Wednesday, January 9, 2013

Cựu Du Học Sinh VNCH Kể Lại: Từ Sài Gòn Đi Du Học Tây Đức


 

Cu Du Hc Sinh VNCH K Li: T Sài Gòn Đi Du Hc Tây Đc

 

Nguyễn Viết Kim

 

Cho tới giữa thập niên 60, có rất ít người Việt tại Tây Đức, lúc đó Đức Quốc bị chia làm hai; phần của tam cuờng: Mỹ, Anh Pháp thành lập ra Tây Đức với thủ đô là thành phố Bonn và phần do Nga kiểm soát trở thành Đông Đức với thủ đô là Đông Bá Linh. Thành phố Bá Linh nằm sâu trong lãnh thổ Đông Đức cũng bị chia thành Tây Bá Linh và Đông Bá Linh.

Cuộc chạm trán đầu tiên là cuộc "phong tỏa Bá Linh" từ tháng 6 năm 1948 đến tháng 5 năm 1949, kéo dài gần 1 năm, gần 200,000 chuyến bay tiếp tế liên tục đã phá vỡ kế hoạch của Nga và thành phố Bá Linh bị chia làm hai.

Vào năm 1961 Nga và Đông Đức xây "bức tường Bá Linh" chia cắt Tây Bá Linh với Đông Bá Linh và Đông Đức, cô lập thành phố trong vấn đề tiếp xúc với bên ngoài ngoại trừ qua các điều quy định về hàng không và thủy bộ. Sau 28 năm thì bức tường này bị dẹp bỏ vào năm 1989, khối Đông Âu sụp đổ và Đức Quốc thống nhất vào năm 1990, Đông Đức và Đông Bá Linh sát nhập vào Tây Đức trở thành một quốc gia với 16 tiểu bang và thủ đô là thành phố Bá Linh với tên gọi chính thức là Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc như trước đó.

Tây Đức được thành lập vào năm 1949 và đã có các thủ tướng:

- Konrad Adenauer (1949 -1963)

- Ludwig Erhard (1963 -1966) , ông này là bộ trưởng kinh tế thành công với "phép lạ kinh tế" cho Tây Đức

- Kurt Georg Kiesinger (1966 - 1969)

- Willy Brandt (1969 -1974)

- Helmut Schmidt (1974 - 1982)

- Helmut Kohl (1982 - 1998)

- Gerhard Schroeder (1998 - 2005)

- và nữ thủ tướng Angela Merkel (2005 - hiện nay)


Trong hình: giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh, giám đốc chương trình giáo dục quốc tế của bộ giáo dục Hoa Kỳ, tiến sĩ Dương Hồng Ân Forum Vietnam 21.

Thủ tướng cầm quyền lâu nhất thời cận đại là ông Helmut Kohl với thời gian 16 năm, ông là vi thủ tướng của Đức Quốc bị chia cắt và lúc được thống nhất năm 1990; 3 vị cựu thủ tướng còn sống là Helmut Schmidt (1918), Helmut Kohl (1930), Gerhard Schroeder (1944).

Trước năm 1975, ảnh hưởng của Đức Quốc được biết về giáo dục:

- Goethe Institut: Trung Tâm Văn Hóa và dạy Đức Ngữ

- các giáo sư y khoa giúp đỡ giảng huấn tại đại học Y Khoa Huế và bị thảm sát vào Tết Mậu Thân 1968: Professor and Mrs. Horst Krainick, Dr. Alois Altekoester, Dr. Raimund Discher.

- trường kỹ thuật Việt Đức tại Saigon

- tàu bệnh viện Helgoland tại Saigon (1966-1967), sau đó tại Đà Nẵng cho tới 1972.

Lớp sinh viên VNCH đi du học đầu tiên khi chính phủ Đức cấp học bổng là vào năm 1962, lúc đó các sinh viên (như tiến sĩ Dương Hồng Ân) phải đi tàu thủy thay vì máy bay như sau này, vào năm đó trên toàn thể lãnh thổ Tây Đức có khoảng 30 người, đại đa số là sinh viên du học và nhân viên ngoại giao, không kể một số kiều bào có liên hệ với quân đội Pháp Quốc, đóng tại Baden và Tuebingen.

Vào khoảng năm 1965, 1966 thì số sinh viên đã tăng trên 100 và ở nhiều đại học đông đảo hai mươi người như Muenchen, Stuttgart, chưa tới hai chục như Hohenheim, Bonn, Koeln khoảng chục người như Hannover, Karlsruhe, Aachen, Freiburg và rất ít như tại Krefeld.

Đa số sinh viên học tại đaị học kỹ thuật Stuttgart theo về cơ khí, điện học, hàng không, công chánh một số ít hơn học Hóa Học, Vật Liệu Học, Vật Lý. Vào khoảng Tết năm 1966, hội sinh viên có ra báo Xuân; vài năm sau có ra tập sách mỏng chỉ dẫn tổng quát. Sau Tết Mâu Thân (1968) thì số sinh viên đi du học rất đông và một số theo học các trường cao đẳng quanh đó . Stuttgart là tổng hành dinh của các công ty xe hơi có tiếng như Porsche, Mercesdes Benz ....,có các công ty điện tử như Bosch...., chi nhánh các công ty Mỹ Hewlett Packard, IBM ...... nên sinh viên có thể đi làm hè kiếm tiền.

Các sinh viên trẻ qua lúc đó lập ra Liên Hội bao gồm các hội sinh viên địa phương để thay thế Tổng Hội hầu như không hoạt động gì cả. Vào cuối thập niên 60, có nhiều biến cố như cuộc nổi loan tại thủ đô Prague của Tiệp Khắc, sinh viên đòi thay đổi tại Pháp, các đảng phái xã hội thắng cử lên cầm quyền ..... và đối với cộng đồng Việt Nam thì việc các sinh viên du học từ Bắc Việt tại Đông Âu "vuợt tuyến" qua Tây Âu, quân đội Cộng Sản tổng tấn công trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân năm 1968, hòa đàm Ba Lê khai mạc, một số sinh viên trở nên thiên tả. Sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 thì sự phân hóa sinh viên trở nên cao độ với đa số thầm lặng chỉ chú tâm vào học vấn.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, đã gần nửa thế kỷ (48 năm) kể từ ngày rón rét bước vào khuôn viên đại học để hỏi thăm, bổ túc hồ sơ và một năm sau đó thì sau lễ khai giảng tại giảng đường lớn nhất, đi vào phòng học nhỏ hơn bắt đầu một học trình mà cho đến khi ngồi viết những dòng chữ này vẫn thấy bồi hồi xao xuyến như bài thơ:

Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh trao Em kèm theo một lá thư
Em không nhận nên tình Anh đã mất
Tình cho đi ai lấy lại bao giờ

(tình yêu học hành nghiên cứu khoa học trao cho đại học, thời thế thay đổi phải ra đời thật kiếm "cơm ăn áo mặc", vì nhớ đến tình xưa nên cứ tìm dịp quanh quẩn trong môi trường giáo dục).

Sau hơn 6 năm thì tốt nghiệp, ở kỹ nghệ một thời gian gần hai năm, quay về trường thêm vài năm và đến hôm nay ngồi nhìn lại chính bản thân thì "công chưa thành, danh chưa toại" vẫn bơ vơ trong sự nghiệp khoa học. Lời nhắn nhủ của vị viện trưởng lúc nào cũng văng vẳng bên tai"khoa học là sáng tạo, là bồi bổ, là tạo dựng; vì thế không tham dự vào bất cứ việc gì cản trở sự tăng trưởng kiến thức, luôn bồi dưỡng khả năng, tìm cách nâng cao mức sống (tinh thần và vật chất) của con người; không làm bất cứ điều gì hủy họai, soi mòn thiên nhiên và làm mất phẩm gía con người. Chỉ ủng hộ những tiến bộ khoa học có tinh thần và mục đích nhân bản".

Không hiểu sau bao năm rời xa nhà trường, bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp giữ được như vậy, có rất nhiều trường hợp vì điều kiện tài chánh eo hẹp mà phải nhắm mắt đưa chân và cũng có những nhân tài tham lợi lộc hay vì danh vọng mà quên đi lời dạy dỗ nhắn nhủ lúc nhập môn.

Trung tâm sinh ngữ Goethe Institut (tên của văn hào Johann Wolgang von Goethe với tác phẩm Faust nổi tiếng nhất trong văn chương cổ điển của Đức Quốc, so sánh như Nguyễn Du với Kim Vân Kiều, William Shakespeare với Hamlet) có một phương pháp giáo dục sinh ngữ rất hiệu qủa (efficient and effective) và sau 6 tháng thì nếu chuyên cần có thể đủ căn bản để nói, viết, đọc và có thể dựa trên đó để trau dồi thêm. Các học viên học tại các trung tâm tọa lạc trong một thành phố rất nhỏ, ở trong một gia đình Đức Quốc, bắt buộc phải xử dụng Đức Ngữ ngay từ đầu mọi lúc và mọi nơi.

Trong chương trình viện trợ văn hóa, mỗi đại học Đức chấp thuận cho mỗi phân khoa một số chỗ cho sinh viên ngoại quốc nên kỳ thi sát hạch khảo thí tạo cho nhiều sinh viên du học đỗ đạt và được nhận vào học . Cần nói thêm là học trình Việt bắt chước Pháp với 12 năm song Đức Quốc là 13 năm, vì thế sinh viên Đức có kiến thức vững, ngoài ra các nam sinh viên phải đi quân dịch 18 tháng nên đa số có vẻ rất chững chạc, chính sách thuế khóa của quốc gia này tạo điều kiện học phí không phải trả, ăn ở được trợ cấp rẻ hơn đời sống bên ngoài, vì thế ở đại học kỹ thuật các sinh viên khi không đủ điều kiện kiến thức để vượt qua kỳ thi thì bị loại ra khỏi trường từng năm, nhất là ở năm đầu tiên, sau đó ở các năm sau thì còn lại những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.

Sau khi học xong 6 tháng Đức Ngữ, một số sinh viên học kỹ thuật dời từ Muenchen về Stuttgart vì:

- đại học Stuttgart có kỳ thi sớm nhất

- một số sinh viên đi trước đã thành công

- tiểu bang Baden-Wuertemberg có nhiều cơ sở kỹ nghệ chung quanh

Tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc, giống như các nước Âu Châu, trừ thủ đô tạm thời là Bonn nhỏ bé (mong chờ dọn về Berlin), thành phố lớn nhất là thủ đô và tập trung quyền lực chính trị, ảnh hưởng văn hóa, thế lực kinh tế (Stuttgart là thủ đô của Baden-Wuertemberg và Muenchen là thủ đô của Bayern).

Sau thêm 3 tháng theo học các lớp chuẩn bị do đại học tổ chức, các sinh viên ngoại quốc đi thi, theo chương trình viện trợ thì một số chỗ được dành cho sinh viên ngoại quốc đủ điều kiện quy định. Sau đó là gửi đơn xin đi thực tập kỹ nghệ như quy định là 3 tháng trước khi nhập học. Phải dạy từ 5 giờ sáng, chạy ra nhà gare xe lửa cách đó 3 cây số, trên xe lửa là những người thợ Đức và "thợ khách ngoại quốc". Vào sở là bấm thẻ, vào tủ để quần áo, thay bộ đồ xanh và ra chỗ làm việc, được huấn luyện trong 3 tháng vào cuối Xuân và đến giữa Hè là xong khóa thực tập căn bản kỹ nghệ. Bùi ngùi chia tay và hiểu biết thêm về nếp sống, lối suy nghĩ của các người thợ, thành phần căn bản cho sự hùng mạnh của Đức Quốc.

Năm đầu tiên thì theo học các lớp đại cương cho đủ mọi ngành kỹ sư nên giảng đường khá rộng, chỉ biết ghi chép vì các giáo sư viết trên tờ plastic của phóng đồ chiếu lên bảng, lúc về nhiều khi xem chả hiểu gì cả trong khi các sinh viên khác có vẻ rất thoải mái nên tôi hoang mang và lo sợ, sách giáo khoa thì nhiều và các giáo sư không dùng một cuốn nào nhất định hay toàn bộ mà chỉ nói về các đề tài, ngoài ra mặc sinh viên tra cứu Nhờ làm nhiều bài tập và cố gắng vận dụng sự quan sát như đầu đề của bài triết học đầu tiên ở năm cuối trung học "phân tích là một sự tổng hợp và tổng hợp chính là sự phân tích", nên khi gặp các bài thi tương tự của 3 môn căn bản nhập môn: Vật Lý, Toán Học, Điện Học thì đủ điểm trung bình, 2 môn Hóa Học và Vật Liêu Học thì vì có trí nhớ kém nên không thuộc nhiều công thức và các nguyên lý vật chất nên tôi lên văn phòng với hy vọng mong manh là được thi vấn đáp.

Qua năm thứ hai thì các môn học cao hơn và chuyên ngành nên không bắt đầu lúc 8 giờ nữa mà khoảng hơn 9 giờ mới có lớp và trong các phòng học nhỏ hơn. Hôm Tết đang ngủ thì bạn bè đánh thức (giờ Saigon = giờ Stuttgart + 7) và trên màn ảnh vô tuyến truyền hình (phim của Đức, Mỹ, Đông Âu, Nhật) cảnh tượng hỗn loạn khu Hoàng Thành tại Huế và khu Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon. Khoảng xế trưa thì đài phát thanh loan tin là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố "chính phủ làm chủ tình hình và phản công". Trong lòng bấn loạn, hoang mang, xôn xao song "lòng cố quên đi, lo âu tưởng đã đi xa nhưng vẫn quanh quẩn đâu đây" để chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm thứ hai với những môn rất khó nuốt bao gồm 2 năm học như: Cơ Khí, Điện Khí, Vật Lý chuyên môn, Điện Học chuyên môn, Toán Học chuyên môn........ Ai cũng biết nếu qua được hết các môn thi thì sẽ có cơ hội lên phần thứ hai đi vào chuyên khoa để tốt nghiệp và có thể xin đi thực tập chuyên môn và lúc đó tên hiệu sẽ đổi từ "sinh viên" sang "ứng viên" (student, candidate).

Thông thường thì trong phần đầu của chương trình kỹ sư, các giáo sư "lên lớp" cùng với sinh viên, thành ra trong các môn chính, cứ mỗi hai năm thành phần giảng huấn lại thay đổi trừ những giáo sư cột trụ của chuyên khoa luôn chỉ dạy chuyên môn đó cho tất cả mọi sinh viên chuyên khoa. Nếu chậm trễ hơn một năm thì vì các giáo sư khác giảng huấn nên các kỳ thi có thể có nội dung vẫn thế song tùy theo ý thích của giáo sư lúc ra bài thi.

Sinh viên ngoại quốc thông thường cần 1 năm để chuẩn bị sinh ngữ, xin thi vào trường, làm thực tập và 3 năm cho phần đầu của chương trình kỹ sư tại đại học kỹ thuật, sang phần thứ hai thì họ được gọi là ứng viên thay vì sinh viên một cách tổng quát. Phần thực tập bây giờ đi vào chuyên môn tại kỹ nghệ trong các tháng sau khi xong phần thứ nhất và bước vào phần thứ hai. Các lớp học bây giờ rất nhỏ, chưa tới 20, và mỗi khi giáo sư đi vào lớp diễn giảng thì có 3 hay 4 phụ tá đi theo. Sự tiếp xúc dễ dàng hơn với nhân viên giảng huấn và sinh viên theo học những lớp chuyên ngành trong năm đầu và bắt đầu bài viết khoa học đầu tiên song song với thi cử, qua năm sau thì lớp học cũng có sĩ số sinh viên như vậy vì đa số khi lên đến trình độ này là đã chứng tỏ được khả năng và thông thường không bị đánh trượt nữa, bài viết khoa học thứ hai dài hơn cùng với sự khảo thí các môn trong chương trình. Năm cuối thì thi những môn cuối cùng và viết luận án kỹ sư để tốt nghiệp.

Tại Đức Quốc với sự thành công của bác sĩ Roesler (chủ tịch đảng tự do cấp tiến FDP, phó thủ tướng liên bang kiêm bộ trưởng kinh tế và kỹ thuật), thể thao gia Marcel Nguyễn (hai huy chương bạc thế vận hội Luân Đôn 2012, con của một sinh viên du học năm 1964 tại Muenchen), dư luận và công chúng có cái nhìn sâu xa hơn về Việt Nam và cộng đồng gốc Việt, vì thế công việc vận động cho Việt Nam có tầm ảnh hưởng quan trọng.

Cố vấn an ninh quốc gia (national security advisor) của tổng thống Carter, giáo sư đại học Harvard, tiến sĩ Brezenski (gốc Ba Lan) có viết: một trong những yếu tố đưa đến sự sụp đổ mau chóng khối Đông Âu, khởi đi mạnh mẽ từ Ba Lan là nhờ sự thông cảm của bạn bè khắp nơi trong các vị trí then chốt có cảm tình với Ba Lan, những vị này khi có quyết định về chính sách với Ba lan đều có ý kiến thuận lợi nhờ biết rõ hơn qua sự tiếp xúc thân hữu với bạn bè gốc Ba Lan.

Trong khi gặp bạn bè trong giáo dục, kỹ nghệ, kinh tế, tài chánh tại Đức Quốc để so sánh chương trình thích hợp để đề nghị với Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ và có thể áp dụng ở Việt Nam trong tương lai khi có tự do, dân chủ, cơ hội đồng đều cho mọi người dân mưu cầu hạnh phúc, giáo dục, để đất nước phú cường ta thấy các điểm đặc sắc của Đức Quốc:

- cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ (government, tax policy), kỹ nghệ (demand), giáo dục (supply).

- mô hình chuyên viên (Facharbeiter) của Đức Quốc là căn bản của nền kinh tế hùng mạnh nhất Âu Châu.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog - 3/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link