Friday, January 11, 2013

TQ Sẽ Bị Đánh Úp?


 

TQ Sẽ Bị Đánh Úp?

(01/11/2013)

Tác giả : Trần Khải

Có phải rằng Nhật Bản sẽ đánh úp vào Trung Quốc hệt như một trận Trân Châu Cảng thời Thế Chiến 2?

Hay, nếu không đánh úp thực tiễn bằng Hải, Lục, Không, Quân, có thể sẽ có những binh đoàn tin tặc ẩn danh đánh sập các lưới điện và hệ thống truyền thông Trung Quốc khi có dấu hiệu nhà nước Bắc Kinh dự tính vọng động ở Biển Đông (của VN) hay ở Biển Hoa Đông (của Nhật)?

Chắc chắn rằng tất cả các Bộ Quốc Phòng đều phải có sẵn vài phương án để sẵn trong túi, hễ khi hữu sự là dốc túi ra đánh cạn láng liền.

Nhưng sẽ tới mức đánh úp Bắc Kinh cụ thể không? Có thể là không như người ta nghĩ, vì những cuộc chiến ở tương lai mang hình thái tàng hình nhiều hơn là xe tăng phi pháo như cũ.

Ngoại Trưởng Philippines là Albert del Rosario cảnh báo rằng những hành động “đầy hăm dọa” của Trung Quốc tại Biển Đông (tên gọi theo VN, Philippines gọi là Biển Tây Phi, TQ gọi là Nam Hải) đang đưa ra cơ nguy bất ổn tại Châu Á.

Ông nói như thế sau buổi họp ở Manila với Ngoại Trưởng Nhật Fumio Kishida trong khi 2 nước cam kết kết thân an ninh và các quan hệ khác để đối phó TQ.

Cả Nhật và Philippines đều dính vào tranh chấp biển đảo với TQ từ nhiều thập niên, nhưng chỉ gần đây TQ mới hung bạo đưa tàu chiến vào biển Nhật Bản và biển Philippines.

Trong khi đó, chơi màn “bốc lửa bỏ tay người,” một học giả Bắc Kinh là La Viện, cũng là một Thiếu Tướng quân đội, chuyên phân tích tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông -- cảnh báo TQ đừng có lơ là vì Trung Quốc phải đề phòng bị "nước khác" đánh úp trong năm 2013.

Báo Giáo Dục VN viết:

“Bài báo "La Viện: Trung Quốc cần phải đề phòng bị nước khác đánh úp, năm nay sẽ có khả năng khai chiến" đăng ngày 8/1 trên tờ Herald, một phiên bản của Tân Hoa Xã được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa lại...”

Trong khi đó, báo SGTT từ Việt Nam ghi nhận rằng:

“Tại họp báo thường kỳ của bộ Ngoại giao ngày 10.1, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Đài Loan tuyên bố tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn bộ Ngoại giao, ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông...”

Mặt khác, báo Sống Mới từ Hà nôi cho biết, rằng vào tháng 5 tới Trung Quốc sẽ tung tàu ngầm “dân sự” vào Biển Đông.

Bản tin nói, tờ Hoàn cầu của Trung Quốc đưa tin trong tháng 5 và tháng 6 tới đây tàu ngầm Giao Long sẽ hoạt động thử nghiệm tại Biển Đông.

Bản tin viết:

“Đây là loại tàu ngầm được Trung Quốc tuyên bố phát triển với mục đích nghiên cứu khoa học và chạy đua với kỷ lục lặn sâu với tàu ngầm của Mỹ. Tuy nhiên, không loại trừ tàu ngầm “dân sự” này còn thực hiện cả nhiệm vụ trinh sát.”

Bản tin VOA cho biết, Bắc Kinh sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra thường lệ tại các vùng biển mà Trung Quốc nhận chủ quyền trên Biển Đông và ngoài khơi quần đảo Điếu Ngư Đài.

Truyền thông Trung Quốc ngày 10/1 trích tuyên bố của Cục Hải dương Quốc gia rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục chống lại bất kỳ sự xâm phạm nào từ Việt Nam, Philippines, và Nhật Bản đối với chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển này.

Bản tin khác của VOA cũng ghi nhận rằng Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga vào hôm Thứ Năm, 10/01/2013 đã xác nhận thông tin, theo đó tân Thủ tướng Shinzo Abe sẽ dành chuyến viếng thăm nước ngoài đầu tiên từ khi ông tái nhậm chức, cho ba nước ASEAN là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Vòng công du kéo dài từ ngày 16 đến 19/01, trùng hợp với dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ đối tác Nhật Bản – ASEAN.

Theo ông Yoshihide Suga, mục tiêu chuyến công du của Thủ tướng Nhật là nhằm «củng cố quan hệ hợp tác với các nước ASEAN để bảo đảm hòa bình và thịnh vượng cho khu vực, trong một bối cảnh chiến lược đang thay đổi».

Bản tin VOA ghi rằng, theo bà Mireya Solis, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về Nhật Bản tại Viện Brookings, điều quan trọng là ông Abe đã quyết định không đến thăm Trung Quốc, vì ưu tiên của Tokyo vào lúc này là vươn đến những nước ủng hộ mình, cũng như các đồng minh của mình. Trong tình hình đó, «khu vực Đông Nam Á đang vươn lên thành một đối tác rất quan trọng cho Nhật Bản vào lúc quan hệ Tokyo-Bắc Kinh đang trong cơn sóng gió».

Mục tiêu sâu xa là như vậy, nhưng theo Chánh văn phòng Nội các Nhật vào hôm nay, chuyến thăm Đông Nam Á của tân Thủ tướng Abe hoàn toàn không phải là để thành lập một thế đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

VOA nói, vòng công du ba nước lớn trong ASEAN của Thủ tướng Abe được cho là dấu hiệu chứng tỏ mối quan tâm chiến lược của Tokyo đến khu vực Đông Nam Á. Chiến lược đó còn thể hiện qua việc tân Ngoại trưởng Nhật Bản cũng chọn ba nước ASEAN (Philippines, Brunei, Singapore) để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.

Thực tế, nếu vòng công du này vẽ ra trên giấy, đó chính là vòng kim cô vây quanh TQ.

Có thể làm gì với chú khỉ Tề Thiên Bắc Kinh không?

Có câu thần chú nào để xiết vòng kim cô quanh đầu Tề Thiên Bắc Kinh không?

Không ai biết rõ. Nhưng để đánh úp Bắc Kinh, hẳn là chuyện rất xa vậy.

 

 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link