SÁCH: ÔNG PHÁT NGÔN
NHÂN
Tìm hiểu 18:
Phát Ngôn Nhân, một tên tử tù được cứu ???
Khi quyết định viết về ông Võ văn Ái, thì điều cần yếu là
biết ông ấy là ai, vì ông mang quá nhiều chức vụ đời, đạo và ở tầng cao “trí
thức quốc tế”; ngược lại, người viết là một nông dân bản địa; và chỉ là một cu
li chưa thấy bằng tiểu học. Chính vì vậy, tôi không có tham vọng biết nhiều về
ông; mà chỉ cần biết ông qua những gì ông viết, ông nói. Nếu trích thêm chút
đỉnh, thì cũng chỉ nhằm tham khảo mà thôi.
Trong cuốn sách: “Người Trí Thức Hành Động Và
Dẫn Đường”, kế sau trang 168, ông Võ Văn Ái đưa lên những tấm hình của gia đình
ông. Ở trang đầu tiên và hình thứ nhất, ông ghi:
“Tác giả năm lên một tuổi chụp cùng cha mẹ nơi
sinh quán Pha Long Hoàng Liên Sơn, biên giới Việt Hoa”.
Nhìn kỹ cách ăn mặc, khuôn mặt, cách búi tóc của bà cụ, tôi có cảm tưởng bà
là người Thiểu số trên Hoàng Liên Sơn. Để kiểm tra lại vấn đề này, tôi đã tra
cứu nhiều về các Dân tộc ở đó, xem xét văn hoá, đời sống.....thì có thể bà cụ
là người Thái Trắng. Dân tộc này ở cả hai bên biên giới, và họ là chủ của vùng
cao nhất này. Họ là những người phát xuất từ Vân Nam Trung Hoa.
Hình thứ hai, ông Ái ghi:
“Hình trái: Tác giả năm 2 tuổi di chuyển trên
vùng biên giới Pha Long”.
Tấm hình này có ý nghĩa rất cao đối với tôi.
Tại sao ? Bởi vì trong thực tế, một người cha, người mẹ Việt Nam thuần tuý
không ai có đủ can đảm, kể cả đủ tàn nhẫn để cho đứa con bằng củ khoai, mới hai
tuổi lên lưng ngựa một mình mà “di chuyển”; ngoại trừ người ta tin rằng thằng
nhỏ có “chân mạng Đế Vương” ! Chỉ cần ruồi muỗi cắn ngựa, thì tức khắc nó vẫy
đuôi, nó cựa mình thì thằng nhỏ rớt xuống chết ngay. Với các Dân tộc thiểu số
thì có lẽ khác, vì họ đã tập luyện từ khi mới đẻ chăng ?
Qua phục sức của cha ông, và đôi “bốt” cao
của “thằng bé”, cho thấy họ là “danh gia vọng tộc” của người Thái vào lúc cả
Dân tộc Việt đói nghèo, rách nát, chứ không phải tầm thường. Khăn đội đầu và áo
đen của bà cụ vốn là phục sức trong những ngày lễ hội người Thái Trắng. Ngoài
những ghi nhận ấy, tôi lại thắc mắc tại sao ông Võ Văn Ái lại gọi tên sứ Lý
Giác của Tàu là “Bạch Y” Cư Sỹ, nên tìm hiểu thêm. Đọc các tài liệu về người Thái Trắng mới hiểu là dân tộc
ấy còn có tên là Bạch Y. Ông Ái thiệt là thâm
trầm, siêu tuyệt !!! Lại nữa, khi viết về Penelope, ông Ái cho rằng chỉ là tình
yêu quốc tế cao thượng, còn nghĩa nào thì không. Để xét kỹ lý do, tôi tìm thấy tục lệ “NGỦ MÁI” của người
Thái Trắng. Tục lệ này rất vui và rất hay. Nam Nữ có thể ngủ chung với nhau
trước khi cưới; nhưng ngủ thì ngủ mà cấm RỜ, cấm BẬY...chỉ trò chuyện mà thôi.
Nhưng không biết Ái “phá vòng luân lý cũ” hay không ?
Xét về lịch sử thực dân trên đất nước Việt
Nam, thì vào những năm tháng ấy, Pháp thường hay “dụ đạo” người thiểu số. Đưa
con cái của họ vào “nhà chung” để sau trở thành những giáo sỹ cực đoan nhất.
Một trong những thí dụ là giáo sỹ Nguyễn Lạc Hoá. Ông này gốc Trung Hoa, sinh
năm 1908, chết năm 1989 tại Đài Loan. Wikipedia
ghi:
“Theo tài liệu lưu trữ thì Nguyễn Lạc Hóa
sinh 28 tháng 8 năm 1908 tại Móng Cái, Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh) trong gia đình người Hoa gốc Quảng Tây (Trung Quốc). Cha là ông Nguyễn Phương Ngôn và mẹ
là bà Linh Thị Chi, cư ngụ tại Sài Gòn. Tên thánh của ông
là Augustinus (Augustinô) và tên tiếng Hoa là Yong Luo Hua (Vĩnh
Lộc Hoa). Ông có 2 chị em gái (một chị nuôi và một chị ruột), 3 em trai: Thành,
Phát, Nghiệp”.
Ngoài ra, người ta ghi nhận, ông Hoá là bạn
học trong tu viện với Ngô Đình Diệm, nên năm 1957, ông Diệm đã đưa ông từ Cao
Miên về để lập Biệt Khu Hải Yến. Ông đã sử dụng những gia đình Kitô người Tàu
Nùng làm căn bản và chống Cộng sắt máu nhất. Ông vừa là một giáo sỹ Kitô, vừa
là Trung Tá trong quân đội Tưởng Giới Thạch. Ngô Đình Diệm phong chức Thiếu Tá
Tư Lệnh (có chỗ nói là Thiếu tướng). Tài liệu Cộng Sản ghi nhận ông đã giết
1,765 người.
Truy nguyên một số hình ảnh và lịch sử như
thế để tìm hiểu về ông Võ Văn Ái là một điều hết sức cần thiết. Tại sao ? Bởi
vì, như chúng ta biết, mọi người con Việt Nam đều ít nhất có lòng thương cha,
nhớ mẹ, nhưng Võ Văn Ái thì không. Ông đã đem cả cuộc đời hy hiến cho một bổn
phận nào đó, đến nỗi suốt mấy chục năm ông không hề trở lại thăm nhà; đặc biệt
là hai mươi năm dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, kể từ ngày ông qua Pháp
(1955-1975) !
Tôi chưa thể truy tìm nguồn gốc họ Võ của
ông, mặc dù đã hỏi các vị ở Thế lại, Xuân Hòa, Dương Xuân Thượng ở Thừa
Thiên-Huế, nhưng không ai biết gia đình họ Võ của Võ Văn Ái. Lại đọc những ngôn
ngữ kỳ lạ như “khai mở”, “cất tiếng”, “cất lên”, “trời chì”...Lại thấy những sự
di chuyển kỳ cục từ Hà Nội đến Sài Gòn, ra Nha Trang, Bình Định, về Huế...Lại
nói ở Bến Ngự, rồi tự thú “qua cầu trường Tiền”...rồi học Paul Bert, Khải Định,
Pellerin, Yersin...và rồi....Tất cả thứ ấy cho phép người đọc hiểu là ông không
phải người Kinh ở Huế, Mà là DÂN
TỘC THÁI TRẮNG đã được “nhà thờ” giáo
dưỡng, kêu giết người, rồi bị án tử hình, rồi đưa đi trốn. Và cuối cùng năm
1997 ông đã tự thú là “tử tội” được Nguyễn Ngọc, Lễ Đại tá Tổng Giám Đốc Công
An Cảnh sát thời Diệm cứu thoát và đưa đi Pháp, qua Đức học trong TU VIỆN MẸ
CÔNG GIÁO. Tất cà đó là do ông tự viết ra, tôi không thêm bớt chữ nào.
Đọc bài “Thằng Em” ngày 14-7-1981 của ông,
tôi lại thấy một kỳ lạ khác:
“Ngày tôi ra đi, thằng em mới bốn năm tuổi. Nhỏ
nhắn tựa con chim sơn ca. Tôi chỉ còn nhớ đôi mắt tinh anh và một nụ cười rực
sáng. Ba mươi năm qua, tôi sống với mộng mị, với gió bụi, khổ
lụy, với những thứ lý tưởng ngu xuẩn người ta trao cho. Ba mươi năm lo những chuyện trời biển không
đâu. Tôi đánh mất đứa em! Chẳng hiểu trong lần gọi giây nói đầu tiên ấy nó cảm
thông cho giây phút im lặng nghẹn ngào núi đổ kia chăng ?”.
Ba mươi năm qua kể từ năm 1981, tức là năm
1951; lúc ông rời bỏ Việt Nam. Nhưng trang 119 trong sách NTTHĐVDĐ thì ông ghi
là ông đến Pháp ngày 06-10-1955. Vậy ai biết ông đi ngày nào ? “Ngày tôi ra đi thằng em mới bốn năm tuổi” theo bài này thì ông Tuấn sinh khoảng
1946-1947. Nhưng theo sách thì có lẽ vào năm 1950-1951. Vậy tin cái nào ?
Đọc lại các trang 10 và 11 tôi thấy:
“Hình ảnh đánh động tâm tư tôi từ thời bé đầu
thập nên 40 là....Thời đó, mẹ tôi thui thủi trong căn phòng hiu quạnh lúc cha
tôi đi làm xa trên biên giới Việt Hoa. Mỗi năm một bận ông về thăm một hai
ngày...(trang 11): Thuở ấy khi đưa
đẩy tao nôi ru em thay mẹ, tôi hát thơ cụ Phan...Hết làm cho Pháp, thân phụ tôi
mở căn hàng xén ở Huế. Giữa thập niên 40, tôi chứng kiến hai kỷ niệm khắc sâu.
Lần đầu là tên Tàu Phù (quân Tàu vàng sang giải giới quân Nhật). Lần sau
là tên lính Pháp. Cả hai lần bọn chúng cướp giật hàng khi ngả giá. Chúng đánh
cha tôi khi ông phản ứng”.
Qua phần này, chúng ta thấy là vào khoảng 1943-1944 ông đã có em. Năm 1945
cha ông trở về Huế. Nhưng một số vị biết ông đã cho biết gia đình ông có căn
tiệm bên cạnh tiệm Đồng Dụng tại đường Trần Hưng Đạo Huế; nghĩa là một gia đình
tương đối giàu có. Cha ông lại là bạn của Tướng Nguyễn Ngọc Lễ; một nhân vật
như ông Hùm Xám của chế độ Ngô đình Dìệm. Vào năm 1955, Nguyễn Ngọc Lễ là Đại
Tá Tổng Giám Đốc Nha Công An, Cảnh Sát. Trong bài “Dung Nhan Cựu Hoàng” đăng
trên mạng Gio-O, ông Ái viết:
“Chục năm sau, tôi bị bắt vì tham gia kháng
chiến như mọi người dân yêu nước. Một người bạn học của cha tôi đã kịp thời can thiệp cứu tôi thoát cảnh chết bắn với năm người tù
khác. Ông chính là tướng Nguyễn Ngọc Lễ. Sau ngày
tôi ra tù, ông sợ còn lôi thôi với đủ thứ ban sở An ninh, Liêm phóng, Phòng
nhì... nên đưa tôi về sống trong gia đình ông hai tháng ròng trước khi tôi phải
rời thành phố Huế....Đây
là khoảng thời thơ mộng nhất của tình người giữa chiến tranh ác liệt mà Bác và
Dì Lễ nuôi nấng tâm hồn tôi. Hai người chưa hề thống trách hay nói với tôi lời gì về chính kiến. Phần
tôi cứ giữ nguyên trong đầu chí nguyện đấu tranh theo lối mình. ”.
Đoạn văn trên đã chửi thẳng vào mặt đoạn trong trang 118 sách “NTTHĐVDĐ”.
Không những thân thiết, mà vợ chồng ông Lễ còn biết Ái là tên Cộng Sản, nhưng
vẫn nuôi mà không dạy dỗ cho nó từ bỏ; và đã cứu khỏi “tử tội”:
“Nhân
biết một người bạn học của thân phụ tôi làm ở Tổng Nha Cảnh Sát, tôi đánh bạo
viết thư xin ông giúp. Một tuần sau tôi có
thông hành”.
Đã từng ở trong nhà hai
tháng, mà còn gọi là “nhân biết’ được sao ? Sự thân tình đến mức độ phải đem ông về ở trong nhà, và
cứu ông thoát khỏi “tử hình”, thì biết rằng giữa hai nhà phải có độ liên hệ đặc
biệt đến chừng nào.
Có điều khó nghĩ là tại sao Võ Văn Ái theo Việt Cộng mà ông Đại Úy Kitô Tây
lại “cứu chuộc” ? Võ Văn Ái làm gì mà phải bị tử hình ? Để hiểu thêm, chúng ta
đọc tiếp bài này:
“Sáng ấy là ngày 23.9.45.
Nhưng hãy trở lại một tháng trước đó. Một ngày
cuối tháng Tám ở Ngọ Môn cung thành Huế.
Tôi không giữ lại không gian sôi động biểu
dương đầy nghẹt người như sau này đọc trên sách báo. Tôi chỉ nhớ một không khí
trầm ngâm, căng thẳng pha lẫn lo âu dưới bầu trời chì bệch lất phất mưa. Người
ta chờ lệnh vua tuyên chiếu, người ta lo âu bàn tán một cuộc nổi dậy, một cuộc
nội chiến ?
Một nghìn ? hai nghìn ? ba nghìn người ? chờ
trông trên sân cỏ dài hút trước Ngọ Môn chắn bởi hai dãy nhà có chín khẩu thần
công”.
Đây là một đoạn lịch sử đầy sai lầm. Từ câu:“Sáng ấy là ngày 23.9.45. cho
đến “một tháng trước đó”, tức Ái nói 23-8-1945 Bảo Đại đọc chiếu thoái vị. Sự
thật hầu hết sách vở đều ghi ngày trọng đại ấy là 30-8-1945. Sự xác tín nhất là
lời ông Cù Huy Cận, một trong ba thành viên chính phủ Hồ Chí Minh nói là ông
rời Hà Nội ngày 27-8-45. Ngày 23-8-1945 (có chỗ ghi ngày 22) là ngày Việt Minh
đánh điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị. Ngày 25 là ngày Bảo Đại công bố chiếu
thư; nhưng Việt Minh không chịu, bắt ông phải tuyên chiếu trước dân chúng. Do
đó, mới có chuyện cử phái đoàn do Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy
Cận vào “làm lễ tước ấn tín”. Lúc đó Tố Hữu đã được Hồ Chí Minh cử vào làm Chủ
Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến. Võ Văn Ái viết lịch sử mù !
Xin đọc ngay từ :
“Tiếng ông chậm rãi đọc chiếu thoái vị” đến đoạn : “Chục năm sau, tôi bị bắt vì tham gia kháng chiến như
mọi người dân yêu nước”.
Bảo Đại thoái vị ngày 30-8-1945; vậy thì
“chục năm sau” phải là 30 tháng 8 năm 1955. Thế nhưng Võ Văn Ái đã viết trong
sách Người Trí Thức Hành Động Và Dẫn Đường là, ông bị bắt lần đầu năm 11 tuổi,
tức năm 1949. Ông cũng cho biết bị bắt lần thứ hai vào lúc 13 tuổi, tức năm
1951 ! Lạ lùng hơn nữa là ông cho biết bị “tống xuất khỏi Huế cuối thập niên 40”. Và Ái
đã đến Pháp ngày 06-10-1955 rồi. Vậy
thì chuyện ông Nguyễn Ngọc Lễ nuôi ông hai tháng làm sao xảy ra ở gần Điện Kiến
Trung trong Đại Nội Huế ? Như
thế, rõ ràng Võ Văn Ái đã “giết người nên bị tội tử hình vào năm 1955”, Nguyễn
Ngọc Lễ cứu, sau đó mới đi Pháp. Nhưng năm 1955 là chế độ Ngô đình Diệm rồi. Vậy sao đi du học !!! Y chang sách “Biến Động Miền Trung”.
Xin đọc tiếp “Dung Nhan Cựu Hoàng”:
“Một buổi trưa tôi nằm đọc bộ
kinh Kim Cang nơi căn biệt thự ấy. Bỗng nghe tiếng nói oang oang võ tướng của Bác
Nguyễn Ngọc Lễ bên ngoài. Vụt nhìn qua cửa sổ nắng gắt, tôi ngạc nhiên thấy sừng
sững trên đống gạch hoang tàn ở đại nội, ông Bảo Đại đeo kính đen, mặc com-lê
trắng, đầu chải láng đứng trầm ngâm. Giai đoạn ấy biên cố « Hoàng đế hồi loan » rộn rịp
thành phố Huế và xôn xao khắp nước”.
Cái láo lại lòi ra quá tưởng tượng. Theo các sách của Trần Văn Đôn, Đỗ Mậu,
Chính Đạo..., chúng ta thấy rằng, tháng 5-1948 Bảo Đại chỉ định Nguyễn Văn Xuân
làm Thủ Tướng, Phan Văn Giáo làm Tổng Trấn Trung Phần (lúc này chưa phải là Thủ
Hiến). Ông Giáo xin Đại Úy Nguyễn Ngọc Lễ đang phục vụ trong quân đội Pháp về,
thăng chức Thiếu Tá làm Tư Lệnh Quân Đội Quốc Gia, được gọi là Việt Binh Đoàn;
Trần Văn An làm Tham Mưu Trưởng, Đỗ Mậu Trưởng Phòng Ba. Bảo Đại Hồi Loan lần
thứ hai vào ngày 28 tháng 4 năm 1949, nhưng Ái bị án tử hình phải là 1952 (14
tuổi vì bị bắt 13 tuổi và ở trong tù những năm. Đoạn này trái với bài “Dung Nhan Cựu Hoàng”), thì làm sao Ái ở trong Đại Nội với Nguyễn
Ngọc Lễ ??? Ngược lại, tuổi của Võ Văn Ái
phải khác. Phải chăng Võ Văn Ái đã lừa dư luận Việt Nam và cả Mỹ ?
Đọc các đoạn: “nên đưa tôi về sống trong
gia đình ông hai tháng ròng trước khi tôi phải rời thành phố Huế”;”tôi bị tống xuất khỏi Huế cuối thập nên 40”,
thì chúng phù hợp với nhau; nhưng đoạn sau
đây lại chống trái: “Chục năm sau, tôi bị bắt vì
tham gia kháng chiến như mọi người dân yêu nước”. Đoạn này có nghĩa là năm 1955 ông Ái mới bị bắt lần
thứ hai và bị xử “tử hình”. Lúc ấy thì ông Nguyễn Ngọc Lễ đã là Đại Tá Tổng Giám
Đốc Công An-Cảnh Sát, chứ sao là Đại Uý, ở trong Hoàng Cung ? Ngay chỗ này cũng
không đúng, vì khi về làm Tư Lệnh Việt Binh Đoàn thì đã là Thiếu Tá. Bị bắt lần
đầu 11 tuổi, tức năm 1949, thì làm gì có chuyện tử hình ? Hoàn toàn láo khóet !
Hãy đọc đoạn này:
“Độc một lần tôi không được theo cha vào biên cố, mà tự mình sà tới
chốn mông lung lịch sử : đêm 9 tháng 3 ngày Nhật lật Tây trên toàn cõi Đông
dương năm 1945.
Sáng tinh mơ hôm ấy, bà nội gọi cha lên ngay
Bến Ngự xem tin tức chú Ấm thế nào. Cha phóc xe đạp ra đi. Một lát sau, chẳng
biết tin đến từ đâu, bằng cách nào, cả thành phố Huế xôn xao chuyện Nhật bắt
một số người Việt đem giam trong khách sạn Morin bên kia cầu Trường Tiền. Đến lượt mẹ gọi tôi chạy sang Morin xem có cha
tôi trong đám người bị bắt. Đi đã lâu chưa thấy ông về”.
Đoạn này thật vui. Lúc đó Ái mới bảy tuổi và chắc cũng
cao bảy tấc, thế mà mẹ ông sai đi tìm cha giữa rối loạn được sao ? Có bà Mẹ nào
độc ác như thế ? Điều quan trọng ở đây là Võ Văn Ái đã xác nhận nhà ông ở phía
Tả Ngạn; nghĩa là đúng như các vị khác nói rằng gia đình ông ở đường Trần Hưng
Đạo. Nhưng Ái cũng khôn là cho bà nội ở Bến Ngự. Thế nhưng, cho đến nay tôi vẫn
không tìm thấy dòng họ Võ của Ái ở đâu, mặc dù đã hỏi nhiều nơi, nhiều người.
Xin ông Ái nói ra xem nào ? Đừng bắt chước Nông Đức Mạnh nhé.
Đọc đi đọc lại mãi câu này rất lâu ngày, tôi vẫn không
hết hoài nghi về Võ Văn Ái:
“Một người bạn học của cha tôi đã kịp thời can thiệp cứu tôi thoát cảnh
chết bắn với năm người tù khác. Ông
chính là tướng Nguyễn Ngọc Lễ”.
Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam- Pháp, tôi
chưa từng nghe chuyện đưa ra toà xử tử một thằng bé MƯỜI BA TUỔI, mà CÁI THÂN CHỈ BẰNG CỦ KHOAI. Vậy thì, chắc chắn VÕ VĂN ÁI PHẢI LÀ TÊN GIẾT RẤT NHIỀU NGƯỜI, thì Tây và “VIỆT GIAN BẢO ĐẠI” mới xử tử
!!! Nhưng đã là một tên “Việt Minh” giết người không gớm tay, thì tại sao ông
Ngô Đình Diệm lại đưa đi du học; và được sự chấp thuận của Đại giáo sỹ Ngô Đình
Thục và Cao Văn Luận ? Chỉ có một lý do duy nhất mà chế độ Kitô Ngô Đình Diệm
dung dưỡng, đó là VÕ
VĂN ÁI GIẾT NGƯỜI CHO CHÚA,
chứ không có một lý do nào khác.
Đoạn văn: “can thiệp cứu tôi
thoát cảnh chết bắn với năm người tù khác”; cùng
với tấm hình vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Lễ sau trang 168 ghi: “ông
bà Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ người CỨU
TỬ thời tôi bị bắt cuối thập niên 40”,
và một đoạn tại trang 12 cuốn NTTHĐVDĐ diễn tả 6 người trong nhà tù gồm Ba
người đang bị tra tấn, hai người đàn bà và ông Ái đã nêu lên nhiều vấn đề:
-Thứ nhất: VÕ VĂN
ÁI LÀ TÊN TỬ TÙ ĐÃ ĐƯỢC TRỐN THOÁT TRONG HƠN NỬA THẾ KỶ, NAY MỚI TỰ THÚ ???
Thứ hai: Phải chăng do tội ác giết
người, Võ Văn Ái đã tạo hoả mù lí lịch để che mắt kẻ khác ?
a) Sách “Người Trí Thức Hành Động Và Dẫn Đường” (2010), Võ Văn Ái ghi lần
đầu bị bắt 11 tuổi (1949) ; lần hai là 13 tuổi (1951). Rời Việt Nam 06-10-1955.
b) Bài “Thằng Em” (1981), chứng tỏ Ái rời Việt Nam 1951, như vậy làm sao có
chuyện năm 1953 dạy tư thục Đà Lạt ?.
c) Phần Ba bài “Đã Đến Trường Thành...”, (tháng 8-1988): (duyên nợ nào đã cho tôi sống một tháng trời giữa lòng Đại Nội vào những năm niên thiếu mười
hai, mười ba tuổi- nhưng trong bài “Dung Nhan Cựu Hoàng” lại nói “hai tháng”), thì
Võ Văn Ái đã bị kết án tử hình trong hay trước 1948-1949. Nghĩa là bị án tử
hình từ 10-11 tuổi ??? Điều này hẳn không đúng vì chính Ái nói là bị bắt lần
đầu 11 tuổi, tức 1949. Phải lần thứ hai mới tuyên án, tức năm 13 hay 14 tuổi,
tức năm 1951-1952, và phải tại Đà Lạt, ví Ái đã bị tống xuất khỏi Huế cuối thập
niên 1940.
d) Bài “Dung Nhan Cựu Hoàng” (1997), (từ “đọc chiếu thoái vị” ….đến “chục
năm sau tôi bị bắt”, thì rõ ràng Võ Văn Ái bị
“án tử hình” vào 1955, thời Ngô Đình Diệm. Bị tử hình lúc 17-18 tuổi ??? Điều
này tương đối chính xác.
Thứ ba: Do tội ác giết người ghê gớm, mặc dù tự thú, Võ Văn Ái
vẫn dùng mánh khóe để không cho chúng ta biết Võ Văn Ái đã giết ai ?
a) Giả sử thứ nhất là Ái “làm Cách mạng” nên
bị chính phủ Pháp và Bảo Đại tuyên án tử hình; nghĩa là Võ Văn Ái giết người chống Cộng sản !
b) Nhưng ở trong tù Ái vẫn điềm nhiên ngồi xem tra tấn, thoải mái học hết
các bộ kinh trọng yếu của nhà Phật và cuối cùng không bị giết; vậy có phải Ái
là “điểm chỉ viên” được đưa vào theo dõi các cán bộ Cộng sản và chính Ái giết
những người này khi họ “thành thật khai báo” (Ái Cộng sản) ? Hoặc là, do những
người này “ngoan cố” không chịu khai báo, nên giết đi (Ái theo Pháp-Bảo Đại),
nhưng điều này không đúng vì Ái nói Ái làm cách mạng kia mà ? Đây là hai trường
hợp nếu vụ án xảy ra năm 1948-1949.
d) Nếu Ái bị tử hình năm 1955, theo bài viết “Dung Nhan Cựu Hoàng”, thì Võ
Văn Ái đã giết nhiều người Phật Tử chăng ? Phải chăng sau khi sai Võ Văn Ái
giết nhiều người Phật Tử, các cơ quan địa phương phát hiện, nhưng không biết
người “phe mình” nên đưa ra toà buộc tội “tử hình”; do đó, Đại Tá Tổng Giám Đốc
Công An Cảnh Sát Nguyễn Ngọc Lễ đã vội vã đưa Ái qua Pháp để che giấu tội ác
này ? Chuyện này khả tín nhất, vì chính Võ Văn Ái nói rằng “chỉ trong một tuần có hộ chiếu”; đây là một điều không thể xảy ra dưới bất cứ
chế độ bình thường nào. Và rồi họ đã đưa Võ Văn Ái vào Tu Viện Mẹ Công Giáo Đức
cho đến khi hoàn tất phần Giáo Sỹ và đưa ra để xâm nhập vào Phật Giáo ???
Xin đọc một đoạn trong Chương 11 của cuốn “Vietnam: Why Did We Go” của Bá Tước Avro Mahattan:
“It has been reckoned, and the figures although
lacking any official confirmation are considered to be concretely reliable,
that during this period of terror— that is from 1955 to 1960— at least 24,000 were wounded, 80,000
people were executed or otherwise murdered, 275,000 had been detained,
interrogated with or without physical torture, and about 500,000 were sent to
concentration or detention camps. This is a conservative estimate”.
Tạm dịch:
“Người ta đã ghi nhận mặc dù những con số không
được xác minh chính thức của chính quyền,
nhưng được coi là cụ thể đáng tin cậy,
trong giai đoạn này của cuộc khủng bố
đó là từ 1955 đến 1960 - ít nhất 24.000 người bị
thương, 80.000 người bị xử tử hay bị ám sát, 275.000
đã bị giam giữ,
thẩm vấn có hoặc không có tra tấn thể xác, và
khoảng 500.000 đã được đưa vào các trại tập trung hay các trại giam. Đây là một ước tính thận trọng”.
Vậy trường hợp giết người và bị án tử hình
của Võ Văn Ái phải chăng ở trong ghi nhận này ??? Và chính vì để che giấu tội
ác với Phật Giáo, Võ Văn Ái đã tung nhiều tin tức, lý lịch khác nhau để lấp
liếm vấn đề, mặc dù thú tội giết người để nên bị án tử hình ??? Điều quan trọng
chúng ta ghi nhận ở đây là cả phe Cộng Sản và cả phe hô hào chống Cộng Sản đều
che giấu lí lịch Võ Văn Ái. Phải
chăng họ là người cùng phe mang chủ tâm tiêu diệt Phât Giáo ???
Qua nhiều phần Tìm Hiểu, tôi đã chứng minh tất cả tài liệu do ông Võ Văn Ái
viết ra, đến đây có thể tạm kết “nghi luận” như sau:
1-Theo các tài liệu dẫn chứng, chứ không phải
DNA, thì tôi e rằng ông Võ Văn Ái là người Tàu- Thái Trắng. (Ghi chú: Có điều đáng lưu ý là nếu không phải con
Mao thì không thể nào chỉ vì hai câu thơ “diệt Dân tộc Việt” mà ông phải đến
lạy đền ơn và ca ngợi sự nghiệp giết 77 triệu người của họ Mao được: “chưa đến trường thành chưa hảo Hán, Bao giờ
trói được rồng đây”). Những liên hệ của ông đều liên quan đến Tàu:
a-Ông gọi sứ Lý Giác của Tàu là “Bạch Y” Cư Sỹ,
nghĩa là một Cư Sỹ thuộc Dân tộc Thái Trắng,
tức Bạch Y, tức là chính ông Võ Văn Ái?
b-Ông lập LLCSCHPG toàn là người Tàu Kitô như Thục Vũ Hoàng Hữu Thụy, Trần Thị Bạch Vân....?
(tôi đã chứng minh trong loạt bài Cực Chẳng Đả).....
c-Ông lạy Mao, ca ngợi đảng Cộng Tàu, chạy tội cho nó.
2-Ông là giáo sỹ Kitô vì chỉ học trong Tu Viện Mẹ Công Giáo Đức. Tư tưởng và
ngôn ngữ của ông hoàn toàn như Kitô giáo. Ông đã cho LLCSCHPG đánh tôi ngay từ
đầu vì cho rằng tôi “chống công giáo”, “gây thánh chiến”; và chính ông
đã lợi dụng VPII trong ngày 13-10-2012 để tố khổ tôi về chuyện này.
3- Ông không phải là Phật tử, vì ông không nói rõ ông quy y với ai, ở
đâu, lúc nào. Gia đình vợ con ông quy y với
ai, đi chùa nào ở Pháp trong mấy chục năm qua; ngược lại ông vô ý đã tiết lộ con
gái ông có “cha đỡ đầu” ? Hỏi rất nhiều vị, nhiều
người chưa ai một lần thấy ông lạy Phật, lạy Thầy nào (sẽ trình bày đầy đủ
sau). Lời lẽ đối với chư Tăng hoàn toàn hỗn láo, kể cả gọi Tiến Sỹ Đại Lão
Hoà Thượng Chủ Tịch Văn Phòng II Thích Chánh Lạc là “tên vô loại” thì quý Thầy trẻ hơn, chức vụ thấp hơn, ít học hơn...
ông ta xem ra gì; cả GH trong và ngoài nước ra gì ! Kiến thức về Phật Pháp hoàn
toàn không có; nhưng chủ tâm diệt Phật Giáo thì nhiều vô kể.
4- Ông đã tự thú nhận suốt cuộc đời ông luôn
luôn chống tất cả chế độ tại
Việt Nam để phục vụ mưu đồ bất chính là gây chiến trong lòng Dân Tộc, và ông đã
thành thật viết rằng:. “Ba mươi năm qua, tôi sống với mộng mị, với gió
bụi, khổ lụy, với những thứ lý tưởng ngu xuẩn người ta trao cho”.
5- Ông là một người hoàn toàn ủng hộ chế độ Cộng Sản cả Tàu lẫn Việt. Bằng chứng rõ rệt nhất là ông chỉ kêu
gọi tổ chức nói chuyện với Cộng Sản mà không được động đến “ý thức hệ”, tức chủ
nghĩa Cộng Sản, mà chỉ nói chuyện “cơm no áo ấm”. Và ông cho rằng không thể lật đổ chế độ Cộng Sản vì sẽ
gây nên những vụ thảm sát cao hơn nhiều lần so với Tết Mậu Thân 1968 ! Ông “thực tình muốn lạy Mao Trạch Đông” và ca ngợi
chủ nghĩa Đại Hán Cộng.
6-Ông
là một kẻ láo lường, thô tục, thủ đoạn, gian ngoa,
độc địa.....
7- ÔNG ĐÃ TỰ THÚ NHẬN LÀ MỘT “TỬ TÙ” ĐƯỢC ĐẠI
TÁ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG AN NGUYỄN NGỌC LỄ THỜI DIỆM CỨU THOÁT,
mà kẻ bị giết phải là Phật tử.
a) Nếu giết Cộng Sản thì
không đúng vì ông làm cách mạng nên bị tù, bị tử hình; và Cộng Sản không thể che
đậy lí lịch và ca ngợi ông là Bác sỹ, là Trí thức linh hồn hải ngoại; trong lúc
ông cho biết, ông chẳng có bằng cấp Bác sỹ, Tiến sỹ gì.
b) Nếu giết người chống Cộng thì
Ngô Đình Diệm không thể đưa ông du học, và đưa vào Tu Viện Mẹ Công Giáo Đức.
Dù hơi muộn (vì ông viết từ 1997), tôi vẫn ca ngợi hành động thú tội này của Võ Văn Ái là
một “Hành Động Trí Thức và đáng Dẫn Đường” cho cán bộ CSVN, và những người Cần Lao Cực
Đoan.
Vậy thì những ai ủng hộ ông, ca ngợi ông, tiếp
tục sử dụng ông....phải mang lấy tất cả những gì ông nghĩ, ông nói, ông làm cho
Dân tộc và Phật Giáo trong hơn nủa thế kỷ qua, nhất là GHPGVNTN !!!
Vì Dân Tộc Việt Nam và Phật Giáo, tôi đã đang
và sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ hai mục tiêu tối thượng ấy, chứ tôi
không hề có thù oán gì với cá nhân nào, kể cả ông Võ Văn Ái. Tôi chẳng có lợi
lộc gì, mà chỉ có thể chuốc lấy hoạ. Tôi chỉ viết về và viết lại một giai đoạn
lịch sử trong đó có người liên quan là ông Ái mà thôi. Không lẽ làm sáng tỏ
lịch sử là một cái tội ??? Giả
sử chết cho sự thật, thì tôi vẫn cam tâm. Đó là quyết định để trả lời cho những
ai đặt dấu hỏi tại sao tôi phải làm như thế; và những kẻ nào hăm doạ kiện cáo
và kể cả tính mạng tôi.
GIÁO HỘI THỐNG NHẤT ƠI, CÒN GÌ NỮA ???
BQK-12-12-12
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment