From: anh truong
Subject: Nhật Bản phục hồi quân lực ?
Subject: Nhật Bản phục hồi quân lực ?
Nhật Bản phục hồi quân lực ?
tka23 post
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức, Thủ tướng Shinzo Abe
nhấn mạnh trọng tâm của Nhật Bản là tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ và cải thiện quan hệ láng giềng. Theo đó, ông
đã bổ nhiệm Dân biểu Fumio
Kishida, nguyên Chủ tịch Ủy ban quan hệ quốc hội của LDP từng giữ chức Quốc vụ
khanh phụ trách vấn đề Lãnh thổ phương Bắc và Okinawa, làm Bộ trưởng Ngoại
giao; Dân biểu Itsunori
Onodera làm Bộ trưởng Quốc phòng. Phải chăng, Nhật Bản đang tái quân sự hóa ?
“Nước lớn chính trị”
Từ những năm 80 của thế
kỷ trước, Nhật Bản đã có chủ trương tìm cách vươn lên thành cường quốc chính
trị, nhằm giữ vai trò thích đáng trong khu vực và trên thế giới.
Do đó, Nhật Bản luôn nhấn mạnh vai trò và tăng cường sức
mạnh quân sự, mở rộng quy mô hoạt động của lực lượng phòng vệ đối với khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 1975, đứng trước sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của mình,
chính phủ Nhật Bản đã huy động hơn 10 cơ quan nghiên cứu của nhà nước, nghiên
cứu “Chiến lược tổng hợp hướng đến thế kỷ XXI”. Trên nền tảng đó, tháng
12-1978, Thủ tướng
Yasuo Fukuda đã khẳng định, cương quyết thay đổi hình
ảnh “kinh tế mạnh, chính trị yếu” của nước Nhật.
Sau khi làm Thủ tướng (tháng 11-1982),
ông Nakasone tiếp tục khẳng định, Nhật Bản đang ở vào thời điểm
quan trọng. Điều mà ông phải làm là “xóa bỏ vết tích chiến bại”, chuyển
hướng từ “nước lớn kinh tế” sang “nước lớn chính trị”, tạo ra một “thế kỷ Nhật
Bản huy hoàng”.
Các nước phương Tây thời đó cũng muốn Nhật Bản tham gia vào vũ đài
quốc tế. Trong cuốn sách “Nhật Bản đứng đầu”, một học giả nổi tiếng người Mỹ
viết: “Với cơ cấu chính trị và sức mạnh kinh tế như hiện nay thì không có
nước nào có thể cùng tham gia lãnh đạo thế giới bằng Nhật Bản”.
Khi Thủ tướng Nhật Bản
Nobuo Takeshita đến thăm Mỹ năm 1989, hai nước đã ký hiệp định
“quan hệ đối tác mang tính toàn cầu”. Sau sự kiện này, Phụ tá Chánh Văn
phòng Nội các Nhật Bản thời kỳ đó đã công khai viết bài giải thích mối
quan hệ này, cho rằng, cùng với Mỹ và EU, Nhật Bản là nước có vai trò quan
trọng trong việc duy trì hòa bình, phồn vinh trên thế giới.
Tuy nhiên, khi tham gia ngày càng sâu rộng trên vũ
đài chính trị thế giới ở hàng “lãnh đạo” thì hiệu quả của chiến lược này càng
ngày càng không được như ý muốn do đánh giá và sử dụng sức mạnh kinh tế
không phù hợp, đơn phương nhận đồng minh chiến lược với Mỹ, nền chính trị theo
thể chế “cha truyền con nối”, “tâm lý quốc đảo”, số người tham gia các tổ chức
quốc tế không tương xứng với sức mạnh kinh tế... Giờ đây, dưới chính thể của
ông Shinzo Abe giới phân tích cho rằng tham vọng “nước lớn chính trị”
của Nhật Bản sẽ được tái khởi động.
Xóa bỏ cấm vận vũ khí
Năm 1967, nội các của thủ tướng Nhật Bản
Eisaku Sato lần đầu tiên đề ra “Ba nguyên tắc” cam kết cấm
xuất cảng vũ khí để thể hiện ý muốn hòa bình của Nhật Bản, ở mức độ
nhất định đã xóa sự quan ngại của thế giới đối với việc tái quân sự hóa của
Nhật Bản.
Tuy nhiên, trên thực tế, quy định của Hiến pháp đối với việc từ bỏ
sử dụng vũ lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản luôn tồn tại những ý kiến bất
đồng. Các doanh nghiệp công nghiệp và phái cứng rắn trong Quốc hội Nhật Bản
từ lâu cũng luôn muốn hủy bỏ lệnh cấm này.
Năm 1983, nguyên tắc này được sửa thành đồng ý chỉ
cung cấp kỹ thuật vũ khí cho Mỹ trong điều kiện nhất định. Năm 2004,
cơ quan tư vấn của Thủ tướng Nhật Bản - “Hiệp hội Chia sẻ an ninh và sức
mạnh phòng vệ” có một bản báo cáo nghiên cứu trình lên Thủ tướng
Junichiro Koizumi khi đó cho rằng, để bảo đảm “công nghệ cốt
lõi” cho an ninh Nhật Bản, cần nghiên cứu sách lược để Nhật Bản tham gia hợp
tác phát triển và sản xuất, vì vậy cần thiết phải sửa đổi “Ba nguyên tắc xuất cảng
vũ khí”.
Ngày 27-12-2011, chính phủ Nhật Bản đã thông qua quyết định “nới
lỏng lệnh cấm vận xuất cảng vũ khí” để tăng ngân sách quốc phòng , nhằm
thực hiện hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân; tăng cường
sự can dự, đối phó với mọi thách thức tại khu vực; thúc đẩy khả năng xuất cảng
vũ khí.
Theo đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng nguồn ngân sách quốc phòng
nhằm thúc đẩy khả năng hợp tác, nghiên cứu phát triển các kỹ thuật vũ
khí với các quốc gia như: Mỹ, Australia, Hàn Quốc và NATO, qua đó giúp lực
lượng hải quân, không quân đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa và cùng với
các nước trên đối phó với mọi thách thức tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Khả năng tái quân sự hóa
Trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy chính sách tăng cường trở lại châu Á -
Thái Bình Dương, Nhật Bản đã không còn hài lòng với vai trò phụ thuộc vào
chiến lược của Mỹ. Vì vậy, Nhật Bản đã có chủ trương dựa vào hợp tác nghiên
cứu phát triển để lôi kéo Mỹ làm người bảo trợ cho mình, mặc dù việc nới
lỏng xuất cảng vũ khí đã làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang ở Đông
Bắc Á.
Tuy nhiên, với mục tiêu trở thành một “nước lớn chính trị”, trong
thời gian qua, Chính phủ Nhật Bản đã thúc đẩy các biện pháp nhằm tăng cường
ảnh hưởng, sức mạnh của quân đội tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Mở
rộng khả năng hợp tác, diễn tập quân sự với các nước; tăng cường các biện pháp
nhằm đối phó với những biến động về an ninh tại vùng biển Hoa Đông và can dự
vào vấn đề Biển Đông; thúc đẩy sáng kiến “Diễn đàn An ninh hàng hải Đông Á”;
nới lỏng lệnh cấm xuất cảng vũ khí…
Trong những năm gần đây, những sự kiện đã bắt
đầu với sự kín đáo và chắc chắn, Nhật Bản đã củng cố vị thế quân sự và ngoại
giao của mình. Giáo sư
Yoshihide Soeya, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á ở Đại học Keio, cho biết:
"Đó là một thay đổi lớn, chúng tôi ý thức được rằng cần phải tạo nên tầm
ảnh hưởng riêng, phát triển mạng lưới đồng minh và hợp tác. Đây không phải là
nhằm đương đầu với Trung cộng mà chỉ là một chiến lược sinh tồn trong một môi
trường mà Trung cộng không ngừng lớn mạnh".
Nhà nghiên cứu Tetsuo
Kotani, Viện Ngoại vụ Nhật Bản, cũng cho biết: Trên căn bản liên
minh Mỹ - Nhật, hiện đang có sự “phát sinh” liên minh mới với các đối tác : Ấn
Độ, Australia, Hàn Quốc, ASEAN. Theo đó, cuộc tập trận với các nước trong khu
vực đã diễn ra nhiều lần kể từ năm 2009.
Ông Satoru
Mizushima, nhà sáng lập tập đoàn Ganbare Nippon, luôn ủng hộ Thủ tướng Shinzo
Abe tuyên bố: "Cứ trưng ra hình ảnh một nước Nhật yếu ớt, kẻ thù sẽ lấn
tới. Chẳng có lý do gì chúng ta để bị dẫm chân cả trong khi chúng ta có lực
lượng hải quân đứng hàng thứ ba trên thế giới".
Như vậy, với sự trở lại cương vị thủ tướng của ông Shinzo Abe,
những hành động mới cùng với tham vọng “nước lớn chính trị” từ lâu
của Nhật Bản, khiến dư luận có cơ sở để trả lời “câu hỏi” Nhật Bản liệu có
hay không khả năng tái quân sự hóa.
TỔNG HỢP
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment