Friday, November 1, 2013

Đám đông và biểu tình


 

Đám đông và biểu tình



Lê Dủ Chân (Danlambao) - (Viết cho tuổi trẻ Việt Nam những người lãnh đạo tương lai của đất nước)

 

A- ĐÁM ĐÔNG


 

Dân chủ và tự do (có dân chủ mới có tự do) sẽ đến với Việt Nam là đều đương nhiên không cần phải tranh cải, tuy nhiên đến nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào ý thức và hành động của chúng ta. Có một vấn đề mà ai cũng phải công nhận là dù dân chủ và tự do có đến từ phía nào và bằng cách gì, hoặc do nhà cầm quyền ý thức thay đổi hoặc do nhân dân chủ động vùng lên giành được, thì động cơ chính vẩn là đấu tranh. Có đấu tranh mới có thay đổi, đấu tranh trong một nghĩa tiêu cực nhất chúng ta phải hiểu là "con có đòi mẹ mới cho bú". Đấu tranh càng mạnh thì thay đổi càng nhanh, tư tưởng cho rằng một chế độ độc tài đảng trị tự nó sẽ thay đổi do nhận thức được đúng, sai, phi nghĩa, chính nghĩa là ảo tưởng và sai lầm. 

 

Tóm lại muốn có thay đổi thì phải đấu tranh, muốn đấu tranh thi phải có lực lượng. Lực lượng đấu tranh phi tổ chức, phi vỏ trang của quần chúng nhân dân chính là đám đông. Ai tranh thủ và điều khiển được đám đông thì người đó sẽ thắng trong trận trận chiến cuối cùng. Lịch sử đấu tranh của nhân loại đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến xã hội nào mà không dựa vào đám đông. Họ là lực lượng cơ bản, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Vậy thì:

 

1- Làm thế nào để quy tụ được một đám đông.

 

a- Liên kết: 

 

Đám đông có được là do sự tham dự của nhiều người, càng nhiều người tham dự thì đám đông càng lớn. Tâp thể tham dự đám đông có thể phân làm 3 loại, loại thứ nhất gồm những người tự nguyện tham gia (chủ chốt), loại thứ hai gồm những người do vận động mà tham gia (thành viên), loại thứ ba do vô tình mà tham gia (cảm tình viên). Trong 3 loại này, loại thứ hai gồm những người do vận động mà tham gia đóng vai trò quan trọng về số lượng, quyết định cho sự tồn tại của loại thứ nhất và sự phát triễn cho loại thứ ba, họ là tập thể đông nhất để tạo nên một đám đông và họ cũng là kết quả của sự liên kết giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với đoàn thể, giữa đoàn thể với đoàn thể...

 

Điểm qua những cuộc biểu tình lớn đã làm sụp đổ các chế độ độc tài trên thế giới tại Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Miến Điện...yếu tố liên kết đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của nó. Thật vậy, tất cả cuộc cách mạng như cách mạnh Nhung tại Đông Âu, cách mạng Hoa Lài tại Trung Đông và Bắc Phi, cách mạng Dân Chủ tại Miến Điện... sẽ không thành công nếu không có sự liên kiết giữa các tổ chức học đường (sinh viên, học sinh), tôn giáo (nhà thờ, tăng lữ, giáo dân), công đoàn (công nhân, chủ, thợ) và các tổ chức dân sự khác trong xã hội. 

 

Đây là lý do chính làm cho phong trào dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước chưa phải là lực lượng đối trọng của nhà cầm quyền cọng sản Việt Nam và thường xuyên bị đàn áp thẳng tay.

 

Chúng ta hảy nghe ông Srdja Popovic (giám đốc điều hành của Trung tâm Áp dụng Chiến lược và Cách Hành xử Bất Bạo Động (CANVAS) và là người đồng sáng lập nhóm ủng hộ dân chủ Otpor của Serbia) tâm sự để biết được sự khó khăn và kết quả của sự Liên Kết: "Chúng tôi phải mất mười năm mới liên kết được các nhà lãnh đạo của 18 tổ chức đối lập, mà người nào cũng có cái tôi lớn. Các bạn hãy đoán xem chuyện gì xảy ra? Ngày họ đoàn kết là ngày thất bại của nhà độc tài".

 

b- Truyền đơn:

 

Cách đây hơn 26 năm để chuẩn bị cho cuộc biểu tình tại thủ đô Warsaw, Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan đã bí mật in hàng tấn truyền đơn và huy động công nhân, thanh niên, sinh viên, học sinh và các vị nữ tu phát tán tờ truyền đơn đến các thành phố lớn, họ đã tranh thủ được sự tham gia của 10 thành phố trong nước và vận động được hơn 70 ngàn người tụ tập biểu tình tại Thủ đô Warsaw vào ngày 5 tháng 5 năm 1987. Trong thế kỷ này, mặc dầu kỷ thuật truyền thông đã tiến bộ vượt bực tuy nhiên đối với xã hội Việt Nam hôm nay truyền đơn vẫn là một phương tiện cần thiết, tương đối an toàn để tác động sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Một vài tờ truyền đơn được trao tay ở giữa chợ sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ và được nhiều người trong giới bình dân biết hơn là một tin nhắn qua email hay facebook.

 

c- Phương tiện truyền thông kỷ thuật: Internet, Facebook, Twitter, Instagram, Textmessages, email, Instant messanger, Blog, Forums, Youtube, Phone...

 

25 năm sau, tại Tunisia ,sau khi sinh viên Mohammed Bouazizi, 26 tuổi, tự thiêu tại thành phố Sidi Bouzid, cách Thủ đô Tunis 256 cây số vào ngày 17 tháng 12 năm 2010. Sinh viên tại các thành phố Sidi Bouzid, Jendouba, Sousse, Sfax và Thủ đô Tunis đã dùng Facebook, Blog và nhất là dùng Twitter, SMS đưa ra các lời kêu gọi tụ họp, hình ảnh của những người đi biểu tình bị công an bắn chết, thông báo tin tức, phổ biến hình ảnh và chia xẻ những cảm nghĩ của họ sau 23 năm sống dưới thể chế độc tài Ben Ali, họ đã vận động được trên một triệu người tham gia biểu tình đòi Tổng thống Ben Ali từ chức tại Thủ đô Tunis. 

 

Tại Ai Cập, Phong trào Trẻ 6 Tháng Tư (April 6 Youth Movement), đã dùng Facebook vận động được hàng trăm ngàn người, đa số là thanh niên, xuống đường tụ họp tại Công Trường Giải Phóng Thủ đô Cairo vào ngày 25 tháng 1 năm 2011. Liên tiếp những ngày sau đó, nhiều nhóm trẻ khác đã liên kết với Phong Trào Trẻ 6 tháng 4 qua Facebook và Twitter để mở rộng phạm vị vận động lan ra các thành phố khác như Suez, Ismailiya. Họ đã dùng Gmail, Facebook, Twitter và SMS để tung hàng loạt lời mời tham dự những buổi lễ cầu nguyện, đi diễu hành đã đưa con số người tham gia lên đến nữa triệu.

 

Tuy nhiên chúng ta cũng phải hiểu rằng thắng lợi của một cuộc đấu tranh không nằm trên trang mạng mà nó phải ở trên đời thật, trên đường phố. Chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi được chế độ, thay đổi xã hội, thay đổi kinh tế hay ít nhất là thay đổi một điều luật, một quyết định sai trái nào đó của tập đoàn cai trị nếu chúng ta cứ ngồi nhà gõ phím.

 

d- Nghệ thuật gây ấn tượng để làm thay đổi cách suy nghĩ và phản ứng của người khác

 

Bên ngoài đám đông biểu tình luôn luôn có một đám đông khác, có thể họ là những người bàng quan do tình cờ mà có hoặc do tò mò rảnh rỗi đến xem hoặc là lực lương do đối phương phái đến để đàn áp. Tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của tập thể này sẽ đóng góp một phần lớn cho sự thành công của một cuộc biểu tình. Một cuộc biểu tình với thông điệp minh bạch rỏ ràng, sinh hoạt kỷ luật, di chuyển trật tự, hành động cương quyết, thái độ hoà nhã thân thiện, đối xử lịch sự, hình thức mỹ thuật....là những yếu tố có thể làm thay đổi cách suy nghĩ và phản ứng của người khác, từ thờ ơ lãnh đạm thậm chí là phản đối chống đối đến ủng hộ, hợp tác tham gia. Kinh qua những cuộc biểu tình lớn trên thế giới, không ít trường hợp quân đội được phái đến để đàn áp lại thay đổi thái độ án binh bất động hoặc ủng hộ biểu tình đã nói lên tầm quan trọng về nghệ thuật gây ấn tượng trực tiếp của một cuộc biểu tình.

 

2- Làm thế nào để xử dụng được sức mạnh tổng hợp của đám đông.

 

Để xử dụng được sức mạnh tổng hợp của một đám đông chúng ta cần phải nghiên cứu để biết: tâm lý đám đông là gì, sự khác nhau giữa tâm lý đám đông và tâm lý cá nhân và những yếu tố nào tạo nên sự bùng nổ tâm lý đám đông.

 

a- Tâm lý đám đông là gì.

 

Tâm lý đám đông là tâm lý và cách hành xử của một người bình thường trong những hoạt động mang tính chất tập thể. Tâm lý đám đông lệ thuộc vào bản năng không lệ thuộc vào lý trí, trong một đám đông cá nhân thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các cá nhân khác, từ đó phát sinh ra những tình cảm và hành động hoàn toàn khác lạ với cách thức ứng xử bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Theo Gustave Le Bon (1841 - 1931) nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Pháp thì cá nhân trong đám đông luôn bị vô thức tác động, mất đi khả năng suy nghĩ, suy luận mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, âm thanh, bằng sự liên kết các ý tưởng đột phát để hành động, nó có thể đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến tình trạng ngây dại ngớ ngẩn nhất hay ngược lai. Do vậy đám đông cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.

 

b-Sự khác nhau giữa tâm lý cá nhân và tâm lý đám đông.

 

Khi nói về sự khác biệt giữa tâm lý cá nhân và tâm lý đám đông, người sáng lập ra ngành tâm lý học xã hội Mc Dougall cho rằng: Khi người ta cùng nhau suy nghĩ, cùng nhau rung cảm hoặc hành động thì quá trình tư duy và cách xử sự của từng người trong một tập thể nhất định sẽ khác nhiều so với quá trình tư duy và cách xử sự của người đó khi cũng gặp một hoàn cảnh như thế nhưng chỉ có một mình đơn độc.

 

Một biểu hiện rõ nét của sự khác biệt giữa tâm lý đám đông và tâm lý cá nhân là ở hành vi và cách ứng xử, cũng như lời nói của con người. Có những hành vi và cách ứng xử có thể xẩy ra trong trong đám đông mà không xẩy ra khi cá nhân ở đơn lẻ. Chẳng hạng như việc vổ tay cổ vỏ cho một ca diễn trên sân khấu, chỉ cần một một người vổ tay hoan hô thì cả rạp đều vổ tay mặc dầu trong số những người vổ tay có những người không thích ca diễn đó, hoặc tại một ngã tư đèn đỏ, trong lúc chờ đợi nếu có một vài người vượt đèn đỏ thì tất cả mọi người đều sẵn sàng vượt cho dù họ biết hành động như vậy là vi phạm luật giao thông mà nếu một mình thì họ sẽ không làm. Trong tập thể cá nhân luôn luôn cảm thấy mình được khẳng định và an toàn, tâm lý này sẽ mất đi khi cá nhân hành động đơn lẻ.

 

c- Những yếu tố tạo nên sự bùng nổ tâm lý đám đông.

 

Bắt chước: là phản ứng tâm lý bẩm sinh trong quá trình sinh tồn của con người, là "ngôn ngữ cơ thể" để biểu lộ sự đồng thuận. Có hai loại bắt chước, bắt chước có ý thức và bắt chước vô ý thức. Bắt chước có ý thức xảy ra khi con người chế ngự được tình cảm, làm theo người khác sau khi có sự phán xét của lý trí. Bắt chước vô ý thức xảy ra khi tình cảm lấn áp lý trí, làm theo người khác một cách máy móc, vô thức. Hành động bắt chước trong đám đông là loại bắt chước vô thức, chỉ cần có khởi điểm thì mọi người sẽ làm theo. Nhờ có yếu tố này mà chúng ta có thể điều khiển đám đông làm theo ý của mình một cách dể dàng.

 

Lây lan: Lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác, xẩy ra một cách nhanh chóng, nằm ngoài ý thức. Lây lan được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng thành viên của đám đông và cường độ của cảm xúc được lan tỏa. Do vậy đám đông càng lớn thì sự lây lan càng rộng và nhanh. Lây lan là một trong những hình thức đặc trưng của tâm lý tập thể, cường độ của nó phụ thuộc bản chất của sự kiện đang xảy ra. Một đều cần để ý rằng lây lây lan có kết quả tích cực cũng như tiêu cực cho đám đông, nó có thể làm tăng cường độ phấn kích của đám đông và ngược lại nó cũng có thể làm cho đám đông tan rã mau chóng nếu không được kích thích liên tục.

 

Thỏa hiệp: Là sự thỏa thuận của cá nhân đối với tập thể đám đông, làm cho cá nhân thay đổi cách ứng xử của mình cho phù hợp với đám đông. Thỏa hiệp có hai loại đó là thỏa hiệp hình thức (bề ngoài) và thỏa hiệp nội dung (thực tâm). Thỏa hiệp hình thức có tính cách giai đoạn và ngắn hạn trong đó cá nhân buộc phải làm theo tập thể đám đông vì không muốn bị cô lập, thỏa hiệp nội dung có tính cách kiên định và lâu dài khi cá nhân hoàn toàn đồng thuận với tập thể đám đông. Cả hai hình thức thoả hiệp này có một điểm chung là đem lại sức mạnh cho đám động cả về chất lẫn lượng.

 

B- BIỂU TÌNH

 

Một đám đông được gọi là biểu tình khi nó có mang theo thông điệp (mục đích) của mình, như vậy biểu tình là một hình thức đấu tranh tập thể, dùng sức mạnh của đám đông làm áp lực với đối phương để đạt đến mục đích mình mong muốn. Đám đông là yếu tố duy nhất cấu thành một cuộc biểu tình, đám đông càng lớn biểu tình càng to, không có đám đông sẽ không có biểu tình. Từ biểu tình, người ta có thể vận động một cuộc nổi dậy, hoặc tổng nổi dậy để lật đổ nhà cầm quyền mà không dùng giải pháp quân sự.

 

Một cuộc biểu tình thành công là một cuộc biểu tình được nhiều người tham gia ủng hộ, bất kể kết quả đạt được của nó như thế nào.Những yếu tố sau đây cần phải được cân nhắc chọn lựa để có thể đảm bảo cho sự thành cộng của một cuộc biểu tình.

 

1- mục đích biểu tình (còn gọi là thông điệp biểu tình).

 

Lựa chọn mục đích cho một cuộc biểu tình đóng vai trò quyết định sự thành công của nó. Thông thường sự lựa chọn đó dựa trên những nguyên tắc chiến thuật và chiến lược cơ bản sau đây:

 

- Hãy đi từ những mục đích nhỏ thiết thực nhất trong xã hội (điểm nóng xã hội) trước.

 

Những mục đích lớn dù quan trọng và chính đáng nhưng mơ hồ chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, thường ít được quần chúng quan tâm tham gia, nhất là trong xã hội Việt Nam ngày nay, đa sồ dân chúng đang trong cảnh đầu tắt mặt tối vì cơm áo gạo tiền. So sánh các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội và Sài Gòn vớí vài trăm người tham dự và cuộc biểu tình phản đối công an giết người tại Bắc Giang năm 2010, cuộc biểu tình về tình trạng bất công trong quy hoạch, đền bù, tái định cư nhà đất tại Quảng Ngãi trong năm 2011 và gần đây nhất là cuộc biểu tình phản đối việc nạo hút cát tại huyện Tư Nghĩa Quảng Ngãi trong ngày Chủ nhật 27/10/2013 với cả ngàn người tham dự, làm tắc nghẽn giao thông trên QL1A, chúng ta thấy rằng trong bước đầu của cuộc đấu tranh, chọn lựa những mục đích tuy nhỏ nhưng thiết thực có ảnh hưởng sát sườn đến quyền lợi của người dân sẽ được quần chúng ủng hộ đông hơn, nhiệt tình hơn và dễ dàng thành công hơn là những mục đích lớn. Mahatma Gandhi chỉ khởi đầu bằng cuộc đấu tranh chống thuế muối của nhà cầm quyền Anh nhưng cuối cùng ông đã thành công trong việc giành lại độc lập cho Ấn Độ.

 

Tôi cho rằng vào một ngày đẹp trời nào đó, giá xăng dầu tăng lên gấp đôi hiện nay, nếu chúng ta tổ chức một cuộc biểu tình " chống tăng giá xăng dầu" chắc chắn sẽ được đông đảo quần chúng tham gia hơn là một cuộc biểu tình chống bành trướng Trung Quốc hoặc đòi đa nguyên đa đảng. Nói như vậy không có nghĩa rằng làm nhỏ bỏ lớn mà đó chính là đi từ nhỏ đến lớn, làm từ dễ đến khó, là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cho sự thành công trong tương lai.

 

- Hãy chọn những mục đích có tác động sâu rộng đến đa số các tầng lớp dân chúng trong một vùng, một tỉnh, một thành phố, hay cả nước. 

 

Tổ chức biểu tình cho những mục đích có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đa số tầng lớp dân chúng trong xã hội thường dễ thành công hơn những mục đích chỉ nhằm vào một giới nào đó, lý do duy nhất là tranh thủ được sự tham gia, ủng hộ rộng rãi của nhiều người, nhiều giới, và nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội. Thật vậy nếu chúng ta cùng một lúc tổ chức hai cuộc biểu tình, cuộc biểu tình thứ nhất với mục đích "chống thực phẩm độc hại Tàu tại Việt Nam" và cuộc biểu tình thứ hai "phản đối chủ trương thành lập viện Khổng Tử tại Việt Nam" tôi tin chắc cuộc biểu tình thứ nhất sẽ đựợc quần chúng ủng hộ đông đảo hơn cuộc biểu tình thứ hai mặc dù cả hai cuộc biểu tình đó đều có chung một mục đích là chống bành trướng Tàu.

 

- Hãy chọn những mục đích có thể thắng.

 

Lịch sử đấu tranh chính trị của các dân tộc trên thế giới và ngay cả ở nước ta đã chứng minh rằng chưa có một chế độ nào bị lật đổ chỉ bằng một lần nổi dậy của quần chúng. Một chế độ dù thối nát, mục rã, mất lòng dân đến cở nào thì lực lương đấu tranh cũng phải trải qua nhiều lần phát động, có khi kéo dài đến cả năm năm mười năm mới thành công. Chọn một mục tiêu có thể thắng để đấu tranh trong bước đầu là một lựa chọn có tính chiến lược để bảo toàn lực lượng, tránh sự hy sinh không cần thiết và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công cho những cuộc đấu tranh kế tiếp. Thực tế cho thấy đấu tranh để lột chức một Bộ Trưởng sẽ dễ thành công và ít bị thiệt hại hơn hạ bệ môt Thủ Tướng, hạ bệ một Thủ Tướng sẽ dễ thành công và ít bị thiệt hại hơn là thay đổi một chế độ, tương tự như vậy đấu tranh để dòi tự cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nhật Uy sẽ dễ dàng hơn cho Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, đấu tranh để hủy bỏ đều 258 trong bộ luật hình sự sẽ dễ và an toàn hơn hủy bỏ đều 4 trong hiến pháp.

 

2- Hình thức của cuộc biểu tình.

 

Hình thức của một cuộc biểu tình được lựa chọn để phù hơp với mục đích và tương xứng với số lượng người tham gia biểu tình. Sau đây là một số hình thức thường được các dân tộc trên thế giới áp dụng trong quá trình đấu tranh của họ:

 

Biểu tình diễu hành: là cuộc biểu tình di động, đám đông di chuyển từ đường này qua đường khác, từ phố này qua phố khác, với mục đích phô trương lực lượng, quảng bá thông điệp, thường được áp dụng cho những đám đông nhỏ và vừa. Ưu điểm của nó là linh hoạt, dễ hội tụ, dễ phân tán, tác động quần chúng trên diện rộng, dễ tạo tiếng vang. Khuyết điểm của nó là không tạo được áp lực lớn và trực tiếp đối với đối phương, dễ bị cắt đứt, ngăn chận, khó tiếp ứng cho nhau khi bị đàn áp. 

 

Biểu tình tụ tập: có mục đích tạo áp lực trực tiếp với đối phương qua thông điệp mịnh bạch rỏ ràng, buộc đối phương phải có phản ứng. Hình thức biểu tình này thường xảy ra vào thời điểm cuối của cuộc biểu tình diễu hành hoặc vào những giai đoạn quyết định của cuộc đấu tranh. Ưu điểm của nó là tạo được áp lực nặng nề trực tiếp trên đối phương, dễ huy đông sức mạnh tổng hợp, dễ tiếp ứng cho nhau. Khuyết điểm của nó là dễ bị cô lập để trở thành mục tiêu cho nhà cầm quyền tiêu diệt, đàn áp bằng những lực lượng đông hơn, mạnh hơn và có trang bị.

 

Đình công, bãi thị, bãi khóa: là một hình thức biểu tình vắng mặt có ảnh hưỏng mạnh đến sinh hoạt xã hội, hình thức này thường được vận động thực hiện trước hay sau một cuộc biểu tình. Vì có ảnh hưởng trưc tiếp đến sinh kế của người dân cho nên chỉ được phát động trong thời gian ngắn và không liên tục. Đây là hình thức an toàn nhất cho tập thể tham gia bởi vì họ không trực tiếp đối diện với đối phương và có nhiều lý do để biện minh cho hàng động của mình.

 

Biểu tình tuyệt thực: là một loại biểu tình tụ tập trong đó đám đông biểu tình tuyên bố tuyệt thực cho đến khi đạt được nguyện vọng của mình. Trên thế giới chưa có dân tộc nào áp dụng hình thức biểu tình này do tính lý tưởng của nó. Một cuộc biểu tình loại này đòi hỏi đám đông phải là một tập thể đồng nhất, kiên định có quyết tâm hy sinh cao độ. Không một lực lượng công an, quân đội nào có thể dùng vủ lực tấn công vào một đám đông đang tuyệt thực đã mất đi khả năng khán cự. Không một chính phủ nào có thể tồn tại sau khi dùng bạo lực đàn áp công dân của mình khi họ đang trong tình trạng kề cận với cái chết. Không một quốc gia nào trên thế giới có thể làm ngơ trước một dân tộc phải tuyệt thực đến chết để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.

 

3- Vị trí cuộc biểu tình.

 

Vị trí (địa điểm tụ tập) là một trong những yếu tố đóng góp phần lớn cho sự thành công và thất bại của một cuộc biểu tình. Trước tiên đó phải là nơi công cọng, dễ dàng lưu thông và được mọi người biết đến như các quảng trường, trung tâm di tích lịch sử, nơi tọa lạc các công sở quan trọng, các trục lộ giao thông huyết mạch tại trung tâm thủ đô hay thành phố. Thứ đến vị trí biểu tình cần phải phù hợp với mục đích biểu tình, đây là nguyên tắc "đi đòi nợ phải đòi đúng người và đúng chỗ" và cuối cùng là mặt bằng của vị trí phải tương xứng hoặc lớn hơn so với số lượng người tham dự biểu tình. 

 

4- Chọn thời cơ cho một cuộc biểu tình

 

Thời cơ là hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn cho việc thực hiện một mục đích nào đó. Trong đấu tranh chính trị, thời cơ là điều kiện ĐỦ để được thành công nhanh hơn và ít bị thiệt hại hơn. Nắm bắt thời cơ để phát động một cuộc biểu tình là kết quả của một sự tính toán tinh vi và khoa học dựa trên những sự kiện đang xảy ra giữa ta, đối phương và những thực tế khách quan liên quan để đưa ra quyết định hành động vào lúc thuận lợi nhất cho ta và bất lợi nhất cho đối phương buộc đối phương vào thế phải nhượng bộ hoặc đầu hàng...

 

Cuộc nổi giậy của nông dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An (1956) và ở Văn Giang, Hưng Yên (2012) là hai cuộc nổi giậy có cùng một nguyên nhân (đất đai), cùng một hình thức (nổi giậy chống cưỡng chế), cùng một nguồn gốc (nông dân), cùng đối tượng (đảng cọng sản) chỉ khác nhau ở thời điểm và hoàn cảnh chính trị nhưng có kết cục hoàn toàn khác nhau cho chúng ta rút ra được kết luận: "Trên đoạn đường đấu tranh người nào nắm được thời cơ thì ngưới đó đã chiếm được một nữa phần thắng về mình".

 

Tuyên bố 258 của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam ra đời trong thời gian nhà cầm quyền Việt Nam đang vận động quốc tế để được vào Hội Đồng Nhân Quyền Liện Hiệp Quốc, là một lựa chọn vô cùng khôn khéo, làm cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dở chết dở sống, bỏ qua cũng không được mà đàn áp cũng không xong, trong lúc giấc mộng trở thành hội viên Hôi Đồng Nhân Quyền LHQ của đảng và nhà nước Việt Nam hầu như đã tan thành mây khói.


C- KẾT LUẬN


 

Xin mượn bốn câu đầu của Quốc Ca Việt Nam Cọng Hòa để kết thúc bài viết này:

 

Này Công Dân ơi, Quốc Gia đến ngày giãi phóng,

Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống,

Vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên,

Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền...

.....................

 

10/20/2013

 



__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link