Saturday, January 12, 2013

Chặt đầu em bé. Bánh vẽ nhân quyền …


 

   Chặt đầu em bé. Bánh vẽ nhân quyền …
   Saudi Arabia vừa mới chặt đầu em bé Philippine nghèo đi ở đợ.
   Tội nghiệp cho em bé nghèo, phải xa cha mẹ, xa anh chị em, xa bạn bè, xa quê hương, đi tận xứ người xa lắc để kiếm sống, nhưng phải chết vì thơ dại.
   Người Việt chống Cộng hay ra rả về nhân quyền nghĩ được gì về cái chết đáng thương của em bé này không ?
   Nghèo và thơ dại hay nói chung nghèo và dốt thì sẽ chết theo đủ mọi kiểu. Thậm chí, một dân tộc nghèo và dốt sẽ bị lừa gạt cho ăn những chiếc bánh vẽ dân chủ với nhân quyền trong khi thực chất là bất ổn và chiến tranh núp sau bánh vẽ sẽ làm chết người hàng loạt và làm chết cả tương lai của dân tộc.
   Như những sự việc ở Việt Nam Cộng Hòa là điển hình của chiếc  bánh vẽ dân chủ với nhân quyền, phải không ? Tổ chức giết hại TT Ngô Đình Diệm, đe dọa sinh mạng TT Nguyễn văn Thiệu là đã can thiệp thô bạo chủ quyền một đất nước, đã biến đất nước ấy thành nô thuộc và đã vi phạm nghiêm trọng khái niệm dân chủ trong khi bánh vẽ nhử ra là dân chủ. Đoạt lấy chủ quyền, đổ hàng triệu tấn bom đạn trên một đất nước nghèo làm hủy hoại môi trường và giết hại hàng triệu sinh linh, nhân quyền như thế còn tệ hơn bánh vẽ. Dân tộc thì nghèo dốt, lại tiếp tục chạy theo những chiếc bánh vẽ, lại chia rẽ nhau vì những chiếc bánh vẽ, lại tiếp tục làm mồi cho những bất ổn và chiến tranh, thế là tương lai tiêu tan và mờ mịt ! Than ôi, một dân tộc hèn kém đến độ không biết gì là bánh thực hay bánh vẽ ! ! !
   Khách Quan.
 
Tham khảo tin BBC sau đây :

Ả Rập Saudi tử hình người giúp việc nhà

Cập nhật: 04:05 GMT - thứ năm, 10 tháng 1, 2013

 Ả Rập Saudi tử hình người giúp việc nhà

Cập nhật: 04:05 GMT - thứ năm, 10 tháng 1, 2013
Giới chức Ả Rập Saudi đã chặt đầu một phụ nữ giúp việc nhà Sri Lanka vì tội giết chết một đứa bé mà cô chăm sóc hồi năm 2005 trong vụ án bị các nhóm nhân quyền lên án.
Rizana Nafeek đã bác bỏ rằng cô không giết hại bé trai bốn tháng tuổi.
Những người ủng hộ cô nói cô chỉ mới 17 tuổi vào thời điểm xảy ra vụ việc. Họ nói rằng xử tử cô là vi phạm quyền trẻ em được quốc tế công nhận.
Chính phủ Sri Lanka đã lên án vụ hành quyết này mà họ nói rằng được thực hiện bất chấp việc họ đã nhiều lần xin ân xá.
Thế giới lên án’
Bộ Nội vụ Ả Rập Saudi cho biết hôm thứ Tư ngày 9/1 rằng Nafeek bị xử tử vì đã làm chết ngộp một em bé sau khi cãi vã với mẹ của em bé này tại thị trấn al-Dwadmi.
Quốc hội Sri Lanka đã dành một phút mặc niệm cô hôm 9/1.
Cùng với thông tin về vụ hành quyết này, ngày 9/1 Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ra thông báo rằng cần có luật khẩn cấp để bảo vệ những người giúp việc nhà tốt hơn.
Theo tổ chức này thì chỉ có khoảng 10% những lao động giúp việc nhà – khoảng 5,3 triệu người – được bảo vệ bởi các luật lao động ở mức độ như công nhân trong các lĩnh vực khác.
Tại Sri Lanka, vụ hành quyết Nafeek đã châm ngòi cho cuộc tranh luận về an toàn cho các công dân của nước này đi làm việc ở Trung Đông và về sự đói nghèo đã đẩy những người dân trong đó có Nafeek phải đi xuất khẩu lao động.
Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Sri Lanka cho biết Tổng thống Rajapakse và chính phủ đã lên án vụ xử tử ‘bất chấp mọi nỗ lực ở cấp cao nhất và sự lên án của người dân trong nước và thế giới’.
Ông Ranjan Ramanayake, nghị sỹ đối lập vận động cho quyền lợi của những công nhân Sri Lanka đi xuất khẩu lao động, đã gọi chính quyền Ả Rập Saudi là ‘những kẻ độc tài’ vốn không bao giờ hành quyết người Mỹ hay người châu Âu mà chỉ dám đụng đến người châu Á và châu Phi.
Vị nghị sỹ này cũng lên án Chính phủ là đã không làm được gì nhiều để đảm bảo các quyền lợi pháp lý của Nafeek. Các quan chức chính phủ đã bác bỏ cáo buộc này.
Cha mẹ của Nafeek đã nhiều lần thỉnh nguyện Quốc vương Abdullah ân xá cho con gái họ. Cha cô hiện nằm viện còn mẹ cô thì quá đau buồn nên không thể nói gì về vụ việc, các quan chức cho biết.
‘Bị ép nhận tội’
Nafeek bị kết tội hồi năm 2007 là đã giết hại một bé trai bốn tháng tuổi mà cô đã trông nom vào năm 2005.
Cô nói lúc đầu cô nhận tội là do bị ép buộc và không có sự hỗ trợ ngôn ngữ. Những người ủng hộ cô cũng nói rằng cô không có sự hỗ trợ của luật sư trước khi bị kết tội.
Các nhóm nhân quyền như tổ chức Ân xá quốc tế và Theo dõi nhân quyền đã lên án chính quyền Ả Rập Saudi về cách xử lý vụ việc, trong khi những nhà hoạt động nhân quyền ở Sri Lanka nói rằng đã có những vấn đề nghiêm trọng về phiên dịch khi mà Nafeek nhận tội.
Họ cũng nói rằng việc cô bị hành quyết là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em mà Ả Rập Saudi đã phê chuẩn.
“Ả Rập Saudi là một trong số chỉ ba nước trên thế giới xử tử phạm nhân vì những tội mà họ phạm khi còn là trẻ em,” Nisha Varia, nhà nghiên cứu cao cấp về nữ quyền của tổ chức Theo dõi nhân quyền, nói.
“Rizana Nafeek chỉ là một nạn nhân nữa của những thiếu sót nghiêm trọng trong hệ thống tư pháp của Ả Rập Saudi.”
Phóng viên BBC Charles Haviland ở Sri Lanka đã đến quê nhà của Nafeek hồi năm 2010. Lúc đó ông đã nhìn thấy giấy khai sinh ghi rõ ngày tháng năm sinh của cô.
Ông nói rằng nếu giấy khai sinh đó là thật thì Nafeek còn là người vị thành niên vào thời điểm cô bị cáo buộc phạm tội.
Cũng theo phóng viên của chúng tôi thì dường như các công ty xuất khẩu lao động Sri Lanka đã làm giả tuổi cho Nafeek để cô nhận được việc ở Ả Rập Saudi.
 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link