Thursday, October 31, 2013

DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ" THÔNG QUA NGÀY 01 08 2013


 

 

BẢN DỊCH RA CHỮ VIỆT "DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ" THÔNG QUA NGÀY 01 08 2013

Trân trng kính chuyn "D LUT NHÂN QUYN VIT NAM CA QUC HI HOA KỲ" đ QUÝ V, CÁC TÔN GIÁO, CÁC ĐNG PHÁI CHÍNH TR, ĐNG BÀO CÁC GII, THANH NIÊN, SINH VIN, HC SINH trong ln ngoài nước, tham kho, ph biến rng rãi và cùng nhau tích cc vn đng H Vin, Thượng Vin, Chính Ph các nước t do Canada, Úc, Pháp, Đc, Anh, Hòa Lan, B, Ý v.v...ra "LUT NHÂN QUYN CHO VIT NAM y như Quc Hi Hoa Kỳ đã thc hin. 


Kính mến,

Bs LÊ Th L

Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2013 của Quốc hội Hoa kỳ


Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ bảy, ngày 14 tháng chín năm 2013




Quốc Hội thứ 113, nhiệm kỳ 2013-2015. Bản viết ngày 9 tháng 9, 2013
(Đã được chuyển sang ủy ban Thượng Viện)

Quốc Hội thứ 113
Buổi Họp Thứ Nhất
Dự Luật số 1897.
Tại Thượng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ

Ngày 9 tháng 9, 2013

Đã nhận, đọc hai lần và chuyển sang Ủy Ban Đối Ngoại trong Thượng Viện.

DỰ LUẬT
Thúc đẩy tự do và dân chủ ở Việt Nam

Chương 1: Tựa ngắn và Mục Lục

(a) Tựa Ngắn của Dự Luật này có thể gọi là Luật Nhân Quyền Việt Nam 2013

(b) Mục Lục: Mục lục của Dự Luật này bao gồm:

Chương 1: Tựa ngắn và mục lục.
Chương 2: Tìm hiểu và mục đích.
Chương 3: Ngăn cấm tăng cường viện trợ ngoài mục đích nhân đạo cho chíng phủ Việt Nam.
Chương 4: Chính sách ngoại giao Hoa Kỳ.
Chương 5: Ủy ban nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc.
Chương 6: Báo cáo hằng năm.


Chương 2: Tìm Hiểu và Mục Đích

(a) Tìm Hiểu - Quốc Hội xét thấy những điều sau đây:

(1) Quan hệ giữa Hoa Kỳ và CHXHCN Việt Nam gia tăng một cách đáng kể từ sau khi kết thúc cấm vận năm 1994 với mậu dịch giữa hai nước đạt gần 25 tỉ mỹ kim trong năm 2012.

(2) Sự chuyển tiếp của chính phủ Việt nam hướng đến tự do lớn hơn trong kinh tế và mậu dịch không đi đôi với tự do hơn trong chính trị và tiến triển đáng kể trong quyền căn bản của con người cho công dân Việt Nam bao gồm tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do liên kết và hội họp.

(3) Quốc Hội Hoa Kỳ đã đồng ý cho Việt Nam trở thành thành viên chính thức của World Trade Organization (WTO) năm 2006 dựa trên những cam kết là chính phủ Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cải thiện nhân quyền.

(4) Việt Nam vẫn còn là một quốc gia độc đảng, thống trị và kiểm soát bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), và đảng này vẫn tiếp tục chối bỏ quyền của công dân muốn thay đổi nhà nước của mình.

(5) Trải qua những năm gần đây Quốc Hội Việt Nam đã có một vai trò năng động hơn như một diễn đàn đề cao mối quan tâm của địa phương, tham nhũng, tính không hiệu quả của nhà nước. Quốc Hội vẫn chịu sự định hướng của ĐCSVN, và ĐCSVN vẫn giữ sự kiểm soát trong việc đề cử trong các cuộc bầu cử toàn quốc và địa phương.

(6) Chính quyền Việt Nam nghiêm cấm đặt vấn đề công khai tính hợp pháp của quốc gia độc đảng, hạn chế tự do bày tỏ ý kiến, tự do báo chí, tự do liên kết và kiểm soát gắt gao việc tiếp cận internet và phương tiện viễn thông.

(7) Từ khi gia nhập World Trade Organization vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Chính Phủ Việt Nam đã tùy tiện bắt giữ, giam cầm nhiều cá nhân vận động ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ. Và nhân quyền bao gồm Linh Mục Nguyễn Văn Lý, luật sư nhân quyền Nguyển Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ và Lê Công Định, blogger Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Lê Văn Sơn.

(8) Chính Phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ, bỏ tù, giam lỏng kết án hoặc hạn chế những cá nhân trong việc bày tỏ ôn hoà bất đồng chính kiến hay tôn giáo.

(9) Chính phủ Việt Nam tiếp tục bắt giữ những lãnh đạo công đoàn và hạn chế quyền thành lập công đoàn độc lập.

(10) Chính phủ Việt Nam tiếp tục hạn chế tự do tín ngưỡng, hạn chế sinh hoạt của những tổ chức tôn giáo độc lập, đàn áp những cá nhân có tín ngưỡng bị chính phủ quy kết là đe dọa đến quyền hạn độc tôn của họ.

(11) Ngoài những báo cáo tiến triển trong việc mở thêm nhà thờ, đăng ký của những nơi hoạt động tôn giáo, Chính Phủ Việt Nam đã ngăn chặn hầu hết những hành động tích cực kể từ khi Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “Những Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt” từ tháng 11, 2006.

(12) Những nhà thờ Tin Lành không đăng ký của các sắc dân thiểu số, nhất là Người Thượng ở Trung và Tây Bắc Tây Nguyên phải cam chịu những ngược đãi do hành động của chính quyền Việt Nam bao gồm bị ép buộc bỏ đạo, bắt bớ, sách nhiễu, cắt phúc lợi xã hội mà mọi người dân được hưởng, tịch thu và phá hủy tài sản, đánh đập thô bạo và giết chóc.

(13) Đã và đang có xu hướng phản ứng bằng bạo lực từ phía Chính Quyền đối với những buổi cầu nguyện và biểu tình ôn hòa của giáo dân Công Giáo đòi lại tài sản của giáo phận bị chính quyền tịch thu. Ngưòi biểu tình bị sách nhiễu, đánh đập, bắt bớ và tài sản giáo hội bị phá hủy. Giáo dân Công Giáo tiếp tục phải đối diện với hạn chế trong việc chọn giáo sỹ, thành lập chủng viện và chọn nhân sự cho chủng viện, hạn chế quyền đi lại của cá nhân và đăng ký hoạt động tôn giáo.

(14) Trong tháng 5, 2010, tại Cồn Dầu thuộc giáo phận Đà Nẵng phải đối diện với bạo lực trong một đám tang khi công an cản trở việc chôn cất theo đạo; hơn 100 người bị thương, 62 người bị bắt, 5 người bị tra tấn và ít nhất có 3 người chết.

(15) Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất bị ngược đãi khi Chính Quyền Việt Nam tiếp tục hạn chế liên lạc và sự đi lại của các tăng thống giáo hội chỉ vì từ chối tham gia giáo hội do nhà nước bảo trợ. Chính Phủ hạn chế tự do bày tỏ, hội họp, và tiếp tục sách nhiễu, hăm dọa các tăng ni và các lãnh đạo của gia đình phật tử.

(16) Chính Phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp tín đồ của các tôn giáo khác như Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo vì không được nhà nước công nhận hay liên quan đến những tổ chức bị nhà nước cấm. Sự đàn áp bao gồm tạm giam, bỏ tù, hay bị chính quyền theo dõi gắt gao.

(17) Nhiều người Thượng thiểu số và nhiều cá nhân khác vẫn bị giam cầm lâu dài bởi những bản án cho việc tham gia biểu tình ôn hòa từ năm 2001, 2002, 2004, và 2008. Nhiều người Thượng vẫn phải đối diện với hăm dọa, tạm giam, đánh đập, và cả cái chết do cán bộ chính phủ gây ra.

(18) Người dân tộc HMông ở phía bắc, tây bắc cao nguyên và cao nguyên trung phần Việt Nam cam chịu những hạn chế, tịch thu tài sản, ngược đãi, và bức hại do chính quyền Việt Nam.

(19) Chính phủ Việt Nam hạn chế người dân tộc Khơ Me Krom quyền tự do bày tỏ, hội họp, lien kết. tịch thu hầu hết các chùa phật Khơ Me, kiểm soát tất cả các tổ chức Đạo Phật Khơ Me Kaon và cấm hầu hết những chống đối ôn hòa.

(20) Chính phủ Việt Nam kiểm soát hầu hết các báo in và báo điện tử bao gồm việc tiếp cận Internet, phá nhiễu sóng của các đài phát thanh nước ngoài trong đó có đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia). Chính phủ đã bắt giữ và bỏ tù những cá nhân đăng, phát hành, gửi, hay phát tán tài liệu liên quan đến dân chủ.

(21) Ở Việt Nam những người bị bắt vì hành động liên quan đến chính trị và tôn giáo thường không được theo trình tự pháp lý và họ không được hoàn toàn tự do tiếp xúc với luật sư theo sự chọn lựa của mình, có thể bị xử kín, bị giam giữ nhiều năm không qua xét xử, hoặc bị tra tấn ép nhận tội mà họ không gây ra, hoặc ép vu cáo chính những người thủ lĩnh của mình.

(22) Việt Nam tiếp tục là quốc gia cung cấp cho công nghệ tình dục, hay ép buộc lao động đối với phụ nữ trưởng thành và thiếu nữ, là nguồn cung cấp lao động cả đàn ông lẫn phụ nữ thong qua hợp đồng lao động quốc tế mà trong đó họ phải mang nợ và bị ép làm việc. Việt Nam tiếp tục là điểm đến quốc tế của nạn buôn bán trẻ em và tiếp tục có tệ nạn mua bán trẻ em trong biên giới của mình.

(23) Có nhiều báo cáo cho thấy cán bộ và nhân viên Việt Nam tham gia vào, tạo điều kiện, bỏ qua, hay đồng lõa trong những trường hợp buôn người nghiêm trọng.

(24) Những chương trình định cư của di dân vào Hoa Kỳ bao gồm Chương Trình Định Cư Nhân Đạo cho cựu tù nhân chính trị (Humanitarian Resettlement Program), Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự (Orderly Departure Program), Chương Trình Tái Định Cư cho các thuyền nhân trở về (Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees Program), chương trình tái định cư đại trà cho thuyền nhân tại các trại tị nạn Đông nam Á, Chương Trình Tái Định Cư cho con lai (Amerasian Home Coming Act of 1988), và Chương Trình cho nhũng cá nhân cần bảo vệ đặc biệt (Priority One Refugee Resettlement) đã giúp giải thoát rất nhiều người gốc Việt đã trải qua những bức hại vì những liên quan đến Hoa Kỳ, và trong nhiều trường hợp sự liên quan đó là do qua người phối ngẫu, cha mẹ, hoặc những ngưới thân khác trong gia đình. Ngoài ra còn có những người bị bức hại do sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, xu hướng chính trị, hoặc là thành viên của tổ chức xã hội.

(25) Trong khi những chương trình kể trên thực hiện tốt vai trò của chúng, một số đáng kể người di dân gốc Việt trong đó có trẻ lai hội đủ điều kiện lại bị từ chối một cách bất công hoặc bị loại bỏ vì thù hằn hay cán bộ suy đồi của Việt Nam có làm việc trong chương trình, hay có những trường hợp do nhân sự Hoa Kỳ áp đặt những diễn giải cứng nhắc vào tiêu chí của chương trình. Ngoài ra chính phủ Việt Nam còn từ chối cấp hộ chiếu cho các cá nhân mà Hoa Kỳ đã quyết định hội đủ điều kiện nhập cư.

(26) Có báo cáo là Chính quyền Việt Nam đang gian giữ hàng chục ngàn người trong số đó có cả những người 12 tuổi tại những trại cai nghiện và đối xử với họ nhu những nô lệ lao động.

(27) Trong năm 2012, trên 150 ngàn người ký một thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi chính quyền không khuếch trương mậu dịch với cộng sản Việt Nam vì lý do nhân quyền.

(28) Quốc Hội đã thông qua rất nhiều nghị định phản đối lạm dụng nhân quyền tại Việt Nam. Việc này cho thấy mặc dù quan hệ có nới rộng với chính phủ Việt Nam, nhưng không đồng nghĩa với việc chấp nhận những vi phạm nghiêm trọng về quyền căn bản của con người tại Việt Nam.

(b) Mục Đích: Mục đích của Đạo Luật này nhằm thúc đẩy sự phát triển tự do và dân chủ tại Việt Nam

CHƯƠNG 3: CẤM TĂNG VIỆN TRỢ NGOÀI MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO CHO CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

(a) Viện Trợ.

(1) TỔNG QUÁT: Ngoại trừ những trường hợp nêu lên ở tiêu điểm (b), Chính Quyền Liên Bang không được phép viện trợ ngoài mực đích nhân đạo cho Chính Phủ Việt Nam trong tài khoá một năm vượt trên mức viện trợ cho những chương trình hiện hữu trong tài khóa năm 2012 ngoại trừ:

A. Đối chiếu với giới hạn của tài khóa 2014, Tổng Thống phải xác định và chứng nhận với Quốc Hội trong thời gian không quá 30 ngày sau khi Đạo Luật này được ban hành rằng những yêu cầu từ tiêu đề A đến G trong phân đoạn (2) sau đây được đáp ứng trong khoảng thới gian 12 tháng trở về trước ngày chứng nhận; và

B. Đối chiếu với giới hạn của những tài khóa trong những năm tiếp theo, Tổng Thống phải xác định và chứng nhận với Quốc Hội trong báo cáo mới nhất của hàng năm theo Chương 6 là những yêu cầu từ tiêu đề A đến G trong phân đoạn (2) sau đây được đáp ứng trong thời gian 12 tháng được báo cáo.(2)

C.

(2) Yêu Cầu: Những Yêu cầu trong phân đoạn này bao gồm

A. Chính phủ Việt Nam thực hiện những bước tiến đáng kể trong việc phóng thích tất cả tù nhân chính trị và tôn giáo từ các trại tù, trại tạm giam hay giam lỏng.

B. Chính Phủ Việt Nam thực hiện những bước tiến đáng kể trong việc:

(i) Tôn trọng quyền được tự do tín ngưỡng bao gồm quyền tham gia các hoạt động và tổ chức tôn giáo mà không bị can thiệp, sách nhiễu, hay có sự tham gia của chính quyền cho mọi tôn giáo; và

(ii) Trả lại các tài sản tịch thu từ các giáo hội và cộng đồng tôn giáo

C. Chính Phủ Việt Nam thực hiện những bước tiến đáng kể trong việc tôn trọng quyền tự do ngôn luận, hội họp và liên kết bao gồm trả tự do cho nhà báo, bloggers, nhà dân chủ và những nhà hoạt động công đoàn độc lập.

D. Chính Phủ Việt Nam thực hiện những bước tiến đáng kể trong thu hồi hay sửa đổi những điều luật kết tội bất đồng chính kiến ôn hòa, truyền thông độc lập, những hoạt động tôn giáo hợp pháp, các cuộc biểu tình hay tụ họp bất bạo động theo tiêu chuẩn và công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

E. Chính Phủ Việt Nam thực hiện những bước tiến đáng kể trong việc chấp nhận cho công dân Việt Nam quyền tự do và thông thoáng làm việc với cơ quan di trú Hoa Kỳ.

F. Chính phủ Việt Nam thực hiện những bước tiến dáng kể trong việc tôn trọng nhân quyền của công dân các sắc tộc thiểu số.

G. Bất cứ mọi cán bộ Chính Phủ Việt Nam hay bất cứ cơ quan tổ chức do chính phủ làm chủ toàn phần hay bán phần cấm đồng lõa trong việc buôn người nghiêm trọng, hoặc chính phủ Việt Nam phải có hành động chính đáng để kết thúc sự đồng lõa và truy tố trách nhiệm đối với các cơ quan đó.

(b) Ngoại Lệ: 

(1) TIẾP TỤC VIỆN TRỢ VÌ QUYỀN LỢI QUỐC GIA – Không tùy thuộc vào việc Chính phủ Việt Nam đáp ứng những yêu cầu nêu trong phân đoạn (a)(2) ở trên, Tổng Thống có thể bỏ việc ứng dụng của phần (a) cho bất cứ tài khoá nào nếu Tổng Thống xác định rằng tăng viện trợ ngoài mục đích nhân đạo sẽ thúc đẩy mục đích của đạo luật này hoặc trong phạm vi quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.

(2) Quyền Miễn Chấp Hành- Tổng Thống có thể sử dụng quyền miễn chấp hành chi phân đoạn (1) đối với:

A. Tất cả viện trợ ngoài mục đích nhân đạo cho Việt Nam; hoặc

B. Một hay nhiều chương trình, dự án hoặc hoạt động của viện trợ.

(c) Định Nghĩa:

(1) VIỆN TRỢ NGOÀI MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO: Cụm từ Viện Trợ Ngoài Mục Đích Nhân Đạo có nghĩa:

A. bất cứ khoản viện trợ trong Đạo Luật Viện Trợ Nước Ngoài năm 1961 không kể

(i) viện trợ khắc phục thiên tai

(ii) trợ cấp thực phẩm hay thuốc men

(iii) viện trợ khắc phục môi trường bị nhiễm chất độc màu da cam và những hoạt động y tế liên quan

(iv) Giúp tháo gỡ mìn và các hoạt động y tế liên quan và hoạt động giáo dục

(v) Giúp chống buôn người nghiêm trọng

(vi) Giúp chống đại dịch

(vii) Giúp ngưới tị nạn

(viii) Giúp phòng chống HIV/AIDS

B. Mua bán, tài trợ trong bất cứ điều kiện nào trong Đạo Luật Bán Vũ Khí

(2) BUÔN NGƯỜI NGHIÊM TRỌNG - Cụm từ buôn người nghiên trọng đã được định nghĩa trong Đạo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Của Tệ Buôn Người năm 2000.

(d) Ngày Áp Dụng: Đạo Luật này được áp dụng khi được ban hành và sẽ được ứng dụng đối với trợ cấp Ngoài Mục Đích Nhân Đạo cho Chính Phủ Việt Nam cho tài khoá 2014 và những năm sau đó.

Chương 4: Chính Sách Ngoại Giao Cộng Đồng của Hoa Kỳ

(a) Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia) Phát Sóng Về Việt Nam- Quốc Hội nhận thấy Hoa Kỳ nên có những biện pháp chống nhiễu sóng của Đài Á Châu Tự Do do Chính phủ Việt Namm gây ra. Và Ban Trị Sự của Hệ Thống truyền thông không nên cắt giảm nhân sự, tài chánh, hoặc giờ phát sóng cho chương trình Việt Ngữ của Đài Tiếng Nói Hoa Ky (Voice of America) và Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia) đồng hành với việc không cắt giảm chương trìng của những ngôn ngữ khác.

(b) Nhữnng Chương Trình Trao Đổi Giáo Dục và Văn Hóa Với Việt Nam- Quốc Hội nhận thấy mọi chương trình trao đổi Giáo Dục và Văn Hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nên hướng tới việc thúc đẩy tự do và dân chủ tại Việt Nam bằng cách tạo cơ hội cho công dân Việt Nam từ nhiều nghành nghề, góc độ thấy được cách hoạt động của tự do và dân chủ; và bảo đảm rằng những cá nhân có biểu hiện mong muốn tự do dân chủ được tham gia những chương trình này.

(c) Ủy Ban Nhân Quyền tại Liên Hiệp Quốc - Quốc Hội nhận thấy Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nên mạnh dạn phản đối, và khuyến khích các thành viên khác trong Liên Hiệp Quốc phản đối vị thế ứng cử của Việt Nam vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ bắt đầu năm 2014.

Chưong 5: Tự Do Tôn Giáo và Tệ Nạn Buôn Người

(a) Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt - Quốc Hội nhận thấy Việt Nam nên bị đưa trở lại danh sách Những Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt vì Tự Do Tôn Giáo chiếu theo điều 402(b) của Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Thế Giới ban hành năm 1998.

(b) Tiêu Chuẩn Tối Thiểu để Triệt Tiêu Tệ Nạn Buôn Người - Quốc Hội Nhận thấy Chính phủ Việt Nam không thực hiện được những tiêu chuẩn tối thiểu để triệt tiêu tệ nạn buôn người và không tạo được những bước tiến đáng kể để thực hiện. Việc xác định này phải được phản ảnh trong báo cáo hàng năm cho Quốc Hội chiếu theo chương 110(b) trong Đạo Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Tệ Buôn Người ban hành năm 2000.

Chương 6: Báo Cáo Dịnh Kỳ Hàng Năm.

(a) Tổng Quát - Trong thời gian không quá 6 tháng kể từ ngày Đạo Luật này được ban hành và mỗi chu kỳ 12 tháng tiếp theo, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao phải nộp báo cáo cho Quốc Hội về những điểm sau đây:

(1) Xác định và chứng nhận của Tổng Thống cho các tiêu điểm tứ A đến G trong phân mục 3(a)(2) được đáp ứng nếu có

(2) Nếu Tổng Thống loại bỏ ứng dụng của phân đoạn 3(a) chiếu theo phân đoạn 3(b) trong khoảng thời gian cần báo cáo phải dựa trên những cơ sở sau:

(A) Sự loại bỏ phải xuất phát từ quyền lợi quốc gia

(B) Phần tăng của viện trợ ngoài mục đích nhân đạo cho Chính phủ Việt nam

(C) Chú thích và số tiền của từng khoản viện trợ chiếu theo phân mục 3(b)(1)

(3) Những cố gắng của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc nâng cao sự tiếp cận của công dân Việt Nam với Đài Á Châu Tự Do.

(4) Những cố gắng để đảm bảo rằng những chương trình với Việt Nam có mục đích nêu trong chương 102 của Luật Nhân Quyền, Luật Người Tị Nạn, và những Luật Viện Trợ Nước Ngoài năm 1996 được làm theo qua trao đổi Giáo Dục và Văn Hóa.

(5) Danh sách của những người được tin là bị cầm tù, tạm giam, hay giam lỏng, tra tấn, hoặc bị bức hại do Chính phủ Việt Nam vì việc theo đuổi những quyền con người được quốc tế công nhận. Trong lúc thống kê danh sách này, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao nên hành xử đúng bao gồm quan tâm đến sự an toàn, quyền lợi, của những người liên quan trong đó có người được nêu tên và gia đình của họ. Ngoài ra Ngoại Trưởng nên lên danh sách của những cá nhân và gia đình họ khi hội đủ điều kiện cần được bảo vệ qua chương trình tị nạn.

(6) Chú thích tiến triển của luật lệ Việt Nam bao gồm:

(A) Tiến trình hướng tới phát huy mới trong tổ chức cầm quyền theo định hướng dân chủ.

(B) Tiến trình của những thông tư, quy định, luật, và các đạo luật do chính phủ Việt Nam biên soạn và ban hành trong nước.

(C) Mức độ quảng bá của những quy điều, quy định, luật lệ, quyết định hành chánh và tư pháp, hoặc những việc làm liên quan đến tư pháp mà chính quyền ban hành và tạo điều kiện cho công dân tiếp cận.

(D) Mức độ quyết định hành chánh và tư pháp căn cứ qua các công văn dựa trên quy điều, quy định, luật lệ, và các căn cứ khác của Chính phủ Việt Nam.

(E) Mức độ mỗi người dân được đối xử công bằng dưới luật pháp bất kể quốc tịch, sắc tộc, quan điểm chính trị, những liên hệ của hiện tại hay quá khứ.

(F) Mức độ quyết định hành chính và tư pháp được độc lập với áp lực chính trị, can thiệp của chính quyền, và được tham khảo bởi cơ quan phúc thẩm.

(G) Mức độ luật lệ Việt Nam biên soạn và thực hành theo định hướng tiêu chuẩn quyền con người được quốc tế công nhận, luôn cả quyền bày tỏ trong Hiến Pháp Quốc tế về Quyền Dân Sự và Qưyền Chính Trị

(b) Liên Hệ Với Các Tổ Chức Khác- Trong quá trình soạn thảo báo cáo nêu trong phân mục (a) Ngoại Trưởng nên tìm tòi và giữ liên lạc với các tổ chức phi chính phủ, nhà hoạt dộng nhân quyền (bao gồm người Mỹ gốc Việt và người những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam), nhận báo cáo và cập nhật từ những cá nhân và tổ chức này và đánh giá những báo cáo đó. Ngoại Trưởng cũng nên tham khảo với Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ cho những chương liên quan trong bản báo cáo.

Thông qua Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 1 tháng 8, 2013

KAREN L. HAAS,

Thư Ký.

 

Duy Hữu Mai chuyển ngữ

 

Theo blog Nguyễn Lân Thắng

 

Lịch sử QUỐC KY & QUỐC CA VIỆT NAM

 

 

http://www.youtube.com/watch_popup?v=ahEblKNhUVw

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link