Nghe
Xem
Tin
tức / Việt
Nam
'Nói sự thật mà ảnh
hưởng tới uy tín nhà nước thì luật sư không tồn tại'
Luật sư Nguyễn Thanh
Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, từng bảo vệ cho những bị can bị buộc
tội liên quan đến an ninh quốc gia như blogger Tạ Phong Tần, nhà giáo Đinh Đăng
Định, sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên trong cùng vụ án với Đinh
Nguyên Kha, em trai của blogger Đinh Nhật Uy.
Tin liên hệ
- Dùng
vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị
chặn
- Quốc tế lên án Việt Nam về bản án đối với
Đinh Nhật Uy
- Vụ án
Đinh Nhật Uy làm nổi bật thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam
- Đinh
Nhật Uy: ‘Tôi sẽ tiếp tục lên tiếng trước các bất công’
- HRW kêu gọi Việt Nam bỏ điều 258, phóng
thích blogger Đinh Nhật Uy
- RSF:
Việt Nam tận dụng mọi cách đàn áp quyền tự do ngôn luận
- Mạng lưới Blogger Việt Nam lên án việc
truy tố Đinh Nhật Uy
Hình ảnh/Video
Video
TNS Mỹ quan ngại về
thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam
Video
Một nhà ngoại cảm
Việt Nam bị bắt vì tội lừa đảo
Video
Quốc tế lên án Việt
Nam về bản án đối với Đinh Nhật Uy
CỠ CHỮ
Cập nhật: 31.10.2013
10:44
Một trong số ít luật sư
tại Việt Nam sẵn sàng bảo vệ các bị can trong các vụ án chính trị nhạy cảm bị
áp lực phải rút lui khỏi vụ án gây chú ý công luận mà ông đã tham gia ngay từ
buổi đầu.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, nói ông đành bỏ cuộc giữa chừng trên con đường bảo vệ công lý cho Facebooker Đinh Nhật Uy trong vụ án ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự. Sau bản án 15 tháng tù treo tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An hôm 29/10, Uy đã quyết định chống án lên phúc thẩm.
Luật sư Lương từng bảo vệ cho những bị can bị buộc tội liên quan đến an ninh quốc gia như blogger Tạ Phong Tần, nhà giáo Đinh Đăng Định, sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên trong cùng vụ án với Đinh Nguyên Kha, em trai của Đinh Nhật Uy.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, luật sư Nguyễn Thanh Lương nói dù ông tiếc là không thể tiếp tục bảo vệ cho hai anh em Uy và Kha như dự định, nhưng đây là một sự lựa chọn cần thiết để tránh ‘những điều không hay’ trong chặng đường theo đuổi công lý còn rất dài phía trước.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Có những áp lực. Tôi phải chọn lọc xử lý để tránh những cái phiền toái.
VOA: Những áp lực đó đến mức độ thế nào khiến luật sư, người đi theo vụ án của Kha và của Uy ngay từ đầu, cuối cùng phải dừng chân ở giữa đoạn đường?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Vụ án của Uy, về góc độ chuyên môn theo góc nhìn của luật gia, có nhiều điều để nói. Nghề luật sư của tôi khó khăn nhất là khi không có gì để phát biểu. Có những sai sót thì luật sư mới có đất dụng võ. Tuy nhiên, tôi vẫn xin rút lui để tránh những phiền toái về mặt cá nhân. Cũng có những áp lực nhưng không tiện nói ra với công luận nhưng đó là sự tự điều chỉnh của mình để thích nghi, tránh những tổn thất khác.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Bến Tre, nói ông đành bỏ cuộc giữa chừng trên con đường bảo vệ công lý cho Facebooker Đinh Nhật Uy trong vụ án ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự. Sau bản án 15 tháng tù treo tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An hôm 29/10, Uy đã quyết định chống án lên phúc thẩm.
Luật sư Lương từng bảo vệ cho những bị can bị buộc tội liên quan đến an ninh quốc gia như blogger Tạ Phong Tần, nhà giáo Đinh Đăng Định, sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên trong cùng vụ án với Đinh Nguyên Kha, em trai của Đinh Nhật Uy.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, luật sư Nguyễn Thanh Lương nói dù ông tiếc là không thể tiếp tục bảo vệ cho hai anh em Uy và Kha như dự định, nhưng đây là một sự lựa chọn cần thiết để tránh ‘những điều không hay’ trong chặng đường theo đuổi công lý còn rất dài phía trước.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Có những áp lực. Tôi phải chọn lọc xử lý để tránh những cái phiền toái.
VOA: Những áp lực đó đến mức độ thế nào khiến luật sư, người đi theo vụ án của Kha và của Uy ngay từ đầu, cuối cùng phải dừng chân ở giữa đoạn đường?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Vụ án của Uy, về góc độ chuyên môn theo góc nhìn của luật gia, có nhiều điều để nói. Nghề luật sư của tôi khó khăn nhất là khi không có gì để phát biểu. Có những sai sót thì luật sư mới có đất dụng võ. Tuy nhiên, tôi vẫn xin rút lui để tránh những phiền toái về mặt cá nhân. Cũng có những áp lực nhưng không tiện nói ra với công luận nhưng đó là sự tự điều chỉnh của mình để thích nghi, tránh những tổn thất khác.
'Nói sự thật mà ảnh hưởng tới uy tín nhà nước thì luật sư không
tồn tại'
- Danh
mục
- Tải
VOA: Cảm
nghĩ của ông thế nào khi đi tới quyết định như vậy?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Trước hết tôi cũng cảm thấy không xấu hổ về mặt lương tâm nghề nghiệp đối với thân chủ của mình vì sự có mặt hay không có mặt của mình cũng không ảnh hưởng gì. Việc quyết định các bản án chính trị thể hiện ý chí của nhà cầm quyền nhiều hơn. Vai trò luật sư đơn giản, không phải là chủ chốt quyết định để đem lại lợi ích cho thân chủ của mình. Cho nên, tôi mới chấp nhận phương hướng đó để tránh những sự căng thẳng, xung đột, để có thể phát triển lâu dài, còn có những cơ hội để giúp đỡ nhiều người khác vì một khi luật sư không bảo vệ mình được thì làm sao bảo vệ cho người khác. Trước khi rút lui khỏi vụ án của Đinh Nhật Uy tôi đã đề nghị thả tự do cho Uy.
VOA: Luật sư nói sự rút lui của ông không ảnh hưởng nhiều nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, số luật sư sẵn sang bảo vệ các bị can dính tới những vụ án chính trị không nhiều, liệu chăng sự rút lui của ông cũng là một mất mát, thiệt thòi cho bị can?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Cũng có thể, đặc biệt về mặt tinh thần. Tôi hy vọng quýêt định này sẽ làm đơn giản, bình thường các mối quan hệ khác. Nếu tôi còn cơ hội, tôi cũng sẽ tiếp tục. Sự mất mát đó chỉ về mặt tinh thần, chứ về thực chất thì không ảnh hưởng gì.
VOA: Áp lực với luật sư ở đây chỉ giới hạn trong vụ án của Uy thôi hay cũng áp dụng cho các vụ án chính trị khác mà ông tham gia trong tương lai?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Tôi nghĩ chắc không ảnh hưởng gì đến các vụ án sau này. Thân chủ họ lựa chọn mình bằng niềm tin và bằng tính khách quan của xã hội.
VOA: Với những áp lực hiện tại, liệu ông sẽ tiếp tục đi theo những vụ án chính trị như thế trong tương lai?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Còn cơ hội, tôi cũng sẽ tiếp tục vì tôi cũng quan niệm là lý tưởng hóa xã hội. Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến việc bào chữa cho những bị can trong các vụ án ‘an ninh’ hay ‘chính trị’. Việc này không làm vơi đi khao khát nghề nghiệp của tôi. Nhưng vấn đề là mình có làm được hay không.
VOA: ‘Làm được hay không’ đó dựa vào những yếu tố khách quan, chủ quan ra sao?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, những quy định tiến bộ của pháp luật, nhân thân bị cáo, hay bản lĩnh của luật sư.
VOA: Là người theo đuổi ngành luật với ước mong bảo vệ công lý nhưng không được tiếp tục bảo vệ những gì mình muốn bảo vệ, luật sư có suy nghĩ thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Tôi từng công tác trong ngành công an. Điều đó cho tôi ưu thế về mặt tâm lý, có cái nhìn tự tin và bình thản hơn. Còn những vấn đề quy định pháp luật thì nó tùy thuộc vào những hạn chế hay tiến bộ chung của xã hội. Ví dụ như nói rõ một sự thật mà sự thật đó ‘xâm phạm’, ảnh hưởng danh dự-uy tín nhà nước thì luật sư sẽ không tồn tại.
VOA: Mọi chủ thể đều phải công bằng trước pháp luật, thưa ông?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật đó là chân lý, lý thuyết để mọi người vươn tới thôi, chứ thực tế đôi lúc không được đảm bảo như vậy. Trước khi tham gia những vụ án này, tôi cũng nghĩ rằng miễn mình phát biểu, vận dụng đúng luật như lái xe giữ đúng làn đường thì thôi, nhưng thực tế nó không phải vậy. Đó là quy luật tồn tại của chính quyền chính trị ở bất cứ quốc gia nào. Ước mơ lý tưởng hóa xã hội là một vấn đề. Tồn tại trong thực tế xã hội là một vấn đề khác.
VOA: Xin chân thành cảm ơn luật sư Lương đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Trước hết tôi cũng cảm thấy không xấu hổ về mặt lương tâm nghề nghiệp đối với thân chủ của mình vì sự có mặt hay không có mặt của mình cũng không ảnh hưởng gì. Việc quyết định các bản án chính trị thể hiện ý chí của nhà cầm quyền nhiều hơn. Vai trò luật sư đơn giản, không phải là chủ chốt quyết định để đem lại lợi ích cho thân chủ của mình. Cho nên, tôi mới chấp nhận phương hướng đó để tránh những sự căng thẳng, xung đột, để có thể phát triển lâu dài, còn có những cơ hội để giúp đỡ nhiều người khác vì một khi luật sư không bảo vệ mình được thì làm sao bảo vệ cho người khác. Trước khi rút lui khỏi vụ án của Đinh Nhật Uy tôi đã đề nghị thả tự do cho Uy.
VOA: Luật sư nói sự rút lui của ông không ảnh hưởng nhiều nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, số luật sư sẵn sang bảo vệ các bị can dính tới những vụ án chính trị không nhiều, liệu chăng sự rút lui của ông cũng là một mất mát, thiệt thòi cho bị can?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Cũng có thể, đặc biệt về mặt tinh thần. Tôi hy vọng quýêt định này sẽ làm đơn giản, bình thường các mối quan hệ khác. Nếu tôi còn cơ hội, tôi cũng sẽ tiếp tục. Sự mất mát đó chỉ về mặt tinh thần, chứ về thực chất thì không ảnh hưởng gì.
VOA: Áp lực với luật sư ở đây chỉ giới hạn trong vụ án của Uy thôi hay cũng áp dụng cho các vụ án chính trị khác mà ông tham gia trong tương lai?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Tôi nghĩ chắc không ảnh hưởng gì đến các vụ án sau này. Thân chủ họ lựa chọn mình bằng niềm tin và bằng tính khách quan của xã hội.
VOA: Với những áp lực hiện tại, liệu ông sẽ tiếp tục đi theo những vụ án chính trị như thế trong tương lai?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Còn cơ hội, tôi cũng sẽ tiếp tục vì tôi cũng quan niệm là lý tưởng hóa xã hội. Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến việc bào chữa cho những bị can trong các vụ án ‘an ninh’ hay ‘chính trị’. Việc này không làm vơi đi khao khát nghề nghiệp của tôi. Nhưng vấn đề là mình có làm được hay không.
VOA: ‘Làm được hay không’ đó dựa vào những yếu tố khách quan, chủ quan ra sao?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, những quy định tiến bộ của pháp luật, nhân thân bị cáo, hay bản lĩnh của luật sư.
VOA: Là người theo đuổi ngành luật với ước mong bảo vệ công lý nhưng không được tiếp tục bảo vệ những gì mình muốn bảo vệ, luật sư có suy nghĩ thế nào?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Tôi từng công tác trong ngành công an. Điều đó cho tôi ưu thế về mặt tâm lý, có cái nhìn tự tin và bình thản hơn. Còn những vấn đề quy định pháp luật thì nó tùy thuộc vào những hạn chế hay tiến bộ chung của xã hội. Ví dụ như nói rõ một sự thật mà sự thật đó ‘xâm phạm’, ảnh hưởng danh dự-uy tín nhà nước thì luật sư sẽ không tồn tại.
VOA: Mọi chủ thể đều phải công bằng trước pháp luật, thưa ông?
Luật sư Nguyễn Thanh Lương: Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật đó là chân lý, lý thuyết để mọi người vươn tới thôi, chứ thực tế đôi lúc không được đảm bảo như vậy. Trước khi tham gia những vụ án này, tôi cũng nghĩ rằng miễn mình phát biểu, vận dụng đúng luật như lái xe giữ đúng làn đường thì thôi, nhưng thực tế nó không phải vậy. Đó là quy luật tồn tại của chính quyền chính trị ở bất cứ quốc gia nào. Ước mơ lý tưởng hóa xã hội là một vấn đề. Tồn tại trong thực tế xã hội là một vấn đề khác.
VOA: Xin chân thành cảm ơn luật sư Lương đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Tải
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment