Chủ nghĩa cộng sản: một thế
giới viễn mơ
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Nguyễn Chí Đức, từng là một
sinh viên năng nổ tham gia vào ĐCSVN với những tâm huyết tuổi trẻ vừa viết đơn
xin ra khỏi ĐCSVN. Năm 2010, tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ yêu cầu bỏ học thuyết Mác-Lê
và tuyên bố đốt thẻ Đảng. Liệu đây là một trong những biểu hiện cho thấy lý
thuyết cộng sản không áp dụng được trong thực tế?
(Hình
bên: Một cửa hàng bán hàng tuyên truyền chính trị có cả
chân dung của nhà lãnh đạo cộng sản Karl Max, Lenin tại Hà Nội hôm 01 tháng 2
năm 2012. AFP photo)
*
Quỳnh Chi hỏi chuyện
ông Lữ Phương, lý luận gia Marxist và là nhà nghiên cứu chính trị về đảng Cộng
sản Việt Nam. Nói về việc xin ra khỏi ĐCSVN của Nguyễn Chí Đức, ông Lữ Phương
nhận xét:
Tuyệt vọng từ lâu
Lữ Phương: Đây thực sự
chỉ là một hình thức công khai mà thôi, nghĩa là khi có điều kiện thích hợp thì
nó bộc lộ ra. Nhưng theo tôi hiểu bên trong có rất nhiều đảng viên (ĐCSVN)
chính thức thì chưa ra nhưng họ đã bỏ hoàn toàn những sinh hoạt vì họ mất hoàn
toàn niềm tin; không còn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng có thể đưa
đất nước đi lên. Cuối cùng thì tôi nghĩ những người có lương tri đều từ bỏ
ĐCSVN hết thôi. Nó khác hẳn một thời khác.
Quỳnh Chi: Thế thì
điểm khác nhau nhất giữa giai đoạn mà người ta bắt đầu tham gia vào ĐCSVN cách
đây 70-80 chục năm chẳng hạn so với giai đoạn sau này là gì?
Cuối cùng thì tôi nghĩ những
người có lương tri đều từ bỏ ĐCSVN hết thôi.
Ô. Lữ Phương
Lữ Phương: Trước
đây, thời kỳ giành độc lập dân tộc thì Đảng là một đảng rất mạnh, được tin
tưởng, hòa vào cùng khát vọng dân tộc là đòi hỏi một đất nước có độc lập chủ
quyền và trên cái độc lập đó xây dựng một xã hội mới. Đó là một lý tưởng, là
một viễn cảnh mà các đảng viên (ĐCSVN) tham gia hy sinh tranh đấu. Nhưng khi
thời kỳ đó chấm dứt, chuyển sang xây dựng hòa bình thì đường lối lãnh đạo (của
ĐCSVN) hoàn toàn đi ngược lại, hầu như phủ nhận hoàn toàn lý tưởng đó.
Quỳnh Chi: Như
ông đã nói, lúc tham gia vào ĐCSVN, người ta đều có một lý tưởng là mang đến
một điều tốt đẹp cho đất nước. Tuy nhiên, bây giờ đường lối của ĐCSVN lại đi
theo một hướng khác (như ông nói) thì những thế hệ tham gia tranh đấu cho đất
nước như các ông chẳng hạn, có thấy thất vọng không?
Lữ Phương: Rất nhiều
trí thức đã tuyệt vọng từ lâu rồi. Từ sau năm 1954 và sau khi giải phóng rồi
thì nó biểu hiện thấy rõ như vụ Văn Nhân Giai Phẩm chẳng hạn; nhưng vì tình
hình đất nước vẫn còn chiến tranh, thế này thế khác cho nên người ta phải chịu
thôi. Do chính quyền còn đó nên sự phản ứng của trí thức vẫn cứ tiếp tục dưới
nhiều hình thức. Cho đến ngày nay nó cũng chỉ là tiếp tục của những gì từ những
ngày đầu thôi chứ không có gì lạ cả.
Lý thuyết
không tưởng
(Hình bên: Anh
Nguyễn Chí Đức. Photo courtesy of nguyenxuandien’sblog)
*
Quỳnh Chi: Một
số người cho rằng những thất bại trong đường lối của ĐCSVN (như trong kinh tế,
tham nhũng, và các chính sách xã hội) đã chứng minh rằng chủ thuyết cộng sản
rất đẹp về lý thuyết nhưng khi đưa vào thực hiện trong thực tế thì lại không
được như vậy. Là một người am hiểu về lý thuyết chủ nghĩa cộng sản, ông suy
nghĩ thế nào?
Lữ Phương: Tôi
thấy nếu nói rằng chủ nghĩa cộng sản mà đẹp thì nó không phải đẹp về lý thuyết
mà về sự không tưởng của nó, tức là một thế giới viễn mơ, một ước mong, một khát
vọng, một sự tưởng tượng về tương lai. Nhưng có những thời kỳ, cái đó (lý
thuyết cộng sản) có tác động đến thực tế, nó hỗ trợ cho những cuộc tranh đấu
thực tiễn.
Nguyên nhân chính người ta
vào Đảng là thực tiễn chẳng hạn như vấn đề yêu nước hay công bằng xã hội. Cái
lý thuyết không tưởng kia nó “chấp” vào để tạo cho người ta một động lực để hy
sinh phấn đấu. Lúc đầu người ta chưa có điều kiện để kiểm chứng thực tiễn đó
thế nào. Sau khi giành được độc lập dân tộc thì họ bắt đầu đem lý thuyết đó
(cộng sản) ra thực hiện. Trước thực tế thì lý thuyết không tưởng bộc lộ hết cái
sự tàn khốc của nó ra.
Quỳnh Chi: Đảng Cộng
sản Việt Nam hiện vẫn kiên định với đường lối đi lên XHCN trên nền tảng chủ
nghĩa Mác – Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI (tháng 01-2011) cũng
tiếp tục khẳng định điều này. Một số người đặt câu hỏi là “Liệu Việt Nam có tới
được XHCN không?” Theo ông thì “tới” hay không?
Tôi thấy nếu nói rằng chủ
nghĩa cộng sản mà đẹp thì nó không phải đẹp về lý thuyết mà về sự không tưởng
của nó, tức là một thế giới viễn mơ, một ước mong, một khát vọng, một sự tưởng
tượng về tương lai.
Ô. Lữ Phương
Ô. Lữ Phương
Lữ Phương: Tôi đã nói
từ rất lâu rồi là không có cái gọi là CNXH mà là CNXH Marxist. Bởi CNXH là một
khái niệm rộng, có nhiều xu hướng khác nhau. Nhưng cái CNXH mà các đảng CS hiện
thực từ Liên Xô đến Trung Quốc, Việt Nam đang làm là hoàn toàn không có cái gọi
là CNXH. Đó là cái “phản CNXH”. Không có con đường nào đi lên “phản CNXH” cả.
Nếu người ta muốn tìn một CNXH thì có một CNXH khác để đi lên chứ không phải
thứ CNXH này.
Quỳnh Chi: Ông
có thể nói rõ hơn?
Lữ Phương: Đứng về mặt
lý thuyết, tư tưởng thì người ta có rất nhiều quan niệm khác nhau. Mô hình này,
mô hình khác… rất nhiều tư tưởng của những triết gia và đem ra thực hiện. Vấn
đề đặt ra là “anh” thực hiện nó như thế nào. Về quyền tự do thì “anh” cứ đưa ra
đường lối đó nhưng “anh” phải thực hiện bằng con đường dân chủ. Còn cái CNXH
hiện thực nó không thực hiện bằng con đường dân chủ mà bằng áp bức, bạo lực,
trấn áp… cái đó là đi ngược hoàn toàn xu hướng thế giới và không thể nào tồn
tại được.
Quỳnh Chi: Văn
phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc điều
tra, xử lý những trang web được cho là “có nội dung chống Đảng và Nhà nước”.
Một số người cho rằng việc này đi ngược lại vấn đề “phê bình và tự phê bình” –
được xem là một trong những nguyên tắc của ĐCSVN. Ông nhận xét thế nào?
(Hình
bên: Người dân đi bộ qua một tấm bảng tuyên truyền kỷ
niệm 82 năm ngày Thành lập ĐCS Việt Nam tại Hà Nội hôm 30 tháng 1 năm 2012. AFP
photo.)
*
Lữ Phương: “Phê
và tự phê” từ xưa đến giờ là một trò hề, chẳng có gì nghiêm chỉnh cả. Nó chỉ là
hình thức chứ không phải thực tế. Việc làm này của ông Nguyễn Tấn Dũng là một
hình thức trấn áp. Việc tự phê bình không tác dụng gì cả nên phải bộc lộ hết
thực chất bên trong là biện pháp trấn áp.Quỳnh Chi: Một
số nguồn tin chưa kiểm chứng cho rằng đang có sự cạnh tranh và đấu đá nhau
trong Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông thấy có
chuyện đó không?
Lữ Phương: Việc
đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng là việc triền miền từ xưa đến giờ
dưới nhiều hình thức ngay cả trong thời kỳ chưa có chính quyền. Ở những nước
dân chủ thì sự “đấu đá” quyền lực được biểu hiện công khai trên báo chí, nghị
trường, xã hội. Nhưng ở những nước cộng sản thì việc đó không được không khai
bày tỏ ra nên cuộc “đấu đá” diễn ra âm thầm trong nội bộ nhiều khi rất tàn
khốc. Nếu nói đang diễn ra thì nó chỉ là một hình thức mới trong giai đoạn mới
thôi.
Quỳnh Chi: Xin
cám ơn ông đã chia sẻ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/luphuong-communisms-theory-is-imaginative-09152012110850.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment