Friday, November 1, 2013

Chiến thuật « 3 tốt » của Trung Quốc với ASEAN


 



Thứ năm 31 Tháng Mười 2013

Chiến thuật « 3 tốt » của Trung Quốc với ASEAN





 

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Jakarta, 03/10/2013

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Jakarta, 03/10/2013

REUTERS/Supri


Hồi đầu tháng 10, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị với Đông Nam Á ký kết với Bắc Kinh một hiệp ước « Láng giềng tốt, hữu nghị tốt và hợp tác tốt ». Tiếp theo đó, nhân thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16 tại Brunei, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất « khái niệm mới về an ninh ». Giới phân tích xem đây là một chiến thuật mới của Bắc Kinh để chia rẽ ASEAN hầu thu tóm Biển Đông, sau khi các hành động hung hăng gây phản cảm trong khu vực.

Trong quan hệ quốc tế, ASEAN đã ký kết « hiệp ước bất tương xâm » với nhiều cường quốc khu vực lẫn Tây phương như với Úc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu.

Tại hội nghị ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16 ở Brunei hồi đầu tháng 10 này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề nghị Đông Nam Á ký kết hiệp ước « Láng giềng tốt, bạn tốt, hợp tác tốt kể cả về an ninh hàng hải ». Thủ tướng Trung Quốc đề nghị thêm một « khái niệm mới về an ninh ». Trước đó, trong chuyến công du Đông Nam Á, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận với Malaysia và Indonesia nâng cấp quan hệ song phương thành đối tác chiến lược. Ngày 03/10 tại Quốc hội Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc đề xuất điều mà ông gọi là « Hiệp ước láng giềng tốt, bạn tốt, hợp tác tốt giữa Trung Quốc và ASEAN ».

Khi so sánh hiệp ước thân thiện, hợp tác giữa ASEAN với quốc tế và đề xuất « ba tốt » của Bắc Kinh, chuyên gia Úc Carl Thayer cho rằng hiệp ước « bất tương xâm » của ASEAN mang tính chất thân thiện, đón chào bất cứ đối tác nào tôn trọng nguyên tắc này. Trong khi đó, sáng kiến của Bắc Kinh giống như kéo ASEAN vào vòng tay Trung Quốc.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao Bắc Kinh đổi giọng với ASEAN ? Chiến thuật mới « ba tốt bốn tốt » này có che dấu dụng ý gì ? Liệu Trung Quốc có khả năng thực hiện hay không và ASEAN đã có những đối sách ra sao ?

Theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, chiến lược thâu tóm biển Đông thì vẫn như cũ, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc chỉ « đổi chiến thuật để chiêu dụ ASEAN ». Nhưng « ASEAN thấy rõ bộ mặt thật » này và khôn khéo ứng biến để « hạ hỏa » Trung Quốc.

RFI đặt câu hỏi với GS Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long :

“ Đây là những đề nghị mà cách nói có vẻ mới, nhưng không có gì mới. Thật ra, Trung Quốc đã và đang trấn an các nước Đông Nam Á và trở lại chiến thuật đưa bộ mặt duyên dáng ra để dụ khị người ta, nhưng chiến lược lâu dài tại Đông Nam Á và Đông Á không thay đổi.

Trong những năm qua, Trung Quốc tưởng mình mạnh, nên dùng chiến thuật làm các nước trong khu vực sợ. Khi thấy các nước xung quanh bắt đầu ủng hộ nhau để thiết lập một cơ chế gì đó, để đối đầu với Trung Quốc dưới sự ủng hộ của các cường quốc khác thì Trung Quốc thấy chiến thuật đó đã sai lầm, cho nên bây giờ đổi chiến thuật để dụ khị các nước láng giềng bằng hiệp định thương mại đặc biệt là thực hiện cái mà Trung Quốc gọi là “khu vực tự do thương mại Trung Quốc –ASEAN.

Trung Quốc hiểu rằng, các các nước Đông Nam Á cần tiền để đầu tư. Trung Quốc cho đây là cơ hội để dùng tiền dự trữ ở Mỹ chẳng hạn mà lãi suất không cao, để đem về Đông Nam Á củng cố vị thế của mình.

Indonesia và Malaysia biết rõ bộ mặt Trung Quốc, nhưng tạm thời họ im lặng để không gây căng thẳng quá với Trung Quốc, để mua thời gian.

Việt Nam lẽ ra không nên dè dặt quá mức mà trái lại, vì là nước có tiếng nói lớn nhất, Việt Nam phải lên tiếng thì các nước khác mới giúp mình. Việt Nam cứ sợ có hành động bị Trung Quốc xem là khiêu khích, rồi có chuyện gì thì cô đơn không ai yễm trợ. Tôi nghĩ đó là sai.

Còn Phi Luật Tân thì có hiệp ước an ninh với Mỹ và ở xa Trung Quốc…..Thái độ nhẫn nại của Phi Luật Tân là hợp lý. Phi Luật Tân nói là sẽ hợp tác với công ty dầu khí Trung Quốc để thăm dò dầu khí ở vùng biển của Philippines, nhưng Trung Quốc nói là nơi tranh chấp. Phi Luật Tân đồng ý hợp tác với lý do “mình là chủ”. Nếu Trung Quốc không chịu thì sẽ phải tiếp tục thương lượng và thương lượng mãi. Nếu Trung Quốc trở mặt thì sẽ lộ rõ tham vọng xâm chiếm biển đảo.

Nhưng, các nước chấp nhận nhẫn nại với Trung Quốc cũng là nhờ có sự hiện diện của Mỹ trong vùng. Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề nội bộ nên phải tìm cách đưa bộ mặt dịu hiền ra để mua thời gian. Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục có hành động hiếu chiến với Philippines và Nhật Bản thì về lâu về dài sẽ không chiêu dụ được Đông Nam Á…. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc không đủ để đương đầu với Nhật thì đừng nói là có thêm Hoa Kỳ… Sự yên lặng hiện nay, như người Mỹ vẫn nói, là sự yên lặng trước khi có sóng gió”.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link