Thị trường Việt Nam sẽ là “bãi phế thải” của
Trung Quốc?
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2012-10-05
Ngoài
thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng bị nới rộng, thì chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước này bấy lâu vẫn
bị xem là không đạt tiêu chuẩn và ngầm ý phá hoại nền sản xuất nội địa Việt
Nam, thế nhưng vì sao hiện tượng này vẫn dai dẳng diễn ra và hệ lụy
của nó là gì?
RFA file/tuanvietnam.net
Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt
Nam
Tải xuống - download
Mặc dù
trong 9 tháng đầu năm, tính trung bình, Việt Nam xuất siêu được hơn
30 triệu đô la, nhưng việc nhập siêu chỉ với riêng thị trường Trung Quốc
lại lên tới 11,3 tỷ đô la. Nếu tính riêng lượng hàng từ Trung Quốc, Việt
Nam đã nhập gần 21 tỷ đô la, chiếm xấp xỉ 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu cả
nước, vượt cả mục tiêu của năm 2015.
Ngày
càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc
Đây quả
là một điều bất lợi và đáng lo ngại, bởi theo PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện
trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc lớn
hơn vào thị trường Trung Quốc “lệ thuộc đầu vào đã là bất lợi và nhập
siêu lớn từ một thị trường lại càng bất lợi hơn.” Nhất là nếu nhìn
vào cơ cấu mặt hàng thì Việt Nam nhập khẩu đến
2/3 nguyên phụ liệu cho sản xuất như dệt may và nhiều mặt hàng khác để phục
vụ sản xuất trong nước từ máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại và
các thiết đi kèm cho tới máy tính, sắt thép… đáng chú ý là trong những mặt
hàng này, thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng hơn 10%, đứng thứ 5 về kim ngạch
nhập khẩu, trong khi thép trong nước thì tồn kho hàng trăm ngàn tấn,
riêng mặt hàng điện thoại và các linh kiện thì trong nửa đầu năm nay tăng
gần 130% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kính mát giả mạo các thương
hiệu nổi tiếng như Coach, Dior đều nguồn gốc từ Trung Quốc với giá vô
cùng rẻ.
Nhận xét về những nghịch lý
này, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung
ương, không khỏi lo lắng:
Quan hệ
thuơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành quan hệ bắc ngang, tức
là Việt Nam xuất phần lớn nông lâm thuỷ sản, các nguyên liệu thô sang
Trung Quốc rồi nhập các sản phẩm trang thiết bị công nghiệp, các sản phẩm
máy móc về
T.S Lê Đăng Doanh
Quan
hệ thuơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành quan hệ bắc ngang, tức
là Việt Nam xuất phần lớn nông lâm thuỷ sản, các nguyên liệu thô sang
Trung Quốc rồi nhập các sản phẩm trang thiết bị công nghiệp, các sản phẩm
máy móc về. `Điển hình là Việt Nam xuất cao su
sang Trung Quốc rồi nhập vỏ và ruột xe. Tình hình này không những
làm các nhà chuyên môn mà trong đông đảo nhân dân rất lấy làm lo ngại.
Những
gì T.S Lê Đăng Doanh không chỉ khiến người ta lo ngại về bản chất của
chuyện giao thương hai chiều như một sự khai thác tài nguyên rồi xuất
sang Việt những thành phẩm, kiểm soát thị trường Việt Nam từ A - Z. Điều
khiến người ta quan ngại hơn lại là chất lượng của hàng nhập về từ Trung
Quốc. Theo nhận xét của các chuyên gia thì Việt Nam chưa có hàng rào kỹ
thuật để kiểm soát các loại hàng kém chất lượng và câu chuyện Việt Nam trở
thành nơi tiêu thụ “thượng vàng hạ cám” của Trung Quốc vẫn là câu hỏi bỏ
ngỏ từ bấy lâu nay.
Trong
một phân tích được tờ Tiền phong Online trích dẫn hôm 3/10, T.S Nguyễn Minh
Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
đang tạo ra 2 mối nguy cho Việt Nam: trước hết đó là hàng hóa thực phẩm giá rẻ tràn vào nhưng không được kiểm
soát tốt về chất lượng, thứ hai, nguy hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược
“đẩy” hàng ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong
đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ thành “bãi phế thải”
công nghệ của họ.
Báo
chí cả trong nước lẫn quốc tế từ lâu đã cảnh báo mối họa nhập hàng hóa
kém chất lượng từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng
như: gạo giả, sữa bột giả, trứng giả, trái cây
nhuộm chất hóa học, dư lượng thuốc trừ sâu, thịt đông lạnh hư thối… cho tới
cả tiền giả đang phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách âm ỉ và có hệ thống.
Với lợi
thế giá rẻ và không bị ràng buộc về mặt chất lượng, nên các mặt hàng phổ
thông, có tác động trực tiếp đến sự an toàn của người dân như đồ gia dụng,
rau củ quả, trái cây “Made in China” được nhập về Việt Nam một cách thoải
mái qua con đường tiểu ngạch, tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1,000 tấn
trái cây
Một cửa hàng ở Hà Nội bán toàn
đồ chơi trẻ em nhập từ Trung Quốc. RFA photo
được nhập vào Việt Nam qua cửa
khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn.
Nguy
hiểm hơn là Trung Quốc có chiến lược “đẩy” hàng ngàn thiết bị công nghệ sản
xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam, nếu không cẩn thận,
chúng ta sẽ thành “bãi phế thải” công nghệ của họ.
T.S Nguyễn Minh Phong
Cuộc
chiến không cân sức
Trao đổi
với chúng tôi, chị Quỳnh Trang một chuyên viên phân tích thị trường ở Hà
Nội cho biết những gì diễn biến hàng ngày tại Việt Nam:
Tôi
thấy là Trung Quốc cái gì cũng có và cái gì cũng có thể làm giả được, từ
những cái nhỏ nhặt nhất như cái tăm, sợi chỉ, hay những thứ lớn hơn như
kiểu xe cộ, đồ ăn thức uống, hay là quần áo, giày dép, túi xách… từ những
cái rẻ tiền nhất, những thứ bình dân, hoặc họ có thể làm nhái, làm giả,
những thứ cao cấp, đắt tiền hơn để bán cho những người tầng lớp cao cấp
hơn. Rất là rẻ, rẻ hơn so với những cái thực chất hay hàng nhập từ các nước
khác, hoặc hàng Việt Nam. Người dân bây giờ hầu như cứ dùng tràn lan, đâu
đâu cũng có hàng Trung Quốc.
Điều
mà chị Quỳnh Trang phản ánh có lẽ cũng là những lo ngại của nhiều hãng xưởng
khi thấy hàng hóa trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được, nhưng doanh
nghiệp Việt Nam lại bị cạnh tranh trực tiếp từ hàng nhập khẩu, cuộc chiến
không cân sức với hàng Trung Quốc có thể “tiêu diệt” nền sản xuất nội địa,
rồi từ đó, Trung Quốc thả sức “tung hoành” biến Việt Nam vốn đã lệ thuộc
nay trở thành “sân sau” tiêu thụ hàng hóa do họ kiểm soát chất lượng.
Quay lại
với câu hỏi tại sao Việt Nam bị Trung Quốc khống chế trên lĩnh vực tiêu
thụ sản phẩm, bà Phạm Chi
Tập đoàn CMC Trung Quốc ký hợp
đồng tổng thầu E.P.C dự án xi măng Trường Sơn, Hải Phòng, hôm 15/05/2010.
Courtesy baocongthuong.com.vn
Lan, chuyên gia kinh tế từng
cho chúng tôi biết nguyên nhân Trung Quốc thường dễ dàng thâm nhập vào
thị trường Việt Nam:
Doanh
nghiệp Việt Nam lại bị cạnh tranh trực tiếp từ hàng nhập khẩu, cuộc chiến
không cân sức với hàng Trung Quốc có thể “tiêu diệt” nền sản xuất nội địa
Thực
tế là năng lực cạnh tranh của Trung Quốc trên một loạt lĩnh vực là hơn Việt
Nam, các sản phẩm cùng chủng loại thường phong phú hơn về mẫu mã và có sự
thay đổi rất thường xuyên. Hơn nữa, họ có thể sản xuất với giá thành rất
thấp do họ có lợi thế quy mô sản xuất, cũng như khả năng sản xuất tất cả
các nguyên nhiên phụ liệu cần thiết và tổ chức sản xuất có hiệu quả cao.
Trong
một lần phát biểu với báo chí trong nước, ông Võ Trí Thành, phó Viện trưởng
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổng kết “… Chúng ta cứ
hình dung 100 đồng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay, chưa tính
buôn lậu thì khoảng 55 đồng là nguyên nhiên liệu hàng đầu và trung gian,
khoảng 35 đồng là thiết bị máy móc và dưới 10 đồng là hàng thiết yếu. Nhiều
doanh nghiệp nhập khẩu hàng trung gian từ Trung Quốc về chỉ có một phần để
xuất khẩu, phần còn lại được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và tiêu thụ ở
Việt Nam.”
Qua
con số mà T.S Võ Trí Thành đưa ra, có thể thấy chính Việt Nam đã vô hình
chung tự biến mình thành nơi trung gian tiêu thụ hàng hóa cho Trung Quốc,
điều mà lẽ ra chúng ta vẫn có thể tránh được nếu có các chính sách quản
lý nhập khẩu rõ ràng.
Vậy
không lẽ chúng ta sẽ không thể thoát khỏi được “gọng kìm” của Trung Quốc?
Câu trả lời có lẽ chỉ có chính các doanh nghiệp Việt Nam và các cấp quản
lý vĩ mô trả lời, bởi lẽ khi Việt Nam đã có cam kết hội nhập thì không thể
phân biệt đối xử với hàng của Trung Quốc.
Điều
mà T.S Võ Trí Thành đề xuất là Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp thông qua những chính sách về hỗ trợ nghiên cứu
công nghệ, đầu tư… Việt Nam cần có chính sách để thoát khỏi “bẫy
thương mại tự do,” nghĩa là Việt Nam không thể chỉ có thể dựa vào lợi
thế tĩnh, lao động giá rẻ, mà phải nâng cao trình độ sản xuất của cả nền
kinh tế thông qua lực lao động có chất xám và tay nghề cao.
Theo dòng thời sự:
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment