Chiến tranh" truyền thông Nhật - Trung
Căng thẳng Nhật - Trung về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chuyển sang
một hình thái mới: “chiến tranh” truyền thông. Hai nước đua nhau mua “đất” để
đăng bài tuyên bố cho chủ quyền của mình trên các tờ báo nước ngoài.
Trung Quốc quảng cáo “Quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc” trên báo New York Times của Mỹ
Trung Quốc đã đăng quảng cáo “Quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung
Quốc” trên các tờ báo lớn của Mỹ như New York Times, Los Angeles Times và
Washington Post. Ngày 4-10, đại sứ Trung Quốc tại Anh đã có bài viết trên báo
Anh Telegraph “Đảo Điếu Ngư: lịch sử sẽ không bị đảo ngược”, trong đó khẳng
định việc Chính phủ Nhật quốc hữu hóa Điếu Ngư/Senkaku là không có giá trị!
Trận tuyến trên báo chí nước ngoài
Hai ngày trước, đại sứ Trung Quốc tại Pakistan Lưu Kiện đã mua
nguyên trang quảng cáo trên tờ báo tiếng Anh Daily Times để đưa ra tuyên bố chủ
quyền về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và cáo buộc Nhật Bản đã “đánh cắp” quần đảo
này.
Trong cuộc họp báo tại thủ đô Niamey của Niger, tân đại sứ Trung
Quốc Thạch Hổ đe dọa chiến tranh có thể xảy ra giữa hai nước và gây thảm họa
cho khu vực. “Trung Quốc muốn hòa bình nhưng nếu Tokyo cứ làm theo ý mình thì
sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hậu quả có thể xảy ra” - ông Thạch đe
dọa.
Nhật Bản cũng lập tức phản công. Trên tờ New York Times, phó tổng
lãnh sự Nhật tại thành phố New York (Mỹ) Yasuhisa Kawamura viết bài khẳng định
Nhật có chủ quyền đầy đủ đối với quần đảo Senkaku, chứ không phải là “một chiến
lợi phẩm” do Mỹ chuyển giao cho Nhật như bài viết của một học giả Đài Loan
trước đó. Kyodo News cho biết Tokyo đã vạch ra kế hoạch đẩy mạnh chiến dịch
truyền thông nhằm chỉ ra sự vô căn cứ trong các tuyên bố chủ quyền của Trung
Quốc. “Đừng để Trung Quốc lấn át, Bắc Kinh đang bóp méo sự thật” - báo Yomiuri
viết.
Báo chí Nhật Bản ngày 4-10 đồng loạt kêu gọi chính phủ của Thủ
tướng Yoshihiko Noda nên tăng cường chống lại việc xuyên tạc, bóp méo sự thật
của Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. “Trung Quốc đang truyền bá một
thông điệp giả tạo và sai lệch về Senkaku ra thế giới. Chính phủ Nhật nên chống
lại cuộc vận động của Trung Quốc bằng việc tập trung hợp pháp hóa tuyên bố chủ
quyền về quần đảo này trước cộng đồng quốc tế” - báo Yomiuri viết.Nhật báo
Mainichi cho rằng đây là điều cần thiết để đối chọi lại chiến lược của Bắc Kinh
đang làm kết hợp với việc phô trương sức mạnh “cơ bắp” ở biển Hoa Đông.
“Quan điểm của Nhật về quần đảo Senkaku vẫn không thay đổi, song
chúng ta cần thể hiện quan điểm này cho cộng đồng quốc tế theo kiểu dễ hiểu
hơn” - Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba nhấn mạnh. Trang web của Bộ Ngoại
giao Nhật vừa lập chuyên mục “Quan hệ Nhật - Trung: tình hình hiện nay về quần
đảo Senkaku” để cung cấp thông tin cho người đọc tại Nhật hay bất kỳ nơi nào
trên thế giới.
Máy bay F-35 của Mỹ tới Nhật
Kyodo News ngày 3-10 dẫn lời Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton
Carter cho biết Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu tàng
hình F-35 tại các căn cứ của họ ở Nhật, trong đó có căn cứ không quân Kadena ở
tỉnh Okinawa. Trước đó, Mỹ đã triển khai máy bay vận tải MV-22 Osprey tới căn
cứ Futenma, Okinawa. Ông Carter cho biết Mỹ đã triển khai các máy bay chiến đấu
tàng hình F-22 đến các căn cứ không quân này. Sắp tới Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục
điều các máy bay chiến đấu đa năng F-35 tới khu vực này, song thời gian cũng
như số lượng máy bay chưa được tiết lộ.
Thứ trưởng Carter khẳng định Washington tiếp tục theo dõi sát diễn
biến căng thẳng hiện nay ở biển Hoa Đông cũng như các vùng biển tiếp giáp với
Trung Quốc. “Lầu Năm Góc sẽ tăng cường tập trung nguồn lực vào châu Á - Thái
Bình Dương trong những năm tới, tăng cường tàu chiến mới cũng như máy bay chiến
đấu F-35”- ông Carter khẳng định.
Theo giới chuyên gia, động thái mới này của Lầu Năm Góc có thể sẽ
dẫn đến làn sóng phản ứng kịch liệt của Trung Quốc.
Đưa tranh chấp Takeshima/Dokdo ra Tòa án quốc tế
Nhật Bản ngày 4-10 cho biết Tokyo có thể sẽ đơn phương đưa vấn đề
tranh chấp đảo Takeshima mà Hàn Quốc gọi là Dokdo ra Tòa án quốc tế (IJC) vào
cuối tháng này.
Theo Kyodo, dù IJC có thể sẽ không tiếp nhận vụ kiện do phía Hàn
Quốc chưa đồng ý đưa vấn đề này ra IJC, song Tokyo vẫn đơn phương tiến hành do
muốn công khai với quốc tế tuyên bố chủ quyền của mình về đảo Takeshima/Dokdo.
Mỹ Loan
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment