Wednesday, October 30, 2013

Tin Tong Hop


 

 

Thư cám ơn của bà Nguyễn Thị Kim Liên - mẹ Đinh Nhật Uy & Đinh Nguyên Kha


Nguyễn Thị Kim Liên FB
DienDanCTM

THƯ CÁM ƠN

Facebooker Đinh Nhật Uy: "Cảm ơn anh, đồng đội sắp quen."

 

Hôm nay con trai tôi đã được về với gia đình là nhờ sự giúp đỡ của tất cả mọi người.

Tôi xin thay mặt gia đình gửi lời cám ơn tới :


- Các bạn bè thân hữu gần xa.
- Đồng bào thương yêu tại Hải ngoại.
- Qúi cha và các anh chị em Dòng Chúa Cứu Thế.
- Các Cơ quan Truyền thông, Báo chí.
- Các bloggers, tuyên bố 258, cùng nhiều đồng hương đã quan tâm tới bản án của các con trai tôi là Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha.

Đường tranh đấu còn dài, rất mong bà con luôn ủng hộ gia đình.

Chân thành gửi lời kính mến
Kim Liên Mẹ Uy Kha(facebook)

 

 

 

 

Facebooker Đinh Nhật Uy: Tôi sẽ kháng án, vì tôi vô tội


Thanh Lan - RadioCTM


Vào lúc 11 giờ 40 phiên xử sơ thẩm đã nhanh chóng kết thúc, Facebooker Đinh Nhật Uy bị kết án 1 năm 3 tháng tù treo (15 tháng), và 1 năm thử thách tính từ ngày hôm nay (29/10/2013). Đây là một bản án vô lý, chỉ vì anh đã bày tỏ quan điểm và lòng yêu nước trên mạng xã hội Facebook.

 

Với sự kiện này, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xử người sử dụng Facebook.

Sau khi trở lại trại giam để làm thủ tục về nhà, vừa ra khỏi cổng trại anh Đinh Nhật Uy đã dành cho quý thính giả của đài cuộc phỏng vấn với phóng viên Thanh Lan mời quý thính giả cùng theo dõi.

Thanh Lan thực hiện          [ 7:39 ] Hide Player | Play in Popup | Download

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2013/10/20131029-ctm-...

DienDanCTM

 

Đinh Nhật Uy: ‘Tôi sẽ tiếp tục lên tiếng trước các bất công’


Blogger Ðinh Nhật Uy sau khi được trả tự do.

Blogger Ðinh Nhật Uy sau khi được trả tự do.

 

 

VOA Tiếng Việt

Cập nhật: 29.10.2013 09:07

Facebooker Đinh Nhật Uy tối 29/10 cho VOA Việt Ngữ biết rằng anh sẽ không ngại tiếp tục nói lên tiếng nói của mình ‘về những điều pháp luật không cấm’ sau khi bị tòa án kết án tù treo.

“Những việc tôi làm như là lên tiếng bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân hay là đấu tranh chống tiêu cực, hay những việc tôi đưa lên Facebook của bản thân tôi nó không vi phạm pháp luật. Tôi vẫn tiếp tục tôi làm chứ tôi không có gì phải ngần ngại cả. Những việc như bảo vệ em tôi khỏi vụ án chụp lên đầu em tôi là vụ án khủng bố thì tôi phải đứng ra tôi bảo vệ thôi. Và không chỉ riêng về bản thân của em tôi nữa. Những việc nào mà tôi thấy là bất công thì tôi sẽ tiếp tục lên tiếng. Những việc đó làm là có ích cho mọi người chứ không phải là làm xấu cho mọi người. Những gì mà pháp luật không cấm thì bản thân tôi sẽ tiếp tục làm”.

Những việc tôi làm như là lên tiếng bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân...hay những việc tôi đưa lên Facebook của bản thân tôi nó không vi phạm pháp luật. Tôi vẫn tiếp tục tôi làm chứ tôi không có gì phải ngần ngại cả.

Blogger Ðinh Nhật Uy.

Facebooker này còn cho biết thêm rằng anh ‘rất vui và cảm kích’ khi được chào đón khi ra khỏi trại giam, và cảm xúc đó ‘không thể diễn tả được’.

“Mọi người đã tạo cho tôi một tâm lý rất là vững chắc, một ngọn lửa cháy rất là mãnh liệt. Trước lúc tôi vô tù, thì ngọn lửa đó nó cháy ở mức độ mà tôi cảm thấy là không mạnh mẽ lắm. Nhưng nó được nhân đôi gấp mười lần, hai chục lần khi tôi bước ra khỏi trại giam và gặp mặt mọi người ở đây. Sức mạnh của mọi người trên các trang mạng xã hội là không thể nào đo đếm được, và nó rất là kinh khủng”.  

Tòa án tỉnh Long An hôm 29/10 tuyên phạt 15 tháng tù treo đối với Facebooker Đinh Nhật Uy vì tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.

Ông Uy là trường hợp đầu tiên mà cáo trạng có nhấn mạnh tới việc sử dụng Facebook – hiện được coi là một trang mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam.

Thông tấn xã Việt Nam do nhà nước quản lý trích dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cho rằng ông đã dùng Facebook để ‘đăng các bài viết, hình ảnh và trao đổi thông tin có nội dung xấu, sai sự thật về Nhà nước Việt Nam và nhiều tổ chức, cá nhân’.

Facebooker Đinh Nhật Uy cho biết anh ‘không đồng tình với bản án đó và sẽ kháng cáo’.

“Tôi không đồng ý với mức án như vậy, và tôi đã yêu cầu tòa án phải xử vụ này dưới góc độ dân sự. Nếu mà áp đặt tôi với trách nhiệm hình sự, chịu trách nhiệm hình sự như thế này thì tôi sẽ kháng án”.

Tôi không đồng ý với mức án như vậy, và tôi đã yêu cầu tòa án phải xử vụ này dưới góc độ dân sự. Nếu áp đặt tôi với trách nhiệm hình sự, chịu trách nhiệm hình sự như thế này thì tôi sẽ kháng án.

Ðinh Nhật Uy.

Trước khi phiên tòa diễn ra, nhiều blogger và Facebooker cũng như một số tổ chức thúc đẩy nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi trả tự do cho Facebooker Đinh Nhật Uy cũng như kêu gọi hủy bỏ Điều 258, coi đây là là điều luật ‘bóp nghẹt các quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng Internet’.

Facebooker này cho biết anh chỉ là ‘một người công dân bình thường, một người nhỏ nhoi trong hàng triệu người khác mà mình lại nhận được sự ủng hộ của mọi người như thế là quá lớn’.

Về những ngày ở trong trại giam, anh Uy cho biết mẹ là người anh nghĩ tới đầu tiên.  

Ðinh Nhật Uy và mẹ Nguyễn Thị Kim Liên.

Ðinh Nhật Uy và mẹ Nguyễn Thị Kim Liên.

“Mẹ tôi là một người phụ nữ từ trước đến giờ tôi rất thương và lúc nào cũng tin tưởng vào mẹ. Mẹ là người rất là cứng rắn. Tôi biết là mẹ phải làm những gì, những việc mà phải có lợi cho con của mình. Tôi rất tin tưởng vào mẹ của mình, và cái đó không phải những thứ khiến tôi phải lo lắng trong tù nữa”.

Ông Uy bị giới hữu trách bắt tạm giam hồi tháng Sáu theo điều 258 Bộ Luật hình sự sau khi vận động trên Facebook, đòi trả tự do cho em trai là Đinh Nguyên Kha, hiện thụ án 4 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Sau Điều 88 về tội tuyên truyền chống nhà nước và Điều 79 về âm mưu lật đổ chính quyền, Điều 258 đang vấp phải chỉ trích của nhiều người và nhiều tổ chức thúc đẩy nhân quyền vì bị coi là giới hạn quyền được bày tỏ quan điểm của người dân.

Một nhóm blogger ở trong nước còn ra tuyên bố phản đối điều 258 và văn bản còn được biết tới với tên gọi ‘Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam’ này đã được chuyển tới nhiều cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế uy tín.

 

http://www.voatiengviet.com/content/dinh-nhat-uy-toi-se-tiep-tuc-len-tieng-truoc-cac-bat-cong/1779079.html

 

 

 

 

Phan Bội Châu: Ý nghĩ SỐNG và CHẾT

WebVT


Nhân ngày giỗ lần thứ 73 của nhà ái quốc và cách mạng Sào Nam Phan Bội Châu (29/10/1940), chúng tôi kính gởi đến quí độc giả lời dạy của Cụ về Sống và Chết sau đây.
WebVT



SỐNG

 

Sống tủi làm chi đứng chật trời!
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười.
Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quý, chẳng lo đời.
Sống mà như thế, đừng nên sống!
Sống tủi làm chi, đứng chật trời.

CHẾT

 

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.

SÀO NAM PHAN BỘI CHÂU

 

Những Anh Hùng Cứu Quốc

 

Hình ảnh: Những Anh Hùng Cứu Quốc 
 
Đinh Nhật Uy & Đinh Nguyên Kha
Những người con yêu Tổ Quốc
Những tấm gương yêu nước chống bạo tàn
Là đuốc thiêng liêng thắp sáng giang san.
Và đốt sạch phường vô thần phản quốc
Một lũ thái thú đê hèn khiếp nhược
Tàn ác với dân, thờ lạy giặc Tàu
Ô nhục nầy lưu mãi đến ngàn sau.
Tội bán nước muôn đời không rửa sạch
Giặc cộng sản muôn đời hoen sử sách
Một lũ buôn dân mãi quốc cầu vinh
Loài sài lang quân hút máu bội tình.
Hỡi dân tộc cùng thanh niên vùng dậy
Là Ngô Quyền, là Lê Lợi, Quang Trung
Tổ Quốc lâm nguy, xuất hiện anh hùng
Diệt nội, ngoại thù, viết trang sử mới.@
 
               Trúc Giang.

 

Đinh Nhật Uy & Đinh Nguyên Kha
Những người con yêu Tổ Quốc
Những tấm gương yêu nước chống bạo tàn
Là đuốc thiêng liêng thắp sáng giang san.
Và đốt sạch phường vô thần phản quốc
Một lũ thái thú đê hèn khiếp nhược
Tàn ác với dân, thờ lạy giặc Tàu
Ô nhục nầy lưu mãi đến ngàn sau.
Tội bán nước muôn đời không rửa sạch
Giặc cộng sản muôn đời hoen sử sách
Một lũ buôn dân mãi quốc cầu vinh
Loài sài lang quân hút máu bội tình.
Hỡi dân tộc cùng thanh niên vùng dậy
Là Ngô Quyền, là Lê Lợi, Quang Trung
Tổ Quốc lâm nguy, xuất hiện anh hùng
Diệt nội, ngoại thù, viết trang sử mới.@

               Trúc Giang. trucgiang01@hotmail.com

 

 

 

 

31.10: Hội tưởng niệm nạn nhân cộng sản sẽ trao huy chương tự do cho cha Nguyễn Văn Lý


VRNs – Washington DC, USA 


Thứ Năm 31 tháng 10, 2013 lúc 11 giờ sáng, Hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản (Victims of Communism Memorial Foundation) sẽ vinh danh và trao huy chương “Truman-Reagan Medal of Freedom” năm 2013 cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Buổi lễ trao huy chương sẽ được tổ chức tại Hạ Viện Hoa Kỳ (Rayburn Building-Room 2200).

 

Người cháu lớn nhất của Lm Nguyễn Văn Lý tại Hoa Kỳ là anh Nguyễn Văn Dũng sẽ đại diện Lm Lý để tiếp nhận huy chương.

 

Đây là một giải thưởng danh giá được mang tên hai vị tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là Truman và Reagan. Trước đây vào năm 2007, một người Việt Nam khác là anh hùng Trần Văn Bá cũng được trao huy chương này.

 

Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý sinh ngày 15 tháng 5 năm 1946, tại làng Ba Bình, Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh, Quảng Trị, là một linh mục Công giáo thuộc Tổng giáo phận Huế.

Ngài là  một nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam, đã nhiều lần bị giới cầm quyền bắt giam. Năm 2007, ngài bị Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế xét xử công khai với tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Khoản 1, Điều 88 – Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Năm 1963, ngài được cha Nguyễn Như Tự bảo trợ và giới thiệu vào tu học tại Tiểu Chủng viện Hoàn Thiện (Huế). Năm 1966, ông vào học tại Đại chủng viện Xuân Bích Huế. Tháng 4 năm 1974, ông được Tổng giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền truyền chức Linh mục tại Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (Huế). Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý gia nhập Hội Thừa Sai do Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền sáng lập với mục đích hoạt động truyền giáo ở những vùng dân cư nghèo khó và được giao việc phụ trách cộng đoàn Thừa Sai tại Gò Vấp, Gia Định. Năm 1975, cha Lý trở về Huế làm thư ký cho Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền.

 

Tháng 11 năm 1994, cha Lý đã ra “Tuyên ngôn 10 điểm về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam”. Ngày 26 tháng 2 năm 2001, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định quản chế hành chính 2 năm đối với cha Nguyễn Văn Lý tại xã Phú An vì lý do “sử dụng tòa giảng để kích động giáo dân chống phá chính quyền”.

 

Ngày 19 tháng 10 năm 2001, toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xét xử và tuyên án cha Nguyễn Văn Lý 15 năm tù giam, 5 năm quản chế tại địa phương nơi cư trú về hai tội “phá hoại chính sách đoàn kết” và “không chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc quản chế hành chính” (Điều 87 và 269 Bộ Luật Hình sự). Cha Lý sau đó bị đưa về giam tại Ba Sao (Nam Hà). Ngày 26 tháng 6 năm 2004, cha Lý được trao Giải Shalom khiếm diện tại Đại học Công giáo Eichstätt-Ingolstadt (Đức). Tháng 2 năm 2005, cha Lý được giảm án và được đặc xá. Ngày 8 tháng 4 năm 2006, cha Lý đã thành lập “Khối 8406″, cùng với một số người biên soạn nhiều tài liệu có nội dung chống lại chính quyền và kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2007. Ngày 22 tháng 8 năm 2006, cha Lý đã cùng ký tên vào bản công bố của “Khối 8406″ về “Tiến trình dân chủ hoá Việt Nam”.Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Linh mục Lý đã công bố “Tuyên Bố nhân dịp đảng Thăng Tiến Việt Nam công bố tự thành lập tại Việt Nam ngày 08.09.2006″.

 

Được biết, sau buổi lễ trao giải, ngày ngày hôm sau, ​Thứ Sáu 1 tháng 11, 2013, ​Cộng đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn cũng tổ chức một dạ tiệc để quý đồng hương cùng chung vui và hãnh diện với Lm Nguyễn Văn Lý xứng đáng nhận lãnh huy chương cao quý này.

 

 

PV. VRNs

nguồn:http://www.chuacuuthe.com/2013/10/

 

 

 

 

 

Chánh thanh tra Sở y tế dùng cuốc bổ đầu một phụ nữ

“Trong lúc xô xát tôi có cầm một cây cuốc, sự việc lúc đó rất phức tạp nên xô qua đẩy lại làm chiếc cuốc trúng chị Trâm chứ tôi không chủ đích”.

Các bạn xem hình này và cho biết dùm ông chánh thanh tra này cố tình bổ đầu người ta hay lỡ bị trúng.

***

Chiều 29-10, lãnh đạo Sở Y tế Kon Tum cho biết đã bước đầu nắm được sự việc ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum dùng cuốc đánh một người dân bị thương nặng.

Trước đó, 8g45 sáng 25-10, đoàn cưỡng chế TP Kon Tum đến tháo dỡ bờ rào bằng lưới B40 do gia đình ông Phan Tân Tiến (45 tuổi, ngụ số 26 đường Nguyễn Huệ, P.Thống Nhất, TP Kon Tum) rào nhằm phản đối việc gia đình bà Phạm Thị Quýt (67 tuổi) đang chuẩn bị xây cất căn nhà tại số 24 Nguyễn Huệ, P.Thống Nhất.

Sau khi đoàn cưỡng ra về, một số người nhà bà Quýt đã xô xát với gia đình ông Tiến. Bất ngờ ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum (con rể bà Quýt) - có mặt tại buổi cưỡng chế - lấy cuốc bổ vào đầu bà Trâm làm bà Trâm ngất xỉu ngay tại chỗ, máu chảy đầy mặt, được gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cấp cứu.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (59 tuổi) nhân chứng cho biết: sau khi xảy ra xô xát, đẩy qua đẩy lại và thấy ông Hoàng dùng cuốc đánh vào đầu bà Trâm làm chảy máu rất nhiều…

Ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum cho biết, thời điểm xảy ra xô xát ông có mặt tại hiện trường với tư cách là người nhà của bà Quýt. Lúc này hai bên xô xát qua lại, bà Trâm có những lời lẽ nặng nề và xô xát với nhiều người. Thấy vậy ông cũng lao vào. “Trong lúc xô xát tôi có cầm một cây cuốc, sự việc lúc đó rất phức tạp nên xô qua đẩy lại làm chiếc cuốc trúng chị Trâm chứ tôi không chủ đích” - ông Hoàng nói.

Trong khi đó, một đoạn clip do người dân dùng điện thoại ghi lại cho thấy, lúc xô xát bà Trâm có cầm một hòn gạch giữa đám đông. Lúc này ông Hoàng cầm một cán cuốc dài khoảng 1,5m rượt và bổ vào đầu bà Trâm dù rất nhiều người tìm cách can ngăn.

Mời các bạn xem đoạn video này tại đây: http://www.youtube.com/watch?v=PB00o-x4CuM&fb_source=message#t=105

Đọc tiếp bài báo: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/577196/chanh-thanh-tra-so-y-te-dung-cuoc-bo-dau-mot-phu-nu.html#ad-image-1

 

Hình ảnh: Chánh thanh tra Sở y tế dùng cuốc bổ đầu một phụ nữ 

“Trong lúc xô xát tôi có cầm một cây cuốc, sự việc lúc đó rất phức tạp nên xô qua đẩy lại làm chiếc cuốc trúng chị Trâm chứ tôi không chủ đích”.

Các bạn xem hình này và cho biết dùm ông chánh thanh tra này cố tình bổ đầu người ta hay lỡ bị trúng. 

***

Chiều 29-10, lãnh đạo Sở Y tế Kon Tum cho biết đã bước đầu nắm được sự việc ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum dùng cuốc đánh một người dân bị thương nặng.

Trước đó, 8g45 sáng 25-10, đoàn cưỡng chế TP Kon Tum đến tháo dỡ bờ rào bằng lưới B40 do gia đình ông Phan Tân Tiến (45 tuổi, ngụ số 26 đường Nguyễn Huệ, P.Thống Nhất, TP Kon Tum) rào nhằm phản đối việc gia đình bà Phạm Thị Quýt (67 tuổi) đang chuẩn bị xây cất căn nhà tại số 24 Nguyễn Huệ, P.Thống Nhất.

Sau khi đoàn cưỡng ra về, một số người nhà bà Quýt đã xô xát với gia đình ông Tiến. Bất ngờ ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum (con rể bà Quýt) - có mặt tại buổi cưỡng chế - lấy cuốc bổ vào đầu bà Trâm làm bà Trâm ngất xỉu ngay tại chỗ, máu chảy đầy mặt, được gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cấp cứu.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (59 tuổi) nhân chứng cho biết: sau khi xảy ra xô xát, đẩy qua đẩy lại và thấy ông Hoàng dùng cuốc đánh vào đầu bà Trâm làm chảy máu rất nhiều…

Ông Nguyễn Đức Hoàng - Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum cho biết, thời điểm xảy ra xô xát ông có mặt tại hiện trường với tư cách là người nhà của bà Quýt. Lúc này hai bên xô xát qua lại, bà Trâm có những lời lẽ nặng nề và xô xát với nhiều người. Thấy vậy ông cũng lao vào. “Trong lúc xô xát tôi có cầm một cây cuốc, sự việc lúc đó rất phức tạp nên xô qua đẩy lại làm chiếc cuốc trúng chị Trâm chứ tôi không chủ đích” - ông Hoàng nói.

Trong khi đó, một đoạn clip do người dân dùng điện thoại ghi lại cho thấy, lúc xô xát bà Trâm có cầm một hòn gạch giữa đám đông. Lúc này ông Hoàng cầm một cán cuốc dài khoảng 1,5m rượt và bổ vào đầu bà Trâm dù rất nhiều người tìm cách can ngăn.

Mời các bạn xem đoạn video này tại đây: http://www.youtube.com/watch?v=PB00o-x4CuM&fb_source=message#t=105

Đọc tiếp bài báo: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/577196/chanh-thanh-tra-so-y-te-dung-cuoc-bo-dau-mot-phu-nu.html#ad-image-1


 

 

 

Tan Lee Ông chánh thanh tra này là mafia xã hội đen, nếu đúng là thanh tra thì cầm cuốc để làm gì, có phải dùng cuốc để đánh dân không?

 

3Bỏ thích · · Chi

BỘ TRƯỞNG Y TẾ XỨ NGƯỜI LÃNH HẬU QUẢ KHI ĐỂ XẢY RA CÁC TÌNH TRẠNG BÊ BỐI TRONG NGÀNH Y TẾ

Khi xảy ra dù chỉ là một lỗi nghiêm trọng thì các quan chức xứ người đã phải chính thức nhận lỗi, hoặc bị mất chức, và chính phủ phải gấp rút thực hiện các biện pháp cải tổ. Việt Nam chúng ta thì bao giờ mới được như vậy?


Cho dù Bà Kim Tiến có vứt lương tâm của mình sang một bên để tiếp tục giết người trên chiếc ghế bộ trưởng thì chúng ta cũng sẽ không thể im lặng trước tình trạng y tế tệ hại của đất nước hiện nay phải không các bạn? Mặc dù chỉ là một comment hay một cái like trên facebook để yêu cầu những nhà chức trách phải lắng nghe, nhưng chúng ta sẽ phải tiếp tục lên tiếng cho đến khi tình chết oan của sản phụ, trẻ em cũng như nhiều tình trạng bê bối y tế khác không còn xày ra nữa. Có ai đồng ý không?

 

Hình ảnh: BỘ TRƯỞNG Y TẾ XỨ NGƯỜI LÃNH HẬU QUẢ KHI ĐỂ XẢY RA CÁC TÌNH TRẠNG BÊ BỐI TRONG NGÀNH Y TẾ 

Khi xảy ra dù chỉ là một lỗi nghiêm trọng thì các quan chức xứ người đã phải chính thức nhận lỗi, hoặc bị mất chức, và chính phủ phải gấp rút thực hiện các biện pháp cải tổ. Việt Nam chúng ta thì bao giờ mới được như vậy? 

Cho dù Bà Kim Tiến có vứt lương tâm của mình sang một bên để tiếp tục giết người trên chiếc ghế bộ trưởng thì chúng ta cũng sẽ không thể im lặng trước tình trạng y tế tệ hại của đất nước hiện nay phải không các bạn? Mặc dù chỉ là một comment hay một cái like trên facebook để yêu cầu những nhà chức trách phải lắng nghe, nhưng chúng ta sẽ phải tiếp tục lên tiếng cho đến khi tình chết oan của sản phụ, trẻ em cũng như nhiều tình trạng bê bối y tế khác không còn xày ra nữa. Có ai đồng ý không?

***

Ảrập Xêút ngày 12/2/2013. Bé Reham al-Hakimi được gia đình đưa đến bệnh viện TP Jizan để truyền máu. 1h sau, bệnh viện thông báo cho gia đình một tin sét đánh: Họ đã truyền máu nhiễm HIV cho bé.

Ngay lập tức, làn sóng phản ứng mạnh mẽ dấy lên trên các phương tiện truyền thông. Hội Nhân quyền quốc gia yêu cầu nhà chức trách điều tra nghiêm túc vụ việc và tuyên bố sẽ đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân cùng gia đình, đồng thời đòi bắt giữ các nhân viên y tế có dính líu.

5 ngày sau, Bộ trưởng Y tế Abdullah al-Rabiah phải từ chức, đồng thời, bộ này cũng sa thải 7 quan chức y tế cấp cao tại Jazan. 

***

Chile, tháng 10/2008. Bộ trưởng Y tế - bà Maria Soledad Barria - đã từ chức sau vụ một bệnh viện hẻo lánh chẩn đoán HIV sai cho nhiều bệnh nhân.

Trả lời phóng viên, bà Barria nói quyết định từ nhiệm là "không muốn gây ra chướng ngại vật trước những nỗ lực nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe của chính phủ". Trước khi từ chức, bà Barria đã sa thải một số nhà quản lý và nhân viên trong bệnh viện ở Iquique, phía bắc Chile.

***

Nhật Bản, những năm 1980. Dư luận đã bàng hoàng trước một vụ truyền máu nhiễm HIV mà người dân nước này gọi là Yakugai eizu Jiken với hậu quả khoảng 2.000 người bị bệnh chảy máu nhiễm HIV. Những mẫu máu không qua xử lý nhiệt để vô trùng do những người làm việc trong Bộ Y tế tắc trách.

Từ tháng 5 - 10/1989, những người nhiễm HIV qua truyền máu ở Osaka và Tokyo chính thức phát đơn kiện Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội cùng 5 công ty dược phẩm Nhật Bản và bác sĩ Abe Takeshi, Giám đốc Trung tâm AIDS của Bộ Y tế.

Sau 9 tháng điều tra, người ta đã có trong tay các chứng cứ. Bộ Y tế Nhật Bản thừa nhận sai lầm và chính thức xin lỗi những người bị hại. Những người đứng đầu Bộ Y tế và Phúc lợi, giám đốc các công ty cung ứng máu bị buộc tội ngộ sát. Bác sĩ Abe từ chức.

***

Tháng 2/2013. Nước Anh đã chấn động bởi bản báo cáo về hoạt động của Cơ quan Dịch vụ y tế công NHS. Đây là đầu mối chi trả các hóa đơn thuốc thuộc diện có bảo hiểm. Tuy nhiên, cơ quan này không thể kiểm soát nổi giá thuốc, và sẵn sàng buông lỏng cho 20.000 loại dược phẩm lưu hành trôi nổi trên thị trường, nằm ngoài danh mục đăng ký của Bộ Y tế để trục lợi, khai khống giá bán lẻ nhằm ăn chặn hoa hồng.

NHS còn chỉ đạo giảm chi ngân sách vô tội vạ. Dựa vào sự chỉ đạo này, bệnh viện thành viên Stafford tung ra chiến dịch “cân bằng ngân sách” một cách khắc khổ: quy định chỉ 1 điều dưỡng cho 20 bệnh nhân, sa thải 160 điều dưỡng, tuyển dụng những nhân viên y tế không qua đào tạo chính quy để chỉ phải trả mức lương thấp nhất.

Trong vòng 50 tháng từ tháng 1/2005 đến tháng 3/2009, khoảng 1.200 bệnh nhân tại bệnh viện Stafford đã chết do không được chăm sóc đúng mức. 

Ngay sau đó, trước Quốc hội Anh, Thủ tướng David Cameron đã chính thức xin lỗi về vụ việc xảy ra và công bố hàng loạt biện pháp cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân, nâng cao trách nhiệm trong bệnh viện và xử lý "văn hóa tự mãn" trong NHS.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/147004/quan-chuc-xu-nguoi-chiu-tran-vi-be-boi-y-te.html



***

Ảrập Xêút ngày 12/2/2013. Bé Reham al-Hakimi được gia đình đưa đến bệnh viện TP Jizan để truyền máu. 1h sau, bệnh viện thông báo cho gia đình một tin sét đánh: Họ đã truyền máu nhiễm HIV cho bé.

Ngay lập tức, làn sóng phản ứng mạnh mẽ dấy lên trên các phương tiện truyền thông. Hội Nhân quyền quốc gia yêu cầu nhà chức trách điều tra nghiêm túc vụ việc và tuyên bố sẽ đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân cùng gia đình, đồng thời đòi bắt giữ các nhân viên y tế có dính líu.

5 ngày sau, Bộ trưởng Y tế Abdullah al-Rabiah phải từ chức, đồng thời, bộ này cũng sa thải 7 quan chức y tế cấp cao tại Jazan.

***

Chile, tháng 10/2008. Bộ trưởng Y tế - bà Maria Soledad Barria - đã từ chức sau vụ một bệnh viện hẻo lánh chẩn đoán HIV sai cho nhiều bệnh nhân.

Trả lời phóng viên, bà Barria nói quyết định từ nhiệm là "không muốn gây ra chướng ngại vật trước những nỗ lực nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe của chính phủ". Trước khi từ chức, bà Barria đã sa thải một số nhà quản lý và nhân viên trong bệnh viện ở Iquique, phía bắc Chile.

***

Nhật Bản, những năm 1980. Dư luận đã bàng hoàng trước một vụ truyền máu nhiễm HIV mà người dân nước này gọi là Yakugai eizu Jiken với hậu quả khoảng 2.000 người bị bệnh chảy máu nhiễm HIV. Những mẫu máu không qua xử lý nhiệt để vô trùng do những người làm việc trong Bộ Y tế tắc trách.

Từ tháng 5 - 10/1989, những người nhiễm HIV qua truyền máu ở Osaka và Tokyo chính thức phát đơn kiện Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội cùng 5 công ty dược phẩm Nhật Bản và bác sĩ Abe Takeshi, Giám đốc Trung tâm AIDS của Bộ Y tế.

Sau 9 tháng điều tra, người ta đã có trong tay các chứng cứ. Bộ Y tế Nhật Bản thừa nhận sai lầm và chính thức xin lỗi những người bị hại. Những người đứng đầu Bộ Y tế và Phúc lợi, giám đốc các công ty cung ứng máu bị buộc tội ngộ sát. Bác sĩ Abe từ chức.

***

Tháng 2/2013. Nước Anh đã chấn động bởi bản báo cáo về hoạt động của Cơ quan Dịch vụ y tế công NHS. Đây là đầu mối chi trả các hóa đơn thuốc thuộc diện có bảo hiểm. Tuy nhiên, cơ quan này không thể kiểm soát nổi giá thuốc, và sẵn sàng buông lỏng cho 20.000 loại dược phẩm lưu hành trôi nổi trên thị trường, nằm ngoài danh mục đăng ký của Bộ Y tế để trục lợi, khai khống giá bán lẻ nhằm ăn chặn hoa hồng.

NHS còn chỉ đạo giảm chi ngân sách vô tội vạ. Dựa vào sự chỉ đạo này, bệnh viện thành viên Stafford tung ra chiến dịch “cân bằng ngân sách” một cách khắc khổ: quy định chỉ 1 điều dưỡng cho 20 bệnh nhân, sa thải 160 điều dưỡng, tuyển dụng những nhân viên y tế không qua đào tạo chính quy để chỉ phải trả mức lương thấp nhất.

Trong vòng 50 tháng từ tháng 1/2005 đến tháng 3/2009, khoảng 1.200 bệnh nhân tại bệnh viện Stafford đã chết do không được chăm sóc đúng mức.

Ngay sau đó, trước Quốc hội Anh, Thủ tướng David Cameron đã chính thức xin lỗi về vụ việc xảy ra và công bố hàng loạt biện pháp cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân, nâng cao trách nhiệm trong bệnh viện và xử lý "văn hóa tự mãn" trong NHS.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/147004/quan-chuc-xu-nguoi-chiu-tran-vi-be-boi-y-te.html

 

 

 

 

250 ngàn ký giả Trung Quốc phải học chính trị mới được hành nghề tiếp


Ngô Quảng

DienDanCTM

 

Nhà báo Trung Quốc phải học chính trị
mới được hành nghề tiếp

Ngày 19/10/2013, ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc vừa ra một thông cáo cho hay kể từ hạ tuần tháng 10/2013, tất cả các ký giả tại nước này phải đi qua một khóa tu nghiệp có tên là ‘’Quan điểm truyền thông của chủ nghĩa Marx’’. Khóa tu nghiệp này sẽ được tổ chức tại nhiều địa điểm trên cả nước mà đối tượng bắt buộc phải tham dự là 25 vạn ký giả đang hành nghề. Thông báo này cho biết mục đích của khóa tu nghiệp là để cho tất cả ký giả hiểu thêm về lịch sử hầu nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng CSTQ liên quan đến vấn đề tranh chấp tại "biển Hoa Nam", "biển Hoa Đông", nhằm phản bác lại những lập luận của Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. Bản thông báo còn nhấn mạnh sau khóa chọ sẽ có phần thi bài thu hoạch. Ai thi rớt sẽ phải học lại nếu muốn được tái cấp thẻ hành nghề vào đầu năm tới.  

 

Mặc dù khóa tu nghiệp chưa bắt đầu, nhưng báo chí Nhật Bản đã thu thập được một phần lớn nội dung sẽ giảng dạy. Theo các bài bản này thì từ nay ký giả Trung Quốc không được trích dẫn những lời phát biểu về chủ quyền lãnh thổ từ phía đang có tranh chấp với Trung quốc.

Cụ thể như không được trích lời bất cứ ai phát biểu rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam; hay bãi cạn Scarborough (có tên tiếng Việt là Hoàng Nham) của Philippines; hay Senkaku (Điếu Ngư) là của Nhật Bản. Có đoạn trong bài ghi rõ trách nhiệm của ký giả: "Phải làm sao cho người dân Trung quốc và thế giới thấy việc Nhật Bản đang cố ra sức chiêu dụ các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines đứng về phía họ để chuẩn bị gây chiến với chúng ta, tức là muốn phá hoại nền hòa bình, ổn định trong vùng".

 

Các ký giả cũng phải học cách viết bài tấn công Nhật Bản cho có lớp lang và hiệu quả hơn. Cụ thể như phải đả kích ông Abe, Thủ tướng Nhật, là thành phần hữu khuynh cực đoan, muốn đưa nước Nhật trở lại thời đại Phát-xít Nhật. Cùng lúc, báo đài Trung Quốc tuyệt đối không được đề cập gì đến những lời phát biểu của ông Abe về việc tôn trọng hòa bình, muốn phát triển quan hệ ngoại giao, kinh tế… hơn nữa với Trung quốc. Tài liệu này khẳng định luôn: "... vì đó là những lời giả dối của Abe để đánh lừa dư luận thế giới, kể cả người dân Trung quốc chưa hiểu gì về ý đồ đen tối của bọn Nhật cực hữu".

 

Riêng đối với Hoa Kỳ, tài liệu giảng dạy của Ban Tuyên giáo đòi buộc giới ký giả Trung Quốc phải chỉ trích những kẻ cầm quyền ở Washington rằng: "chúng đang muốn chuyển trọng tâm chiến lược sang Á châu để cùng chư hầu của chúng bao vây Trung quốc".

 

Đối với các "nhóm thù địch dưới danh nghĩa tổ chức nhân quyền hay dân chủ, đang công kích, phủ nhận quyền cai trị của đảng Cộng sản Trung quốc," tài liệu căn dặn, "thì dứt khoát chúng ta phải quyết chiến đến cùng. Mới đây nhất, ngay tại Trung quốc có những kẻ chủ trương Hiến Chính, tức là muốn Hiến pháp phải đứng trên Đảng cũng là đối tượng mà truyền thông chúng ta phải tập trung đánh cho bọn này gục vì đây là mầm móng gây ra diễn biến hòa bình".

 

Tưởng cũng nên nhắc lại là từ tháng 5/2013, nhiều đảng viên cấp tiến đã đem bàn công khai trên mạng Internet và trên tờ Quang Minh nhật báo ở Thượng Hải về chủ đề Hiến Chính, tức dựa vào Hiến pháp để xây dựng quốc gia. Theo những tiếng nói này thì Hiến pháp phải đứng trên sự lãnh đạo của Đảng thì mới có thể giới hạn đưọc sự lạm quyền của Đảng cai trị. Họ khẳng định điều này hợp với nguyện vọng của đại khối người dân. Để phản pháo lại, các dư luận viên của đảng đưa ra lập luận rằng đảng Cộng sản Trung quốc có công lớn nhất trong việc dành độc lập và kiến thiết đất nước nên giữ độc quyền cai trị là đương nhiên. Theo họ, muốn chống tham nhũng, hối lộ chỉ cần kiện toàn lại Đảng là đủ chứ không cần thêm gì khác. Hiển nhiên các khẳng định về công trạng dành độc lập và kiến thiết đất nước lập tức sinh ra nhiều tranh luận khiến lập luận của khối dư luận viên không thuyết phục. Quan điểm Hiến Chinh đang thắng thế đến độ Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nước Tập Cận Bình phải ra lệnh lập ngay khóa học tập ‘’Quan điểm truyền thông của chủ nghĩa Marx’’ và bắt buộc tất cả ký giả Trung Quốc phải học nếu muốn giữ giấy phép hành nghề.

 

Một điểm lạ đáng chú ý trong bài bản học tập lần này là ông Vladimir Putin, Tổng thống Nga, (và chỉ có ông này mà thôi) được đặc biệt ca ngợi vì "những nỗ lực cộng tác với Trung quốc trong việc duy trì ổn định nền hòa bình của thế giới".

 

 

Hiện tượng khóa học chưa bắt đầu mà tài liệu giảng dậy đã được chính những người chịu trách nhiệm tổ chức chuyển ngầm ra cho truyền thông quốc tế cho thấy rõ không chỉ giới ký giả Trung Quốc mà ngay cả các cán bộ đảng trong ngành kiểm soát truyền thông đều không đồng ý nổi với những luận điệu ngược ngạo và lạc hậu của Ban Tuyên giáo Trung ương. Họ muốn thế giới thấy rõ mức độ hoảng hốt, lo sợ, rút vào hầm cố thủ của giới lãnh đạo ở thượng tầng. Thật vậy, đọc những chỉ thị về từng lãnh vực phải viết và phải viết thế nào như ghi rõ trong tài liệu, người ta tưởng chừng như vẫn đang sống dưới thời Mao Trạch Đông và ngày truyền thông Trung Quốc đang đi giật lùi về thời điểm 1976.

 

 

 

 

Vụ án Đinh Nhật Uy làm nổi bật thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam


Blogger Ðinh Nhật Uy sau khi được trả tự do.

Blogger Ðinh Nhật Uy sau khi được trả tự do.

 

 

Marianne Brown

29.10.2013






Ðây là một trong những vụ án đầu tiên ở Việt Nam mà trang Facebook có vị trí trung tâm đối với những gì mà ông ấy (Ðinh Nhật Uy) bị truy tố."

Phil Robertson, Human Rights Watch.

"Theo văn bản khởi tố được đăng lại trên trang blog chính trị Dân Luận, những thông tin trên trang Facebook của Đinh Nhật Uy có những nội dung ngụy tạo, vu khống và xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân."

Ông Phil Robertson, phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng lệnh khởi tố ông Đinh Nhật Uy có tính chất khác thường vì nó đặt trọng tâm vào việc ông sử dụng trang mạng xã hội Face book.

"Ngay cả trong trường hợp có những vụ án khác ở Việt Nam dính líu tới những người đã đăng tải thông tin trên Facebook, tôi vẫn cho rằng đây là một trong những vụ án đầu tiên ở Việt Nam mà trang Facebook có vị trí trung tâm đối với những gì mà ông ấy bị truy tố."

Vụ án này làm nổi bật một thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam, là nước có 32 triệu người sử dụng internet trong khối dân khoảng 90 triệu người.

Hơn 70% công dân mạng ở Việt Nam sử dụng Facebook và mặc dù có đôi lúc bị ngăn chặn bởi một số các công ty cung cấp dịch vụ internet, trang mạng xã hội này đã trở thành một diễn đàn rất sinh động cho những người viết blog chính trị ở Việt Nam.

Hiện nay có một thế hệ mới của những nhà hoạt động internet. Họ là những người rất trẻ, rất can đảm. Họ dùng blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình.

Nhà hoạt động Vũ Sỹ Hoàng.

Ông Vũ Sỹ Hoàng, một nhà hoạt động ở Sài Gòn, là một trong số hàng ngàn người tham dự lễ thắp nến cầu nguyện tại một nhà thờ ở Sài Gòn hôm chủ nhật để bày tỏ sự ủng hộ đối với Đinh Nhật Uy và gia đình. Ông Hoàng cho biết cảm nghĩ như sau.

"Tôi nghĩ rằng hiện nay có một thế hệ mới của những nhà hoạt động, những nhà hoạt động internet. Họ là những người rất trẻ, rất can đảm. Họ dùng blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình."

Tuy hầu hết các nhân vật tranh đấu chính trị sử dụng truyền thông xã hội, các nhà quan sát nói rằng thế hệ trẻ hơn, lớn lên trong một hoàn cảnh kinh tế khá hơn, có cách tiếp cận riêng trong việc thảo luận về đề tài cải cách chính trị.

Ở Việt Nam trước đây, thảo luận về cải cách là lãnh vực riêng của các nhà trí thức. Nhưng giờ đây, theo giáo sư Jonathan London của Đại học Thành phố Hồng Kông, internet đang mở rộng cuộc thảo luận tới một khối người đông đảo hơn.

"Chúng ta đang thấy sự du nhập hoặc đa dạng hóa của những mô thức bày tỏ quan điểm chính trị. Và dĩ nhiên sức hấp dẫn của truyền thông xã hội ở Việt Nam là nó mang lại cho người dân Việt Nam một điều gì đó rất đặc biệt. Đó là tự do diễn đạt, là ngôn luận chính trị không qua trung gian. Đó là một việc thật sự mới mẻ ở Việt Nam và dĩ nhiên nó làm cho người ta cảm thấy phấn khởi."

Điều mà chúng ta đang chứng kiến là cuộc tranh đấu để thấy được những gì làm nên quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam...

Jonathan London, Ðại học thành phố Hong Kong.

Trong lúc các blogger chính trị tìm cách truyền bá thông tin và gây ảnh hưởng lên hàng triệu người sử dụng internet, chính quyền ở đây đang chật vật để tìm hiểu và quản lý diễn đàn mới của cuộc thảo luận chính trị. Giáo sư London cho rằng vụ xử Đinh Nhật Uy nêu bật mối căng thẳng đó.

"Một mặt, những người Việt Nam thuộc mọi thành phần đang đang ứng phó với một cuộc bàn thảo không ngừng thay đổi về xã hội và chính trị. Tôi nghĩ rằng đó là một quá trình mà tự bản thân nó là quá trình rất thú vị và phức tạp. Và mặt khác, đây là một vấn đề chính trị. Điều mà chúng ta đang chứng kiến là cuộc tranh đấu để thấy được những gì làm nên quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam."

Ông Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch cho biết ông tin là cáo trạng nhắm vào ông Đinh Nhật Uy có mục đích hăm dọa để những nhân vật tranh đấu và gia đình của họ không đi theo con đường của ông.

Nhiều người trong gia đình của các nhân vật bất đồng chính kiến đã sử dụng mạng internet để tranh thủ sự ủng hộ cho cuộc vận động của họ.

Chúng tôi làm việc này cho tương lai. Tôi có một đứa con trai và tôi nghĩ về nó rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ rằng điều mà tôi đang làm là làm cho nó...

Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Ðiếu Cày.

Ông Nguyễn Trí Dũng, con trai của blogger Điếu Cày đang bị bỏ tù, cũng dùng trang Facebook của mình để vận động cho cha ông được thả. Ông nói rằng ông có thể bị bắt vì Điều 258 nhưng ông sẵn sàng chấp nhận hậu quả.

"Tôi không biết Kha và Uy nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi làm việc này cho tương lai. Tôi có một đứa con trai và tôi nghĩ về nó rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ rằng điều mà tôi đang làm là làm cho nó và mẹ tôi hiểu được điều đó."

Theo Human Rights Watch, 61 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã bị tòa án Việt Nam kết tội trong năm nay, tăng đáng kể so với con số khoảng 40 người của cả năm 2012. Ông Robertson cho biết ông lo ngại là vụ xử Đinh Nhật Uy chứng tỏ xu hướng này sẽ tiếp tục.

 

http://www.voatiengviet.com/content/vu-an-dinh-nhat-uy-lam-noi-bat-the-he-moi-cua-cac-nha-tranh-dau-o-vietnam/1779299.html

 

 

 

 

Những đám đông tháng Mười


Cánh Cò, viết từ Việt Nam
2013-10-28

 

000_Par7684506-305.jpg

Những người đưa tiễn đại tướng Võ Nguyên Giáp hôm 13/10/2013

AFP photo

Người ta có thể dễ dàng đồng ý nếu có sự tập trung từ trăm người trở lên thì nhóm người ấy đã trở thành đám đông. Đám đông nói lên nhiều điều mặc dù ở nhiều đám đông không ai nói gì cả, họ chỉ biểu cảm bằng sự tham dự của mình như một phiếu bầu, một thái độ.

Bắt đầu từ ngày 4 tháng Mười, khi tin đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần lộ ra thì đám đông đã manh nha hình thành. Không báo đài hay loa phường nào thông báo nhưng đám đông chuyền tai nhau và sáng hôm sau đã có người xếp hàng trước nhà riêng của ông chờ đợi được đặt một bó hoa trước cổng. Đám đông ấy lớn dần lên và lúc ấy báo chí mới rục rịch đưa tin. Đám đông ngày càng căng ra khi sức chứa lề đường không còn đủ chỗ. Ngày kéo cờ rũ trước hội trường Ba Đình là lúc đám đông chuyển động. Theo sau những chuyển động ấy là các bài viết đẩy đám đông vào sâu hơn điều mà từng người trong họ nghĩ tới. Công lao, chiến thắng là hai cụm từ được lập đi lập lại hầu như bất tận.

Trước khi chấm dứt những đề nghị đặt tên đường, đưa tên ông vào sách giao khoa thì một bài viết mới nhất của tờ Lao Động nhưng không có tên tác giả khép lại đám tang và đám đông. Tựa bài có tên: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hiển thánh, như trước đây 44 năm Bác Hồ đã hiển thánh."

Hai chữ "hiển thánh" có lẽ được đám đông chấp nhận như một lời tung hô, nhưng tờ Lao Động thật ra đang kích động đám đông bằng chiêu trò mê tín dị đoan. Tờ báo đăng bài viết không hiểu được hai từ "hiển thánh" như thế nào nên cho rằng nhân vật nào có miếu thờ thì tự nhiên thành thánh. Báo đưa Bác Hồ ra làm thí dụ và cũng mang Bác Hồ ra làm nhân chứng cho sự hiển thánh của ông.

Đáng chú ý trong bài báo là câu: "Võ Điện Biên, người con trai của đại tướng, có bài đáp từ làm rung động lòng người. “Gia đình chúng tôi rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã cho phép chúng tôi thực hiện di nguyện của Đại tướng được trở về nơi an nghỉ cuối cùng ở quê hương."

Đến thánh mà cũng phải xin phép được chôn cất tại quê hương của mình thì Đảng và Nhà nước đã lên hàng Thượng đế.

Từ đám đông, tờ báo đã rất "linh động" hướng dẫn họ vào đền thờ của sự hiển thánh. Từ hiển thánh bài báo chứng minh với đám đông rằng không có điều gì lớn hay nhỏ mà không qua tay Đảng và nhà nước.

Đây là bài báo thành công nhất trong tang lễ đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tang lễ đáng lẽ hoàn hảo, chỉnh chu hơn nếu không có những bài viết như thế. Và cũng đáng tiếc, tang lễ sẽ làm người dân tập trung hơn nếu không có một đám đông khác, cũng tang chế, cũng mất mát đau thương nhưng của một tập thể chứ không phải một người: Vụ nổ nhà máy pháo hoa Z121 tại tỉnh Phú Thọ.

Cap-cuu-tieu-de-250.jpg

Cấp cứu những nạn nhân vụ nổ nhà máy pháo hoa Z121 tại tỉnh Phú Thọ.

12 giờ trưa ngày 11 tháng Mười, khi cờ rủ được treo trên Quảng trường Ba Đình, nghi thức đầu tiên trong 2 ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 20 tiếng đồng hồ sau, 8 giờ sáng ngày 12 tháng Mười vụ nổ xảy ra, giết chết 24 người làm bị thương gần trăm người khác và đám đông hoảng loạn được báo chí loan tải cho thấy sự kinh hoàng của họ như trong chiến tranh.

Cảnh một đám tang nằm chơ vơ với một người duy nhất ngồi bên quan tài miêu tả sự sợ hãi đã lên đến cực điểm. Khói lửa mù mịt và tiếng than khóc bao phủ cả một vùng. Nhà máy xảy ra vụ nổ là một phân xưởng của Bộ Quốc phòng do đó Bộ này đã nhanh chóng đến tận gia đình nạn nhân an ủi và bồi thường cho họ. Tuy nhiên cho đến hôm nay không một lý do nào được đưa ra tại sao một nơi nguy hiểm như thế lại không có một biện pháp an toàn lao động nào cho công nhân làm việc.

Câu hỏi đặt ra: Quản lý chất nổ làm pháo đã không xong thì làm sao có thể quản lý một nhà máy hạt nhân có tầm nguy hiểm hơn một ngàn lần?

Từ câu hỏi này có thể dễ dàng suy ra một đám đông khác sẽ lớn hơn một ngàn lần tại Ninh Thuận nếu so với đám đông của Phú Thọ vừa qua.

Năm ngày sau khi vụ nổ tại Phú Thọ xảy ra, ngày 17 tháng Mười một đám đông nữa xuất hiện tại Thanh Hóa. Lần này chỉ hai mẹ con bị chết nhưng kéo theo đám đông hơn ngàn người. Họ là thân nhân, là láng giềng và sau đó thì người đi đường nhập cuộc.

danviet.vn-250.jpg

Người nhà sản phụ đưa quan tài đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), sáng 19.10.2013. Photo courtesy of danviet.vn

Đám đông tự phát này đòi trả lại công lý cho hai mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Xuân, trú làng Mật Thôn, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa đến bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa để sinh nhưng bệnh viện đã bỏ mặc bà trong 20 tiếng đồng hồ không chăm sóc mặc dù bà có biểu hiện khó sinh và rất đau đớn. Cái chết của hai mẹ con bà đã gây sự giận dữ lẫn căm phẫn trong dân chúng vì họ đã nhìn thấy số phận của họ qua câu chuyện của hai mẹ con sản phụ.

Đám đông tuy giải tán sau đó ít lâu nhưng người tham dự biết rằng từ nay ít ra bệnh viện Thiệu Hóa cũng tự biết ra ai là chủ nhân thật sự của bệnh viện này.

Hai ngày sau một vụ án chấn động khác xảy ra tại Hà Nội cũng liên quan đến y đức nhưng lần này thêm yếu tố cố sát, một cử động sau cùng nhấn chìm luôn chút lương tâm còn sót lại của những người mang áo choàng trắng bất lương.

Đám đông không nổi giận, không căm phẫn, không có một phản ứng nào. Họ đến hai bờ Sông Hồng chờ xem xác chết của nạn nhân. Họ xem trò múa may của các nhà ngoại cảm. Xúc động không còn chỉ còn sự hiếu kỳ bởi quá nhiều việc thất đức đã giết mất sự nóng giận của người dân. Không lẽ xã hội chỉ biết lo cho miếng ăn của mình mà quên đi một góc khác có tên là lương tri?

Lương tri và miếng ăn thách thức người dân Hà Nội với hai vụ tiếp liền sau đó. Vụ thứ nhất là việc đàn áp, đánh đập và bắt giữ hơn một trăm bà con H'Mông từ 4 tỉnh phía Bắc kéo về vườn Hoa Mai Xuân Thưởng đòi được quyền thực hành niềm tin tôn giáo của họ.

Hơn một trăm con người ấy là đám đông thầm lặng. Tiếng Kinh không đủ để diễn tả nỗi bất bình lẫn oan ức của họ khi địa phương trói buộc họ vào những quy định khó hiểu bởi nỗi ám ảnh ly khai.

Việt Nam đang theo đuổi việc đàn áp sắc tộc và tôn giáo với chiêu bài ly khai như Trung Quốc đối phó với người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ. Hệ lụy này đang công khai diễn ra tại Hà Nội vào tối 23 tháng Mười. Đám đông bị ép hết lên xe chở về lại nơi họ xuất phát. Chính quyền không hiểu rằng không có chuyến xe nào chở nỗi sự oan khiên khi lòng những con người tội nghiệp ấy chỉ vang lên một từ than van kêu cứu duy nhất "Chúa ơi".

Lương tri nếu đã không còn thì chính là lúc những góc khuất tối tăm nhất của con người xuất hiện. Góc khuất mà người Việt không ai không tự dặn lòng: "miếng ăn là miếng tồi tàn".

Ngày 24 tháng Mười tại phố Đoàn Trần Nghiệp, hàng ngàn thanh niên nam nữ chen lấn, dẫm đạp lên nhau để được ăn một bữa shusi miễn phí. Bức tranh "hoành tráng" này không biết có làm cho người Hà Nội thấy xấu hổ không hay lại tránh đi không nhận rằng một số lớn thanh niên hôm nay đang định hướng mình vào miếng ăn thay vì vào việc xây dựng Xã hội chủ nghĩa như nhà nước vẫn hàng ngày kêu gào.

Miếng ăn trở thành chân lý và không còn tồi tàn như người Việt tâm niệm. Sự lật đổ này của đám đông thanh niên nam nữ Hà Nội trong ngày 24 tháng Mười có phải là tiếng kèn cầu hồn cho truyền thống áo mũ cân đai?

Chưa hết, một đám đông khác xảy ra ba ngày sau đó, ngày 27 tháng Mười. Lần này tại xứ Quảng, và huyện Tư Nghĩa của Quảng Ngãi đã lên tiếng mạnh mẽ cho sự lấp liếm của chính quyền sở tại qua một đám đông đủ sức lật đổ một chính quyền cấp xã.

Báo chí đăng đầy đủ hình ảnh của hàng ngàn người dân tập trung chống đối làm lưu thông trên quốc lộ 1 ách tắc nguyên ngày. Họ đòi hỏi phải giải quyết việc chính quyền cho phép tàu ngoại quốc vào hút cát làm cho môi trường nguy hại, tác động trực tiếp đến kinh tế và sức khỏe của người dân mà không ai giải quyết.

Đám đông này gây chú ý cho nhà nước nhất vì nguyện vọng và sự giận dữ của họ không thể lái theo hướng nào khác. Khi đám đông thật sự nổi giận thì bất cứ nhà nước nào cũng phải e dè, kể cả nhà nước cộng sản.

000_Hkg9116356(1)-250.jpg

Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 của Việt Nam hôm 21/10/2013. AFP photo

Còn một đám đông khác quan trọng hơn đang tụ tập nhưng không mấy ai quan tâm. Đám đông này khác với các đám đông tự phát, nó có ngày giờ diễn ra và mục tiêu cũng rất rõ ràng. Đám đông ấy được lãnh lương và được luôn cái tiếng là đại biểu. Người dân gọi nôm na là có tiếng lẫn có miếng.

Đám đông đặc biệt này là Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Họ là đám đông chứ không có cách gọi nào khác rõ nghĩa hơn. Gần 500 con người tụ tập nhau lại nhưng không làm được một việc gì gọi là đại diện cho dân. Bởi họ không phải là dân vì 92,6% những người trong đám đông ấy là đảng viên và vì vậy việc làm của họ chỉ cho đảng và vì đảng mà thôi.

Đám đông ấy theo sau ông Tổng bí thư và tuân theo bất cứ việc gì mà ông ta đưa ra. Đám đông có nét đặc thù là cùng gật đầu một lúc và cùng đưa tay giống nhau khi đảng ra lệnh.

Đám đông ấy cũng tụ tập vào tháng Mười và điều này khiến bản hợp xướng Đám đông tháng Mười càng thêm hùng tráng.
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-thoisu-102813-canhco-10282013155014.html



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày26/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link