Saturday, October 6, 2012

Công an Vũ văn Hiển :Một tiếng nói bốc trần chế độ cộng sản Hà Nội


 

  Công an Vũ văn Hiển :
Một tiếng nói bốc trần chế độ cộng sản Hà Nội
_______________________________________________________________________________
Nguyễn thị Cỏ May

Trước giờ ở Việt nam, ít thấy có ai nói chỉ một lời mà bộc lộ được đầy đủ về một sự thật của chế độ cộng sản hà nội như Trung tá công an Vũ văn Hiển, Phó công an Phường 6, Quận 3 TP/Hồ Chí Minh, hôm 24 tháng 9 vừa rồi nhơn vụ xử 3 nhá báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài gòn . Có lẽ vì tầm quan trọng của lời nói vi phạm đạo lý xã hội mà cho tới nay, nó vẫn còn được dư luận nước ngoài thường xuyên nhắc nhở . Nhưng người ta chỉ chú trọng vào tính vi phạm đạo lý của lời nói trước công chúng, không ai để ý tới ý nghĩa đúng của lời ấy khi công an Vũ văn Hiển nói . Tức không ai hiểu công an Vũ văn Hiển thực lòng muốn nói gì .

Ngoài ra, theo Bà Dương thị Tân, nạn nhơn trực tiếp của vụ sỉ vả thô tục này, công an Vũ văn Hiển còn luôn luôn bắt đầu câu nói bằng tiếng chửi thề " Đu ..mẹ " , chớ không nói "Đi ..mẹ ". Chính khía cạnh khá đặc biệt này làm cho Cỏ May có ý muốn góp vài lời cho hiện tượng nổi cợm Vũ văn Hiển trước khi nó lùi vào quá khứ vì nhiều biến cố mới dồn dập đổ xô tới . Nhưng không có nghĩa người ta sẽ quên hẳn nó đi .

Về tiếng chửi thề

Trung tá công an Phường 9, Quận 3 Tp/Hồ Chí Minh họ VŨ, tức người Bắc . Mà người Bắc lại nói rặc ngôn ngữ Nam kỳ . Dân Bắc kỳ phải chửi thề, đúng theo văn hóa Hà nội, là " Đi..mẹ " . Còn dân Nam kỳ quen tiếng " Đu.. mẹ " khi chửi thề .

Trong trường hợp Vũ văn Hiển, thì có dùng ngôn ngữ bắc hay nam, lời nói của anh đều mang nội dung chửi thật sự đối tượng mà anh câm giận, muốn xơi tái đi được . Nó hoàn toàn khác với tiếng " chửi thề " trong ngôn ngữ nam kỳ .

Thật vậy, dân Nam kỳ chánh gốc, không chỉ riêng lớp người giang hồ tứ chiến mới chửi thề, mà ngay cả giới đại khoa bảng, có quyền hành cao , cao hơn Trung tá nhiều, cũng có lắm người " chửi thề " . Tùy cách nói, và nói trong trường hợp nào mà " chửi thề " không mang nội dung chửi bới . Đây là nét văn hóa độc đáo của dân Nam kỳ . Vì mang tính văn hóa nên " chửi thề " của Nam kỳ đã hơn một lần ảnh hưởng sâu đậm dân Bắc kỳ sau di cư 54, làm cho một lớp người Bắc kỳ có học đã bỏ hẳn tiếng " chửi thề Đi..mẹ " theo ngôn ngữ bắc kỳ, nghe nó hằn học, thô bỉ, thiếu văn hóa, mà chuyển qua tiếng chửi thề của dân Nam kỳ . Cỏ May xin đơn cử một trường hợp có thật . Một sinh viên Mỹ nghệ sau là một họa sĩ có tiếng Ngh. Đ. trong thời gian đầu, vào Nam, anh rất lấy làm khó chịu khi nghe nhiều người chửi thề . Anh để ý lắng nghe và quan sát thái độ, trường hợp, quan hệ giửa những người chửi thề, anh bổng khám phá ra chân lý. Dân Nam kỳ, họ chửi thề không phải là văng tục, biểu lộ sự giận dử, mà đó chỉ là một cách diển tả sự cảm xúc như vui mừng bất ngờ, sự ngạc nhiên, ý hoan nghênh, ... Hay chỉ là một cách mở lời cho câu nói để không thấy thiếu xót, trống trải, trơ trẻn . Hai người bạn thân, lâu ngày gặp lại, họ chào nhau bằng tiếng chửi thề " Đu..mẹ ! Lâu nay mầy làm gì ...?" rồi mới ôm nhau biểu lộ tình thân thiện bạn bè .

Lính là phải chửi thề mới là lính . Sĩ quan mới ra trường, ăn nói từ tốn, không chỉ huy được . Họ phải biết chửi thề thì mới chỉ huy được . Nhưng không phải họ chửi lính của họ . Mà đó là một tín hiệu truyền thông chuyên chở vừa quyền hành, vừa tình cảm đội ngũ, vừa điệu nghệ lính tráng với nhau . Chửi thề với nhau là xóa bỏ lớp xã hội của mình trước khi bước vào quân ngũ . Anh bạn sinh viên Mỹ nghệ hiểu được văn hóa chửi thề của xứ Nam kỳ, anh thấy bị say mê . Anh liền thực hành ngay . Anh chửi thề liên tục . Anh cảm thấy câu nói của anh giờ đây như ấm hơn, sức truyền cảm mạnh hơn . Từ đây, anh thấy tiếng chửi thề như có hồn và anh thật sự nhập vào . Ngay cả khi về nhà, nói chuyện với gia đình, có cả cha mẹ, anh vẫn chửi thề một cách nhẹ nhàng .

Ở sài gòn có Bác sĩ L. Y, Giáo sư Y khoa Sài gòn, Tổng trưởng Y tế, là người thường bắt đầu câu nói bằng chửi thề . Không chỉ riêng với sinh viên mà cả với đồng nghiệp, cả nữ đồng nghiệp . Khống có ai chung quanh ông cảm thấy khó chịu .

Trung tá công an Vũ văn Hiển chửi thề theo ngôn ngữ nam kỳ, nhưng nội dung còn hoàn toàn bắc kỳ vì anh biểu lộ sự hằn hộc, sự câm thù đối tượng . Anh thiếu văn hóa . Tiếng chửi thề của anh mang nội dung thô tục . Xấu .

Tiếng chửi thề theo cung cách nam kỳ phải được gìn giử, trân quí nó . Dân Nam kỳ ngày nay chỉ còn nó là di sản phi vật chất cuối cùng . Để mất nó, là mất tất cả . Sạch trơn .

Đâu là ý nghĩa thật của " Con că ...?"

Trái lại, ý nghĩa thật trong tiếng chửi " Con că..." của công an Vũ văn Hiền lại mang đậm nét Nam kỳ . Nên xin hiểu lại cho đúng, là " ...làm con cặ ... gì có Tự do " hay " Có con cặ..chớ làm gì có Tự do ..." mà đòi ! Một ý nghĩa phủ nhận tuyệt đối .

Chính vì bà con đòi Tự do, thứ mà Trung tá công an Vũ văn Hiền là người am hiểu rỏ chế độ của anh không hề có nên anh mới tỏ ra tức giận .

Nên nhớ từ sau 30 /75, ở xứ Nam kỳ có nhiều thứ bị mất, bị Hà nội cướp lấy đem về Bắc, bị cưởng chế biến chất, biến thể theo rặp khuông hà nội . Như Tân Sơn Nhứt, phi trường mang tên làng Tân Sơn nhứt, bên cạnh làng Tân Sơn nhì của Tỉnh Gia định, bị đổi lại là Tân Sân Nhất cho đúng theo tiếng Bắc kỳ. Chổ đầu đường Gia long Ngã sáu Sài gòn nay có tên mới là " Litle Hà nội " . Đi taxi, chỉ cần nói "Litle Hà nội " là taxi biết đưa tới đúng chổ . Phía nhà thờ Huyện sĩ, đi lên Trường Nguyễn Bá Tòng ngày trước, nay là " Litle Hải phòng " . Dỉ nhiên việc phải xảy ra như vậy vì Sài gòn đã trở thành thứ thành phố Hồ Chí Minh . Mai này sẽ còn nhiều thay đổi và mất mát nữa . Duy chỉ có tiếng chửi thề " Đu..mẹ " là không bao giờ mất . Trái lại, nó còn ảnh hưởng mạnh dân từ Bắc vào Nam . Nó bắt buộc dân Bắc kỳ phải bò tiếng chửi thề theo dân Bắc kỳ mà ứng xử đúng theo ngôn ngữ và văn hóa Nam kỳ . Trung tá công an Vũ văn Hiển là một hiện tượng điển hình . Về mặt bị ảnh hưởng văn hóa chửi thề nam kỳ . Anh phải bỏ đi bản chất công an cộng sản thì khi anh chửi thề, anh đúng là dân Bắc kỳ gốc Nam .

Điểm thư nhì . VŨ văn Hiển là dân Bắc kỳ mà lại dùng ngôn ngữ nam kỳ một lần nữa . Anh nói " Con că ..." thay vì nói " Con buồi " . Trong ngôn ngữ thông dụng bắc kỳ, người ta chỉ biết " Con buồi ", không biết " Con că..." như trong xứ Nam kỳ .

Nhơn đây, ta thử góp vài ý kiến về Cặ. . . Tiếng này có phải do từ tiếng " Cọc " mà ra không ? Cọc là khúc cây tròn (có khi vuông như cây cừ vuông) dùng đóng thẳng lút sâu xuống đất làm cừ, cột, ...Kích thước nhỏ hơn thì dùng để đóng vào một vật gì như xoi lổ, bít một lỗ trống, ...Người dân vườn, khi hái trái mít đem xuống, muốn cho mít mau chín, người ta lấy một khúc cây nhỏ, tròn, đóng sâu vào chổ cuốn trái mít và đem phơi nắng . Mít sẽ chín mau.

Để hiểu rỏ thêm nghĩa của tiếng " cọc ", xin mời đọc lại hai câu thơ của Bà Hồ Xuân Hương trong bài thơ tả trái mít :

"...Quân tử có thương thì đóng cọc,

Xin đừng mân mó nhựa ra tay . .."

Và để thấy mối quan hệ giửa 2 từ ngữ này, mời đọc 2 câu ca dao xứ Nam kỳ mô tả những rể cây bần, thứ cây mọc trên sông rạch nước mặn, gần bờ, có trái ăn được, vị chát, khi già gần chín thì chua . Ngưòi dân nhà quê ăn trái bần với mấm sống, cơm nguội . Ngon hơn Tây ăn bánh mì khô với phó-mác, uống nước phong-tên . Rể cây bần từ dưới đất chui lên có khi cao khỏi mặt nước. Người dân nhà quê gọi một cách tự nhiên " cặc bần " chớ không ai gọi rể bần :

" Nước chảy, cặc bần rung bây bẩy ,

Gió đưa, " dái mít " giãy tê tê " .

(Trái không lớn thành trái mít )


Cây bần và " cặ ..bần " hay rể bần


Dái mít

Người ta trồng cây bần để giử đất không bị sạt lở . Có lần Chúa Nguyễn Ánh chạy giặc, vào nhà một dân quê, xin cơm nước đở lòng . Dân nhà quê đều nghèo nên đành đi ra bờ rạch hái tạm vài trái bần chua, lấy mấm sống thường có sẳn ở trong nhà và cơm nguội mời Chúa . Nguyễn Ánh ăn ngon lành và khen trái gì mà ngon vậy ? Anh nhà quê lúng túng trả lời vì sợ nói tên bần làm buồn lòng Ngài . Nghe qua, Chúa Nguyễn bèn đổi tên " bần " thành một tên mới chữ nghĩa đẹp đẻ " Thủy liễu " . Nhưng dân nhà quê vẫn quen gọi cây bần .

Có phải hay không phải Cọc, " Cặ ..." vẫn là thứ mang nội dung và hiện hữu trong nhiều trường hợp khá phức tạp . Nó còn là Linh vật được dân chúng cho tới ngày nay ở một vài địa phương còn giữ tập tục thờ cúng và làm lễ hằng năm . Ở Nhựt , nó vẫn được dân chúng thờ và làm lễ rước long trọng hằng năm . Lễ Karnarama . Nơi không thờ cúng hẳn hoi, nghiêm túc, thì nó được thu gọn, đơn giản dưới hình thức vật trang trí nơi công cộng .


Biểu tình ?

Ngày xử 3 nhà báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Sài gòn, dân chúng kéo nhau tới Tòa án theo dỏi diển tiến phiên Tòa nhưng bị công an tìm mọi cách ngăn chận trên đường đi . Nhiều người mặc áo thung in trước ngực " Tự do cho người yêu nước " . Có thể xem những người này đang " biểu tình " không ? Vậy biểu tình là thế nào ? Và luât pháp việt nam đối với quyền biểu tình như thế nào ?

Theo sách giáo khoa môn Chánh trị học cấp Trung học ở Việt nam, biểu tình là một thứ quyền mà mọi công dân đều được hành xử . Đó là quyền được tự do biểu lộ tình cảm đối với Đảng và Nhà nước .

Về mặt hình thức biểu lộ tình cảm đối với nhà cầm quyền quốc gia, Ts Gene Sharp sơ kết 198 cách biểu tình . Như phản đối ôn hòa bất bạo động, gởi kháng thư, căng biểu ngữ, thấp nến cầu nguyện, tuyệt thực, diển hành chổ công cộng, đình công, ...Và cách biểu lộ tình cảm này hay biểu tình được Hiến pháp và luật pháp thừa nhận .

Tại Việt nam, khẩu hiệu giăng khắp nơi " Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ".

Mà Hiến pháp và pháp luật ở Việt nam dưới chế độ cộng sản hà nội nhìn " tự do và biểu tình " như thế nào ?

Hiến pháp 1946 không có chữ Tự do . Cũng may, Hiến pháp này không được ban hành .

Hiến pháp 1956 - Điều 25 : Công dân nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình . Nhà nước bảo đảm những điều kiện vât chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó .

Hiến pháp 1980 - Điều 67 : Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhơn dân .

Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó .

Hiến pháp 1992 - Điều 69 ; Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật .

Mà đã gọi là quyền thì phải tôn trọng nguyên tắc pháp trị " Nhà nước chỉ được làm những gì luật pháp cho phép, người dân được phép làm tất cả những gì luật pháp không ngăn cấm " .

Cho tới nay, nhóm chữ quái gở " Theo quy định của pháp luật " vẫn được nhà cầm quyền hà nội giải thích một cách hoàn toàn tùy tiện theo bản chất cộng sản nên Trung tá công an (*) Vũ văn Hiển đã phải tố cáo công khai " Con că ..chớ làm gì có tự do " !

_________________________________________________________

(*) Để ý : công an ở Phường tới cấp Trung tá . Vậy cấp số công an lớn lắm để nhà nước cộng sản vận dụng đàn áp dân chúng sát rạt mỗi khi dân chúng cử động từ hang cùn ngỏ hẻm .

Nguyễn thị Cỏ May

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link