Xuyên
bức tường đảng
By: Banyan-The Economist,
Asia - Việt-Long dịch thuật
2013-10-25
2013-10-25
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Công nhân đang treo tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng X tại Hà
Nội.
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Nếu những âm điệu bức bách sau đây nhắc ta nghĩ đến Trung Quốc,
thì hãy cùng nghĩ đến Việt Nam: một cuộc tranh luận về hiến pháp; những nỗ lực
để hạn chế ưu quyền của các doanh nghiệp Nhà nước; sự phẫn nộ vì chính quyền
tham nhũng; đền bù quá tệ mạt cho đất bị chiếm giữ; những hạn chế mới đối với
vấn đề bất đồng chính kiến online; sự nhìn nhận rằng đổi mới kinh tế thêm nữa
không những là đáng làm, mà còn là thiết yếu; và, trong lãnh vực chính trị,
chứng cứ về những cuộc đấu đá dữ dội giữa các phe phái trong giới lãnh đạo cấp
cao.
Trung Quốc và Việt Nam cùng có hai đảng Cộng sản trong số ít ỏi
những đảng Cộng sản còn cầm quyền, nên chẳng đáng ngạc nhiên khi họ đối diện với
nhiều vấn đề giống nhau. Tuy nhiên điều báo động cao nhất cho họ có thể là vấn
đề không thấy được giải pháp. Cả hai đảng đều có thời biểu họp trung ương Đảng
trong mùa thu năm nay (2013). Cả hai phiên khoáng đại cùng được nhận xét trước
là quan trọng cho tiến trình tiến hóa của công cuộc đổi mới đất nước. Phiên
khoáng đại của Trung Quốc họp vào tháng tới. Phiên họp của Việt Nam đã xong, đã
qua, nhưng chỉ cho thấy quá ít ỏi những dấu hiệu rõ rệt của tư duy mới. Đảng
Cộng sản Việt Nam xem ra càng thêm hỗn loạn, chứa đầy những rủi ro.
Ưu tiên trong chương trình làm việc của những người Cộng Sản Việt
Nam là những đề nghị sửa đổi hiến pháp. Bản hiến pháp hiện nay, thông qua từ
1992, sửa đổi gần nhất vào năm 2001, không còn phản ánh nền kinh tế và xã hội
Việt Nam hiện đã mở cửa rộng rãi hơn. Một bản dự thảo sửa đổi đã được công bố
hồi trước đây trong năm nay để thu thập ý kiến đánh giá của công chúng. Kết quả
đầy kinh ngạc: nhận được trên 26 triệu ý kiến bình phẩm. Nhiều ý kiến không
phải là những điều mà đảng muốn nghe.
Ba điều khoản thu hút sự chú ý đặc biệt. Những người cấp tiến hy
vọng hiến pháp bảo đảm một nền tư pháp độc lập. Hiện nay hiến pháp hứa hẹn rằng
Nhà nước "sẽ không ngừng củng cố tính hợp pháp xã hội chủ nghĩa". Một
số người từng hy vọng có sự thay đổi cho Điều 4, là điều tôn thờ vai trò của
đảng Cộng sản như "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" trong một
hệ thống độc đảng (LND: nguyên văn Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức
của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.)
Và điểm thứ ba, nhiều người biện luận rằng Điều 19, tuyên cáo:
“Khu vực kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”, là
điều khoản vừa cũ rích vừa gây hại (LND: nguyên văn Điều 19: “Kinh tế quốc
doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then
chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh
được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả.)
Việt Nam đang gánh chịu hiệu ứng của cuộc khủng hoảng nợ mà một
phần là do sự phung phí hoang đàng của các doanh nghiệp Nhà nuớc mà ra. Đà tăng
trưởng kinh tế trên dưới 5% một năm là quá chậm, không thể đem lại công việc
cho một dân số trẻ, và nền kinh tế không có vẻ gì là sẽ khá hơn nhiều vào sang
năm.
Dọn dẹp sạch sẽ khu vực Nhà nước, có thể bằng cách tư hữu hoá
những mảng có lãi (như các hãng rượu bia) và tỉa bớt những công ty gây lỗ lã (chiếm
hầu hết phần quốc doanh còn lại) là một điều kiện tiên quyết để trở lại đà tăng
trưởng nhanh hơn. Một việc khác có thể là điều thiết yếu, là Việt Nam thành tựu
được việc tham gia hiệp uớc TPP, Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ dẫn
đạo. Tuy nhiên giải thể “khu vực kinh tế Nhà nước” là điều khủng khiếp
đối với nhiều người. Không những chỉ giúp thêm những lợi lộc trong mối quan hệ
làm ăn cho nạn tham nhũng của những kẻ có quyền lực, mà hệ thống ấy còn giúp
biện minh cho quyền cai trị độc đảng. Sau khoá họp, các uỷ ban sẽ tiếp tục đắp
vá những ngôn từ của hiến pháp. Nhưng hầu như đã rõ là phần nhiều sẽ bị tránh
né. Việt Nam sẽ vẫn phải nai lưng ra gánh lấy một chương (hiến pháp) không nhìn
nhận sự chuyển đổi sâu sắc đã từng nhận lãnh được qua “đổi mới” vào năm 1986,
chưa nói đến những thay đổi nhanh chóng từ ngày ấy.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) cùng Chủ tịch Việt Nam
Trương Tấn Sang tại Hà Nội ngày 14 Tháng 10 năm 2013. AFP PHOTO.
Tấm gương Trung Quốc không giúp gì nhiều ở đây, dù rằng Trung Quốc
cũng có tranh biện về hiến pháp của họ. Điểm khác biệt cốt lõi là ở Trung Quốc,
những nhà phê bình đảng Cộng sản chỉ đơn giản muốn đảng tôn trọng hiến pháp. Họ
chỉ đòi hỏi rằng hiến pháp hứa hẹn bình đẳng, tự do phát biểu, tự do hội họp,
và tự do tôn giáo, cùng với một hệ thống tư pháp độc lâp, tất cả những thứ mà
đảng Cộng sản ngoảnh mặt làm ngơ. Ngay cả vai trò lãnh đạo đảng cũng chi được
đề cập đến trong phần mở đầu hơn là trong nội dung chính của hiến pháp. Cho nên
những tháng gần đây được thấy viên chức của Trung Quốc đặt chắn song ngăn “chủ
nghĩa hợp hiến”- tức là cái ‘khái niệm kỳ quái” rằng hiến pháp cần được tôn
trọng – coi đó như đường lối mới nhất để phương Tây tìm cách phá hoại quốc gia
bằng cách lén đưa vào (hiến pháp) những quan niệm phóng dật để lật đổ.
Điều 4 có thể chưa thành vấn đề ở Việt Nam nếu đảng không bị khinh
thường như vậy. Một phần, đây là hậu quả của chính sách điều hành kinh tế sai
lạc trong những năm gần đây. Một phần, nó phản ánh sự ghê tởm đối với nạn tham
nhũng của kẻ có quyền lực, được coi như đã lan tràn, nhất là ngay giữa trung
tâm chính quyền. Đây là một lý do vì sao, trong một cuộc đầu phiếu vào mùa xuân
tại Quốc hội, là cơ quan tỏ ra dám nghĩ dám làm hơn cơ quan tương nhiệm (Quốc
hội) của Trung Quốc, gần một phần ba tổng số đại biểu đã bày tỏ mức tín nhiệm
thấp đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự phẫn nộ trước một chính quyền tham
nhũng cũng (là lý do) giải thích vì sao Đoàn Văn Vươn, một nông dân nuôi cá ở
miền Bắc, bị giam tù năm năm hồi tháng tư, đã trở thành vị anh hùng dân gian.
Tội của ông là bảo vệ đất của mình bằng súng và chất nổ tự chế khi viên chức chính
quyền đến tịch thu đất. Hành vi chiếm đoạt đất đai cũng là một lý do thường
xuyên cho sự phản đối ở Trung Quốc, và những sự cải tổ hệ thống sở hữu đất đai
vốn nuôi dưỡng những lạm dụng có thể là (hay đúng hơn, sẽ phải là) một trong
những quyết định lớn nhất được công bố trong phiên họp toàn thể của đảng.
Đưa tôi tới người lãnh
đạo
Tại Trung Quốc cũng vậy, những ai dám đứng dậy thường được truyền thông
xã hội đề cao. Tại Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc, một cuộc đàn áp đã diễn ra
trong năm nay đối với những ai thốt lên những lời bất đồng chính kiến trên
mạng, với hằng chục vụ tống giam cùng những hạn chế mới đối với bài vở, nội
dung thảo luận đăng trên mạng. Ở Việt Nam chỉ có “thông tin cá nhân”, và không
phải là những bản tin, là có thể được trao đổi trên mạng. Điều này có vẻ như
một cố gắng không thành công để dành lại độc quyền về nguồn thông tin đại chúng
mà đảng được hưởng trọn trước khi internet ra đời. Dẫu có thi hành được cuộc
đàn áp, thì cũng quá muộn để tận diệt những điều nhạo báng và chỉ trích cay độc
đối với đảng và nhà nước đã âm ỉ và nung nấu ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc.
Sự chỉ trích nhạo báng chua cay đó được dồn thêm năng lượng bằng
quan niệm rằng các nhà lãnh đạo đảng không quan tâm đến điều hay điều tốt của
quốc gia cho bằng kế sách bảo vệ quyền lực của chính họ trước những cuộc tấn
kích của những đối thủ đầy tị hiềm. Ở Trung Quốc sự ngã đổ của Bạc Hy-Lai, một
nhà lãnh đạo tỉnh đầy tham vọng, đã thu hút sự chú tâm hiếm có của công chúng
vào những cuộc đấu đá gay cấn trên thượng từng chính trị. Ở Việt Nam Thủ tướng
Dũng có vẻ như là mục tiêu của một chiến dịch của những lãnh đạo bảo thủ hơn,
như chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự khác biệt là tại Trung Quốc, cuộc đấu đá
phe phái tạo ra người thắng cuộc rõ ràng như Tập Cận-Bình, nhà lãnh đạo đảng.
Một phần khó khăn của Việt Nam là không ai có thể đoan chắc được người nào là
người thực sự nắm giữ quyền hành.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment