ trưa đến tối. Phở phải ăn nóng, mỗi người một tô, ăn xong nói
chuyện cũng chẳng sao!
Về
cách nêm gia vị, lại cũng không thể dùng mì chính ở Bắc, bột ngọt trong Nam
đánh lừa vị giác thực khách. Bột ngọt (monosodium glutamate) ăn nhiều hại thần
kinh và làm cao máu vì nó chính là một lọai sodium. Ăn xong tô phở buổi trưa,
sau mười phút có thể biết ngay là phở đã nêm nhiều bột ngọt. Hai thái dương
giật giật như cao máu, thị giác kém, phía ót và đỉnh đầu nhức nhức, người như
say say suốt cả buổi chiều. Khốn nỗi, có những quán ăn, vì muốn được khách đã
dùng cả bột ngọt nêm vào nước mắm chấm cho thêm đậm đà! Còn nước phở thì khỏi
nói!
Nếu bây giờ có một cuộc thi món ăn đặc trưng của dân tộc trên trường quốc
tế, mỗi quốc gia đưa ra một món truyền thống tiêu biểu đắc ý nhất thì riêng
Việt Nam ta, Bút Xuân xin đề nghị món phở bò.
Quả vây, phở phổ thông đến nỗi hầu như cả nước không có ai là người chưa ăn
phở. Nếu thực sự có nhóm người chưa từng ăn phở bao giờ thì tỉ lệ cũng rất thấp
so với nhiều triệu người đã từng ít nhất một lần ăn phở - phở bò hoặc phở gà.
Chỉ có điều, chưa ai xác định được phở xuất hiện ở nước ta từ bao giờ và tại
sao lại đặt tên cho nó là phở, một danh từ rất bình dân học vụ? Một vài người
nại ra món súp của người Pháp có tên là “pot au feu” (pô-tô-phơ) món thịt bò
hầm người Pháp hay dùng. Thời Pháp đô hộ nước ta, dĩ nhiên đã có “pot au feu”
và khi người Việt đầu tiên ninh thịt bò theo lối pô-tô-phơ, thử cho bánh tráng
vào ăn thấy ngon, liền nhái theo chữ “feu” thêm dấu cho đậm đà mà đọc là phở.
Đây chỉ là giả thuyết không có gì vững chắc.
Mỗi món ăn, theo chiều dài lịch sử của chính nó, là những thử nghiệm các chất
liệu qua nhiều người và xuyên suốt nhiều thời gian. Không phải tự nhiên ta có
món bún bò Huế thơm ngon, cay sè ăn hòai không chán như hiện nay. Mì Quảng, hủ
tiếu, bún thang, bún ốc, tiết canh vịt v.v...cũng theo trình tự khả tín đó, thứ
lâu thứ mau, tất cả đã được nấu, nêm, nếm, so sánh, suy nghĩ rất nhiều kể cả
phải đổ đi hàng lọat để chúng thành những món ăn hợp khẩu vị chúng ta ngày nay,
lâu không ăn là nhớ, ăn là ăn hoài không chán, bởi cha mẹ đã cho ăn từ hồi còn
nhỏ, những mùi vị ấy đã được bộ óc xếp vào trong bộ nhớ lâu dài (long term
memory) sau đó chỉ thóang ngửi thấy ở mũi hay tan trên lưỡi là biết liền đích
thị bồ tèo.
Trường phái ấn tượng và siêu thực phán rằng,
phở cũng phải qua những giai đọan “gay go” để hình thành như các món ăn khác.
Có thể đầu tiên người ta thử nghiệm “pô-tô-phơ” với bột nghệ, thấy ăn không
ngon lắm. Rồi bột quế chi, bột thảo quả, bột riềng, nhiều thứ khác kể cả mắm
tôm, mắm ruốc, mắm cáy, mắm rươi... Thử mà! Đâu đã biết thứ gia vị nào, chất
liệu nào hợp, thứ nào không?
Thực ra, chẳng cần phải nhái pô-tô-phơ chúng ta
mới có phở. Quí bạn đọc nghĩ coi, ngày xưa, xa lắc xa lơ, cứ mùa Xuân làng vào
đám cúng đình, hội Xuân, cả làng, cả tổng ăn chung với nhau một bữa đại tiệc,
khắp lượt đàn ông, đàn bà, con nít nên phải ngả trâu, vật bò mới đủ. Thịt thà
lạng ra, lóc ra ăn rồi, thế xương làm gì? Của đâu đổ đi? Thế là mấy tay hỏa đầu
quân lấy nồi ba mươi hay những cái vạc thật lớn thường dùng để nấu cơm cho binh
sĩ, bỏ xương vào ninh cho thật nhừ, tra nước mắm và muối cho vừa miệng. Thế là
có một món canh rất ngon, chan vào cơm, người lớn trẻ nít thưởng thức hết mình.
Tiết
Xuân còn lạnh, vài cụ Đông y sĩ lại nảy ra ý kiến là cho thêm ít lát gừng cho
ấm bụng. Gừng hồi xưa là một vị thuốc thiên nhiên, dùng nhiều trong dân gian.
Đau bụng, đầy bụng dùng gừng; tiêu chảy, lạnh bụng dùng gừng; nhức đầu, sổ mũi
dùng gừng; mà cảm gió, kinh phong cho đến say rượu, say thuốc, mỏi lưng, đau
khớp cũng dùng gừng giã dập ra chưng với rượu trắng thoa bóp trên thái dương,
trên cổ, khắp người đồng thời uống một li nước gừng thật nóng. Có người không
ăn được tỏi, riềng hay hành nhưng gừng ai cũng thích và coi là thứ nên thuốc.
Xương bò hầm nhừ có mùi vị gừng, chắc không có ai chê. Dần dà, người ta không
ăn với cơm nữa mà cho bánh tráng vào thử xem sao. Thấy ngon và lạ hơn ăn với
cơm; rồi một cụ đông y sĩ nào đó biết rõ dược tính và mùi vị của hồi hương
(cánh hồi hình ngôi sao) liền đề nghị cho ít bột hồi vào món thịt bò hầm mà
thành ra món phở ngày nay.Dĩ nhiên các tiểu tiềt như tái, chín, gầu v.v...thêm
hành ngò, húng quế hoặc ngoài gừng và cánh hồi còn có thảo quả, quế chi
v.v...là do những người đi sau thêm thắt, sáng kiến mãi ra cho hoàn bị.
Quả phở là món ăn đặc thù, ngoài
Việt tộc không dân tộc nào có.
Về cái sự thử nghiệm món ăn, mới đây Bút Xuân
đến thăm vài nhà người quen ở Little Saigon, Cali. thấy cả gia đình đang tíu
tít ăn pizza chấm với mắm tôm chanh. Trẻ con, người lớn khen nức khen nở, rằng
ngon hơn pizza ăn không nhiều. Gia chủ bảo tôi:
”Ông thử miếng coi. Rất ngon! Không chừng ông
bắt ghiền đó!”
Còn một gia đình khác lấy pizza cuốn bánh
tráng, rau sống, rau thơm, chấm nước mắm chua ngọt hay mắm nêm đã pha. Cũng là
thử cả đấy! Hễ ngon, hợp khẩu là cứ thế truyền đi khỏi cần quảng cáo, bởi
nguyên tắc của ẩm thực là hợp khẩu vị. Không hợp khẩu vị thì nem công chả
phượng, sơn hào hải vị cũng không bằng bát canh bầu nấu với tôm khô chan cơm!
Pizza chấm mắm tôm! Đúng là đông tây gặp nhau
tay bắt mặt mừng, nên câu:”Đông là đông, tây là tây. Đông tây không bao giờ gặp
nhau” của triết gia Ruyard còn phải xét lại.
Thử nấu rồi nếm, cho nhiều người nếm, ghi nhận
lấy cái mùi vị của nó, xong lại nấu thứ khác, lại nếm, lại ghi nhớ. Qui trình
này chỉ chấm dứt khi mọi người trong “ban nếm” đồng ý thịt bò hầm cho bánh
tráng vào khi nó đã được ninh với gừng tươi và cánh hồi, cho một mùi vị đặc
biệt thơm ngon lại ấm bụng không món nào trùng hợp. Sau đó thêm hành, ngò, húng
quế, chanh, ớt cho tăng mùi vị. Và sau cùng, thịt không hoàn toàn chín mà có
tái, có gầu, vè, sụn, sách, gân...ăn ngon hơn, bổ dưỡng hơn và thịt dòn hơn.
Cũng có những tiệm phở tự chế gia vị cho mình
gồm tiểu hồi, đại hồi, quế chi, hạt ngò khô, tất cả nghiền nhỏ sau khi đã rang
lên rồi mới bỏ vào nồi nước dùng. Lại cũng có loại gia vị chỉ dùng thảo quả (tò
ho) mà không dùng cánh hồi. Tất cả những mùi vị hỗn hợp đó thích hợp với một số
người là do người thích mùi này, kẻ thích mùi kia, không ai giống ai mà tạo ra.
Nhưng mùi nào thì mùi, mùi phở phải thơm và hơi nồng một chút cho người ăn cái
hương vị ấm áp lúc ăn bát phở, nhất là ăn về mùa lạnh, phở ấy mới được gọi là
ngon.
Thời Pháp thuộc, khi nói đến phở là ai ai cũng
nghĩ đến phở bò. Mãi sau này, khi dân Hà nội, Hải phòng và các thành phố tản cư
đi những vùng thôn quê, vì không có thịt bò nên lấy gà thay thế mà thành ra món
phở gà tự bấy đến nay.
Trong dân gian, người ta cũng thấy những câu
tục ngữ, thành ngữ sau đây xuất hiện từ rất lâu đời:
“Cái quần cháo lòng, cái áo nước súyt.”
Nước súyt là nước luộc thịt hay lòng heo, ám chỉ quần áo tồi tàn.
“Hắn đội cái mũ phở”, cái mũ của anh bán phở. Đó là cái mũ phớt (feutre) cũ đội
lụp sụp chỉ trông thấy nửa khuôn mặt, nhiều bác bán phở khi xưa thường đội.
“Ông ta sợ quá chạy tóe phở”: chạy trối chết, chạy vắt giò lên cổ.
Ngày còn sinh thời thầy mẹ tôi, khi ở Hải phòng, khi ở Hà nội hay Nam định, thứ
quà sáng gia đình tôi hay ăn là phở bởi thầy tôi rất thích phở, có thể nói là
ông ghiền phở. Khi rảnh rỗi, thứ bảy chủ nhật, cả gia đình kéo đến tiệm phở,
hoặc ở phố hàng Buồm, phố hàng Cót hoặc ở gần ga hàng Cỏ. Khi không rảnh thì
gọi những gánh phở đi qua hoặc mẹ tôi sai chị người làm đem cái liễn sứ có vung
đậy đi mua phở về cho thầy tôi và tôi. Không phải gặp bất cứ gánh phở nào cũng
mua mà chị người làm đã được dặn kĩ là gánh phở bác Sủng hay gánh phở mũ tây
(bác bán phở quanh năm đội cái mũ trắng cũ xì) v.v...
Tôi nhớ lúc nhỏ khi bị bệnh ho cảm chẳng hạn,
thầy tôi bảo mẹ tôi:
“Đi mua cho nó bát phở thật nóng và nhiều hành, uống vài viên thuốc cảm rồi ăn
phở, ngủ một đêm, sáng mai là hết.”
Quả vậy, bát phở nóng ăn tóat mồ hôi, ăn xong đã thấy có vẻ khỏi đến 50%, nhờ
mấy viên thuốc hay nhờ phở hay nhờ cả hai? Nhưng lần nào bị cảm, phở cũng giúp
tôi khỏe lại rất mau. Bữa nào không mua được phở, mẹ tôi nấu cháo thịt bò cho
ăn, bỏ nhiều hành, rồi trùm chăn cho mồ hôi tóat ra. Cũng khỏi. Có khi, trước
khi được thưởng thức bát phở, phải trùm chăn, xông cho mồ hôi tóat ra đầm đìa.
Nồi nước xông hơi lớn để có hơi nhiều trong có hoa hương nhu, lá sả thơm phức.
Nhưng chỉ ba thứ đó, phở hoặc cháo, và nồi nước xông là hiệu nghiệm với cảm mà
thôi.
Có những người dùng phở để bồi dưỡng sau khi
bệnh nặng. Họ nói không có gì tốt bằng xương bò hầm lấy nước, thêm chút thịt
tái hay chín, dúm bánh nữa là xong một bữa ăn, vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng lại
có thể ăn hòai không chán! Những ông nhà văn, nhà báo - nói láo ăn tiền - thức
khuya viết bài đưa tòa sọan cho kịp, cũng tự thưởng cho mình và bồi bổ bằng
những tô phở tái buổi sáng sớm khi báo vừa phát hành.
Làm bất cứ món ăn nào cũng cần thời gian chuẩn
bị và nấu nướng. Hủ tiếu, mì Quảng, mì nước trong Nam, hay hòanh thánh của
người Tàu nấu không nhanh hơn nấu phở, có khi lại lích kích hơn. Mì, hòanh
thánh, sủi cảo, síu mại là của người Hoa và hủ tiếu Nam vang bắt nguồn từ Nam
vang, hủ tiếu Mỹ tho bắt nguồn từ Mỹ tho (?), những thứ này cũng cần một nồi
ninh xương heo lấy nước dùng. Mì và hủ tiếu dùng tôm và thịt heo có lẽ kém thịt
bò của phở về bổ dưỡng. Còn ở Bắc nấu nồi bún thang, bún xáo vịt, bún bung
v.v...thời gian nấu ngắn hơn ninh nồi phở nhưng vất vả lích kích hơn vì cần
nhiều nguyên liệu hơn phở.
Tóm lại, phở tương đối giản dị trong cách chuẩn
bị và cách nấu nhưng lại đạt nhiều tiêu chuẩn về dinh dưỡng và lành mạnh hơn
nhiều món ăn khác. Hơn nữa, nhờ có gừng và cánh hồi trong nước dùng, ăn phở mùa
Đông sẽ cảm thấy ấm lên, chống chõi với cái lạnh bên ngòai được nhiều hơn; còn
mùa Hè phở giúp tóat thêm mồ hôi cho sạch lỗ chân lông, một điều rất cần cho
sức khỏe.
Khoảng năm 1950-54, trước trại Đồng Khánh phố
Huế Hà nội, cách xa vọng lính Tây gác khỏang hơn trăm thước, có một xe phở
không bảng hiệu gì cả, đứng bán ngay trên vỉa hè, dân ăn phở gọi là phở trại
Đồng Khánh. Vợ chồng bác bán phở - bác Tí - với một cháu bé gái khỏang mười lăm
tuổi và bà cụ già mỗi ngày đều có mặt trước 5 giờ sáng. Tôi không hiểu giấc
sáng sớm đó đã có những ai đến ăn nhưng khỏang 7 giờ tôi tới trước khi đến
trường đã thấy cả ba, bốn chục người đang vây vòng trong vòng ngòai gánh phở mà
vợ chồng bác Tí, bà cụ và con bé cháu phục vụ không kịp.
Bốn, năm tảng thịt lớn nào tái, chín, gầu, vè,
nạm treo lủng lẳng ngay trước mặt bác Tí. Bác Tí chuyên thái, để riêng ra từng
thứ trong những cái thố men trắng. Tay bác thái rất đều, không mỏng quá, không
dày quá vì mỏng quá ăn lèo tèo không “đã”, dày quá phải nhai nhiều, đâm dai.
Bác cũng thạo nhìn thớ thịt mà thái nên thịt không dai, không bị vụn. Những
người “chuyên trị” thịt bò đều hiểu rằng thái thịt bò là một nghệ thuật. Tôi
không nói ngoa đâu. Như thịt bê thui, miếng thịt thật ngon mà vào tay người không
quen thái. cứ thái dọc thớ, nhai mỏi răng không đứt miếng thịt, phải nhếu nháo
nuốt cho xong (để thử miếng khác may ra có khá hơn?) thành thử thịt bê non cũng
bị mang tiếng là thịt bò già, bò kéo xe, bò gầy.Oan ơi thị Kính!
Muốn ăn phở trại Đồng Khánh Hà Nội thời đó,
thực khách phải tham gia vào việc dọn phở. Còn nếu đứng đó kêu phở suông, chỉ
tay năm ngón ông chủ thầu thì đến tối cũng chưa thấy bát phở bưng ra cho mình.
Có nghĩa là muốn ăn phải lăn vào bếp đấy các bạn à!
Đầu tiên anh đến cháu bé gái chìa cái bát
vừa lấy ở chồng bát sạch sẽ ra. Cháu gái trụng nắm bánh phở; rồi đổ vào bát cho
anh. Xong anh bưng bát đến trước mặt bác Tí, nói cho bác ta biết anh thích lọai
thịt gì? Vè, gầu, sụn, gân, sách, chín nạm, tái? Bác bỏ thịt, thêm dúm hành ngò,
hành tây xong anh lại bưng tô đến chỗ chan nước, xòe tiền ra cho bác gái đứng
thu tiền và sau đó bà cụ chan nước vào tô cho anh. Anh bưng tô phở đến cái bàn
để ở giữa rắc tiêu, lấy mấy lát ớt tươi xanh hay vài muỗng nhỏ tương ớt cùng
vài ngọn húng quế, lấy muỗng đũa xong lựa chỗ nào bớt đông, đứng ăn tô phở vì
không có bàn, có ghế gì cả. Ăn xong, anh mang tô, muỗng đến chỗ cháu bé đang rửa.
Thế là xong!
Khỏang mười giờ, xe phở hết nhẵn, bác Tí bán
khỏang bốn yến bánh mỗi ngày tức khỏang 500-600 tô, ngày nào như ngày ấy, ngày
mưa như ngày nắng. Mưa, bác Tí căng tấm bạt nhà binh cột dây vào bốn thân
cây me treo lên. Mưa to quá bác Tí trú nhờ ở hàng hiên căn nhà đối diện.
Có lần hết khách, tôi đứng nán lại hỏi bác Tí
tại sao phở của bác thơm ngon và đậm đà, bí quyết nấu phở chắc là gia truyền
chăng? Bác cười bảo, phở ngon cốt ở lựa thịt cậu à. Thịt nào ra thịt đó. Tái ra
tái, chín ra chín, nạm ra nạm, gầu ra gầu. Hơn nữa tôi ninh nồi xương bò rất
công phu. Xương nhiều, tẩy rửa sạch sẽ rồi mới ninh, hớt bọt kĩ cho nước trong.
Tôi cũng không dùng mì chính vì mì chính ăn lâu ngày có hại. Gia vị phở thì có
gia truyền thực đấy để phở có mùi thơm đặc biệt mà không gây mùi bò. Gia vị ấy
là một hợp chất đã nghiền thành bột điều chế rất công phu. Nấu nồi phở là đặt
cả vốn liếng hạt cải vào đó chứ không phải chơi. Nấu dở, khách chỉ ăn một lần,
lỗ lã vì phải đổ nước dùng, thịt, bánh đi; để đến hôm sau nó chua ra, đến mình
không dám ăn thì bán cho ai?
Tôi lại hỏi:
“Thế xương ninh nhiều như thế mỗi ngày đổ đi
thì cũng tốn nhỉ.”
“Không cậu à, thứ xí quách này dân nhậu bình
dân rất ưa. Hai ba nhóm phu xích lô, xe ba bánh, tài xế taxi chuyên thầu món
này, dặn đều đều, mỗi ngày vài ba chậu lớn cũng không đủ bán. Tôi cũng gỡ lại
được tiền củi, tiền gia vị.”
Sau tháng 9-1954, tôi không còn dịp đến thưởng
thức phở bác Tí nữa. Cũng phải đến ba năm sau ngày 30-4-75, khi từ Tennessee về
tái định cư ở California, tôi mới lại “dừng bước giang hồ” tại một tiệm
phở ở quận Cam. Nhưng quả thực, tôi không tìm lại được cái hương vị ngào ngạt,
đằm thắm và nồng nàn tô phở bác Tí ở Hànội khi xưa.
Hồi chiến tranh Việt - Pháp từ tháng 12-1946,
gia đình tôi từ Hải phòng chạy ra các miền thôn quê tránh bom đạn. Tôi đã đi
nhiều nơi như Kiến an, Thái Bình, Đống Năm, Vân Am, Nam Am, Quảng Yên, Hải
dương, Nam định, Kim Sơn, Phát Diệm, Bùi Chu, núi Gôi, Ninh Bình, Điền
hộ, Thanh hóa lên cả Cống Thần, Nhật tựu, Chợ Đại, Đồng quan v.v...
Dù tản cư tiền bạc ngặt nghèo nhưng hễ mẹ cho
vài đồng hoặc đi buôn chung với người chị họ có tí lời là tôi lại nghĩ đến phở
mà không thứ gì khác.
Một lần hai chị em đang đói và mệt ở giữa khu
phố Đống Năm, chợt nhìn thấy một cái bảng nhỏ đề chữ “Phở”, tôi bảo chị Hân,
chị con ông bác họ:
“Chị Hân ơi! Em mệt quá rồi mà lại đói nữa. Chị
có thấy tiệm phở ở bên kia đường không?”
Chị Hân theo ngón tay tôi chỉ, chị kéo tay tôi:
“Chị cũng đói, đang nghĩ nên đi kiếm cái gì ăn.
Phở là số một với chị.”
Ba cái bàn với ghế rất chững chạc nhưng nhìn
cái quầy treo thịt chỉ thấy ba con gà da vàng như xát nghệ. Tôi hơi thất vọng
bảo chị:
“Có lẽ họ làm phở gà chị ạ chứ không có phở bò.”
Chị bồi bàn đứng ngay sau chúng tôi nghe được.
Chị nói:
“Phở gà này ngon không thua phở bò đâu. Ăn thử
sẽ biết. Thời buổi này làm gì có bò mà giết?”
Chị Hân và tôi ngồi xuống kêu hai tô đùi cánh.
Hai tô phở bưng ra khói bốc nghi ngút, mùi thơm của gà trộn với mùi hành hoa và
ngò cho một hương vị ngan ngát. Quả thực, phở gà Đống Năm rất ngon. Kể từ đó
tôi mới bớt cái ác cảm với phở gà bởi trước kia, hễ nghĩ đến phở là phải phở bò.
Ăn xong, hai chị em ra dạo phố đồng thời tìm
hàng để mua đem về hậu phương bán lấy lời.
Đống Năm lúc đó như một ngã tư quốc tế, hàng
ngọai hóa như đá lửa, thuốc kí-ninh, thuốc Dagénan, kem và bàn chải đánh răng,
bút máy Parker, Wearever, áo len, áo dệt Montagu, vải kaki, đèn pin, tiền Đông
dương, khăn quàng cổ v.v...đều có đủ. Có chút vốn, lại dám “dế mèn phiêu
lưu kí” đi buôn đem về bán cho các bạn hàng bán lẻ các chợ vùng hậu phương là
thế nào cũng có lãi nếu khéo qua mặt được các cửa ải canh gác của du kích xã.
Có lần để đi cho nhanh và tránh những con mắt cú vọ, chị Hân thuê một chiếc đò
nhỏ đi dọc suốt sông Đáy ban đêm từ Nam định về Kim Sơn, Ninh bình. Thuyền nhỏ,
nhẹ, chỉ có ông lái và hai chị em tôi với một gánh tòan hàng ngọai hóa và vải
vóc, có thêm chồng nón để ngụy trang. Sông nước ròng chảy khá xiết chứ
không “chậm nguồn quanh Phú quốc” như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ
“Đôi mắt người Sơn tây”. Con đò lao ở giữa dòng như mũi tên trong đêm không
trăng sao. Ông lái đò có lúc mệt đã nhờ tôi cầm lái cho ông nghỉ ít phút, ăn
cái bánh, uống cốc nước. Tôi chỉ việc giữ cho thuyền đi ở giữa sông là yên.
Thuyền về tới Kim Sơn suông sẻ sáng hôm sau và
hai chị em tôi kiếm được một số tiền lời.
Ở con phố độc nhất Phát Diệm chạy dài khỏang
vài cây số hàng quán la liệt. Có ít nhất là bốn, năm hàng phở. Hai chị em tôi
đã nếm đủ các thứ phở ở đó: phở áp chảo, phở xào, phở nhừ - phở nước nhưng
miếng thịt để lớn ninh thật nhừ - tương đối đều là phở trên trung bình.
Để đổi phương hướng, thỉnh thỏang chị Hân và
tôi lại xuống tầu thủy (lọai nhỏ) từ Kim Sơn đi Đồng Quan, Chợ Đại để mua hàng
vì các nơi này rất sẵn hàng ngọai hóa đưa từ Hà Nội, Hà Đông ra, có thể nhiều
hơn Đống Năm, Thái Bình.
Tầu phải chạy ban đêm để tránh phi cơ Pháp bắn
phá. Mỗi bến lớn đều có ngưng vài chục phút để khách lên xuống. Tới Cống Thần,
bao giờ cũng đậu lại một tiếng để khách nghỉ ngơi và ăn uống.
Món đặc sản ở Cống Thần là thịt vịt, lòng vịt
luộc chấm nước mắm gừng. Sau đó là cháo vịt, những tô cháo bốc khói, sếnh, thơm
ngon. Vịt ở đây béo, tơ, thơm ngon hơn vịt ở nhiều nơi khác. Tầu lên tới Cống
Thần là 11 giờ đêm, bữa ăn chiều lúc 5-6 giờ lúc này đã ngót bụng, chị em tôi
lại gọi một đĩa đùi vịt luộc ăn với bắp cải xắt nhỏ trộn dấm tỏi và hai tô cháo
vịt. Khi nào muốn đổi món chúng tôi gọi mấy cái hột vịt lộn ăn với rau răm,
muối tiêu.
Chợ Đại, Đồng Quan quả là nhiều hàng hóa, từ
nội hóa đến ngọai hóa. Ở chợ Đại cũng có dăm hàng phở, che lều bán. Phở bò vẫn
ít, phở gà thì nhiều.
Năm 1954, khi dân Bắc vào đến Sàigòn chỉ thấy
những tiệm hủ tiếu, tiệm mì, hòanh thánh đa số chủ nhân là người Hoa. Có lẽ lúc
đó người Nam kỳ chưa làm quen với phở bao nhiêu nên tôi đóan nếu phải chọn giữa
một tô hủ tiếu và một tô phở thì người Nam - lúc đó - không ngần ngại bưng tô
hủ tiếu, cũng như người Huế bưng tô bún bò giò heo. Nếu lại hủ tiếu Mỹ Tho, hủ
tiếu Nam vang thì càng hấp dẫn hơn nữa. Nhưng tỉ lệ ấy càng ngày càng nhỏ đi
khi người Nam bộ và Trung bộ tiếp cận với phở, mê phở hồi nào không hay nên sự
lựa chọn bây giờ có lẽ là 50-50 giữa bún bò, phở và hủ tiếu. Riêng với một số
người, trong đó có tôi, phở vẫn là số 1.
Qua dăm năm, kể từ 1954, hàng phở Bắc ngày càng
mọc thêm ra ở miền Nam - cả phở bò và phở gà.
Gánh phở bò tôi và gia đình hay ăn buổi
tối trước 30-4-1975 là phở Pasteur, ngay trước cổng Viện Pasteur, đường Công
Lý, Sàigòn. Buổi sáng trước khi đến trường Đồng Tiến dạy học, tôi ghé phở Tầu
bay, Lý Thái Tổ, hay phở Tầu Thủy đường Nguyễn thiện Thuật hay nếu bữa đó có
lớp tại trường trung học Thánh Mẫu sau chợ Bà Chiểu, hay Thánh Liêm hay Vinh
sơn Liêm ở gần bệnh viện Cộng hòa và Xóm Mới, Gò vấp, tôi ghé phở Quyền, Phú
Nhuận. Tôi cũng rất có duyên với tiệm phở gà không tên ở đường Trương tấn Bửu
hoặc phở gà Hiền vương đường Hiền vương mà mỗi buổi sáng có lớp tại trường Lê
bảo Tịnh hay St Thomas (Ba chuông) tôi ghé ăn trước khi đến lớp. Gà ngon, nước
ngọt, bánh tráng khéo, các tiệm này ăn nên làm ra trông thấy. Còn tôi, chỉ một
tô phở giúp tôi đi đến tối mới về nhà ăn thêm bữa nữa. Chạy “show” các lớp dạy
ở nhiều trường và đi nhà in Xây Dựng coi bài vở cho tờ Bán Nguyệt san Tinh Thần
ra đều đặn, rất ít khi tôi có bữa cơm trưa. Bữa nào cảm thấy đói, tôi lại ghé
một hàng phở quen.
Cuộc đời biến chuyển, vật đổi sao dời, người
thanh niên hơn hai mươi tuổi năm 1954 là tôi từ Hà Nội vào, bỡ ngỡ nhìn thành
phố Sàigòn, nhìn người ta xé đôi tờ giấy bạc trả cho người bán để khỏi thối,
nhìn Chợ Bến Thành sầm uất và đường phố Sàigòn rộng lớn hơn những đường phố Hà
Nội, dù đã đọc trong sách vở nhưng vẫn tự hỏi với niềm tự hào, đây cũng là đất
nước Việt Nam, đất nước thân yêu của tôi sao?
Sau hơn nửa thế kỉ, tôi đã trải qua biết
bao chặng thăng trầm của cuộc sống song song với những thăng trầm của đất nước
để ngày nay nhìn lại với nhiều u hòai mà tất cả chỉ còn là một thời vang bóng.
Phở không phải chỉ di cư từ Bắc vào Nam. Sau
ngày 30-4-1975, y như dòng sinh mệnh nổi trôi của dân tộc, phở đã di tản đi
khắp thế giới. Phở đến Âu châu, Mỹ châu, Phi châu, Úc châu, vào các trại cấm
Hồng Kông, các trại tị nạn ở Đông Nam Á châu như Singapore, Mã lai, Nam dương,
Thái lan. Trước đó, phở đã bay sang Paris từ rất lâu rồi. Nhớ năm 1972, tôi có
dịp ghé thăm kinh đô ánh sáng sau khi dự cuộc họp Liên Hiệp Nghị sĩ Quốc tế ở
Rome, vài người bạn đã lái xe đưa tôi đi thưởng thức phở, bún riêu, bánh cuốn,
bún chả tại những tiệm ăn Việt ở Paris. Ăn cho biết chứ thực sự, thức ăn Việt ở
Paris làm sao ngon bằng tại Sàigòn, nơi “chuyên trị” thức ăn Việt cho người
sành ăn. Trình độ nấu nướng ấy và mật độ tiệm phở đã cải thiện sau hàng chục
năm chứ năm 1954, đi khắp Sàigòn kiếm không ra một hàng phở dù không lí tới
phẩm chất phở ngon hay không.
Những năm đầu ở Hoa kỳ, bánh phở là bánh phở
khô, ngâm cho mềm rồi trụng nước sôi. Đành rằng không thể ngon bằng bánh tươi
nhưng có mà ăn đã là điều quí hóa. Từ chục năm nay, các lò tráng bánh đã cho ra
đời bánh phở tươi, đúng điệu bánh phở khi xưa ở Việt Nam làm tô phở lại càng
hấp dẫn hơn. Chả là thịt và xương bò ở Mỹ rất nhiều và giá cả tương đối vừa
phải. Ngày còn ở các tiểu bang lạnh, các bà xã đi chợ Á châu mua đủ đồ phụ tùng
về nấu phở lấy, vì không nấu lấy không có phở ăn. Cũng ninh xương, lựa thịt,
súc bánh. Cũng có đủ gầu vè, gân sách, tái nạm, tương đỏ tương đen. Cũng giá
trụng, hành trần, rau diếp tươi xanh, ớt chỉ thiên, ớt hiểm. Cũng hành ngò,
húng lủi, húng quế hầm bà làng. Và bố con tôi có tuần ngày nào cũng ăn đều đặn
một tô phở cho một bữa, bữa kia mới nhớ đến cơm. Ăn một tháng ròng như thế đứng
lên cân thấy nặng hơn tháng trước 6 pao bèn từ từ tốp lại kẻo phải ăn kiêng bù
lại thì không bõ. Thằng con nhỏ của tôi cũng lên 4 pao, tuy nhiên nó còn nhỏ
nên chưa sợ lắm. Mà không cho nó ăn phở cũng chỉ được một ngày. Ngày hôm sau nó
lại réo:”Bố ơi, mẹ ơi, phở!”
Nếu xét kĩ, phở gà ở Sàigòn trước 4-1975 ngon
hơn phở gà ở hải ngọai vì gà Tây Ninh - sống thiến hay mái dầu - thứ gà thả
rẫy, cho ăn cám và bột bắp, thịt rất thơm, rất ngon, lọai gà “đi bộ” ở Mỹ không
thể so sánh được. Dù sao đi ra nước ngòai mà vẫn có món ăn ưa thích, món ăn truyền
thống để thưởng thức cũng là sung sướng rồi.
Một giai thọai nữa về phở mà tôi nhớ mãi, tôi
xin kể quí vị nghe.
Hôm đó chị Hân và tôi đang ở Đồng Quan, chợ
Đại. Chúng tôi tới đây chờ hàng cũng đã gần một tuần. Đến bữa đó hàng hóa đã
mua xong cả, chị Hân bảo tôi:
“Vũ à, bà chủ nhà trọ nói ở trong chợ Chuông có
một hiệu phở ngon lắm, những người sành ăn đều tìm vào đấy ăn cho biết. Hơn
nữa, chị cũng muốn coi giá nón ở chợ Chuông ra sao, mua vài trăm nón về bán.Vũ
muốn đi không?”
Tôi nói:
“Khỏang bao xa hả chị, chị biết không?”
“Đây qua Chuông quãng sáu cây.”
Tôi vui vẻ:
“Đi chị!”
Lúc đó khỏang 11 giờ, chúng tôi đồ chừng 12 giờ
sẽ có mặt ở chợ Chuông.”
Chợ Chuông rất lớn, có đủ mọi thứ hàng nội và
ngọai nhưng nón là nhiều nhất, trên trời dưới nón. Nón có đủ các lọai, từ xấu
đến tốt, từ lọai nón bài thơ cho nữ sinh đến thứ nón cho lính thú đời xưa hay
nón nhỏ tí cho mục đồng.
Sau khi trả giá, chị Hân mua được ba chục cái
nón đem về bỏ mối thử xem sao, có lãi thì chuyến sau mới mua nhiều. Mua bán
xong, cảm thấy đói, hai chị em tôi ghé vào quán phở duy nhất ở giữa chợ. Quán
có tên đàng hòang; dưới tên hiệu có hàng chữ:”Nguyên gốc cửa Bắc - Hànội” có
nghĩa là một quán phở tản cư. Vì là giờ giữa trưa, khách ăn khá đông, các bàn
đã kín cả. Phải chờ đến hai mươi phút, chị Hân và tôi mới có chỗ ngồi. Gọi hai
bát tái nạm, chúng tôi phải chờ thêm mười phút. Quả phở khá ngon! Trong thời
gian tản cư đó, có tiền mà mua, lại có thức ăn là mừng rồi, không thể đòi hỏi
nhiều được. Ăn xong hai bát phở, hai chị em tôi lại ăn thêm mỗi người một cái
bánh gai Vĩnh Bảo khá ngon, gốc từ Hải Dương, cũng là bánh gai tản cư phiêu bạt
giang hồ.
Hai chị em tôi ăn uống no say, lại đủng đỉnh ra
về. Chồng nón ba mươi cái nhẹ hều buộc vào một đầu đòn gánh để quảy.
Mới ra khỏi chợ được khoảng một cây số, bỗng
nghe tiếng máy bay rít ở đàng xa. Mấy người đi đường la lên:
“Bà con coi chừng, phóng pháo địch đến đấy!”
Mọi người nhớn nhác dừng lại ngó lên trời lo
lắng nhưng chỉ sáu mươi giây sau, hai chiếc phi cơ Pháp ầm ầm bay tới, tiếng rú
nghe lạnh mình. Từ đàng xa, từng tràng đại liên từ trên máy bay bắn xả xuống
đòan người chúng tôi từ chợ về. Tôi và chị Hân cùng nhảy xuống một cái hố ở ven
ruộng trồng bông, cây thấp và thưa. Những người khác cũng nằm úp mặt xuống
ruộng, ai nấy trân mình cho hai chiếc máy bay sà thật thấp xuống bắn từng lọat
đạn 12 li 7. Những viên đạn đi nghe “chéo, chéo” sởn tóc gáy, đạn cầy thành
từng đường dài ngay trước mặt và bên hông. Khi máy bay vừa đi khỏi, tôi bảo chị
Hân:
“Chị dùng cái vạt áo dài của chị che chồng nón
đi kẻo nón trắng lại phản chiếu ánh mặt trời làm mục tiêu cho máy bay rất dễ.”
Chị nghe tôi, cởi luôn cái áo tứ thân mầu nâu
ra phủ trên chồng nón. Cũng may, tôi và chị đều mặc áo quần mầu đen hay nâu.
Phi cơ Pháp bắn từ chỗ chúng tôi vào chợ Chuông
dài khỏang một cây số. Chúng bắn một lọat, hết một vòng lại làm vòng khác, cứ
thế quần đi quần lại hòai. Bỗng có tiếng la chói lói một giọng đàn ông: “Tôi bị
thương rồi. Tôi trúng đạn ở đùi đây này!” Dù muốn đến giúp đỡ người bị thương
nhưng không ai dám đụng đậy vì máy bay vẫn đang quần trên bầu trời bắn xuống
như mưa trong khi người đàn ông vẫn la hét quá xá. Chúng tôi mong cho máy bay
đi nhưng chúng vẫn không đi. Chúng xạ kích khỏang hai mươi phút mà tôi có cảm
tưởng lâu như nửa thế kỉ bởi sinh mạng như sợi chỉ mành treo chuông. Cuối cùng
chúng tôi nghe hai tiếng nổ lớn phía chợ Chuông, sau đó hai chiếc máy bay mới
bay đi hẳn.
Thở phào vì biết còn sống, lại may mắn không bị
thương chi hết, tôi và chị Hân đi lại phía người ta đang bu quanh người bị
thương. Máu ở đùi ông ta chảy nhiều làm khắp người bê bết máu. Bộ quần áo nâu
ông ta mặc máu thấm đẫm. Chị Hân vừa nhìn thấy, chị không hỏi han gì, xé chiếc
áo tứ thân của chị đang vắt trên vai băng bó cho người đàn ông. Ông ta đã bớt
la, nằm nhắm mắt, để yên cho chị Hân băng bó. Chị Hân băng xong máu cũng bớt
chảy. Mọi người đứng nhìn chị với sự khâm phục. Ba tháng trước, chị đã dự một
khóa cứu thương hai tuần nên giờ này chị làm rất thạo.
Sau đó, hai người thân cùng đi với người bị
thương kiếm được tấm ván đặt ông ta lên khiêng đi kiếm bệnh xá. Thực sự không
ai biết bệnh xá ở chỗ nào nhưng cứ đi là đi rồi hỏi dò hỏi thăm người địa
phương bởi chẳng còn con đường nào khác.
Người trong chợ Chuông đổ ra cho biết ở chợ
chết hai người vì trúng đạn, bị thương năm. Hai quả bom nổ làm sạt một mái
đình, ba người bị thương.
Tối hôm đó, hai chị em tôi đã có mặt trên
chuyến tầu trở về Kim Sơn, Ninh bình. Tôi hỏi chị Hân:
“Nếu chuyến sau lại lên Đồng quan - Chợ Đại,
chị có dám đi chợ Chuông ăn phở cửa Bắc Hànội nữa không?”
Chị cười đáp:
“Đi chứ. Sợ gì!”
Tôi phục tính can đảm và lòng thương người họan
nạn của chị Hân. Đi buôn hàng ngọai hóa trong thời điểm khó khăn và chiến tranh
khốc liệt như thế, tôi nghĩ, nếu không can đảm, không ai dám đi!
Để kết luận Truyện-Phiếm dài về Phở, mời quí
bạn đọc bài thơ sau đây:
CA TỤNG PHỞ
Cho
tô phở tái nạm gầu gân sách!
Cho
nước trong với giá trụng, hành trần
Dù
đợi lâu tôi cũng vẫn kiên tâm
Ăn
món khác không thế nào bằng phở!
Mẹ
cho ăn kể từ hồi còn nhỏ,
Ðói
bụng ư? Tôi nhớ tới phở rồi
Ăn
bánh mì, ăn chả lụa với xôi
Chỉ
một bữa là phải ra hàng phở.
Có
những lần mẹ bảo:
-
Thôi ăn đỡ!
Gánh
phở chiều vừa bán hết đấy con!
-
Không, mẹ ơi! Qua bên phố hàng Song
Gánh
phở đó chắc hãy còn đấy nhỉ!
-
Phở đây nè! Một tô ăn mệt nghỉ
Ðể
từ từ mẹ sẽ đút cho con!
Ăn
phở rồi, con hãy ráng cho ngoan
Mai
sau lớn đi nhà trường học giỏi!
Và
sau này, có lần cô giáo hỏi:
-
Các món ăn, các trò thích món chi?
Tôi
đáp ngay chẳng phải nghĩ ngợi gì:
-
Em thích phở với hành hoa, thịt chín!.
Các
món khác không làm tôi bịn rịn
Chỉ
phở bò, chỉ phở Bắc, nấu ngon
Ăn
một tô sẽ sáng mắt trong lòng
Hôm
nay: phở - Qua ngày mai... phở nữa!
GS
Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC
(Trích
Tuyển Tập Truyện Ngắn “Tình Mẹ Con”
Đông
A xb 2009. LL: Julie.nb.tran@gmail.com
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Featured Post
Popular Posts
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
Các cuộc biểu tình Hong Kong đứng trước ngã ba đường In Chia sẻ: Người biểu tình ủng hộ dân chủ ngồi nghỉ sau khi cố gắng đột nhập ...
-
From: KINH NGUYEN Date: 2014-10-01 20:53 GMT-07:00 Subject: Trực tiếp: ĐÊM 1.10 HONGKONG - ĐÀI LOAN - MA CAO CÙNG BIỂU TÌNH ...
-
On Thursday, 29 January 2015, 20:46, "ly vanxuan lyo.de wrote: Lời kêu gọi biểu tình trên mạng đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến ph...
Popular Posts
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
Các cuộc biểu tình Hong Kong đứng trước ngã ba đường In Chia sẻ: Người biểu tình ủng hộ dân chủ ngồi nghỉ sau khi cố gắng đột nhập ...
LISA PHẠM - Khai Dân Trí Số https://www.youtube.com/results?search_query=LISA+PH%E1%BA%A0M+-+Khai+D%C3%A2n+Tr%C3%AD+S%E1%BB%91+
Popular Posts
-
Danh Mục Audio Truyện Nghe Trực Tiếp (online) Không Donwload Chân Thành Cảm Ơn Chú8 Hà, Đông Hà, Trái Táo, Yên Như, Biển Và Em, Mai Vân ...
-
From: Mai G. Pham < Subject: Sự thật về ác tăng thích Thích Chân Quang Date: Tuesday, April 23, 2013, 3:17 AM Giới thiệu ph...
-
Cái chết của Cha ruột Nguyễn Tấn Dũng , Tướng Nguyễn Chí Thanh Hy vọng anh ba Dũng chăn Vịt ở Kiên Giang sẻ trả thù cho cha mình vì bị ...
-
Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp Vào cuối thâp kỷ 60, trước và sau khi ông Hồ chết, nội bộ ĐCSVN xảy ra “Vụ Án Xét L...
-
Vaclav Havel - Chờ Tự Do Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lời người dịch: Tên vở kịch nổi tiếng nhất của nhà viết ...
-
Phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học YANGON Ngườ...
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
bon. VN chung' ta la` da^n dden nen khong lo bi. ai chui vao` computer phanh phui: - co' bao nhieu nha` - co' ...
-
[ Attachment(s) from Can Bui included below] Thưa quí vị trên DD, Đọc email của ô. Phách gửi cho ô. Ngô Kỳ, tôi thấy nhữn...
-
Subject: Fw: Nhung Tien Doan 2012 http://multiply.com/m/item/vulep:journal:955 http://multiply.com/m/item/vulep:journal:955 ...
My Link
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment